Lịch sử hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác tổ chức thực hiện hoạt động kinh doanh nhập khẩu tại công ty tnhh thương mại trung minh thành (Trang 40 - 46)

5. Kết cấu bài luận văn

2.1.1Lịch sử hình thành và phát triển

Công ty TNHH TM Trung Minh Thành được thành lập ngày 1 tháng 10 năm 1998 theo giấy phép số 041689, ban đầu Công ty hoạt động chính trong lĩnh vực xuất nhập khẩu với những mặt hàng chủ yếu: nông sản, thủ công mỹ nghệ, thức ăn gia súc, nguyên liệu và thành phẩm, bao bì…với các đối tác từ những thị trường lớn như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Mỹ, Pháp, Ai Cập…

Năm 2001 là cột mốc quan trọng cho sự phát triển của Công ty: trở thành Công ty nhập khẩu và phân phối sản phẩm phomai Teama & Bridel hộp tròn 8 miếng của Công ty Best Cheese Company Limited (Ai Cập), với chất lượng vượt trội của sản phẩm, giá cả hợp lý và đó là sản phẩm phomai duy nhất được nhập

khẩu nguyên gốc từ Ai Cập, mang lại thành công trên thị trường và hài lòng cho người tiêu dùng tại Việt Nam.

Năm 2003, Công ty chính thức nhập khẩu và phân phối độc quyền thương hiệu khô bò Jack Link’s (Mỹ), Chocolate Chocorock (Hàn Quốc) và thể hiện sự thành công ở hầu hết các hệ thống siêu thị bán lẻ trong cả nước.

Thành công nối tiếp thành công, năm 2005 Công ty Trung Minh Thành là nhà nhập khẩu cho tập đoàn NESTLE Việt Nam. Từ đó uy tín và vị thế của Công ty ngày càng được nâng cao trên thị trường trong và ngoài nước.

Năm 2007, Công ty được sự tín nhiệm trở thành nhà nhập khẩu và phân phối độc quyền cho mỹ phẩm thương hiệu Nail Precision (USA), mỹ phẩm thương hiệu Evergood, hóa mỹ phẩm LG, thực phẩm chức năng Botem của công ty Natural F&P Crop (Korea), Yogurt Erhmann (Đức), bánh quy Bergen (Ba Lan).

Năm 2008, nhập khẩu đường giảm cân Halo và thuốc rửa vết thương Cycle Light cho trẻ em.

Năm 2009 Công ty mở rộng về nhập khẩu và phân phối các sản phẩm đóng hộp Hạ Long và bánh quy Sông Long.

Năm 2010, Công ty bắt đầu nhập các sản phẩm chăm sóc trẻ em Pureen. Hiện nay với bề dày kinh nghiệm, tính chuyên nghiệp trong xuất nhập khẩu, Công ty TNHH TM Trung Minh Thành vinh dự trở thành nhà nhập khẩu độc quyền cho tập đoàn Nestle, cung cấp dịch vụ xuất nhập khẩu ủy thác cho nhiều đối tác trong và ngoài nước.

Với uy tín và kinh nghiệm Công ty ngày càng trưởng thành hơn theo thời gian, đặc biệt với đội ngũ nhân viên các phòng ban đầy nhiệt huyết, năng động Công ty đã thu được những thành công đáng kể. Giữ vững và duy trì sự tín nhiệm của đối tác cũ đồng thời mở rộng kinh doanh với các đối tác mới.

Với phương châm “Hài lòng và uy tín” Công ty luôn mong muốn được hợp tác với khách hàng, quý nhà sản xuất cũng như quý nhà phân phối trong và ngoài nước.

2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ 2.1.2.1 Chức năng

- Mua bán: Hạt nhựa, nông sản, thủy hải sản, hàng thủ công mỹ nghệ, sản phẩm gỗ, các nguyên phụ liệu chế biến gỗ, thành phẩm bánh kẹo các loại.

- Kinh doanh xuất nhập khẩu, thương mại, phân phối:

• Các mặt hàng xuất khẩu nông sản, hàng thủ công mỹ nghệ. • Các mặt hàng nhập khẩu: hạt nhựa, thực phẩm.

- Giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển, đường hàng không. - Làm đại lý phân phối hàng thực phẩm nhập khẩu: bánh kẹo, chocolate, phomai, sữa chua, khô bò, mỹ phẩm…cho một số tập đoàn lớn của nước ngoài.

2.1.2.2 Nhiệm vụ

- Tuân thủ các quy định trong kinh doanh và thực hiện tốt nghĩa vụ đối với Nhà nước: Nộp đúng và đầy đủ các loại thuế (thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt,...).

- Định kỳ hàng năm nộp báo cáo quyết toán và thực hiện các chủ trương của Nhà nước, nộp đầy đủ các quỹ như: BHXH, BHYT.

- Thực hiện các hạch toán kinh tế và chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh, đồng thời giải quyết thỏa đáng hài hòa lợi ích của các cá nhân, người lao động theo kết quả đạt được trong khuôn khổ pháp luật quy định.

- Thực hiện quy tắc tập trung dân chủ - quản lý theo chế độ một thủ trưởng trên cơ sở thực hiện quyền làm chủ tập thể của cán bộ công nhân viên.

2.1.3 Cơ cấu tổ chức

(Nguồn: P. HC – NS) Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức Công ty TNHH TM Trung Minh Thành

2.1.4 Chức năng của các bộ phận

Giám đốc

- Là người đại diện pháp nhân trước pháp luật, chịu trách nhiệm về những tổn thất do sản xuất kinh doanh kém hiệu quả gây ra.

- Điều hành hoạt động của Công ty, được quyền quyết định mọi hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ của Công ty.

- Trực tiếp quan hệ, giao dịch và ký kết hợp đồng kinh tế với khách hàng. - Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh dịch vụ dài hạn, ngắn hạn.

- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý. - Quyết định lương và phụ cấp (nếu có) cho người lao động.

Phó giám đốc

Thay mặt Giám đốc giải quyết một số công việc cụ thể trong phạm vi nhất định, kiểm soát các chi phí phát sinh trong Công ty, thực hiện các mục tiêu kinh doanh, theo dõi quá trình xuất nhập khẩu. Định kỳ phải báo cáo cho Giám đốc mức độ hoàn thành công việc được giao. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phòng Kinh doanh

- Tham mưu giúp việc cho Giám đốc xây dựng các chính sách định hướng sản xuất kinh doanh của Công ty. phổ biến chủ trương chính sách, hướng dẫn các thủ P. HC - NS Giám đốc

Phó Giám đốc

tục, quy định của Nhà nước đối với hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước, hoạt động xuất nhập khẩu và các tập quán thương mại quốc tế.

- Giao dịch trực tiếp để giúp Giám đốc thiết lập và mở rộng quan hệ khách hàng trong và ngoài nước nhằm xây dựng và củng cố, phát triển ngày càng vững tiềm năng hoạt động kinh doanh của Công ty dưới sự chỉ đạo của Giám đốc.

- Phối hợp với các phòng chức năng khác chủ động soạn thảo các hợp đồng kinh tế có liên quan đến hoạt động kinh doanh mua bán của Công ty. tổ chức thực hiện đầy đủ các hợp đồng kinh doanh đã được Giám đốc ký.

- Thực hiện các thao tác nghiệp vụ có liên quan đến sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu và nội địa của Công ty như: chuẩn bị nguồn cung ứng hàng xuất khẩu, nguồn tiêu thụ hàng nhập khẩu, các khâu giám định, kiểm dịch, hải quan, giao nhận, bảo hiểm, khiếu nại đòi bồi thường,… và đối ngoại như: tìm kiếm giao dịch với người bán và người mua, giải quyết tranh chấp khiếu nại với khách nước ngoài có liên quan theo ủy nhiệm và chỉ đạo của Giám đốc.

- Theo dõi, kiểm tra hàng hóa để điều tiết về các đơn đặt hàng của khách hàng. - Thực hiện các công việc khuếch trương và quảng bá thương hiệu Công ty như quảng cáo trên báo chí, truyền thông, phát hành lịch, thiệp mừng, quà tặng, giao tế,… Phối hợp với các phòng chức năng khác của Công ty để tham mưu cho Giám đốc về việc tổ chức thành lập Văn phòng đại diện, Chi nhánh của Công ty và các doanh nghiệp ở nước ngoài và các tỉnh, thành phố trong nước.

