vốn kinh doanh trong doanh nghiệp và đưa ra một số kiến nghị nhằm góp phần nângcao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty.1.2 Ý nghĩa của việc phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh do
Trang 1TÓM LƯỢC
Vốn là một nguồn lực quan trọng và không thể thiếu được trong quá trìnhhoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Doanh nghiệp muốn hình thành và pháttriển được thì bắt buộc phải có vốn để hoạt động Hơn thế nữa, một doanh nghiệpbiết sử dụng nguồn vốn của mình một cách hiệu quả mới có thể tồn tại, phát triển vàđứng vững trên thị trường
Bởi vậy trong quản lý doanh nghiệp cần chú trọng đến công tác phân tíchhiệu quả sử dụng vốn kinh doanh, làm tốt công tác này sẽ cho doanh nghiệp cáinhìn tổng quan nhất về tình hình sử dụng vốn của công ty mình, các chính sách sửdụng vốn được áp dụng đã đem lại hiệu quả hay chưa hay vẫn còn có những tồn tạicần phải khắc phục Nhận thấy tầm quan trọng của công tác phân tích hiệu quả sử
dụng vốn kinh doanh trong công ty, em đã đi sâu vào nghiên cứu đề tài “ Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần cơ khí 75” Khóa luận
trình bày khái quát những lý luận chung nhất về phân tích hiệu quả sử dụng vốnkinh doanh, đưa ra các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong cácdoanh nghiệp doanh nghiệp nói chung và tại Công ty Cổ phần cơ khí 75nói riêng
Từ các dữ liệu sơ cấp và thứ cấp thu thập được, tác giả tiến hành phân tích thựctrạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty Từ đó rút ra các kết luận quanghiên cứu và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinhdoanh tại Công ty Cổ phần cơ khí 75
Tuy nhiên do khả năng còn hạn chế, khoá luận không tránh khỏi những thiếusót Kính mong được sự góp ý của thầy cô và các bạn để khoá luận được hoàn thiệntốt hơn
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần cơ khí 75, được sự tạo điều kiệncủa lãnh đạo công ty, sự giúp đỡ của cán bộ nhân viên phòng kế toán cùng với sựhướng dẫn nhiệt tình của Th.S Nguyễn Thị Thu Hoài, em đã vận dụng những kiếnthức được trang bị trong nhà trường vào thực tế hoạt động của công ty để hoànthành khóa luận tốt nghiệp với đề tài “Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanhtại Công ty Cổ phần cơ khí 75”
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Th.S Nguyễn Thị Thu Hoài, ban lãnhđạo công ty và tập thể nhân viên phòng kế toán Công ty Cổ phần cơ khí 75 đã giúp
đỡ em trong thời gian qua
Do hạn chế về kiến thức chuyên môn và thời gian nghiên cứu nên bài khóaluận không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảocủa các thầy cô giáo và những người quan tâm để bài khóa luận được hoàn thiện và
có tính thực tiễn cao hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
MỤC LỤ
Trang 3TÓM LƯỢC i
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết và ý nghĩa của việc nghiên cứu của đề tài 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.1.1 Về góc độ lý thuyết 1 1.1.2 Về góc độ thực tế thực trạng phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty 1
1.2 Ý nghĩa của việc phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 2
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài 2
3.1 Đối tượng nghiên cứu 2
3.2 Phạm vi nghiên cứu đề tài 2
4 Phương pháp nghiên cứu đề tài 3
4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu 3
4.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp 3
4.1.2 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp 4
4.2 Phương pháp phân tích dữ liệu 4
4.2.1 Phương pháp so sánh 4
4.2.2 Phương pháp bảng biểu 4
4.2.3 Phương pháp tỉ số, hệ số 5
5.Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp 5
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ VỐN KINH DOANH VÀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP 6
1.1 Những vấn đề lí luận cơ bản về vốn kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong doanh nghiệp 6
1.1.1 Những lí luận cơ bản vốn kinh doanh 6 1.1.1.1 Khái niệm vốn kinh doanh
6
Trang 41.1.1.2 Phân loại vốn kinh doanh.
