1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty tnhh đầu tư công nghệ cgs việt nam

53 699 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 53
Dung lượng 545 KB

Nội dung

Nhận thức được điều đó, em mạnh dạn chọn đề tài: “ Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty TNHH đầu tư công nghệ CGS Việt Nam” làm khóaluận tốt nghiệp của mình, với hy vọng

Trang 1

TÓM LƯỢC

Hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ngày nay càng đóng vai tròquan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế, đặc biệt trong một cơ chế thịtrường đầy cạnh tranh gay gắt như hiện nay, doanh nghiệp muốn có thể tồn tại vàphát triển thì cần phải xác định đúng mục tiêu hướng đi sao cho có hiệu quả nhất.Đồng thời quá trình hội nhập như hiện nay cũng tạo ra môi trường kinh doanh ngàycàng thuận lợi, giúp các doanh nghiệp có nhiều cơ hội để phát triển sản xuất Tuynhiên do xuất phát từ quy mô nhỏ, nguồn vốn và lao động hạn chế, năng lực cạnhtranh yếu…nên các doanh nghiệp này gặp nhiều thiệt thòi hơn so với các doanhnghiệp lớn và nhất là các doanh nghiệp nước ngoài Chính vì vậy để có thể tồn tại

và phát triển , các doanh nghiệp này không chỉ xem xét đến công tác quản lý doanhnghiệp, nhân tố con người, khoa học công nghệ hiện đại, vấn đề tài chính, mà đặcbiệt là nhu cầu về vốn và hiệu quả sử dụng vốn Vì vậy sau thời gian thực tập tạicông ty TNHH đầu tư công nghệ CGS Việt Nam, nhận thức được vai trò về hiệuquả sử dụng vốn đối với công ty cũng như những khó khăn mà công ty đang gặp

phải trong việc sử dụng vốn Nên em quyết định chọn đề tài: “ Phân tích hiệu quả

sử dụng vốn kinh doanh tại công ty TNHH đầu tư công nghệ CGS Việt Nam” Đề

tài đã tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về hiệu quả sử dụng VKD,nội dung và phương pháp phân tích hiệu quả sử dụng VKD tại công ty Đồng thời,chuyên đề cũng nêu lên những kết quả đạt được cũng như những tồn tại trong quátrình hoạt động kinh doanh của công ty trong hai năm 2011 – 2012 Mặt khác từnhững tồn tại trong công tác phân tích hiệu quả sử dụng VKD tại công ty, khóa luậncũng nêu lên những đề xuất nhằm giúp công ty nâng cao hiệu quả sử dụng VKD tạicông ty

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Em xin chân thành cảm ơn đến các thầy cô Trường đại học Thương Mại nóichung và các thầy cô trong khoa Kế toán – Kiểm toán đã tận tình giúp đỡ em trongsuốt thời gian học tập tại trường

Được sự giới thiệu của khoa Kế toán, Kiểm toán – Trường Đại học ThươngMại và được sự chấp thuận của ban giám đốc, các cô chú, anh chị trong công tyTNHH đầu tư công nghệ CGS Việt Nam Em đã thực tập tại công ty và được tiếpxúc với tình hình thực tế về hoạt động kinh doanh của công ty, giúp em có điều kiệngắn vào thực tiễn công việc

Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới ban giám đốc Công ty TNHH đầu tư côngnghệ CGS Việt Nam cùng toàn thể các cô chú, các anh chị trong phòng kế toán đãnhiệt tình giúp đỡ, hướng dẫn, tận tình chỉ bảo, cung cấp số liệu để em hoàn thànhkhóa luận

Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến cô ThS Đặng Thị Thư

đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn em trong suốt quá trình hoàn thành khóa luận này.Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng nhưng sự hiểu biết và kinh nghiệm còn hạn chế nênbài khóa luận này không tránh khỏi thiếu sót Kính mong được sự góp ý quý báucủa quý thầy cô và các anh chị trong công ty để khóa luận của em được hoàn chỉnhhơn

Hà Nội,ngày 25 tháng 03 năm 2013

Sinh viên thực hiện

Phạm Thị Hằng

Trang 3

1.Tính cấp thiết của phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 8

2 Mục tiêu cụ thể đặt ra cần giải quyết trong đề tài.9

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu: 9

4 Phương pháp thực hiện đề tài 9

5 Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp 11

CHƯƠNG I :CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VỐN KINH DOANH VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP 12

1.1 Lý luận liên quan đến vốn và hiệu quả sử dụng vốn 12

1.1.1 Vốn kinh doanh 12

1.1.1.1 Khái niệm vốn kinh doanh 12

1.1.1.2 Đặc điểm của vốn kinh doanh 13

1.1.1.3 Phân loại vốn kinh doanh14

1.1.1.4 Vai trò của vốn kinh doanh 16

1.1.2 Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 17

1.1.2.1Khái niệm hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 17

1.1.2.2Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn 18

1.1Nội dung phân tích tình hình và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 22

1.2.1 Phân tích tình hình và cơ cấu vốn kinh doanh 22

1.2.1.1 Phân tích khái quát cơ cấu và sự biến động của VKD. 22

1.2.1.2 Phân tích cơ cấu và sự biến động của vốn lưu động 22

1.2.1.3 Phân tích cơ cấu và sự biến động của vốn cố định 23

Trang 4

1.2.2 Phân tích tình hình và cơ cấu hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 23

1.2.2.1 Phân tích hiệu quả sử dụng tổng vốn 23

1.2.2.2 Phân tích hiệu quả sử dụng VLĐ 24

1.2.2.3 Phân tích hiệu quả sử dụng VCĐ 24

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ CÔNG NGHỆ CGS VIỆT NAM 25

2.1 Tổng quan tình hình và ảnh hưởng môi trường đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty TNHH đầu tư công nghệ CGS Việt Nam 25

2.1.1 Tổng quan về công ty 25

2.1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 25

2.1.1.2Chức năng, nhiệm vụ, đặc điểm hoạt động của công ty 25

2.1.1.3 Cơ cấu tổ chức quản lý 26

2.1.1.4 Khái quát về kết quả sản xuất kinh doanh đạt được qua 2 năm gần đây

2.2.1 Kết quả phân tích dữ liệu sơ cấp 32

2.2.1.1 Kết quả điều tra, khảo sát 32

2.2.1.2 Kết quả phỏng vấn34

2.2.2 Kết quả phân tích dữ liệu thứ cấp 34

2.2.2.1 Phân tích cơ cấu và sự biến động của tổng vốn 34

2.2.2.2 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty 36

2.2.2.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

41

Trang 5

CHƯƠNG III: CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ CÔNG NGHỆ CGS VIỆT NAM42

