Thực hiện hợp đồng ngoại thương

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác tổ chức thực hiện hoạt động kinh doanh nhập khẩu tại công ty tnhh thương mại trung minh thành (Trang 29 - 105)

5. Kết cấu bài luận văn

1.4.6Thực hiện hợp đồng ngoại thương

Để thực hiện tốt hợp đồng ngoại thương đã ký kết, người nhập khẩu cần phải quan tâm thực hiện các công việc sau:

1.4.6.1 Nắm vững và thực hiện đúng theo các quy định về quản lý nhập khẩu của Nhà nước.

Thương nhân nhập khẩu phải thực hiện đúng theo nội dung quy định hiện hành trong các văn bản luật đã được Quốc hội thông qua. các quyết định, thông tư hướng dẫn của các Bộ, ngành về việc quản lý xuất khẩu, nhập khẩu. Để biết được nội dung trong các văn bản pháp luật đó thì người nhập khẩu có thể đọc trên công báo hoặc truy cập trên các Website:

Website của Chính phủ: www.chinhphu.vn

Website của Bộ Công Thương: www.moit.gov.vn

Website của Bộ Tài Chính: www.mof.gov.vn

Website của Tổng cục Hải quan: www.customs.gov.vn

1.4.6.2 Mở L/C (nếu thanh toán theo L/C) a. Làm đơn mở L/C

- Điều kiện để mở L/C: Muốn mở được L/C tại ngân hàng, người nhập khẩu phải có tài khoản ngoại tệ tại ngân hàng, làm đơn xin mở L/C và thực hiện đầy đủ các quy định của ngân hàng về thủ tục xin mở L/C.

- Cách thức mở L/C:

+ Với L/C trả ngay: Những giấy tờ cần nộp khi đến ngân hàng xin mở L/C:

• Giấy phép nhập khẩu hàng hóa (nếu hàng quản lý bằng giấy phép). • Hợp đồng nhập khẩu.

• Đơn xin mở L/C trả ngay (theo mẫu).

+ Đối với L/C trả chậm: Những giấy tờ cần nộp khi đến ngân hàng xin mở L/C:

• Giấy phép nhập khẩu hàng hóa (nếu hàng quản lý bằng giấy phép). • Hợp đồng nhập khẩu.

• Phương án kinh doanh hàng trả chậm.

• Bảng quyết toán tài chính của đơn vị trong thời điểm gần nhất. • Thế chấp tài sản khi công ty thực hiện vay vốn của ngân hàng để ký quỹ. • Đơn xin mở L/C trả chậm (theo mẫu).

b. Ký quỹ mở L/C

Việc ký quỹ mở L/C tùy thuộc theo quy định của ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ và thường mỗi ngân hàng có mức ký quỹ ấn định khác nhau đối với từng đối tượng khách hàng.

- Nếu số dư tài khoản gửi của đơn vị lớn hơn số tiền ký quỹ thì ngân hàng sẽ trích số tiền ký quỹ từ tài khoản tiền gửi sang tài khoản ký quỹ.

- Nếu số dư tài khoản tiền gửi nhỏ hơn số tiền ký quỹ, thì sẽ giải quyết bằng một trong hai cách sau:

• Mua ngoại tệ để ký quỹ. • Vay ngoại tệ để ký quỹ.

1.4.6.3 Thuê phương tiện vận tải

a. Cơ sở để xác định người nhập khẩu phải thuê phương tiện vận tải

Người nhập khẩu thuê phương tiện vận tải nếu trong hợp đồng ngoại thương thỏa thuận việc mua bán hàng hóa theo điều kiện thương mại quốc tế thuộc nhóm: EXW, FCA, FAS, FOB Incoterms ® 2010.

b.Một số vấn đề cần lưu ý khi thuê phương tiện vận tải

Có nhiều loại phương tiện hàng hóa tham gia vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu như vận tải đường biển, đường sắt, đường bộ, đường hàng không, đường ống, bưu điện trong đó vận tải đường biển sử dụng rộng rãi nhất:

Phương thức thuê tàu chợ (Liner)

Thuê tàu chợ còn gọi là lưu cước tàu chợ (Booking a shipping space) hoặc lưu khoang, theo biểu cước đã định sẵn (Liner tariff) là người chủ hàng thông qua người môi giới thuê tàu (Broker) hoặc trực tiếp tự mình đứng ra yêu cầu chủ tàu (Shipowner) hoặc người chuyên chở (Carrier) giành cho thuê một phần chiếc tàu chợ để chuyên chở một lô hàng từ cảng này đến cảng khác và chấp nhận thanh toán cước cho người chuyên chở theo biểu cước đã định sẵn. Mối quan hệ giữa chủ hàng và người chuyên chở được điều chỉnh bằng một vận đơn đường biển.

Phương thức thuê tàu chuyến (Tramp)

Thuê tàu chuyến (Voyage charter) là chủ tàu cho người thuê tàu (Charterer) thuê toàn bộ chiếc thuyền để chuyên chở hàng hóa giữa hai hay nhiều cảng và được hưởng tiền cước thuê tàu (Freight) do hai bên thỏa thuận. Mối quan hệ giữa người chủ tàu là người cho thuê tàu và chủ hàng là người đi thuê tàu được điều chỉnh bằng một văn bản gọi là hợp đồng thuê tàu chuyến.

Phương thức thuê tàu định hạn

Thuê tài định hạn (Time charter) là chủ tàu cho người thuê tàu thuê toàn bộ con tàu để sử dụng vào mục đích kinh doanh chuyên chở hàng hóa trong một thời gian nhất định. Hai bên cùng ký kết một văn bản gọi là hợp đồng thuê tàu định hạn, theo đó chủ tàu có trách nhiệm chuyển giao quyền sử dụng chiếc tàu thuê cho người thuê tàu và bảo đảm khả năng đi biển của chiếc tàu đó trong suốt thời gian thuê, còn người thuê tàu có trách nhiệm trả tiền thuê tàu và chịu trách nhiệm về việc kinh doanh khai thác chiếc tàu thuê. Sau khi hết thời hạn thuê phải hoàn lại cho chủ tàu con tàu trong tình trạng kỹ thuật tốt tại cảng và trong thời hạn quy định.

Phương thức thuê tàu định hạn chỉ nên áp dụng khi chủ hàng có khối lượng hàng lớn và ổn định. Tuy nhiên phải xem xét đến hiệu quả kinh doanh giữa việc thuê tàu định hạn hay mua tàu hoặc đóng tàu mới để khai thác.

1.4.6.4 Mua bảo hiểm

a. Cơ sở để xác định người nhập khẩu nên mua bảo hiểm hàng hóa

Mặc dù trong Incoterms 2000 không quy định người nhập khẩu có nghĩa vụ mua bảo hiểm hàng hóa, nhưng khi mua hàng hóa theo điều kiện nhóm EXW, FCA, FAS, FOB, CFR, CPT Incoterms ® 2010 thì người nhập khẩu cũng nên tự thu xếp việc mua bảo hiểm hàng hóa cho chính mình để nếu có rủi ro xảy ra trong quá trình vận chuyển sẽ được công ty bảo hiểm bồi thường.

b.Một số vấn đề cần lưu ý khi mua bảo hiểm hàng hóa

Về việc lựa chọn điều kiện bảo hiểm, người nhập khẩu khi mua bảo hiểm cần xét đến các yếu tố:

- Tính chất hàng hóa.

- Tính chất bao bì và phương thức xếp dỡ hàng.

- Loại hình phương tiện chuyên chở, cách xếp hàng trên tàu, điều kiện xếp dỡ ở các cảng có liên quan.

- Khoảng cách và thời gian vận chuyển.

- Khí hậu, thời tiết trong quá trình vận chuyển.

- Những rủi ro, bất trắc có thể xảy ra trong quá trình vận chuyển, giao nhận. - Hành trình chuyên chở.