7
1.1.1.3 Đặc trưng của vốn kinh doanh 8
1.1.1.4 Vai trò của vốn kinh doanh 9
1.1.2 Những lý luận cơ bản về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 9
1.1.2.1 Khái niệm hiệu quả kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 9
1.1.2.2 Các chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 10 1.2 Nội dung phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 16
1.2.1 Phân tích sự biến động tăng giảm và cơ cấu 16
1.2.1.1 Phân tích biến động tăng (giảm) và cơ cấu tổng vốn kinh doanh.16 1.2.1.2 Phân tích sự biến động tăng (giảm) và cơ cấu vốn lưu động 16
1.2.1.3 Phân tích sự biến động tăng (giảm) và cơ cấu vốn cố định 17
1.2.2 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 17
1.2.2.1 Phân tích hiệu quả sử dụng tổng vốn kinh doanh 17
1.2.2.2 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động 18
1.2.2.3 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định 18
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ 75 19
2.1 Tổng quan tình hình và ảnh hưởng nhân tố môi trường đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần cơ khí 75 19
2.1.1 Tổng quan về công ty 19
2.1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển công ty 19
2.1.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty 20
2.1.2 Ảnh hưởng của nhân tố môi trường đến vốn kinh doanh tại công ty cổ phần cơ khí 75 20
2.1.2.1 Các nhân tố bên ngoài 20
2.1.2.2 Các nhân tố bên trong 22
Trang 52.2 Phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ
phần cơ khí 75 24
2.2.1 Phân tích dữ liệu sơ cấp 24
2.2.1.1 Phân tích kết quả phiếu điều tra, phỏng vấn chuyên sâu về vấn đề hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 24
2.2.1.2 Phân tích phỏng vấn 27
2.2 Phân tích dữ liệu thứ cấp 28
2.2.1 Phân tích tình hình vốn kinh doanh tại công ty 28
2.2.1.1 Phân tích sự biến động tăng (giảm) vốn kinh doanh và cơ cấu 28
2.2.2.2 Phân tích cơ cấu và sự biến động của vốn cố định tại công ty 29
2.2.2.3 Phân tích cơ cấu và sự biến động vốn lưu động tại công ty 30
2.2.2 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty 32
2.2.2.1 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 32
2.2.2.2 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty 33
2.2.2.3 Phân tích cơ cấu và sự biến động của vốn cố định tại công ty 34
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ 75 35
3.1 Các kết luận và phát hiện thông qua phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty Cổ phần cơ khí 75 35
3.1.1 Các kết quả đạt được 35
3.1.2 Những hạn chế, tồn tại, nguyên nhân 35
3.2 Các đề xuất giải pháp và kiến nghị về đề tài nghiên cứu 37
3.2.1 Các giải pháp đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần cơ khí 75 37
3.2.1.1 Đẩy mạnh hiệu quả huy động vốn 37
3.2.1.2 Tăng cường khả năng thanh toán nợ cho công ty 37
3.2.1.3 Tăng cường hiệu quả quản lý hàng tồn kho 37
3.2.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định 38
3.2.3 Một số kiến nghị với nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Cổ phần cơ khí 75 39
3.2.3.1 Các kiến nghị đối với nhà nước 39
Trang 63.3 Điều kiện thực hiện 42 KẾT LUẬN 43 TÀI LIỆU THAM KHẢO 44
Trang 7PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết và ý nghĩa của việc nghiên cứu của đề tài
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
1.1.1 Về góc độ lý thuyết
Trong nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển mạnh mẽ như hiện nay,mức độ canh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng trở nên gay gắt đòi các doanhnghiệp phải không ngừng nâng cao sức cạnh tranh để tìm được chỗ đứng trên thịtrường cho riêng mình Để có thể tồn tại trên thị trường một yêu cầu được đặt ra vớivới doanh nghiệp là phải xác định được mục tiêu kinh doanh của mình và có nhữnghướng đi đúng đắn nhất nhằm mang lại hiệu quả cao nhất cho toàn doanh nghiệp
Như chúng ta đã biết một doanh nghiệp được hình thành và phát triển đượcthì bắt buộc phải có vốn và biết sử dụng vốn của mình một cách hiệu quả nhất.Những phần lợi nhuận từ việc sử dụng vốn hiệu quả sẽ được mang vào đầu tư, tiếnhành tái sản xuất mở rộng quy mô kinh doanh, đưa doanh nghiệp ngày càng pháttriển hơn Vì vậy có thể nói rằng nguồn vốn duy trì trong doanh nghiệp cũng quantrọng như huyết mạch trong cơ thể con người Như vậy đối với doanh nghiệp việc
sử dụng vốn như thế nào có hiệu quả ra sao ảnh hưởng rất lớn đến vị thế và uy tíncủa doanh nghiệp Chính vì thế việc phân tích và sử dụng kinh doanh trong doanhnghiệp có ý nghĩa rất lớn không chỉ đối với bản than doanh nghiệp mà còn có rấtcần thiết cho các chủ thể kinh tế khác liên quan đến doanh nghiệp
1.1.2 Về góc độ thực tế thực trạng phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty.
Công ty cố phần cơ khí 75 là một công ty cố phần được thành lập trong một thờigian tương đối dài Việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn kinh doanh trong công ty là mộtvấn đề hết sức quan trọng trong điều kiện nền kinh tế có nhiều biến động như hiện nay
Qua thời gian thực tập ở công ty em nhận thấy vấn đề sử dụng hiệu quả vốnđược ban lãnh đạo công ty hết sức coi trọng, tuy nhiên kết quả sử dụng vốn vẫnchưa đạt như mong muốn
Vì vậy em tiến hành thực hiện khoá luận với mục đích đi vào phân tích hiệuquả vốn kinh doanh trong công ty để thấy được phần nào thực tiễn hiệu quả sử dụng
Trang 8vốn kinh doanh trong doanh nghiệp và đưa ra một số kiến nghị nhằm góp phần nângcao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty.