3.1 Các kết luận qua phân tích tình hình hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH đầu tư công nghệ CGS Việt Nam 42

Trang 6

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1 : Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty năm 2011 và năm

2012

31

Bảng 2.2 : Phân tích khái quát cơ cấu và sự biến động của vốn kinh doanh

trong mối liên hệ với doanh thu và lợi nhuận

31

Bảng 2.3 : Bảng phân tích cơ cấu và sự biến động của vốn lưu động 32Bảng 2.4 : Bảng phân tích cơ cấu và sự biến động của vốn cố định 33Bảng 2.5 : Bảng phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 34Bảng 2.6 : Bảng phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động 36Bảng 2.7 : Bảng phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định 38Bảng 2.8 : Bảng các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn kinh

doanh

39

Trang 7

DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ

Sơ đồ 1 : Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý công ty TNHH đầu tư

công nghệ CGS Việt Nam

25

Sơ đồ 2 : Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán công ty TNHH đầu tư

công nghệ CGS Việt Nam

Trang 8

DN nào muốn tồn tại và phát triển được không những cần quan tâm đặc biệt tới việctạo lập, quản lý vốn mà còn phải luôn tìm cách nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.Nhất là trong nền kinh tế thị trường, với sự cạnh tranh gay gắt giữa các DN thì việc

sử dụng đồng vốn sao cho hiệu quả là rất quan trọng

Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh là mục tiêu phấn đấu lâu dài củamỗi DN Hiệu quả sử dụng vốn luôn gắn liền với hiệu quả sản xuất kinh doanh của

DN Vì vậy, vấn đề sử dụng vốn một cách có hiệu quả luôn là vấn đề đặt ra với mọiDN

Ngày nay trong nền kinh tế thị trường với sự tham gia của nhiều thành phầnkinh tế và hoạt động bình đẳng trước pháp luật Lợi thế cạnh tranh của mỗi DN trênthương trường không chỉ phụ thuộc vào số vốn nhiều hay ít , mà quan trọng hơn là

số vốn đó có được sử dụng hiệu quả hay không Mỗi DN phải có phương pháp quản

lý khoa học các hoạt động kinh doanh nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất Đểlàm được điều đó đòi hỏi DN phải quản lý hoạt động tính toán, kiểm tra việc sửdụng tiền vốn nhằm đảm bảo quyền chủ động trong sản xuất kinh doanh và chủđộng tài chính trong DN

Để hoạt động kinh doanh mang lại hiệu quả cao nhất đòi hỏi phải có mộtlượng vốn như tiền tệ bắt buộc Không có vốn sẽ không có bất kỳ một hoạt độngsản xuất kinh doanh nào Nhưng không phải DN nào có nhiều vốn là DN đó kinhdoanh có hiệu quả và kiếm lợi nhuận tối đa Điều đó còn tùy thuộc vào nhiều lý donhưng một trong những lý do chính phải nâng cao được hiệu quả sử dụng vốn kinhdoanh ở các DN

Dưới góc độ thực tiễn

Trong thời gian thực tập tại công ty TNHH đầu tư công nghệ CGS Việt Nam,khảo sát tình hình huy động và sử dụng vốn của công ty trong 2 năm 2011, 2012 emthấy công ty rất chú trọng đến công tác quản lý và sử dụng hiệu quả ngồn vốn kinhdoanh Tuy nhiên, khủng khoảng kinh tế đã ảnh hưởng rất nhiều đến nền kinh tếViệt Nam, gây khó khăn cho các DN, trong đó công ty TNHH đầu tư công nghệCGS Việt Nam Công ty cũng đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm cácgiải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn , gia tăng lợi nhuận để phát triển hơnnữa trên thị trường Và vấn đề tìm kiếm các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụngvốn đang là vấn đề cấp thiết đối với công ty TNHH đầu tư công nghệ CGS ViệtNam

Trang 9

Nhận thức được điều đó, em mạnh dạn chọn đề tài: “ Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty TNHH đầu tư công nghệ CGS Việt Nam” làm khóa

luận tốt nghiệp của mình, với hy vọng được góp phần nhỏ vào việc sử dụng hiệuquả hơn vốn kinh doanh tại DN

2 Mục tiêu cụ thể đặt ra cần giải quyết trong đề tài.

- Đề tài nhằm mục đích hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về VKD

và hiệu quả sử dụng VKD trong doanh nghiệp, phân tích để đánh giá thực trạnghiệu quả sử dụng VKD tại Công ty TNHH đầu tư công nghệ CGS Việt Nam trongnhững năm vừa qua Qua đó có thể nhận thức, đánh giá một cách đúng đắn, toàndiện, khách quan tình hình quản lý và sử dụng VKD, thấy được sự tác động, ảnhhưởng của nó đến việc thực hiện các hoạt động kinh doanh của công ty Từ đó đềxuất các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VKD tại Công ty TNHHđầu tư công nghệ CGS Việt Nam

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:

- Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu về VKD và hiệu quả sửdụng VKD

- Phạm vi nghiên cứu

+ Không gian: Tại Công ty TNHH đầu tư công nghệ CGS Việt Nam

+ Thời gian: Số liệu phân tích được thu thập qua 2 năm: 2011 – 2012

4 Phương pháp thực hiện đề tài

- Phương pháp thu thập dữ liệu :

+ Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp: Dựa trên phiếu điều tra, phỏng vấn trựctiếp để thu thập những thông tin về công tác phân tích hiệu quả sử dụng VKD tạicông ty

+ Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: Qua Báo cáo tài chính,Bảng cân đối

kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Web,sổ sách….của công ty

- Phương pháp tổng hợp dữ liệu: Là phương pháp tập trung, chỉnh lý và

hệ thống hóa khoa học các dữ liệu thu thập được

- Phương pháp phân tích dữ liệu:

Phân tích hiệu quả sử dụng VKD được sử dụng chủ yếu một số phương pháp sau:

Phương pháp so sánh

Trang 10

So sánh số liệu giữa năm 2012 so với số liệu năm 2011 để thấy được tìnhhình tăng giảm và nguyên nhân tăng giảm, tính toán, so sánh tỷ trọng của các khoảnmục của chúng để đánh giá được tình hình phân bổ các khoản mục Gồm:

