5. Kết cấu bài luận văn
2.1.5 Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty
2.1.5.1 Hiệu quả hoạt động kinh doanh
Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp đạt được hiệu quả cao nhất trong quá trình kinh doanh với chi phí thấp nhất.
ĐVT: VNĐ So sánh
Năm 2008/2007 Năm 2009/2008 Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
+/- % +/- % 1. Tổng doanh thu 172.612.395.968 42.880.998.052 138.633.385.301 -129.731.397.916 -75,16 95.752.387.249 223,30 2. Các khoản giảm trừ 147.001.866 209.247.649 74.187.694 62.245.783 42,34 -135.059.955 -64,55 3. DT thuần 172.465.394.102 42.671.750.403 138.559.179.607 -12.979.364.699 75,26 95.887.429.204 224,71 4. Giá vốn hàng bán 167.889.928.738 38.131.707.352 132.767.496.983 -129.758.221.386 -77,29 94.635.789.631 248,18 5. Lãi gộp (Thu nhập thuần) 4.575.465.364 4.540.043.051 5.791.700.624 -35.422.313 -0,77 1.251.657.573 27,57 6. Chi phí HĐ 2.412.556.725 3.813.479.484 3.094.031.398 140.092.759 58,07 -719.448.086 -18,87 7. Chi phí bán hàng 1.569.024.411 1.320.384.501 2.268.810.707 -248.639.910 -15,85 948.426.206 71,83 8. Chi phí QLDN 843.532.314 1.544.668.777 1.773.646.897 701.136.463 83,12 228.978.120 14,82 9. LNTT và lãi vay 2.991.325.788 1.235.736.379 3.592.767.074 -1.755.589.409 -58,69 2.357.030.695 190,74 10. Lãi vay 1.615.507.903 1.004.929.315 2.322.397.639 -610.578.588 -37,79 1.317.468.324 131,10 11. LNTT 1.375.817.885 230.807.064 1.270.369.435 1.145.010.821 -83,22 1.039.562.371 450,40 12. LNST 990.588.877 166.181.086 914.665.993 824.407.791 -83,22 748.484.907 450,40 (Nguồn: Phòng KT)
Nhận xét: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh nêu trên đã thể hiện
một cách cụ thể về tình hình sản xuất kinh doanh, hiệu quả sản xuất kinh doanh và xu hướng phát triển của Công ty qua các năm, từ đó có biện pháp khắc phục những yếu kém ảnh hưởng đến hiệu quả của Công ty.
Thông qua bảng phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong 3 năm 2007, 2008, 2009 (kết quả hoạt động kinh doanh năm 2010 tăng không đáng kể so với năm 2009) cho ta thấy:
- Tổng doanh thu của Công ty có xu hướng tăng không đồng đều qua các năm. Cụ thể năm 2008 giảm 129.731.397.916 VNĐ, tương ứng giảm 75,16% so với năm 2007. Nhưng qua năm 2009 thì mức doanh thu đã tăng 95.752.387.249 VNĐ, tương ứng với 223,30% so với năm 2008. Tuy nhiên tổng doanh thu năm 2010 so với năm 2009 hầu như không tăng.
Giải thích cho việc tổng doanh thu giảm mạnh trong năm 2008 là do cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, thêm vào đó là sự xuất hiện của nhiểu đối thủ cạnh tranh cùng với những sản phẩm và dịch vụ có giá rẻ hơn đã làm cho lượng khách hàng của Công ty giảm đi đáng kể. Tuy nhiên qua năm 2009 Công ty đã tìm lại được vị trí của mình bằng cách tăng cường chất lượng dịch vụ, điều chỉnh giá phù hợp hơn với mức sống của người tiêu dùng, thực hiện nhiều hơn các chương trình khuyến mãi để thu hút khách hàng, thêm vào đó trong năm 2009 Công ty nhận làm dịch vụ cho Tập đoàn Nestle, mà hàng hóa tập đoàn này nhập về rất lớn và theo quy tắc kế toán, khoản doanh thu phải được nhập vàp sổ sách của Trung Minh Thành và sẽ được khấu trừ sau, do đó mức doanh thu của Công ty tăng lên tương đối cao.
- Lợi nhuận sau thuế của Công ty năm 2008 đạt 166.181.086 VNĐ giảm 824.407.791 VNĐ so với năm 2007, tương ứng giảm 83,22%. Kết quả của sự sụt giảm này là do:
• Tổng doanh thu của Công ty trong năm 2008 giảm 129.731.397.916 VNĐ tương ứng với 75,16%.
• Do sự biến động của các chi phí:
Chi phí hoạt động tăng 140.092.759 VNĐ tương đương với 58,07%.
Chi phí bán hàng giảm 248.639.910 VNĐ tương đương với 15,85%.
Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 701.136.463 VNĐ tương đương với 83,12%. - Tuy nhiên vào năm 2009 thì lợi nhuận sau thuế của Công ty đã có những tiến triển hết sức to lớn, năm 2009 lợi nhuận sau thuế đạt 914.665.993 VNĐ, tăng 748.484.907 VNĐ so với năm 2009, tương ứng với 450,40%. Kết quả của sự tăng trưởng này là do:
• Tổng doanh thu của Công ty trong năm 2009 tăng 95.752.387.249 VNĐ tương ứng với 223,30%.
• Do sự biến động của các chi phí:
Giá vốn hàng bán tăng 94.635.789.631 VNĐ, tườn ứng với 248,18%.
Chi phí hoạt động giảm 719.448.086 VNĐ, tương ứng với 18,87%.
Chi phí bán hàng tăng 948.426.206 VNĐ tương đương với 71,83%.
Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng nhẹ 228.978.120 VNĐ, tương ứng vói 14,82%.
2.1.5.2 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty Bảng 2.2: Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh
ĐVT: VNĐ
(Nguồn: P. Kế toán)
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Thu nhập trước thuế và lãi (1) 167.787.282.500 36.202.465.290 131.496.896.200
Tổng doanh thu (2) 172.612.395.968 42.880.998.052 138.633.385.301
Lợi nhuận sau thuế (3) 990.588.877 166.181.086 914.665.993
Vốn chủ sở hữu (4) 1.954.570.868 3.104.420.809 2.780.660.597
Thu nhập sau thuế (5) 124.628.831.000 26.398.151.980 96.880.873.950
Tồng tài sản (6) 56.774.907.914 20.223.368.413 12.284.944.551
Hệ số LN hoạt động (1)/(2) 0,972 0,844 0,949
Hệ số LN ròng (3)(/2) 0,006 0,004 0,007
Hệ số TN/Vốn cổ phần(ROE) (3)/(4) 0,507 0,054 0,329
Hệ số TN/Đầu tư (ROI)(5)/(6) 2,195 1,305 7,886
Nhận xét:
℡Hệ số lợi nhuận hoạt động cho biết việc sử dụng hợp lý các yếu tố trong quá trình sản xuất kinh doanh để tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Hệ số lợi nhuận hoạt động = Thu nhập trước thuế và lãi (EBIT)/Doanh thu.
Hệ số biên lợi nhuận hoạt động cho biết 1 đồng vốn bỏ ra có thể thu về bao nhiêu thu nhập trước thuế. Hệ số lợi nhuận hoạt động cao có nghĩa là quản lý chi phí có hiệu quả, hay doanh thu tăng nhanh hơn chi phí hoạt động.
Hệ số biên lợi nhuận hoạt động 2008/2007 là -0,128 điều này chứng tỏ 1 đồng vốn bỏ ra thì lợi nhuận trước thuế giảm 0,128 đồng so với năm 2007.
Hệ số lợi nhuận biên 2009/2008 là 0,105 điều này có nghĩa là 1 đồng vốn bỏ ra thì thu về 0,105 đồng lợi nhuận trước thuế.
Công ty đã cải thiện mức lợi nhuận ròng một cách rõ rệt, bằng cách sử dụng hợp lý các yếu tố trong sản xuất kinh doanh như: vốn, tài sản, các chính sách của Nhà nước, các xu thế hội nhập,…tạo ra lợi nhuận nhiều hơn cho Công ty.
℡ Hệ số lợi nhuận ròng: phản ánh khoản thu nhập ròng (thu nhập sau thuế) của một công ty so với doanh thu của nó.
Hệ số lợi nhuận ròng = Lợi nhuận ròng / Doanh thu.
Trên thực tế, hệ số lợi nhuận ròng giữa các ngành là khác nhau, còn trong bản thân một ngành thì công ty nào quản lý và sử dụng các yếu tố đầu vào tốt hơn thì sẽ có hệ số này cao hơn. Xét từ góc độ nhà đầu tư, một công ty có điều kiện phát triển thuận lợi sẽ có mức lợi nhuận ròng cao hơn lợi nhuận ròng trung bình của ngành và có thể liên tục tăng. Ngoài ra, một công ty càng giảm chi phí của mình một cách hiệu quả thì hệ số lợi nhuận ròng càng cao.
Năm 2008 1 đồng doanh thu thu được 0,004 đồng lợi nhuận, giảm 0,002 so với năm 2007. Nhưng năm 2009 thì hệ số này đã tăng trở lại, 1 dồng doanh thu thu được 0,007 đồng lợi nhuận. Điều này chứng tỏ Công ty đã có hoạt động kinh doanh hiệu quả trong thời gian qua, khắc phục được mức sụt giảm lợi nhuận ròng năm 2008.
℡ Hệ số ROE: phản ánh mức thu nhập ròng trên vốn cổ phần của cổ đông. Hệ số này được các nhà đầu tư cũng như các cổ đông đặc biệt quan tâm.
