luận văn quản trị rủi ro, luận văn khách sạn, luận văn du lịch vip, chuyên đề khách sạn du lịch, luận văn quản trị trực tuyến, chuyên đề dịch vụ bổ sung
Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 1.1 Tính cấp thiết của đề tài. 1.1.1 Về góc độ lý thuyết Hiện nay, trong bối cảnh nền kinh tế thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt thì hiệu quả kinh doanh đang là vấn đề sống còn đối với mỗi doanh nghiệp. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới diễn ra trong thời gian qua (từ cuối năm 2007) và cho đến nay vẫn chưa chấm dứt đã để lại nhiều bài học lớn cho các nền kinh tế trên thế giới nói chung, các DN nói riêng. Do vậy, để có thể tồn tại và phát triển thì bản thân DN cần phải xác định đúng hướng đi của mình sao cho phù hợp nhất, từ đó nâng cao hơn nữa hiệu quả sản xuất kinh doanh. Để nâng cao hiệu quả kinh doanh thì vốn là yếu tố hàng đầu mà mỗi DN cần quan tâm. Khi đã huy động được vốn thì vấn đề quản lý và sử dụng vốn kinh doanh sao cho có hiệu quả nhất lại là yếu tố quan trọng nhất nhằm phát huy hết hiệu quả của vốn. DN nào biết quản lý, sử dụng nguồn vốn của mình một cách hiệu quả nhất sẽ tồn tại, đứng vững và phát triển trên toàn thị trường. Những phần lợi nhuận từ việc sử dụng hiệu quả của nguồn vốn đem lại sẽ được đầu tư, tiến hành để tái sản xuất , kinh doanh mở rộng quy mô, đưa DN ngày càng phát triển lớn mạnh hơn. 1.1.2 Về góc độ thực tế Qua kết quả điều tra khảo sát thực tế, 4/5 phiếu điều tra đều có nhận định công tác phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty còn nhiều hạn chế, hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh chưa cao. Như vậy, có thể thấy rằng vấn đề quản lý, sử dụng vốn là vấn đề mà công ty cổ phần xúc tiến đầu tư thương mại và du lịch Việt Long có sự quan tâm đặc biệt, là vấn đề cấp bách nhất đang đặt ra cho công ty trong giai đoạn hiện nay. Cho nên, việc phân tích tình hình, hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần đầu tư xúc tiến đầu tư thương mại và du lịch Việt Long là cấp thiết. 1.2 Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài. Xuất phát cơ sở lý luận về tầm quan trọng của vốn kinh doanh và sự cần thiết Đường Xuân Đức - K43D6 Khoa Kế Toán – Kiểm Toán 1 Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại phải nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng nguồn vốn kinh doanh trong DN, từ tình hình thực tiễn qua thời gian thực tập tại công ty cổ phần xúc tiến đầu tư thương mại và du lịch Việt Long, em đã lựa chọn đề tài: “Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần xúc tiến đầu tư thương mại và du lịch Việt Long” làm đề tài nghiên cứu. 1.3 Các mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là hệ thống hóa những vấn đề về vốn kinh doanh và phân tích vốn kinh doanh. Phân tích tình hình sử dụng và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần xúc tiến đầu tư thương mại và du lịch Việt Long. Từ đó nêu ra những kết quả đã đạt được, những mặt còn tồn tại và nguyên nhân trong việc sử dụng vốn kinh doanh của công ty. Từ đó đề xuất những giải pháp nhằm giúp công ty cổ phần xúc tiến đầu tư thương mại và du lịch Việt Long nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh. 1.4 Phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: vốn kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh - Không gian nghiên cứu: Công ty cổ phần xúc tiến đầu tư thương mại và du lịch Việt Long. - Thời gian nghiên cứu: Số liệu phân tích do đơn vị cung cấp qua 2 năm: 2009 và 2010. 