Cơ cấu các mặt hàng kinh doanh

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác tổ chức thực hiện hoạt động kinh doanh nhập khẩu tại công ty tnhh thương mại trung minh thành (Trang 54 - 58)

5. Kết cấu bài luận văn

2.2.3Cơ cấu các mặt hàng kinh doanh

Mỗi loại hàng hóa kinh doanh có một mức lợi nhuận riêng, phụ thuộc vào nhiều yếu tố kinh doanh như: Nguồn vốn kinh doanh, mức độ cạnh tranh trên thị trường, chi phí kinh doanh và rất nhiều yếu tố khác. Vì thế, nếu kinh doanh mặt

hàng có mức lợi nhuận lớn chiếm tỷ trọng cao trong toàn bộ cơ cấu mặt hàng kinh doanh thì tương ứng sẽ là tăng tổng lợi nhuận của Công ty lên và ngược lại.

Bảng 2.4: Cơ cấu các mặt hàng kinh doanh

ĐVT: VNĐ

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Chỉ tiêu Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Chocolate 1.891.047.658 18,12 876.463.006 16,97 1.591.765.376 23,29 Phomai 3.929.195.180 37,66 2.264.301.341 43,83 3.289.906.976 48,13 Mỹ phẩm 4.614.013.025 44,22 2.025.128.232 39,20 1.954.313.632 28,58 Tổng 10.434.255.863 100 5.165.892.579 100 6.835.985.984 100

(Nguồn: P. Kinh Doanh)

Các mặt hàng kinh doanh của Công ty gồm 3 mặt hàng chính: Chocolate, Phomai và mỹ phẩm.

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu các mặt hàng kinh doanh của Công ty 2007 – 2009

Từ bảng số liệu và biểu đồ trên ta thấy giá trị nhập khẩu qua các năm đều tăng nhưng không đồng đều điều đó được thể hiện ở từng mặt hàng cụ thể như sau:

Trong 3 mặt hàng chủ yếu mà TMT nhập về thì chocolate có giá trị nhỏ nhất. Giá trị nhập khẩu mặt hàng này năm 2007 là 1.891.047.658 VNĐ chiếm 18,12%, năm 2008 là 876.463.006 VNĐ, giảm 1,15% so với năm 2007. Tuy nhiên vào năm 2009 thì giá trị nhập khẩu chocolate đạt 1.591.765.376 VNĐ, tăng 5,17% và đạt mức cao nhất trong 3 năm. Mặt hàng này tuy chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong

cơ cấu hàng hóa nhập khẩu của Công ty (tương ứng trong 3 năm lần lượt là 18,12%. 16,97%. 23,29%) nhưng đây lại là một trong những mặt hàng triển vọng, hứa hẹn sẽ mang lại nhiều lợi nhuận cho Công ty. Lý giải cho sự gia tăng về tỷ trọng chocolate là:

- Dân số Việt Nam đang trong thời kỳ dân số trẻ và dự báo thời kỳ này sẽ còn kéo dài trong 30 – 50 năm nữa. Đặc điểm này là nhân tố quan trọng nhất quyết định sự tăng về giá trị nhập khẩu chocolate: Giới trẻ ngày nay đang ngày càng yêu thích và tỏ ra quan tâm đến mặt hàng này, vì nó không những là sản phẩm ngon, bổ dưỡng mà còn là một trong nhũng món quà nhiều ý nghĩa cho người thân.

- Sản phẩm chocolate mẫu mã đẹp, đa dạng, chất lượng tốt, giá cả lại phù hợp đáp ứng được thị hiếu và nhu cầu người tiêu dùng.

Trong 3 năm, giá trị nhập khẩu phomai đạt được rất lớn và luôn tăng cả về giá trị lẫn tỷ trọng nhập khẩu. Năm 2007, giá trị nhập khẩu phomai là 3.929.195.180 VNĐ chiếm 37,66%, năm 2008 là 2.264.301.341 VNĐ chiếm 43,83% và năm 2009 là 3.289.906.976 VNĐ chiếm 48,13%. Tuy tỷ trọng nhập khẩu phomai tăng qua các năm nhưng giá trị nhập khẩu lại có những biến động , do:

- Tổng giá trị nhập khẩu qua các năm giảm do ảnh hưởng của sự thay đổi thị trường nước ngoài.

- Sự xuất hiện của nhiều đối thủ cạnh tranh với những sản phẩm đa chủng loại và giá cả khiến cho người tiêu dùng bị phân tán.

Mặc dù vậy, phomai vẫn là một trong những mặt hàng có giá trị nhập khẩu cao và mang lại nhiều lợi nhuận cho Công ty.

Có thể thấy rằng giá trị nhập khẩu của 2 mặt hàng chocolate và phomai đang có xu hướng tăng, đây là những mặt hàng mà Công ty đang tập trung khai thác và đã mang lại hiệu quả tích cực. Hai mặt hàng này được Công ty nhập về từ các nhà sản xuất có uy tín và có chất lượng cao phù hợp với nhu cầu tiêu dùng trong nước. Hơn nữa, 2 mặt hàng này ít bị tổn thất và tổn thất không lớn, các chi phí phát sinh trong quá trình nhập khẩu và xuất kho không cao lại có sức tiêu thụ ổn định trên thị trường. Chính vì thế Công ty nên quan tâm, tập trung hơn nữa để tăng doanh thu và lợi nhuận.

Mặt hàng mỹ phẩm trong 3 năm qua lại đang có chiều hướng sụt giảm, năm 2007 giá trị nhập khẩu đạt 4.614.013.025 VNĐ chiếm 44,22%, năm 2008 giá trị này giảm xuống còn 2.025.128.232 VNĐ chiếm 39,20% và năm 2009 là 1.954.313.632 VNĐ chiếm 28,58%. Một trong những nguyên nhân chính gây ra sự giảm tỷ trọng mặt hàng này là do:

- Mỹ phẩm là mặt hàng tương đối xa xỉ, trong tình hình giá cả đang ngày một leo thang, người tiêu dùng phải cân nhắc nhiều hơn trong việc lựa chọn và mua loại sản phẩm này.

- Hiện nay các nhà sản xuất Việt Nam đã sản xuất ra nhiều loại mỹ phẩm có chất lượng tốt và phù hợp với khả năng chi tiêu của người Việt Nam, do đó đã tạo ra sự cạnh tranh gay gắt giữa hàng trong nước và hàng ngoại nhập, ít nhiều ảnh hưởng đến giá trị nhập khẩu của mặt hàng này.

Tóm lại, ta thấy tổng giá trị nhập khẩu theo các mặt hàng của Công ty trong

3 năm qua có nhiều thay đổi do ảnh hưởng bởi các yếu tố khách quan cũng như chủ quan. Công ty cần quan tâm hơn vào việc nghiên cứu sản phẩm, sức tiêu thụ của thị trường, giá cả nhập khẩu để có những kế hoạch đúng đắn trước khi nhập khẩu để tiêu thụ có hiệu quả.

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác tổ chức thực hiện hoạt động kinh doanh nhập khẩu tại công ty tnhh thương mại trung minh thành (Trang 54 - 58)