1.4.6.5 Thanh toán

Thanh toán là nghĩa vụ của người nhập khẩu trong hợp đồng ngoại thương. Tùy theo phương thức thanh toán, việc thanh toán có những điểm khác nhau:

Nếu thanh toán theo phương thức chuyển tiền trả trước thì người nhập khẩu lập lệnh chuyển tiền gửi đến ngân hàng phục vụ mình để yêu cầu ngân hàng trích trong tài khoản ngoại tệ của mình để thanh toán cho người xuất khẩu sau khi người nhập khẩu đã nhận được hàng và bộ chứng từ.

Nếu thanh toán theo phương thức chuyển tiền trả sau thì người nhập khẩu lập lệnh chuyển tiền gửi đến ngân hàng yêu cầu ngân hàng trích tiền trong tài khoản của mình gửi cho người xuất khẩu sau đó người xuất khẩu sẽ giao hàng hóa và bộ chứng từ cho người nhập khẩu.

Nếu thanh toán bằng phương thức nhờ thu trơn thì người nhập khẩu phải thực hiện thủ tục thanh toán cho người xuất khẩu sau khi người xuất khẩu giao hàng và bộ chứng từ hàng hóa cho người nhập khẩu.

Nếu thanh toán bằng nhờ thu kèm chứng từ thì người nhập khẩu phải thực hiện việc trả tiền (trong trường hợp D/P) hoặc chấp nhận hối phiếu của người xuất khẩu (trong trường hợp D/A) thì ngân hàng mới giao bộ chứng từ cho người nhập khẩu để họ tổ chức việc nhận hàng.

Nếu thanh toán giao chứng từ trả tiền ngay (CAD) thì người xuất khẩu phải xuất trình các chứng từ mà người nhập khẩu yêu cầu tại ngân hàng hoặc nơi được chỉ định để được xem xét thanh toán.

Nếu thanh toán tín dụng chứng từ thì khi nhận bộ chứng từ do ngân hàng phục vụ bên bán chuyển tới, ngân hàng mở L/C sẽ kiểm tra hết sức kỹ lưỡng bộ chứng từ. Nếu bộ chứng từ hợp lệ thì ngân hàng thanh toán (nếu L/C trả ngay) hoặc chấp nhận hối phiếu (nếu L/C trả chậm) và thông báo cho người nhập khẩu đến nhận bộ chứng từ để tổ chức việc nhận hàng đồng thời kết toán tiền hàng đã thanh toán cho người xuất khẩu với người nhập khẩu. Nếu chứng từ bất hợp lệ thì ngân hàng hoàn trả lại bộ chứng từ cho ngân hàng thông báo để chuyển trả cho người xuất khẩu để điều chỉnh các bất hợp lệ trên chứng từ rồi xuất trình lại bộ chứng từ đã được điều chỉnh hợp lệ trong thời hạn quy định, lúc đó ngân hàng mới xem xét thanh toán cho người xuất khẩu hoặc hỏi ý kiến người nhập khẩu để có phương pháp xử lý thích hợp.

1.4.5.6 Thực hiện thủ tục hải quan

Hiện nay hầu hết các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong cả nước đã áp dụng hình thức khai báo hải quan điện tử. Quy định hướng dẫn thí điểm thủ tục hải quan điện tử - Theo Quyết định số 52/2007/QĐ-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính, ban hành ngày 22/6/2007.

1.4.6.7 Nhận hàng

a. Nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển

• Khi nhận được Giấy thông báo tàu đến (Notice of Arrival), người nhập khẩu mang vận đơn đường biển bản gốc, giấy giới thiệu đến đại lý hãng tàu làm lệnh giao hàng (Delivery Order – D/O).

• Nộp phí lưu kho, phí xếp dỡ và biên lai thanh toán phí. • Cảng nhận hàng từ tàu và đưa hàng về kho bãi cảng.

• Đem biên lai nộp phí, ba bản D/O, hóa đơn thương mại và phiếu đóng gói đến văn phòng quản lý tàu tại cảng để xác nhận D/O (tại đây lưu một bản D/O) và tìm vị trí hàng.