1.5 Một số khái niệm và phân định nội dung của vấn đề nghiên cứu. 1.5.1 Một số khái niệm 1.5.1.1 Công ty cổ phần Công ty cổ phần là DN trong đó: - Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. - Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa. - Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của Đường Xuân Đức - K43D6 Khoa Kế Toán – Kiểm Toán 2 Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại DN trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp. - Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 81 và khoản 5 Điều 84 của Luật này. (1) Điều 77 Luật doanh nghiệp 2005 1.5.1.2 Vốn kinh doanh Vốn kinh doanh của DN là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ giá trị tài sản được huy động sử dụng vào mục đích sản xuất kinh doanh nhằm mục đích sinh lời (2) Giáo trình Tài chính doanh nghiệp – PGS.TS Nguyễn Đình Kiệm, Học viện Tài chính – Nhà xuất bản Tài chính 2008 Căn cứ vào đặc điểm chu chuyển của vốn thì vốn kinh doanh được chia làm 2 loại: Vốn cố định và vốn lưu động • Vốn cố định Vốn cố định là chỉ tiêu phản ánh giá trị tính bằng tiền của tài sản cố định bao gồm TSCĐ hữu hình, tài sản cố định thuê tài chính và tài sản cố định vô hình (3) Giáo trình phân tích kinh tế doanh nghiệp thương mại – ĐH Thương Mại – Năm 2006 • Vốn lưu động Vốn lưu động là biểu hiện giá trị tính bằng tiền của tài sản ngắn hạn sử dụng trong kinh doanh. (4) Giáo trình phân tích kinh tế doanh nghiệp thương mại - ĐH Thương Mại – Năm 2006 1.5.1.3 Hiệu quả kinh doanh Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế khách quan phản ánh các lợi ích kinh tế xã hội đạt được từ quá trình hoạt động kinh doanh. Hiệu quả kinh doanh bao gồm hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội trong đó hiệu quả kinh tế có vai trò, ý nghĩa quyết định 1.5.1.4 Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh là những chỉ tiêu phản ánh mối quan hệ so sánh giữa kết quả hoạt động kinh doanh với các chỉ tiêu vốn kinh doanh mà DN sử dụng trong Đường Xuân Đức - K43D6 Khoa Kế Toán – Kiểm Toán 3 Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại kỳ kinh doanh. (6) Giáo trình phân tích kinh tế doanh nghiệp thương mại - ĐH Thương Mại – Năm 2006 1.5.2 Phân định nội dung phân tích 1.5.2.1 Phân tích tình hình sử dụng vốn kinh doanh 1.5.2.1.1 Phân tích khái quát tình hình tăng giảm và cơ cấu tổng vốn kinh doanh Nếu tài sản của DN tăng, đồng thời các chỉ tiêu doanh thu bán hàng và lợi nhuận kinh doanh tăng (so với kế hoạch) hoặc tỷ lệ tăng của doanh thu bán hàng và lợi nhuận kinh doanh ≥ tỷ lệ tăng của tài sản thì đánh giá là tốt, phản ánh khả năng sản xuất và quy mô hoạt động kinh doanh của DN tăng. Còn trường hợp tài sản của DN tăng nhưng doanh thu bán hàng và lợi nhuận kinh doanh không tăng hoặc tỷ lệ tăng nhỏ hơn tỷ lệ tăng của tài sản là không hợp lý, DN chưa khai thác tốt tiềm năng của tài sản cho hoạt động kinh doanh, năng lực sản xuất và quy mô của DN giảm. Phân tích cơ cấu tài sản để đánh giá được việc đầu tư phân bổ tài