Phương pháp hệ số

Hệ số cũng là chỉ tiêu tương đối phản ánh quan hệ so sánh giữa hai chỉ tiêukinh tế khác nhau nhưng có mối liên hệ, tác động phụ thuộc lẫn nhau Phương phápnày cũng được sử dụng khá phổ biến trong phân tích hiệu quả sử dụng VKD Các

hệ số thường được sử dụng như: hệ số doanh thu trên VKD, hệ số lợi nhuận trênVKD, hệ số doanh thu trên VLĐ…

Phương pháp dùng biểu mẫu

Biểu mẫu trong phân tích hiệu quả sử dụng vốn được thiết lập theo cột trong

đó ghi chép đầy đủ các khoản mục, các chỉ tiêu, số liệu phân tích.Công ty sử dụngcác biểu mẫu 5 cột và 8 cột để so sánh số liệu năm 2012 so với số liệu năm 2011, sosánh tỷ trọng các khoản mục Do vậy khi tiến hành phân tích hiệu quả sử dụng vốntại Công ty TNHH đầu tư công nghệ CGS Việt Nam thì phương pháp này được sửdụng trong tất cả các nội dung phân tích

5 Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp

Sau một thời gian thực tập nghiệp vụ tại Công Ty TNHH đầu tư công nghệCGS Việt Nam, khóa luận tốt nghiệp của em được chia thành 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về vốn kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong doanh nghiệp.

Chương 2: Phân tích thực trạng tình hình hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty TNHH đầu tư công nghệ CGS Việt Nam

Chương 3: Các kết luận và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty TNHH đầu tư công nghệ CGS Việt Nam

Trang 11

CHƯƠNG I

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VỐN KINH DOANH VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG

VỐN KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP

1.1 Một số lý luận cơ bản liên quan đến vốn và hiệu quả sử dụng VKD

1.1.1 Vốn kinh doanh

1.1.1.1 Khái niệm vốn kinh doanh

Trong nền kinh tế thị trường cũng như trong bất kỳ một hình thái kinh tế xãhội nào khác, các doanh nghiệptham gia hoạt động sản xuất kinh doanh đều với mụcđích là sản xuất ra hàng hoá và dịch vụ để trao đổi với các đơn vị kinh tế khác nhằmmục đích là tối đa hoá lợi nhuận Nhưng để tiến hành sản xuất kinh doanh thì cầnthiết phải có vốn

- Theo K.Marx: Vốn là tư bản, là giá trị mang lại giá trị thặng dư Theo đóvốn được xem xét dưới góc độ giá trị, vốn là yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất.Quan điểm này có tính chất khái quát cao, có ý nghĩa thực tiễn đến tận ngày nay,tuy nhiên có hạn chế ở chỗ vốn tạo ra giá trị thặng dư và chỉ ở khu vực sản xuất mớitạo ra giá trị thặng dư cho nền kinh tế

Sự vận động của vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệpđược thể hiện qua sơ đồ sau:

T -H -SX -H’ -T’

Mở đầu của quá trình sản xuất, VKD mang hình thái tiền tệ ( T ) Sau đódoanh nghiệp dùng tiền này để đầu tư, mua tư liệu lao động, đối tượng lao động,thuê sức lao động để tiến hành quá trình sản xuất Lúc này vốn từ hình thái tiền tệchuyển sang hình thái là các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất (H) Quá trìnhsản xuất được tiến hành, tạo ra sản phẩm hàng hóa và vốn bây giờ tồn tại dưới dạnghàng hóa (H’) Cuối cùng khi tiêu thụ hàng hóa xong, vốn kinh doanh lại từ hìnhthái hàng hóa chuyển sang hình thái tiền tệ ban đầu (T’) Trong quá trình vận độngvốn có thể thay đổi hình thái biểu hiện, nhưng xuất phát điểm và điểm kết thúc cuốicùng phải là giá trị (T>T’) Song nếu vận động không quay về nơi xuất phát với giátrị lớn hơn thì đồng vốn cũng không hiệu quả

Trang 12

- “VKD là biểu hiện giá trị của những tài sản doanh nghiệp sử dụng tronghoạt động kinh doanh” – (Giáo trình Phân tích kinh tế doanh nghiệp thương mại,PSG.TS Trần Thế Dũng , Đại học thương mại, năm 2008).

Vậy có thể khái quát lại: Vốn là giá trị được biểu hiện bằng tiền của toàn

bộ tài sản được đầu tư vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm mục đích sinh lời.

Trong nền kinh tế thị trường mọi thứ đều được tiền tệ hóa do đó đòi hỏidoanh nghiệp phải có một lượng tiền ứng trước nhất định, được gọi là vốn kinhdoanh Vốn sau khi ứng ra được sử dụng vào sản xuất kinh doanh thì sau một chu

kỳ hoạt động phải được thu về để ứng tiếp cho chu kỳ hoạt động tiếp theo VKDkhông thể tiêu mất đi như một số quỹ khác trong doanh nghiệp, mất vốn đối vớidoanh nghiệp đông nghĩa với nguy cơ phá sản

1.1.1.2 Đặc điểm của vốn kinh doanh

- Vốn luôn chứa đựng trong nó tính tuần hoàn và tính sinh lợi Cho dù trongsuốt chu kỳ kinh doanh, vốn được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau nhưngkhi kết thúc một chu kỳ vốn sẽ quay trở lại hình thái tiền tệ ban đầu với mức giá trịlớn hơn Do vậy, mỗi doanh nghiệp hay mỗi người sản xuất đều phải biết tìm cáccấu trúc giai đoạn một cách khôn ngoan các yếu tố tiền vốn, đầu tư nhằm tạo ranhiều của cải nhất cho mỗi cá nhân, doanh nghiệp và xã hội

- Vốn phải được tích tụ và tập trung tới một mức nhất định Sự tích tụ và tậptrung một lượng vốn đến một mức độ nào đó mới làm cho nó có đủ sức để đầu tưcho một dự án kinh doanh, cho dù là nhỏ nhất Vì thế, một doanh nghiệp muốn khởinghiệp thì nhất thiết phải có một lượng vốn pháp định đủ lớn Tuy nhiên, vốn không

tự dưng mà có, để có vốn doanh nghiệp phải tìm các biện pháp khai thác, thu hútcác nguồn tiền tệ nhàn rỗi thành một “món lớn” để đầu tư kinh doanh

- Vốn phải có giá trị về thời gian: Điều này có nghĩa là phải xem xét yếu tốthời gian của đồng vốn Trong cơ chế kế hoạch tập trung vấn đề này không đượcxem xét kỹ lưỡng vì Nhà nước tạo ra sự ổn định của đồng tiền một cách giả tạotrong nền kinh tế Trong điều kiện cơ chế thị trường đều phải xem xét giá trị thờigian của đồng vốn, vì do ảnh hưởng của biến động giá cả, lạm phát, sức mua củađồng tiền ở những thời điểm khác nhau là khác nhau

Trang 13

- Vốn phải được gắn với chủ sở hữu: Mỗi đồng tiền vốn phải gắn với chủ sởhữu nhất định Trong nền kinh tế thị trường không thể có những đồng vốn vô chủgây ra sự chi tiêu lãng phí kém hiệu quả Khi xác định được chủ sở hữu thì đồngvốn mới được chi tiêu có hiệu quả.