1.2 Ý nghĩa của việc phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh là quá trình tính toán các chỉ tiêukinh tế phản ảnh mối quan hệ so sánh giữa kết quả hoạt động kinh doanh với các chitiêu vốn kinh doanh mà doanh nghiệp sử dụng trong kỳ kinh doanh, từ đó làm căn
cứ đưa ra các quyết định kinh doanh
Phân tích hiệu quả vốn kinh doanh nhằm mục đích nhận thức, đánh giá mộtcách toàn diện, đúng đắn hiệu quả sử dụng các chỉ tiêu vốn kinh doanh bao gồm:Tổng vốn kinh doanh bình quân, vốn lưu động, vốn cố định, vốn đầu tư xây dựng
cơ bản và đầu tư tài chính dài hạn Từ đó phân tích, đánh giá được những nguyênnhân ảnh hưởng tăng giảmvà đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sửdụng vốn kinh doanh
2 Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài “Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần cơ khí75” tập trung nghiên cứu vào các mục tiêu sau:
- Nhằm hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản, phương pháp nghiên cứu
và phân tích để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần cơkhí 75 trong những năm qua
- Tìm ra những mặt đã đạt được và những mặt còn tồn tại trong quá trình sửdụng vốn
- Đề xuất mốt số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốntại Công ty Cổ phần cơ khí 75
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu công tác quản lý, sử dụngvốn tại công ty Cổ phần cơ khí 75
3.2 Phạm vi nghiên cứu đề tài
Không gian: Công ty Cổ phần cơ khí 75, cầu Bươu- Thanh Trì- Hà Nội.Thời gian: Từ tháng 1 năm 2014 đến tháng 5 năm 2014
Trang 9Số liệu trong đề tài do đơn vị thực tập cung cấp, đó là nguồn nguyên liệu vềtình hình thực tiễn kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công tytrong hai năm 2012 và năm 2013.
4 Phương pháp nghiên cứu đề tài.
4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu.
4.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
Thu thập dữ liệu sơ cấp là việc dựa vào việc thu thập thông tin thực tế Đó làcác thông tin thu thập, tập hợp từ việc tiến hành điều tra nhân viên, phỏng vấn lãnhđạo Công ty để có được những dữ liệu nhất quán về công tác tuyển dụng nhân lực
từ nguồn bên ngoài tại Công ty
Phương pháp bản hỏi hay còn gọi là phương pháp sử dụng phiếu điều tra trắc nghiệm Phương pháp này được tiến hành thông qua phiếu điều tra Phiếu
này được điều tra tại phòng kế toán của Công ty Cổ phần cơ khí 75 Phiếu điềutra được thiết kế dưới hai dạng: câu hỏi trắc nghiệm và câu hỏi mở Để thu thậpđược nguồn thông tin đầy đủ cho quá trình xử lý, tác giả đã tiến hành phát 25phiếu điều tra cho nhân viên trong phòng kế toán, giám đốc và phó giám đốc củacông ty và thu về 10 phiếu hợp lệ Mỗi phiếu điều tra có 13 câu hỏi Nội dungcâu hỏi xoay quanh các vấn đề về công tác phân tích hiệu quả sử dụng vốn, nhân
tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn của công ty, thực trạng quản lý và sửdụng vốn kinh doanh và thăm dò ý kiến của công ty về một số biện pháp để nângcao hiệu quả sử dụng vốn của công ty…Mẫu phiếu điều tra trắc nghiệm đượctrình bày như ở phụ lục 01.Tác giả cũng đã tiến hành phát 25 phiếu điều tra nhânviên tại Công ty, và thu về 22 phiếu hợp lệ
Phương pháp phỏng vấn: Để có được những dữ liệu chính xác và sát thực
nhất với đề tài tác giả đã đưa ra 5câu hỏi phỏng vấn tập chung vào vấn đề sử dụngvốn Cụ thể là:
Trang 10Những câu hỏi phỏng vấn được tác giả thu thập chủ yếu qua hình thức điềutra trực tiếp ban lãnh đạo, quản lí, những nhân viên của công ty.Việc tiến hànhphỏng vấn giúp tác giả thấy được mức quan tâm của nhà quản trị, các nhân viên đếncông tác tuyển dụng nhân lực của Công ty và làm rõ hơn những mặt mạnh và nhữngtồn tại trong việc sử dụng vốn của công ty mà phương pháp phiếu hỏi chưa làm rõđược Cùng với việc phỏng vấn thì tác giả ghi chép lại những dữ liệu phỏng vấn,sau đó lựa chọn lại những dữ liệu cần thiết phù hợp với đề tài của mình.