sản của DN có hợp lý hay không; có ảnh hưởng tốt đến tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh hay không; việc phân tích, đánh giá cơ cấu tài sản kinh doanh căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm trong hoạt động kinh doanh, chính sách đầu tư vốn của DN. 1.5.2.1.2 Phân tích tình hình tăng giảm và cơ cấu vốn lưu động Nếu tài sản ngắn hạn của DN tăng đồng thời doanh thu bán hàng của DN trong kỳ tăng, tỷ lệ tăng của doanh thu bán hàng ≥ tỷ lệ tăng của tài sản ngắn hạn thì đánh giá là tốt. Ngược lại, nếu tài sản ngắn hạn của DN trong kỳ tăng nhưng tỷ lệ tăng của tài sản ngắn hạn >tỷ lệ tăng của doanh thu là không tốt, DN cần có những biện pháp sử dụng tài sản ngắn hạn có hiệu quả nhằm tăng doanh thu. Phân tích tỷ trọng của các khoản mục tài sản ngắn hạn để đánh giá cơ cấu phân bổ tài sản ngắn hạn của DN có hợp lý hay không; có đáp ứng tốt cho nhu cầu kinh doanh hay không. Trong các khoản mục tài sản ngắn hạn nếu phát sinh các khoản dự phòng giảm giá đầu tư tài chính ngắn hạn, dự phòng phải thu khó đòi và dự phòng giảm giá hàng Đường Xuân Đức - K43D6 Khoa Kế Toán – Kiểm Toán 4 Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại tồn kho tăng lên là không tốt. 1.5.2.1.3 Phân tích tình hình tăng giảm và cơ cấu vốn cố định Nếu tài sản dài hạn của DN tăng thì năng lực sản xuất kinh doanh của DN tăng và ngược lại, tài sản dài hạn của DN giảm thì năng lực sản xuất kinh doanh của DN giảm. Phân tích kết cấu của tài sản dài hạn để đánh giá chính sách đầu tư cho tài sản dài hạn của DN có hợp lý hay không. 1.5.2.2 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn trong công ty cổ phần 1.5.2.2.1 Hiệu quả sử dụng tổng vốn kinh doanh Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh được coi là tốt khi cả 4 chỉ tiêu nêu trên đều phải tăng lên so với kỳ trước 1.5.2.2.2 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động Đường Xuân Đức - K43D6 Khoa Kế Toán – Kiểm Toán 5 Hệ số doanh thu trên VKD bình quân Doanh thu bán hàng trong kỳ VKD bình quân Hệ số LNTT trên VKD bình quân LNTT trong kỳ VKD bình quân Hệ số LNTT trên VCSH LNTT trong kỳ Vốn chủ sở hữu VKD bình quân VKD đầu kỳ + VKD cuối kỳ 2 = = = = Hệ số doanh thu trên VLĐ Doanh thu bán hàng trong kỳ VLĐ bình quân = Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại Nếu hệ số doanh thu, lợi nhuận trên vốn lưu động bình quân và hệ số vòng quay, số ngày lưu chuyển của vốn lưu động tăng thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động tăng và ngược lại, hệ số doanh thu, lợi nhuận trên vốn lưu động bình quân; hệ số vòng quay và số ngày lưu chuyển vốn lưu động giảm thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động giảm. 1.5.2.2.3 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định Nếu hệ số doanh thu và lợi nhuận trên vốn cố định tăng thì đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định tăng và ngược lại, hệ số doanh thu và lợi nhuận trên vốn cố định giảm thì hiệu quả sử dụng vốn cố định giảm. 1.5.2.2.4 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn góp cổ đông trong công ty cổ phần - Tỷ lệ sinh lời của 100 đồng vốn cổ đông Đường Xuân Đức - K43D6 Khoa Kế Toán – Kiểm Toán 6 Hệ số lợi nhuận trên VLĐ Lợi nhuận kinh doanh trong kỳ VLĐ bình quân = Hệ số vòng