- Vốn phải được quan niệm là hàng hóa đặc biệt: Những người có vốn có thểđưa vốn và thị trường, những người cần tới vốn, tới thị trường vay nghĩa là người đivay vốn được quyền sử dụng vốn của người chủ sở hữu hay quyền sở hữu của đồngvốn không di chuyển nhưng quyền sử dụng vốn được chuyển nhượng qua sự vay

nợ, người vay phải trả một tỷ lệ lãi suất thỏa thuận đối vối người cho vay Như vậykhác với hàng hóa thông thường, hàng hóa vốn khi bị bán đi thì người bán không bịmất quyền sở hữu mà chỉ mất quyền sử dụng Người mua được sử dụng vốn trongmột thời gian nhất định và họ phải trả cho người chủ sở hữu vốn một khoản tiền đó

là lãi suất Việc mua bán vốn diễn ra trên thị trường tài chính, do đó lãi suất cũngphải tuân theo quan hệ cung cầu của thị trường

Trong nền kinh tế thị trường vốn không những chỉ biểu hiện bằng tiền củanhững tài sản hữu hình mà nó còn biểu hiện bằng những tài sản vô hình như: vị tríkinh doanh, nhãn hiệu bản quyền, phát minh sáng chế, thương hiệu….Những tàisản này góp phần vô cùng quan trọng trong quyết định đầu tư và phát triển vốn củadoanh nghiệp

1.1.1.3 Phân loại vốn kinh doanh

 Căn cứ vào đặc điểm luận chuyển

- Vốn cố định: là biểu hiện bằng tiền của giá trị những tài sản có thời gian sửdụng, thu hồi, luân chuyển giá trị từ một năm trở lên hay qua nhiều kỳ kinh doanhcủa doanh nghiệp

- Vốn lưu động: là biểu hiện bằng tiền của giá trị những tài sản thuộc quyền

sở hữu của doanh nghiệp có thời gian sử dụng, thu hồi, luân chuyển giá trị trongvòng 1 năm hay 1 chu kỳ kinh doanh

 Căn cứ nguồn hình thành

- Vốn chủ sở hữu: là phần vốn thuộc quyền sở hữu của chủ doanh nghiệp.Một phần cơ bản của số vốn này là do các chủ sở hữu doanh nghiệp góp khi thành

Trang 14

lập DN và góp vốn bổ sung sau khi DN được thành lập, phần còn lại được tích lũy

và bổ sung từ lợi nhuận của DN Nguồn này bao gồm:

+ Vốn góp của các chủ sở hữu doanh nghiệp: để thành lập DN, các bên thamgia thành lập DN phải tiến hành góp vốn Tổng số vốn họ góp được ghi vào trongđiều lệ của DN và được gọi là vốn điều lệ Nếu pháp luật có quy định về vốn phápđịnh thì vốn điều lệ của DN không được thấp hơn vốn pháp định

+ Lợi nhuận để lại và các quỹ của DN: Sau mỗi chu kỳ kinh doanh, nếu kếtquả kinh doanh là doanh nghiệp có lợi nhuận, DN sẽ tiến hành phân phối lợi nhuậnnày theo đúng cơ chế hiện hành của Nhà nước và những đòi hỏi hiện tại của DN.Một phần lợi nhuận được giữ lại để bổ sung vốn kinh doanh của doanh nghiệp, mộtphần khác được sử dụng để hình thành nên các quỹ DN

+ Nguồn vốn khác: Là các nguồn vốn có được coi như thuộc quyền sở hữucủa DN, chẳng hạn như nguồn vốn liên doanh, liên kết – đây là nguồn vốn do cácđối tác đóng góp để tiến hành hoạt động liên doanh, liên kết

-Nợ phải trả: là số vốn thuộc quyền sở hữu các chủ sở hữu khác, DN đượcquyền sử dụng, chi phối trong 1 thời gian nhất định Nợ phải trả thường bao gồm:

+ Nguồn vốn đi vay: Số vốn này có thể là các khoản vay nợ có kỳ hạn củacác ngân hàng thương mại, các tổ chức tài chình khác hoặc là các khoản vay thôngqua phát hành trái phiếu trên thị trường vốn

+ Nguồn vốn chiếm dụng: là các khoản vốn phát sinh trong quan hệ thanhtoán giữa DN và các đối tượng khác như người bán, người lao động, cán bộ côngnhân viên Nhà nước….Đây là nguồn vốn mà DN có thể tạm thời sử dụng mà khôngphải trả chi phí sử dụng vốn Do đó DN nên tận dụng tối đa nguồn này

+ Nguồn vốn phát hành chứng khoán: đối với DN được quyền phát hànhchứng khoán thì đây là một nguồn vốn khá hữu ích, nó giúp DN có thể huy độngđược vốn từ công chúng với chi phí sử dụng không cao lắm so với nguồn vốn vay.Thông thường, một DN phải phối hợp cả hai nguồn: vốn chủ sở hữu và nợ phải trả

để đảm bảo nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của DN Sự kết hợpgiữa hai nguồn vốn này phụ thuộc vào đặc điểm của nghành mà DN đang hoạtđộng, cũng như quyết định của người quản lý DN trewn cơ sở xem xét tình hìnhchung của nền kinh tế cũng như tình hình thực tế tại DN

Trang 15

 Căn cứ nội dung vật chất

Vốn được chia thành: vốn thực và vốn tài chính

- Vốn thực: Là toàn bộ hàng hóa phục vụ cho sản xuất và dịch vụ khác như:máy móc, thiết bị, đường xá….Phần vốn này phản ánh hình thái vật thể vốn, nótham gia trực tiếp vào hoạt động sản xuất kinh doanh