- Lưu trữ hồ sơ, tài liệu có liên quan các thao tác nghiệp vụ xúc tiến thương mại Phòng thực hiện.

Phòng Xuất nhập khẩu

Là đơn vị chuyên môn tham mưu, giúp việc cho Giám đốc trong các lĩnh vực: - Tổ chức và quản lý công tác thị trường, tìm thị trường xuất nhập khẩu cho Công ty.

- Chỉ đạo, theo dõi, quản lý công tác xuất nhập khẩu và thực hiện công tác nghiệp vụ ngoại thương và chỉ đạo các chương trình sản xuất theo hợp đồng lớn của Công ty với các đối tác.

- Thực hiện các công việc do Lãnh đạo Công ty giao phó.

Phòng Kế toán

- Tham mưu cho lãnh đạo Công ty trong lĩnh vực quản lý các hoạt động tài chính - kế toán, trong đánh giá sử dụng tài sản, tiền vốn theo đúng chế độ quản lý tài chính của Nhà nước.

- Trên cơ sở các kế hoạch tài chính và kế hoạch sản xuất kinh doanh xây dựng kế hoạch tài chính cho Công ty.

- Tổ chức quản lý kế toán (bao gồm đề xuất tổ chức bộ máy kế toán và hướng dẫn hạch toán kế toán).

- Định kỳ tập hợp phản ánh cung cấp các thông tin cho cho lãnh đạo Công ty về tình hình biến động của các nguồn vốn, vốn, hiệu quả sử dụng tài sản vật tư, tiền vốn của Công ty.

- Huy động các nguồn vốn phục vụ kịp thời cho sản xuất kinh doanh đúng theo các quy định của Nhà nước.

- Tổ chức hạch toán kế toán trực tiếp hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Tiếp nhận và phân phối các nguồn tài chính (trợ cước, trợ giá, hỗ trợ lãi suất dự trữ lưu thông, cấp bổ sung vốn lưu động hoặc các nguồn hỗ trợ khác của Nhà nước...), đồng thời thanh toán, quyết toán với Nhà nước, các cấp, các ngành về sử dụng các nguồn hỗ trợ trên.

- Phối hợp các phòng ban chức năng trong Công ty nhằm phục vụ tốt công tác sản xuất kinh doanh của Công ty.

Phòng Hành chính nhân sự

- Chỉ đạo quản lý điều hành và theo dõi tiến độ thực hiện công việc của nhân viên trong phòng nhân sự.

- Xây dựng quy chế quy định về quản lý nhân sự tiền lương BHXH, BHYT và phúc lợi công ty.

- Tổ chức kiểm tra đôn đốc, nhắc nhở toàn thể CB-CNV chấp hành chủ trương chính sách, quy chế nội quy quy định trong phạm vi toàn công ty, chỉ đạo trong công tác sơ vấn phỏng vấn và tiếp nhận lao động.

- Chỉ đạo triển khai theo dõi thời hạn hợp đồng lao động của toàn thể CB-CNV. - Chỉ đạo tổ chức các chương trình đào tạo và tái đạo tạo CB-CNV để đáp ứng yêu cầu công việc.

- Tổ chức ghi nhận tổng hợp đánh giá và đề xuất với Giám đốc quyết định khen thưởng, bổ nhiệm bãi nhiệm nâng lương, hạ lương theo để nghị của các phòng ban, các đơn bị trực thuộc. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Thực hiện và đánh giá, báo cáo với Giám đốc về việc chấp hành quy định nội quy. - Triển khai theo dõi kết quả thực hiện các thông báo, quyết định khen thưởng kỷ luật của Giám đốc.

- Kiểm tra công tác cập nhật xử lý thông tin nhân sự toàn Công ty, cập nhật thường xuyên thông tin bên ngoài để ổn định phát triển nguồn nhân lực.

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác tổ chức thực hiện hoạt động kinh doanh nhập khẩu tại công ty tnhh thương mại trung minh thành (Trang 40 - 46)