4.1.2 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
Nguồn dữ liệu thứ cấp rất phong phú và đa dạng tuy nhiên thì nó chỉ cungcấp thông tin mô tả tình hình, chỉ rõ quy mô của hiện tượng chứ chưa thể hiện đượcbản chất hoặc mối liên hệ bên trong của vấn đề nghiên cứu Dữ liệu thứ cấp có thểlấy từ nhiều nguồn khác nhau Để có được những thông tin cần thiết phục vụ choviệc làm khóa luận tác giả đã lấy những dữ liệu thứ cấp từ nguồn bên ngoài và bêntrong trong của công ty.Dữ liệu thứ cấp được thu thập bằng phương pháp nghiêncứu tài liệu Các tài liệu dùng để nghiên cứu như: báo cáo tài chính, hồ sơ năng lựccủa công ty, tạp chí kế toán và thời báo kinh tế Việt Nam, và tìm hiểu trên mạnginternet…
4.2 Phương pháp phân tích dữ liệu
4.2.1 Phương pháp so sánh.
Phương pháp so sánh là phương pháp cơ bản, giúp nhận thức được các hiệntượng kinh tế phát sinh nhằm mục đích thấy được sự giống nhau và khác nhau giữacác sự vật, hiện tượng
Phương pháp so sánh được tác giả sử dụng trong trong tất cả các nội dungphân tích Từ việc tính toán các tỷ lệ, tỷ trọng và hệ số, tác giả kết hợp phương pháp
so sánh với phương pháp bảng biểu để so sánh các tỷ lệ, tỷ trọng và hệ số đó giữacác năm tài chính với nhau Phương pháp so sánh được sử dụng để so sánh số liệugiữa năm 2013 và năm 2012, nhằm thấy được sự biến động cơ cấu vốn kinh doanh,
sự biến động hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh qua 2 năm đó Các hình thức so sánh
mà tác giả sử dụng bao gồm so sánh tuyệt đối và so sánh tương đối về các chỉ tiêunhư: tỷ trọng vốn lưu động, tỷ trọng vốn cố định, hệ số doanh thu trên vốn kinhdoanh, hệ số lợi nhuận trên vốn kinh doanh
Trang 114.2.2 Phương pháp bảng biểu
Phương pháp bảng biểu được tác giả sử dụng trong hầu hết các nội dung phântích Từ phân tích cơ cấu và sự biến động cho đến phân tích hiệu quả sử dụng vốnkinh doanh Các số liệu thu thập được sẽ được đưa vào các dòng, các cột tương ứngtrong mỗi bảng để tính toán ra các số liệu, chỉ tiêu mới Từ các bảng biểu đã lập, tácgiả sẽ tiến hành phân tích, nhận xét ngay phía bên dưới bảng biểu để người đọc cócái nhìn tổng quan về thực trạng các chỉ tiêu, thấy rõ sự biến động tăng giảm củacác chỉ tiêu phân tích trong thời gian khác nhau
4.2.3 Phương pháp tỉ số, hệ số
Phương pháp này được sử dụng nhằm tính toán, phân tích mối liên hệ giữachỉ tiêu này với chỉ tiêu khác có liên hệ chặt chẽ và tác động lẫn nhau theo các tiêuchí đặc trưng liên quan đến phân tích hiệu quả sử dụng VKD
5.Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp
Ngoài phần tóm lược, lời cảm ơn, mục lục, danh mục sơ đồ, bảng biểu, danhmục từ viết tắt, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo Khóa luận bao gồm các nộidung chính:
Trang 121.1.1 Những lí luận cơ bản vốn kinh doanh
1.1.1.1 Khái niệm vốn kinh doanh
Có thể nói rằng vốn là tiền đề cho mọi hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp Một doanh nghiệp muốn hoạt động sản xuất kinh doanh được thì điều trướctiên là họ phải có một lượng vốn tiền tệ nhất định để thực hiện những khoản đầu tưban đầu như: xây dựng nhà xưởng, mua sắm trang thiết bị, nguyên vật liệu, trảcông…để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng của một doanh nghiệp Người ta gọi chungcác loại vốn tiền tệ đó là vốn sản xuất kinh doanh, vậy vốn kinh doanh là gì?