- Vốn tài chính: Biểu hiện dưới hình thức tiền, chứng khoản và các giáy tờ có giá trịkhác dùng cho việc mua tài sản,máy móc và các tài nguyên khác Phần vốn nàyphản ánh phương diện tài chính của vốn, nó tham gia gián tiếp vào hoạt động sảnxuất kinh doanh thông qua các hoạt động đầu tư

 Căn cứ vào hình thái biểu hiện

- Vốn hữu hình: Bao gồm tiền, các giấy tờ có giá trị và những tài sản biểuhiện bằng hiện vật khác như: đất đai, nhà máy…

- Vốn vô hình: Gồm giá trị những tài sản vô hình như: vị trí đặt cửa hàng, uytín kinh doanh, thương hiệu…

 Căn cứ vào thời gian luân chuyển

Theo quy định hiện hành của Nhà nước và bộ tài chính thì vốn được chia thànhnhững loại sau:

- Vốn ngắn hạn: Là vốn có khả năng luân chuyển dưới 1 năm

- Vốn trung hạn: Là vốn có khả năng luân chuyển từ 1 năm đến 5 năm

- Vốn dài hạn: Là vốn có khả năng luân chuyển từ 5 năm trở lên

1.1.1.4 Vai trò của vốn kinh doanh

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, vốn là một trong những yếu tố quyếtđịnh sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Vốn cho phép DN có thể khởi nghiệpkinh doanh, đảm bảo khả năng mua sắm thiết bị máy móc, dây truyền công nghệ đểphục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh được thực hiện một cách thường xuyênliên tục.Nhận thức được vai trò quan trọng của vốn như vậy thì DN mới có thể sửdụng vốn một cách tiết kiệm, có hiệu quả và luôn tìm cách nâng cao hiệu quả sửdung vốn

Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh góp phần tạo nên hiệu quả của toàn bộ

Trang 16

hoạt động sản xuất kinh doanh Sản xuất kinh daonh chỉ đạt hiệu quả cao khi việc

sử dụng các yếu tố sản xuất ( trong đó có vốn kinh doanh) đạt hiệu quả cao Nếu coihiệu quả sản xuất kinh doanh là mục tiêu thì hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh làmột phương tiện hữu hiệu để đạt được mục tiêu đó Do vậy, nâng cao hiệu quả sửdụng vốn kinh doanh là điều kiện cơ bản để DN có thể mở rộng quy mô, đầu tư cảitiến công nghệ trong sản xuất kinh doanh

1.1.2 Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

1.1.2.1 Khái niệm hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế khách quan phản ánh các lợiích kinh tế - xã hội đạt được từ quá trình hoạt động kinh doanh: Hiệu quả kinh doahbao gồm hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội trong đó hiệu quả kinh tế có vai trò , ýnghĩa quyết định

Hiệu quả kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn nhân lực, vật lực củadoanh nghiệp để đạt được kết quả kinh tế cao nhất với chi phí thấp nhất Hiệu quảkinh tế phản ánh mối quan hệ so sánh giữa kết quả kinh tế đạt được với các chi phí

mà doanh nghiệp sử dụng trong đó có hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh Vốn kinhdoanh là biểu hiện giá trị của những tài sản doanh nghiệp sử dụng trong hoạt độngkinh doanh Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh là những chỉ tiêu kinh tế phản ánhmối quan hệ so sánh giữa kết quả hoạt động với các chỉ tiêu vốn kinh doanh màdoanh nghiệp sử dụng trong kỳ kinh doanh

Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong doanh nghiệp thương mại được thểhiện thông qua việc đánh giá những tiêu thức cụ thể sau:

+Là một yếu tố quan trọng của hoạt động kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốnkinh doanh phải đảm bảo cho việc thúc đẩy quá trình bán ra, tăng tốc độ lưuchuyển, tăng doanh thu bán hàng vì doanh thu bán hàng là một chỉ tiêu kinh tế tổnghợp quan trọng đánh giá kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ

+Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh phải góp phần vào việc thực hiện tốt chỉtiêu kế hoạch lợi nhuận kinh doanh vì lợi nhuận kinh doanh là chỉ tiêu kinh tế đánhgiá kết quả tài chính đạt được từ các hoạt động kinh doanh Để đạt được mục tiêulợi nhuận, đòi hỏi doanh nghiệp phải tiết kiệm, giảm chi phí kinh doanh trong đó cóchi phí vốn kinh doanh

Trang 17

+Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nhằm mục đích nhận thức, đánhgiá một cách đúng đắn, toàn diện hiệu quả sử dụng các chỉ tiêu vốn kinh doanh baogồm: Tổng vốn kinh doanh bình quân, vốn lưu động, vốn cố định, vốn đầu tư xâydựng cơ bản và đầu tư tài chính dài hạn Từ đó phân tích, đánh giá được nhữngnguyên nhân ảnh hưởng tăng giảm và đề xuất những giải pháp nhằm nâng caao hiệuquả sử dụng vốn kinh doanh.

1.1.2.2 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn

Hiệu quả sử dụng VKD được tính toán, phân tích thông qua một hệ thống cácchỉ tiêu bao gồm: Hiệu quả sử dụng VKD bình quân, hiệu quả sử dụng VLĐ(TSNH),VCĐ (TSDH), vốn góp cổ đông…

HVKD: Hệ số doanh thu trên VKD

M: Doanh thu bán hàng trong kỳ

VKD: VKD bình quân sử dụng trong kỳ

Hệ số doanh thu trên VKD cho chúng ta biết một đồng VKD mà doanhnghiệp bỏ ra thu về được bao nhiêu đồng doanh thu Hệ số này tăng tức hiệu quả sửdụng VKD của doanh nghiệp tăng và ngược lại

* Hệ số lợi nhuận trên VKD

PVKD = P

VKD

Trong đó:

PVKD: Hệ số lợi nhuận trên VKD

P: Lợi nhuận kinh doanh đạt được trong kỳ

Chỉ tiêu này phản ánh sức sinh lợi của đồng vốn, nếu chỉ tiêu này tăng tứchiệu quả sử dụng VKD của doanh nghiệp tăng và ngược lại