ROE = Lợi nhuận ròng / Vốn chủ sở hữu
Năm 2008 1 đồng vốn bỏ ra thì tạo ra 0,054 đồng lợi nhuận, giảm 0,453 so với năm 2007. Năm 2009 1 đồng vốn bỏ ra tạo ra 0,329 đồng lợi nhuận.
Mặc dù có một biến động nhẹ trong năm 2008 về hiệu quả sử dụng vốn nhưng trong năm 2009 Công ty đã khắc phục được sự sụt giảm đó, sử dụng hiệu quả hơn đồng vốn chủ sở hữu.
℡Hệ số ROI: phản ánh mức độ ảnh hưởng của biên lợi nhuận so với doanh thu và tổng tài sản.
ROI = Thu nhập ròng Doanh số bán * Doanh số bán Tổng tài sản = Thu nhập ròng Tổng tài sản
Theo công thức trên thì tỷ lệ "Thu nhập ròng/Doanh số bán hàng" chính là thước đo biên lợi nhuận, và đó cũng chính là chỉ số phản ánh cách thức tạo ra lợi nhuận của công ty. Còn tỷ số "Doanh số bán hàng/Tổng tài sản" thể hiện cách thức công ty khai thác nguồn lực của mình để tạo ra doanh thu. Rõ ràng nếu khả năng sử dụng tài sản của công ty là không đổi thì hệ số thu nhập trên đầu tư phụ thuộc chặt chẽ vào biên lợi nhuận: tỉ suất lợi nhuận càng cao thì ROI càng cao và ngược lại. Trường hợp mức độ sử dụng nguồn lực không đổi mà vẫn có biên lợi nhuận cao phản ánh khả năng kinh doanh khéo léo của công ty: Marketing thu hút nhiều khách hàng, nắm được cơ hội bán hàng khi thị hiếu khách hàng đang tăng... Còn khi biên lợi nhuận không đổi, doanh số bán hàng càng cao thì chứng tỏ cách khai thác tài sản của công ty càng hiệu quả, và lúc đó kéo theo ROI cao.
Viết một cách ngắn gọn thì tỷ lệ thu nhập trên đầu tư được tính bằng cách chia thu nhập ròng (lợi nhuận) cho tổng giá trị tài sản của công ty nhân với 100 để thể hiện dưới dạng phần trăm (%). Hệ số này thể hiện khả năng tạo ra lợi nhuận của một công ty với một lượng tài sản nhất định trong tay. Nhưng quan trọng hơn là đối với các nhà quản lý, ROI là chỉ tiêu thông thường về mức độ lợi nhuận mà mức độ đó lại được dùng để đánh giá hiệu quả của khả năng sử dụng các nguồn lực đã được giao phó cho công ty. Việc kiểm soát ROI sẽ giúp cho nhà quản lý đánh giá hiệu quả của công tác hoạch định và các hoạt động sản suất khác.
℡Hệ số ROA: phản ánh hiệu quả việc sử dụng tài sản trong hoạt động kinh doanh của công ty và cũng là một thước đo để đánh giá năng lực quản lý của ban lãnh đạo công ty.
ROA = Lợi nhuận ròng / Tổng giá trị tài sản.
Năm 2008, 1 đồng tài sản mang lại 0,008 đồng lợi nhuận, giảm 0,009 so với năm 2007. Năm 2009, 1 đồng tài sản mang lại 0,074 đồng lợi nhuận.
Nguyên nhân chung của việc các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận đều giảm rồi
tăng là do năm 2008 doanh thu từ bán hàng và dịch vụ giảm và tăng nhanh trở lại vào năm 2009. Tuy trong khoảng thời gian này, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng đều nhưng nhỏ hơn tốc độ tăng của doanh thu, nên không ảnh hưởng quá xấu đến kết quả hoạt động kinh doanh, làm cho tốc độ tăng lợi nhuận cao. từ đó góp phần khôi phục, cải thiện hoạt động của Công ty càng hiệu quả hơn.
Kết luận: Nhìn chung, năm 2008 Công ty phải đối mặt với các điều kiện ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động kinh doanh nên sự biến động các chỉ tiêu là không tránh khỏi. Cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế toàn cầu làm thay đổi nền kinh tế của các quốc gia lớn và gây ảnh hưởng đến nền kinh tế chung.Tuy nhiên, đến năm 2009, Ban lãnh đạo Công ty đã có thực hiện các biện pháp như: tiến hành nhiều hơn các chương trình khuyến mãi, giảm giá, quảng cáo rộng rãi về sản phẩm, tăng cường tìm kiếm các nhà đầu tư,… nhằm đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, tăng lợi nhuận, tăng vốn… để đảm bảo cho Công ty hoạt động ổn định và phát triển trước sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp cùng ngành trên thị trường.