Đứng trên mỗi góc độ và quan điểm khác nhau, với mục đích nghiên cứukhác nhau thì có những quan niệm khác nhau về vốn
Nhìn dưới góc độ của Mác thì: “Vốn chính là tư bản, là giá trị đem lại giá trịthặng dư, là một đầu vào của quá trình sản xuất”
Vốn kinh doanh: Là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ giá trị tải sản được huy
động, sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục đích sinh lời (Giáotrình Tài Chính Doanh Nghiệp – PGS.TS Nguyễn Đình Kiệm và TS Bạch ĐứcHiền – NXB Tài Chính)
Xét về vai trò của vốn đối với quá trình hoạt động sản xuất kinh doanhchúng ta có thể hiểu: “Vốn kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sảnhiện có của doanh nghiệp và đang phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp.” (TS Đinh Văn Sơn – Giáo trình lý thuyết tài chính tiền tệ - Nhàxuất bản Thống Kê 2006)
Vốn kinh doanh: Là biểu hiện của những tài sản của doanh nghiệp được sử dụng
trong hoạt động sản xuất kinh doanh.( PGS.TS Trần Thế Dũng - Đại học Thương Mại)
Nhìn chung, các nhà kinh tế đã thống nhất ở điểm chung cơ bản: Vốn là yếu
tố đầu vào cơ bản của quá trình sản xuất kinh doanh, được sử dụng để sản xuất rahàng hóa và dịch vụ cung cấp cho thị trường Như vậy, vốn của doanh nghiệp là
Trang 13biểu hiện bằng tiền của toàn bộ vật tư, tài sản, được đầu tư vào sản xuất kinh doanh.Chính vì vậy vốn là một loại hàng hóa đặc biệt
1.1.1.2Phân loại vốn kinh doanh.
a Căn cứ vào đặc điểm lưu chuyển vốn
Vốn cố định: Là số vốn được ứng ra để hình thành nên các tài sản dài hạn,trong đó bộ phận quan trọng nhất là tài sản cố định Quy mô vốn cố định ảnh hưởngrất lớn đến quy mô, năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Vốn cố địnhchu chuyển giá trị dần dần từng phần trong nhiều chu kỳ kinh doanh và hoàn thànhmột vòng chu chuyển khi tái sản xuất được tài sản cố định về mặt giá trị
Vốn Lưu động: Là một số vốn ứng trước về đối tượng lao động và tiềnlương, tồn tại dưới hình thái nguyên vật liệu dự trữ, sản phẩm đang chế tạo, thànhphẩm, hàng hoá và tiền tệ
Là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản lưu động và tài sản lưu thông đượcđầu tư vào sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Như vậy vốn lưu động bao gồmnhững giá trị của tài sản lưu động như: Nguyên vật liệu chính, phụ, nguyên vật liệu
và phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ, thành phẩm, hàng hoá mua ngoài dùng chotiêu thụ sản phẩm, vật tư thuê ngoài chế biến, vốn tiền mặt, thành phẩm trên đườnggửi bán…
b Căn cứ vào chủ sở hữu
Vốn chủ sở hữu: : Là nguồn vốn thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp Khidoanh nghiệp mới được thành lập thì nguồn vốn chủ sở hữu hình thành vốn điều lệcho chủ doanh nghiệp, các nhà đầu tư góp vốn, được bổ sung để đầu tư, mua sắmcác loại tài sản của doanh nghiệp Trong quá trình hoạt động, nguồn vốn chủ sở hữuđược bổ sung từ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nguồnvốn liên doanh, liên kết Vốn chủ sở hữu được xác định là phần vốn còn lại trong tàisản của doanh nghiệp sau khi trừ đi toàn bộ nợ phải trả
Các khoản nợ phải trả: Là nguồn vốn mà doanh nghiệp khai thác, huy động
từ các chủ thể khác qua vay nợ, thuê mua, ứng trước tiền hàng… Doanh nghiệp đượcquyền sử dụng tạm thời trong một thời gian sau đó phải hoàn trả cho chủ nợ
Các khoản nợ có thể hình thành từ quan hệ tín dụng như vốn vay ngânhàng, các khoản nợ phát sinh từ mua chịu hàng hoá, thuê tài sản…Đây là nguồn tàitrợ có hạn, doanh nghiệp phải trả chi phí cho dù sử dụng có hay không có hiệu quả
Trang 14c Căn cứ vào nguồn hình thành
Nguồn vốn bên trong doanh nghiệp: Là nguồn vốn có thể huy động từ hoạtđộng của bản thân doanh nghiệp như: tiền khấu hao TSCĐ, lợi nhuận để lại, cáckhoản dự trữ…
Nguồn vốn bên ngoài doanh nghiệp: Là vốn mà doanh nghiệp có thể huyđộng từ bên ngoài nhằm đáp ứng nhu cầu vốn SXKD như các khoản vay ngân hàng,nhận góp vốn liên doanh liên kết…
d Phân loại theo đặc điểm chu chuyển
Vốn lưu động: Là số vốn doanh nghiệp ứng ra để hình thành tài sản lưu độngcủa doanh nghiệp, đảm bảo cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp được diễn ra một cách thường xuyên, liên tục và trong quá trình chu chuyển giátrị của vốn lưu động được chuyển toàn bộ vào giá trị sản phẩm, và được thu hồi khi kếtthúc quá trình tiêu thụ sản phẩm Khi đó ta nói vốn lưu động đã hoàn thành một chu kỳkinh doanh