Trang 18

Chỉ tiêu Hệ số doanh thu trên vốn kinh doanh phản ánh sức sản xuất, khảnăng tạo ra doanh thu của đồng vốn Chỉ tiêu Hệ số lợi nhuận trên vốn kinh doanhphản ánh sức sinh lợi của đồng vốn Phân tích các chỉ tiêu trên nếu hệ số doanh thu

và lợi nhuận trên vốn kinh doanh tăng tức hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tăng vàngược lại

 Hiệu quả sử dụng VLĐ

Phân tích hiệu quả sử dụng VLĐ nhằm đánh giá việc sử dụng VLĐ có đạtđược hiệu quả cao hay không, sử dụng VLĐ một cách tiết kiệm hay lãng phí, doanhthu và lợi nhuận mà VLĐ mang lại

Để phân tích hiệu quả sử dụng VLĐ người ta thường dùng các chỉ tiêu sau:

* Hệ số doanh thu trên VLĐ:

HVLĐ = VLĐM

Trong đó:

HVLĐ: Hệ số doanh thu trên VLĐ

M: Doanh thu bán hàng trong kỳ

VLĐ: VLĐ bình quân sử dụng trong kỳ

Chỉ tiêu này phản ánh để tạo ra một đồng doanh thu thì cần bao nhiêu đồngVLĐ Hệ số này càng nhỏ chứng tỏ hiệu quả sử dụng VLĐ càng cao, số vốn tiếtkiệm được càng nhiều và ngược lại

* Hệ số lợi nhuận trên VLĐ

PVLĐ = VLĐP

Trong đó:

PVLĐ: Hệ số lợi nhuận trên VLĐ

P: Lợi nhuận kinh doanh đạt được trong kỳ

Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng VLĐ tham gia vào hoạt động sản xuấtkinh doanh trong kỳ thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận Chỉ tiêu này càng lớn càngtốt

Ngoài ra để nâng cao mức doanh thu đạt được trên một đồng VLĐ ta phảiđẩy mạnh tốc độ lưu chuyển của VLĐ bằng cách tăng hệ số quay vòng VLĐ vàgiảm số ngày lưu chuyển của đồng VLĐ

Trang 19

* Số vòng quay của VLĐ

Số vòng quay của

Giá vốn trong kỳVLĐ bình quân trong kỳChỉ tiêu này cho biết VLĐ được quay mấy vòng trong kỳ Nếu số vòng quaytăng thì chứng tỏ hiệu quả sử dụng VLĐ tăng và ngược lại

* Thời gian của một vòng luân chuyển

Thời gian của một

vòng quay VLĐ =

Thời gian của kỳ phân tích

Số vòng quay VLĐ trong kỳChỉ tiêu này thể hiện số ngày cần thiết cho VLĐ quay được một vòng, thờigian của một vòng luân chuyển càng nhỏ thì tốc độ luân chuyển của VLĐ càng lớn

và làm rút ngắn chu kỳ kinh doanh, vốn quay vòng hiệu quả

 Hiệu quả sử dụng VCĐ

Hiệu quả sử dụng VCĐ nhằm đánh giá việc sử dụng VCĐ có đạt được hiệuquả cao hay không, sử dụng VCĐ một cách tiết kiệm hay lãng phí, doanh thu và lợinhuận mà VCĐ mang lại

Để đánh giá được hiệu quả sử dụng VCĐ thì cần phải đánh giá hiệu quả sửdụng tài sản cố định qua các chỉ tiêu sau:

* Hệ số doanh thu trên VCĐ:

HVCĐ = VCĐM

Trong đó:

HVSĐ: Hệ số doanh thu trên VCĐ

M: Tổng doanh thu bán hàng trong kỳ

VCĐ: VCĐ bình quân sử dụng trong kỳ

Hệ số doanh thu trên VCĐ cho chúng ta biết một đồng VCĐ mà doanh nghiệp

bỏ ra thu về được bao nhiêu đồng doanh thu Hệ số này tăng tức hiệu quả sử dụngVCĐ của doanh nghiệp tăng và ngược lại

* Hệ số lợi nhuận trên VCĐ

HVCĐ = VCĐP

Trong đó:

PVCĐ: Hệ số lợi nhuận trên VCĐ

P: Lợi nhuận kinh doanh đạt được trong kỳ

Trang 20

Chỉ tiêu này cho biết một đồng VCĐ bình quân đem lại mấy đồng lợi nhuận, nếuchỉ tiêu này tăng tức hiệu quả sử dụng VCĐ của doanh nghiệp tăng và ngược lại.

1.2 Nội dung phân tích tình hình và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

1.2.1 Phân tích tình hình và cơ cấu vốn kinh doanh

1.2.1.1 Phân tích khái quát cơ cấu và sự biến động củaVKD.

Phân tích khái quát cơ cấu phân bổ VKD.

-Mục đích: Phân tích cơ cấu và sự biến động của VKD có lien hệ với doanh thu

và lợi nhuận nhằm đánh giá khái quát cơ cấu phân bổ các loại vốn để thấy được sự phân

bổ đó có hợp lý hay không, đánh giá sự biến động về vốn để thấy được quy mô kinhdoanh, và so sánh sự biến động vốn trong mối lien hệ với doanh thu, lợi nhuận để thấyđược hiệu quả sử dụng VKD

-Nguồn số liệu: Sử dụng các số liệu tổng hợp của tài sản trên bảng cân đối kếtoán và các chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh củacông ty

-Phương pháp phân tích: So sánh và lập biểu so sánh

Phân tích tình hình huy động nguồn VKD

-Mục đích: Phân tích tình hình nguồn vốn là đánh giá sự biến động của cácloại nguồn vốn của công ty nhằm thấy được tình hình huy động và sử dụng các loạivốn đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh, bên cạnh đó còn cho thấy thực trạng tàichính của công ty

-Nguồn số liệu: Sử dụng các số liệu tổng hợp của nguồn vốn trên bảng cânđối kế toán

-Phương pháp phân tích: So sánh và lập biểu so sánh

1.2.1.2 Phân tích cơ cấu và sự biến động của vốn lưu động

VLĐ bao gồm: Tiền và tương đương tiền, Các khoản đầu tư tài chính ngắn

hạn, các khoản phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho, TSNH khác.

-Mục đích: Phân tích tình hình TSNH nhằm mục đích nhận thức, đánh giáđược tình hình tăng giảm và nguyên nhân tăng giảm, đánh giá cơ cấu phân bổ VLĐcủa doanh nghiệp có hợp lý không?