quay của VLĐ Giá vốn trong kỳ VLĐ bình quân = Số ngày lưu chuyển của VLĐ VLĐ bình quân × 360 ngày Giá vốn trong kỳ = Hệ số doanh thu trên VCĐ Doanh thu bán hàng trong kỳ VCĐ bình quân = Hệ số lợi nhuận trên VCĐ Lợi nhuận trong kỳ VCĐ bình quân = Tỷ lệ sinh lời của 100 đồng vốn cổ đông Lợi nhuận sau thuế *100 Vốn góp cổ đông bình quân trong kỳ Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại Chỉ tiêu này phản ánh cứ 100 đồng vốn góp cổ đông sử dụng bình quân thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao, chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn cổ đông càng lớn. Để nâng cao chỉ tiêu này, một mặt DN phải tăng quy mô về tổng lợi nhuận sau thuế thu nhập DN, mặt khác DN phải sử dụng tiết kiệm hợp lý và cơ cấu hợp lý về cơ cấu vốn sản xuất kinh doanh. - Thu nhập bình quân mỗi cổ phần thường (EPS) Là chỉ tiêu biểu hiện mối quan hệ giữa tổng mức lợi nhuận sau thuế thu nhập DN với số lượng cổ phần đang lưu hành trong DN. Chỉ tiêu này phản ánh mỗi cổ phần thường đang lưu hành trong kỳ của DN thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả sử dụng vốn cổ phần của DN càng lớn - Cổ tức bình quân cho 100 đồng vốn góp cổ đông Là chỉ tiêu phản ánh cứ 100 đồng vốn góp cổ đông bình quân trong kỳ thu được bao nhiêu đồng tiền lãi. Chỉ tiêu này càng cao, chứng tỏ cổ tức trả cho vốn góp cổ đông càng lớn. Chỉ tiêu này phụ thuộc rất nhiều yếu tố trong đó chủ yếu là chính sách chi trả cổ tức của công ty. Đây là chỉ tiêu khá nhạy cảm, vì thế buộc ban quản trị của công ty phải luôn có chính sách chi trả cổ tức hợp lý, vừa đảm bảo quyền lợi của cổ đông, vừa đảm bảo duy trì và phát triển hoạt động trong kỳ kinh doanh sau đó. - Cổ tức cho 100 đồng vốn góp ưu đãi Đường Xuân Đức - K43D6 Khoa Kế Toán – Kiểm Toán 7 = EPS Thu nhập ròng – Cổ tức cổ phiếu ưu đãi Lượng cổ phiếu thường đang lưu thông = Cổ tức cho 100 đồng vốn góp ưu đãi Cổ tức trả cho vốn góp cổ phần ưu đãi*100 Vốn góp cổ phần ưu đãi trong kỳ = Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại Chỉ tiêu này phản ánh cứ 100 đồng vốn góp cổ phần ưu đãi trong kỳ của DN thì thu được bao nhiêu đồng tiền lãi. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ cổ tức ưu đãi cổ phần ưu đãi càng lớn. - Cổ tức cho 100 đồng vốn góp cổ phần thường Chỉ tiêu này phản ánh cứ 100 đồng vốn góp cổ phần thường trong kỳ của doanh nghiệp thì thu được bao nhiêu đồng tiền lãi. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ cổ tức cổ phần thường càng lớn. - Tỷ lệ trả lãi cổ phần Chỉ tiêu này phản ánh cứ 100 đồng thu nhập bình quân của mỗi cổ phần thì nhận được bao nhiêu đồng tiền lãi. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ cổ tức của vốn góp cổ phần càng cao so với mức thu nhập - Tỷ lệ trả lãi cổ phần thường Chỉ tiêu này phản ánh cứ 100 đồng thu nhập bình quân thì có bao nhiêu cổ tức của cổ phần thường. - Tỷ lệ trả lãi cổ phần ưu đãi Đường Xuân Đức - K43D6 Khoa Kế Toán – Kiểm Toán 8 Cổ tức cho 100 đồng vốn góp cổ phần thường Cổ tức trả cho vốn góp cổ phần thường*100 Vốn góp cổ phần thường trong kỳ = Tỷ lệ trả lãi cổ phần Cổ tức bình quân trên mỗi cổ phần*100 LNST bình quân trên mỗi cổ phần = Tỷ lệ trả lãi cổ phần thường Cổ tức bình quân trên mỗi cổ phần thường*100 LNST bình quân trên mỗi cổ phần = Tỷ lệ trả