Vốn cố định: Là số vốn được ứng ra để hình thành nên các tài sản dài
hạn, trong đó bộ phận quan trọng nhất là tài sản cố định Quy mô vốn cố định ảnhhưởng rất lớn đến quy mô, năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Vốn cốđịnh chu chuyển giá trị dần dần từng phần trong nhiều chu kỳ kinh doanh và hoànthành một vòng chu chuyển khi tái sản xuất được tài sản cố định về mặt giá trị
1.1.1.3 Đặc trưng của vốn kinh doanh
Vốn kinh doanh là quỹ tiền tệ đăt biệt của doanh nghiệp có trước khi diễn ra
cá hoạt động sản xuất kinh doanh
Vốn kinh doanh của doanh nghiệp phải đạt tới mức sinh lời và vốn luôn thayđổi hình thái biểu hiện vừa tồn tại dưới hình thái tiền vừa tốn tại dưới hính thaí vật
tư hoặc tài sản vô hình của doanh nghiệp nhưng kết thúc vòng tuần hoàn phải làhình thái tiền
Vốn phải gắn liền với chủ sở hữu nhất định, chỉ khi xác định chủ sở hữu vốnmới được chi tiêu tiết kiệm và hiệu quả
Vốn phải được tích tụ và tập trung đến một lượng nhất định mới có thể pháthuy tác dụng để đầu tư vào sản xuất kinh doanh
Trang 15Vốn được quan niệm là một loại hàng hoá và là một hàng hoá đặc biệt
1.1.1.4 Vai trò của vốn kinh doanh
Vốn kinh doanh là điều kiện tiền đề để doanh nghiệp có thể tiến hành hoạtđộng sản xuất kinh doanh của mình Mỗi doanh nghiệp khi bắt đầu tiến hành sảnxuất đều cần đến vốn Nếu không có vốn doanh nghiệp sẽ không thể mua sắm tàisản cố định, thuê mướn công nhân để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh
Vốn kinh doanh là điều kiện duy trì sản xuất, đổi mới thiết bị công nghệ, mởrộng sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng việc làm cho người lao động
Vốn kinh doanh có vai trò như một đòn bẩy, thúc đẩy hoạt động sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp phát triển, là điều kiện để tạo lợi thế cạnh tranh,khẳng định vai trò của doanh nghiệp trên thị trường
Vốn kinh doanh còn là công cụ phản ánh và đánh giá quá trình vận độngcủa tài sản, kiểm tra, giám sát quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệpthông qua các chỉ tiêu tài chính Qua đó, nhà quản trị doanh nghiệp biết được thựctrạng kinh doanh, đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh, phát hiện các tồn tại, tìm
ra nguyên nhân và đưa ra các biện pháp khắc phục
1.1.2 Những lý luận cơ bản về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
1.1.2.1 Khái niệm hiệu quả kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế khách quan phản ánh các lợi íchkinh tế - xã hội đạt được từ quá trình hoạt động kinh doanh Hiệu quả kinh doanhbao gồm hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội trong đó hiệu quả kinh tế có vai trò, ýnghĩa quyết định (Theo giáo trình “Phân tích kinh tế doanh nghiệp Thương Mại” –Trường Đại học Thương Mại)
Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh là những chỉ tiêu kinh tế phản ánh mốiquan hệ so sánh giữa kết quả hoạt động kinh doanh với các chỉ tiêu vốn kinh doanh
mà doanh nghiệp sử dụng trong kỳ kinh doanh Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanhtrong doanh nghiệp được thể hiện thông qua việc đánh giá những tiêu thức: đảm bảocho việc thúc đẩy tăng doanh thu và sự đóng góp của vốn kinh doanh vào việc thựchiện chỉ tiêu kế hoạch lợi nhuận (Theo giáo trình “Phân tích kinh tế doanh nghiệpThương Mại” – Trường Đại học Thương Mại)
Trang 161.1.2.2 Các chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
a) Các chỉ tiêu phân tích cơ cấu vốn kinh doanh
Các chỉ tiêu phân tích cơ cấu vốn kinh doanh gồm có chỉ tiêu tỷ trọng tài sảnngắn hạn và tỷ trọng tài sản dài hạn Trongđó :
b) Các chỉ tiêu phân tích cơ cấu vốn lưu động
Các chỉ tiêu phân tích cơ cấu vốn lưu động được biểu hiện qua công thức:
T i = ´ti´
VL Đ * 100%
Trong đó: T i :Tỷ trọng của khoản mục vốn lưu động thứ i trong kỳ
t i´:Khoản mục vốn lưu động bình quân thứ i bình quân trong kỳ
´
VL Đ : Vốn lưu động bình quân trong kỳ
c) Các chỉ tiêu phân tích cơ cấu vốn cố định
Các chỉ tiêu phân tích cơ cấu vốn cố định được biểu hiện qua công thức:
Nguồn vốn thường xuyên = Vốn chủ sở hữu + Nợ dài hạn
Trang 17Nguồn vốn kinh doanh = Nguồn vốn thường xuyên + Nợ ngắn hạn
Nguồn vốn - Tài sản = Tài sản - Nguồn vốn
Phân tích các chỉ tiêu trên ta thấy rằng: Nếu nguồn vốn thường xuyên cànglớn, mức chênh lệch giữa nguồn vốn thường xuyên với tài sản dài hạn càng lớn tức