-Nguồn số liệu:Sử dụng các số liệu tổng hợp trên bảng cân đối kế toán

Trang 21

-Phương pháp phân tích: Được thực hiện trên cơ sở so sánh, lập biểu so sánh

cơ sở tính toán tỷ trọng các thành phần của VLĐ với tổng vốn qua các năm nhằmxét mức độ biến đổi của các khoản mục và xem xét cơ cấu của từng thành phầntrong VLĐ và tính hợp lý của các xu hướng biến đổi qua các năm, tìm hiểu nguyênnhân tăng giảm và đưa ra giải pháp thích hợp

1.2.1.3 Phân tích cơ cấu và sự biến động của vốn cố định

VCĐ bao gồm: Các khoản phải thu dài hạn, Tài sản cố định, Bất động sảnđầu tư, Các khoản đầu tư tài chính dài hạn, TSDH khác

-Mục đích: Là để đánh giá được sau một chu kỳ kinh doanh giá trị của VCĐtăng hay giảm, qua đó đánh giá năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Nếu tổng VCĐ của doanh nghiệp tăng thì năng lực sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp tăng và ngược lại Phân tích kết cấu của tổng VCĐ để đánh giá chính sáchđầu tư cho VCĐ của doanh nghiệp có hợp lý hay không?

-Nguồn số liệu: Căn cứ vào các số liệu trên Bảng cân đối kế toán

-Phương pháp phân tích: Được thực hiện bằng phương pháp so sánh và lậpbiểu so sánh giữa số thực hiện kỳ này so với số thực hiện kỳ trước hoặc số thực hiệnvới số kế hoạch, so sánh tỷ trọng của từng khoản mục trên tổng số VCĐ

1.2.2 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

1.2.2.1 Phân tích hiệu quả sử dụng tổng vốn

-Mục đích: Phân tích hiệu quả sử dụng VKD nhằm đánh giá khả năng sinhlời của VKD từ đó đánh giá được hiệu quả sử dụng VKD tăng hay giảm

-Nguồn số liệu: Căn cứ vào số liệu trên Bảng cân đối kế toán

-Phương pháp phân tích: là phương pháp so sánh và lập biểu so sánh giữa sốthực hiện kỳ này so với số thực hiện kỳ trước hoặc số thực hiện với số kế hoạch

1.2.2.2 Phân tích hiệu quả sử dụng VLĐ

-Mục đích: Phân tích hiệu quả sử dụng VLĐ nhằm đánh giá việc sử dụngVLĐ có đạt được hiệu quả cao hay không, sử dụng VLĐ một cách tiết kiệm haylãng phí, doanh thu và lợi nhuận mà VLĐ mang lại

-Nguồn số liệu: Căn cứ vào số liệu trên Bảng cân đối kế toán

Trang 22

-Phương pháp phân tích: Là phương pháp so sánh và lập biểu so sánh giữa sốthực hiện kỳ này so với số thực hiện kỳ trước hoặc số thực hiện với số kế hoạch, sosánh tỷ trọng của từng khoản mục trên tổng số VLĐ

1.2.2.3 Phân hiệu quả sử dụng VCĐ

-Mục đích: Phân tích hiệu quả sử dụng VCĐ nhằm đánh giá việc sử dụngVCĐ có đạt được hiệu quả cao hay không, sử dụng VCĐ một cách tiết kiệm haylãng phí, doanh thu và lợi nhuận mà VCĐ mang lại

-Nguồn số liệu: căn cứ vào các số liệu trên bảng cân đối kế toán

-Phương pháp phân tích: là phương pháp so sánh và lập biểu so sánh giữa sốthực hiện kỳ này so với số thực hiện kỳ trước hoặc số thực hiện với số kế hoạch, sosánh tỷ trọng của từng khoản mục trên tổng số VCĐ

CHƯƠNG II PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ CÔNG NGHỆ CGS

VIỆT NAM

Trang 23

2.1 Tổng quan tình hình và ảnh hưởng môi trường đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty TNHH đầu tư công nghệ CGS Việt Nam

2.1.1 Tổng quan về công ty

2.1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Công ty TNHH đầu tư công nghệ CGS Việt Nam được thành lập tháng

1 năm 2006 Công ty được Sở Kế hoạch đầu tư thành phố Hà Nội cấp giấy chứngnhận đăng ký kinh doanh số 010203772 từ ngày 22/01/2006

Những ngày đầu mới thành lập với số vốn điều lệ 23 tỷ đến nay công

ty TNHH đầu tư công nghệ CGS Việt Nam phát triển mạnh mẽ với doanh thu gần

10 tỷ đồng trên năm với 3 chi nhánh trên địa bàn Hà Nội

Từ năm 2006 đến năm 2008 công ty có tên là “Công ty phát triển công nghệViệt Nam”, hoạt động thời kỳ này chủ yếu theo chỉ tiêu kế hoạch đặt ra Trong thời

kỳ này các hoạt động kinh doanh chưa thực sự phát triển mạnh mẽ nên kết quả hoạtđộng kinh doanh chưa đáp ứng được yêu cầu,và mục tiêu đặt ra của công ty

Từ năm 2009 đến nay công ty có tên là “Công ty TNHH đầu tư công nghệCGS Việt Nam” với quy mô hoạt động rộng lớn với 3 chi nhánh trên địa bàn HàNội và thu được nhiều kết quả trong hoạt động kinh doanh

2.1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ, đặc điểm hoạt động của công ty

Công ty có chức năng chủ yếu là thương mại,dịch vụ.Là một công ty vềcông nghệ tin học nên công ty đã lựa chọn tối đa các lĩnh vực về công nghệ thôngtin như kinh doanh chủ yếu về các phần mềm máy tính, các thiết bị tin học Đồngthời còn kinh doanh các dịch vụ về tin học ứng dụng như đào tạo các lớp tin học ,liên kết đào tạo điện tử viễn thông, thiết kế website nhằm gia tăng lợi nhuận choCông ty và bổ trợ cho viêc kinh doanh của Công ty

 Đặc điểm hoạt động của công ty

Công ty TNHH đầu tư công nghệ CGS Việt Nam từ khi mới thành lập chủyếu kinh doanh trong các mảng chính là :Kinh doanh các phụ kiện vi tính, thiết bịmạng và thiết bị ngoại vi Đến những năm gần đây, do nhu cầu của thị trường, công

ty đã mạnh dạn đầu tự mở rộng kinh doanh thêm các phần mềm máy tính,mua bánlaptop, máy tính văn phòng , đào tạo các lớp tin học ứng dụng Do công ty có mộtnguồn nhân viên có tay nghề cao nên dựa vào đó công ty đã áp dụng chính sách sửa