lãi cổ phần ưu đãi Cổ tức bình quân trên mỗi cổ phần ưu đãi*100 LNST bình quân trên mỗi cổ phần = Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại Chỉ tiêu này phản ánh cứ 100 đồng thu nhập bình quân thì có bao nhiêu cổ tức của cổ phần ưu đãi. - Tỷ lệ sinh lời của mỗi cổ phần Chỉ tiêu này phản ánh cứ 100 đồng giá trị thị trường bình quân của mỗi cổ phần thì thu được bao nhiêu đồng tiền lãi. - Tỷ lệ sinh lời của cổ phần ưu đãi Chỉ tiêu này phản ánh cứ 100 đồng giá thị trường của mỗi cổ phần ưu đãi trong kỳ của DN thì thu được bao nhiêu đồng tiền lãi. - Tỷ lệ sinh lời của cổ phần thường Chỉ tiêu này phản ánh cứ 100 đồng giá thị trường của mỗi cổ phần thường thì thu được bao nhiêu đồng tiền lãi. Trên đây là những chỉ tiêu đặc thù để phân tích hiệu quả sử dụng vốn góp cổ đông trong các DN cổ phần. Tuy có khác nhau về nội dung và ý nghĩa kinh tế nhưng nó đều có tác dụng nhất định trong việc đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần, tạo nên một cái nhìn toàn diện và sâu sát hơn về tình hình tài chính và hiệu quả sử dụng vốn tại công ty. Đường Xuân Đức - K43D6 Khoa Kế Toán – Kiểm Toán 9 Tỷ lệ sinh lời của mỗi cổ phần Cổ tức bình quân trên mỗi cổ phần*100 Giá trị thị trường bình quân của mỗi cổ phần = Tỷ lệ sinh lời của cổ phần ưu đãi Cổ tức bình quân trên mỗi cổ phần ưu đãi*100 Giá trị thị trường bình quân của mỗi cổ phần ưu đãi = Tỷ lệ sinh lời của cổ phần thường Cổ tức bình quân trên mỗi cổ phần thường*100 Giá trị thị trường bình quân của mỗi cổ phần thường = Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÚC TIẾN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH VIỆT LONG 2.1. Phương pháp nghiên cứu về phân tích tình hình, hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần xúc tiến đầu tư thương mại và du lịch Việt Long. 2.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu 2.1.1.1 Phương pháp điều tra, phỏng vấn 2.1.1.1.1 Phương pháp điều tra trắc nghiệm Để có được dữ liệu một cách khách quan nhất, trong thời gian thực tập tại công ty cổ phần xúc tiến đầu tư thương mại và du lịch Việt Long, em đã tiến hành lập phiếu điều tra trắc nghiệm và gửi tới các ông (bà) lãnh đạo công ty, kế toán trưởng và nhân viên phòng kế toán. Nội dung của phiếu điều tra xoay quanh các vấn đề: - Đánh giá của lãnh đạo và nhân viên công ty về mức độ cần thiết của công tác phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doạnh và hiệu quả của công tác này tại công ty hiện nay. - Thông tin về nhu cầu vốn kinh doanh và hiệu quả huy động vốn kinh doanh của công ty - Thông tin về các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh và phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh. 2.1.1.1.2 Phương pháp phỏng vấn Để có được những thông tin cụ thể và chính xác nhất, em cũng đã tiến hành phỏng vấn trực tiếp lãnh đạo công ty dựa trên dữ liệu thu thập được từ việc nghiên cứu tài liệu và xử lý phiếu điều tra trắc nghiệm. Nhằm mang lại hiệu quả cao nhất, em đã lên kế hoạch chi tiết cho các cuộc phỏng vấn như về nội dung các câu hỏi, thời gian tiến hành, các bước tiến hành cuộc phỏng vấn. Nội dung các câu hỏi phỏng vấn được thiết kế nhằm chi tiết hóa các nội dung được nhắc đến trong phiếu điều tra trắc nghiệm Đường Xuân Đức - K43D6 Khoa Kế Toán – Kiểm Toán 10