là nguồn vốn luân chuyển càng nhiều thì khả năng đáp ứng cho nhu cầu hoạt độngkinh doanh của công ty càng tốt
e) Các chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
Hệ số doanh thu trên vốn kinh doanh bình quân
Hệ số doanh thu trên vốn kinh doanh bình quân được xác định theo công thứcsau:
M : Tổng doanh thu thuần đạt được trong kỳ VKD´ : Vốn kinh doanh bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh sức sản xuất, khả năng tạo ra doanh thu của đồng vốn,cho biết một đồng vốn kinh doanh bình quân trong kỳ được sử dụng sẽ tạo ra baonhiêu đồng doanh thu Hệ số doanh thu trên vốn kinh doanh bình quân càng lớncàng tốt Để thấy được sự thay đổi của hệ số doanh thu trên vốn kinh doanh ta dùngphương pháp so sánh giữa chỉ tiêu này của năm báo cáo với năm trước, chỉ tiêu nàytăng qua các năm là tốt Khi hệ số doanh thu trên vốn kinh doanh bình quân tăng cóthể xảy ra các trường hợp:
Trường hợp 1: Doanh thu thuần tăng, tổng vốn kinh doanh bình quân tăngnhưng tốc độ tăng của doanh thu cao hơn Trường hợp này doanh nghiệp vừa đảmbảo sự bảo toàn và tăng trưởng vốn, vừa đảm bảo tăng doanh thu
Trang 18Trường hợp 2: Doanh thu thuần tăng nhưng tổng vốn kinh doanh bình quângiảm Trường hợp này mặc dù doanh thu tăng nhưng vốn kinh doanh của doanhnghiệp bị giảm sút, không được bảo toàn.
Trường hợp 3: Doanh thu thuần giảm, tổng vốn kinh doanh bình quân giảmnhưng tốc độ giảm của tổng vốn kinh doanh bình quân lớn hơn Trường hợp nàydoanh thu giảm và tổng vốn kinh doanh bình quân cũng giảm
Trong ba trường hợp trên thì trường hợp thứ nhất được xem là tốt nhất Vìvậy, khi phân tích chúng ta cần xem xét hệ số doanh thu trên vốn kinh doanh bìnhquân tăng, giảm là do nguyên nhân nào để có các biện pháp xử lý kịp thời, chínhxác Muốn tìm hiểu cụ thể các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình tăng giảm của hệ sốnày ta có thể vận dụng phương pháp Dupont để phân tích hệ số (i) thành hai hệ số,tiếp theo kết hợp với phương pháp thay thế liên hoàn để xác định mức độ ảnhhưởng của các nhân tố căn cứ vào công thức mở rộng:
Hệ số lợi nhuận trên vốn kinh doanh bình quân
Hệ số lợi nhuận trên vốn kinh doanh bình quân được thể hiện theo công thức:
P : Tổng lợi nhuận đạt được trong kỳ
VKD´ : Vốn kinh doanh bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh sức sinh lời của đồng vốn, cho biết một đồng vốnkinh doanh bình quân trong kỳ được sử dụng sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận kinhdoanh Tương tự như hệ số doanh thu trên vốn kinh doanh bình quân, hệ số lợi nhuậntrên vốn kinh doanh bình quân càng lớn càng tốt Khi hệ số này tăng cũng có thể xảy ra
ba trường hợp và trường hợp hệ số lợi nhuận trên vốn kinh doanh bình quân tăng do
Trang 19tốc độ tăng của lợi nhuận lớn hơn tốc độ tăng của vốn kinh doanh bình quân là tốt nhất.
Sử dụng phương pháp Dupont để tách hệ số tổng hợp (ii) thành hai hệ số và sử dụngphương pháp thay thế liên hoàn để có thể phân tích từng nhân tố ảnh hưởng nhân tố tới
hệ số lợi nhuận trên vốn kinh doanh bình quân Công thức mở rộng sau khi tách hệ số(ii) để phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố như sau:
VKD DK , CK: Vốn kinh doanh đầu kỳ, cuối kỳ
Hệ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân
Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn chủ sở hữu bình quân sử dụng trong kỳtạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận cho chủ sở hữu
f) Các chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Hệ số doanh thu trên vốn lưu động bình quân
Hệ số doanh thu trên vốn lưu động bình quân được xác định theo công thức:
H VL Đ= M
´
VL Đ
Trong đó: H VL Đ : Hệ số doanh thu trên vốn lưu động bình quân
M : Tổng doanh thu thuần đạt được trong kỳ
VL Đ´ : Vốn lưu động bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ kinh doanh mỗi đồng vốn lưu động tham gia hoạtđộng sản xuất kinh doanh mang lại bao nhiêu đồng doanh thu cho doanh nghiệp
Hệ số lợi nhuận trên vốn lưu động bình quân
Hệ số lợi nhuận trên vốn lưu động bình quân được xác định theo công thức:
P VL Đ= P
´
VL Đ
Trong đó: P VL Đ: Hệ số lợi nhuận trên vốn lưu động bình quân
P : Tổng lợi nhuận đạt được trong kỳ
´
VL Đ : Vốn lưu động bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn lưu động có khả năng tạo ra bao nhiêuđồng lợi nhuận
Trang 20Hai chỉ tiêu này lớn và tăng qua các năm là tốt Để phân tích chỉ tiêu nàychúng ta sử dụng phương pháp so sánh kết hợp phương pháp bảng biểu.