• Mang hai bản D/O còn lại đến Phòng Thương vụ cảng để làm phiếu xuất kho. • Đem phiếu xuất kho đến kho cảng để liên hệ nhận hàng.

• Thực hiện thủ tục hải quan. • Chở hàng về kho riêng của mình.

Nhận hàng trực tiếp từ người vận tải giao không qua lưu kho bãi cảng • Người nhập khẩu lập các giấy tờ cần thiết để trực tiếp nhận hàng từ tàu giao. • Thực hiện thủ tục hải quan.

• Chở hàng về kho riêng của mình.

Nhận hàng bằng container

Hàng nguyên container (FCL)

o Khi nhận được giấy thông báo tàu đến, người nhập khẩu mang vận đơn đường biển bản gốc và giấy giới thiệu đến đại lý hãng tàu để lấy D/O.

o Làm thủ tục hải quan.

o Làm xong các thủ tục cần thiết, chủ hàng đem bộ chứng từ nhận hàng trong đó có D/O đến cảng để nhận hàng

Tùy theo từng hãng tàu đưa ra thời hạn để giải phóng container khác nhau, trong số ngày quy định đó, chủ hàng không phải chịu phí, nếu quá thời hạn, chủ hàng sẽ bị phạt “chậm lấy hàng”, cũng tùy mỗi chủ tàu sẽ có mức phạt khác nhau.

Hàng lẻ (LCL)

o Khi nhận được giấy thông báo hàng đến, người nhập khẩu mang vận đơn đường biển bản gốc đến hãng tàu hoặc đại lý của người giao nhận hoặc người gom hàng để lấy D/O.

o Nộp tiền lưu kho, phí xếp dỡ và lấy biên lai thanh toán.

o Đem biên lai nộp phí, ba bản D/O, hóa đơn thương mại và phiếu đóng gói đến văn phòng quản lý tàu tại cảng để xác nhận D/O (tại đây lưu một bản D/O) và tìm vị trí hàng.

o Mang hai bản D/O còn lại đến Phòng Thương vụ cảng để làm phiếu xuất kho. o Đem phiếu xuất kho đến kho cảng để liên hệ nhận hàng.

o Thực hiện thủ tục hải quan. o Chở hàng về kho riêng của mình.

b. Đối với việc nhận hàng nhập khẩu bằng đường hàng không

Bao gồm các công việc sau:

Nhận các giấy tờ chứng từ: Sau khi nhận được thông báo hàng đến, người nhập khẩu phải đến hãng hàng không để nhận các giấy tờ, chứng từ liên quan.

Nhận hàng tại sân bay: Mang chứng minh thư và giấy giới thiệu để nhận hàng tại sân bay. Khi nhận phải kiểm tra hàng hóa, nếu có hư hỏng, đổ vỡ phải lập biên bản giám định, có xác nhận của kho hàng để khiếu nại sau này.

Thực hiện thủ tục hải quan.

Thanh toán các khoản và đưa hàng ra khỏi sân bay.

♣ Khi nhận hàng người nhập khẩu cần lưu ý một số vấn đề sau:

Trong trường hợp nhận hàng nguyên tàu, trước khi nhận hàng, người nhập khẩu cần mời thuyền trưởng, đại diện hãng tàu, đại diện cảng, đại diện cơ quan giám định, đại diện công ty bảo hiểm (nếu có bảo hiểm) đến tại tàu để chứng kiến việc mở hầm tàu. Nếu có sự cố về hàng hóa thì phải lập ngay biên bản cần thiết để có cơ sở pháp lý khiếu nại người gây ra tổn thất, mất mát, thiệt hại về hàng hóa của mình hoặc có cơ sở để công ty bảo hiểm bồi thường theo điều kiện bảo hiểm.

Trong tất cả các trường hợp, khi tàu giao nhận với cảng hoặc trực tiếp giao cho người nhập khẩu, thì người nhập khẩu phải có người có mặt thường xuyên tại địa điểm giao hàng để kiểm tra số lượng, chất lượng hàng hóa được giao. Nếu nghi ngờ hoặc phát hiện hàng hóa bị hư hỏng, tổn thất thì phải mời các bên có liên quan lập biên bản kịp thời để có cơ sở pháp lý khiếu nại các bên có liên quan.