Trang 24

chữa máy tính tại nhà hay tại cơ quan làm việc Hiện nay dịch vụ này chưa pháttriển nên công ty ít bị cạnh tranh và đứng vững trên thị trường

Từ một công ty nhỏ vươn lên từ những khó khăn trong nền kinh tế, sự cạnhtranh mạnh mẽ, những biến động giá cả trong và ngoài nước, những chính sách củanhà nước đã không ngừng tác động tới công ty Nhưng với các chiến lược kinhdoanh , sự lựa chọn sáng suốt cùng với sự nhiệt tình, cố gắng của giám đốc và cácnhân viên công ty đã không ngừng lớn mạnh và ngày càng phát triển vững chắctrên thị trường

2.1.1.3 Cơ cấu tổ chức quản lý

Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty

Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý

Đây là một doanh nghiệp tư nhân có kết cấu đơn giản, quy mô lãnh đạo phùhợp với tỷ lệ % nhân viên văn phòng Căn cứ vào chức năng nhiệm vụ, cơ cấu bộmáy quản lý được xây dựng theo mô hình

- Giám đốc:là người đứng đầu công ty có vai trò quan sát lãnh đạo toàn bộcông ty bằng cách thông qua nhân viên cấp dưới như phó giám đốc, trưởng phòngkinh doanh Ngoài ra giám đốc còn phụ trách các hợp đồng và chịu trách nhiệm kýcác hợp đồng kinh tế

- Phó giám đốc: chịu trách nhiệm về quản lý, giám sát phòng kinh doanh,phòng kĩ thuật, phòng kế toán

Giám Đốc

Phòng kinh

Phòng hành chính, nhân sự

Phòng kỹ thuật Phó Giám Đốc

Trang 25

- Phòng kế toán Tổ chức ghi chép, phản ánh, tổng hợp số liệu về các loại vốn ,các

loại quỹ của Công ty và chịu trách nhiệm trước trưởng phòng với các thông tin đó

- Phòng kinh doanh là bộ phận trợ giúp cho Giám đốc về lĩnh vực kinh

doanh, nhằm tiếp cận với khách hàng để giới thiệu về công ty, giới thiệu về các dịch

vụ và sản phẩm của công ty nhằm tìm kiếm khách hàng, tìm kiếm thị trường mới

cho công ty

- Bộ phận kỹ thuất sản xuất: tổ chức thực hiện các đơn hàng về lắp ráp các

thiết bị, bảo hành, sửa chữa sản phẩm

- Phòng hành chính nhân sự: Làm công tác tổ chức, lao động, tiền lương, văn

phòng, đời sống, y tế, và môi trường lao động; Bố trí, tuyển dụng, sắp xếp cán bộ,

nhân viên cho phù hợp với công việc của công ty Duy trì chế độ đối với người lao

động theo đúng quy định Luật lao động

2.1.1.4 Khái quát về kết quả sản xuất kinh doanh đạt được qua 2 năm gần đây

Năm đầu mới thành lập thì vấn đề về lợi nhuận vẫn còn thấp, chỉ hoà vốn

Nhưng với những 2 năm gần đây 2011, 2012 do đầu tư thêm về công nghệ và mở

rộng lĩnh vực kinh doanh, đào tạo đội ngũ nhân viên có chuyên môn và nắm bắt thị

trường nhanh nhạy thì hoạt động kinh doanh đã có sự phát triển lợi nhuận đã tăng

cao hơn hẳn với mức chi phí, chi ra Biểu hiện ở bảng sau:

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty năm 2011 và năm 2012

và cung cấp dịch vụ 2.650.318.094 3.423.425.085 773.106.991 29,17

7.CFQL 850.117.010 702.921.143 (147.195.867) (17,31)8.LN từ HĐ SXKD 1.179.318.913 1.978.676.006 799.357.093 67,789.Thu nhập khác 515.196.811 776.573.226 261.376.415 50,73

Trang 26

10.Chi phí khác 220.185.211 368.772.429 148.587.218 67,4811.Lợi nhuận khác 295.011.600 407.800.797 112.789.197 38,2312.LN trước thuế 1.474.330.513 2.386.476.803 912.146.290 61,8713.Thuế TN DN 368.582.628 596.619.201 228.036.573 61,8714.LN sau thuế 1.105.747.885 1.789.857.620 684.109.735 61,87

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty năm 2011 và 2012)

Trải qua 7 năm công ty đã đạt được thành tựu to lớn đã đưa công ty ngày

càng phát triển nhanh chóng đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng

Qua bảng số liệu trên đây ta thấy tình hình hoạt động năm 2012 so với 2011 đã có

sự thay đổi rõ rệt thể hiện cụ thể như sau:

• Tổng doanh thu năm 2012 tăng 24,2 % so với năm 2011 tương ứng với

• Chứng tỏ công ty qua hai năm gần đây có quy mô đầu tư phát triển khá

lớn nên số người được đưa vào sử dụng càng tăng Không ngừng ở những thành tựu

đó, mà công ty đang có hướng mở rộng quy mô kinh doanh mở rộng thị trường tiêu

thụ đa dạng hoá sản phẩm và cung cấp các dịch vụ tiện ích tới tay người tiêu dùng

2.1.2 Ảnh hưởng của nhân tố môi trường đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

của công ty

Muốn đứng vững được trong nền kinh tế thị trường thì công ty cần phải chủ

động trong mọi công tác tổ chức quản lý điều hành mọi hoạt động của công ty

Trong quá trình hoạt động kinh doanh cũng như trong việc quản lý vốn công ty chịu

tác động của nhiều yếu tố, các yếu tố này gồm cả yếu tố chủ quan và yếu tố khách

quan, có yếu tố tác động tích cực đến hoạt động kinh doanh cũng có yếu tố tác động

tiêu cực Do đó chúng ta cần phải tìm hiểu chúng để phát huy những yếu tố tích cực,

hạn chế những yếu tố tiêu cực, điều chỉnh yếu tố chủ quan cho hợp lý đồng thời tìm

cách thích nghi, thích ứng với yếu tố khách quan để tạo ra những hiệu ứng tốt Sau

đây là một số nhân tố chủ yếu

Ngày đăng: 19/12/2014, 21:37

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w