1.4.6.8 Kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu, nhãn hàng hóa, thực hiện việc dán tem

a. Kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu

Khi hàng hóa đến cửa khẩu, người nhập khẩu phải thực hiện đúng và đầy đủ các quy định và thủ tục về kiểm tra hàng hóa nhập khẩu theo Quyết định số 50/2006/QĐ – TTG ngày 07/03/2006 của Thủ tướng Chính phủ về sản phẩm hàng hóa phải kiểm tra chất lượng và các quyết định, thông tư hướng dẫn của các bộ và các cơ quan chức năng về kiểm tra hàng nhập khẩu.

Cơ quan kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu theo quy định trong Danh mục sản phẩm hàng hóa phải kiểm tra về chất lượng ban hành kèm Quyết định số 50/2006/QĐ – TTG ngày 07/03/2006 của Thủ tướng Chính phủ.

b.Thực hiện ghi nhãn hàng hóa

Theo nghị định số 89/2006/NĐ/CP ngày 30/08/2006 của Thủ tướng Chính phủ về nhãn hàng hóa, trong đó quy định:

Hàng hóa phải ghi nhãn (Điều 5 – Nghị định) như sau:

1. Hàng hóa lưu thông trong nước, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải ghi nhãn theo quy định của Nghị định này, trừ những trường hợp quy định tại các khoản 2,3,4 của Điều này.

2. Hàng hóa không bắt buộc phải ghi nhãn:

a) Hàng hóa là thực phẩm tươi, sống, thực phẩm chế biến không có bao bì và bán trực tiếp cho người tiêu dùng.

b) Hàng hóa là nhiên liệu, nguyên liệu (nông sản, thủy sản, khoáng sản), vật liệu xây dựng (gạch, ngói, vôi, cát, đá, sỏi, xi măng, đất màu, vữa, hỗn hợp bê tông thương phẩm), phế liệu (trong sản xuất, kinh doanh) không có bao bì và bán trực tiếp theo thỏa thuận với người tiêu dùng.

3. Trường hợp tổ chức, cá nhân nước ngoài nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam yêu cầu ghi nhãn theo hợp đồng mua bán và chịu trách nhiệm về yêu cầu của mình thì tổ chức, cá nhân xuất khẩu hàng hóa được thực hiện hợp đồng với điều kiện những

yêu cầu này không làm sai lệch bản chất của hàng hóa, không vi phạm pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước nhập khẩu.

4. Hàng hóa thuộc lĩnh vực an ninh, quốc phòng. hàng hóa là chất phóng xạ, hàng hóa sử dụng trong trường hợp khẩn cấp nhằm khắc phục thiên tai, dịch bệnh. phương tiện giao thông đường sắt, đường thủy, đường không. hàng hóa do các cơ quan Nhà nước tịch thu đem bán đấu giá, thanh lý có quy định riêng.

Do đó người nhập khẩu cần yêu cầu người xuất khẩu phải thực hiện việc dán nhãn hàng hóa theo quy chế trước khi giao hàng để được thông quan nhập khẩu hàng hóa đó.

c) Quy định về dán tem

Theo quy định của Bộ Tài chính về việc dán tem hàng nhập khẩu, hiện nay chỉ có mặt hàng rượu khi nhập khẩu phải được cơ quan Hải quan kiểm tra và dán tem xong mới được thông quan nhập khẩu.

1.4.6.9 Khiếu nại (nếu có) a. Khiếu nại người bán

Người nhập khẩu có quyền khiếu nại người xuất khẩu khi người xuất khẩu không giao hàng hoặc giao hàng chậm, giao thiếu hoặc phẩm chất hàng hóa không

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác tổ chức thực hiện hoạt động kinh doanh nhập khẩu tại công ty tnhh thương mại trung minh thành (Trang 29 - 105)