Luân chuyển vốn lưu động
Luân chuyển vốn lưu động được biểu thị qua hai chỉ tiêu số vòng quay vốnlưu động và số ngày một vòng quay vốn lưu động Cụ thể:
Số vòng quay vốn lưu động = Gi á v ố n h à ng b á ntrong k ỳ V ố nl ư u đ ộ ng b ình qu â n
S ố ng à y trong k ỳ (360 ng à y )
S ố v ò ng quay kho ả n ph ả i thu
Hệ số phản ánh khả năng thanh toán
Hệ số phản ánh khả năng thanh toán được thể hiện qua hai chỉ tiêu hệ
số khả năng thanh toán ngắn hạn và hệ số thanh toán nhanh Trong đó:
Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn = N ợ ng ắ n h ạ n ph ả i tr ả b ình qu â n T à i s ả n ng ắ n h ạ n b ình qu â n
Hệ số này phản ánh khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền để trang trải cáckhoản nợ ngắn hạn, hệ số này cũng thể hiện mức độ đảm bảo thanh toán các khoản
nợ ngắn hạn của doanh nghiệp
T à i s ả n ng ắ n h ạ n bì nh qu â n−H à ng t ồ n kho b ì nh qu â n
N ợ ng ắ n h ạ n ph ải tr ả b ì nh qu â n
Hệ số này đánh giá chặt chẽ hơn khả năng thanh toán của các doanh nghiệp
Số vòng quay hàng tồn kho
Số vòng quay hàng tồn kho được xác định theo công thức:
Số vòng quay hàng tồn kho = H à ng t ồ n kho b ì nh qu â n trong k ỳ Gi á v ố nh à ng b á n trong k ỳ
Trang 21Chỉ tiêu này cho thấy trong một kỳ hàng tồn kho của công ty thực hiện đượcbao nhiêu vòng quay, bao nhiêu lần đổi mới hàng Phân tích chỉ tiêu này cho thấynếu số vòng quay hàng tồn kho càng tăng thì đánh giá tình hình bán hàng của doanhnghiệp là tốt, nếu số vòng quay giảm thì đánh giá là không tốt.
Mức tiết kiệm (lãng phí) vốn lưu động
Mức tiết kiệm là số vốn lưu động tiết kiệm được do tăng tốc độ luân chuyểnvốn nên doanh nghiệp tăng tổng mức luân chuyển mà không cần tăng thêm vốn lưuđộng hoặc tăng với quy mô không đáng kể
Công thức tính toán như sau:
Trong đó: Vtk: Mức tiết kiệm (lãng phí)vốn lưu động
K0 : Số ngày một vòng quay vốn lưu động kỳ gốc
K1 : Số ngày một vòng quay vốn lưu động kỳ báo cáo
M1 : Tổng doanh thu thuần kỳ báo cáo
Mức tiết kiệm VLĐ càng lớn cho thấy hiệu suất sử dụng vốn càng cao vàngược lại
g) Các chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định
Hệ số doanh thu trên vốn cố định bình quân
Hệ số doanh thu trên vốn cố định bình quân được xác định theo công thức:
H VC Đ= M
´
VC Đ
Trong đó: H VC Đ: Hệ số doanh thu trên vốn cố định bình quân
M : Tổng doanh thu thuần đạt được trong kỳ
VC Đ´ : Vốn cố định bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ kinh doanh mỗi đồng vốn cố định tham gia hoạtđộng sản xuất kinh doanh mang lại bao nhiêu đồng doanh thu cho doanh nghiệp
Hệ số lợi nhuận trên vốn cố định bình quân
Hệ số lợi nhuận trên vốn cố định bình quân được xác định theo công thức:
Trang 22P : Tổng lợi nhuận đạt được trong kỳ
´
VC Đ : Vốn cố định bình quân trong kỳChỉ tiêu này cho biết một đồng vốn cố định có khả năng tạo ra bao nhiêuđồng lợi nhuận
Hai chỉ tiêu này lớn và tăng qua các năm là tốt Để phân tích chỉ tiêu này chúng
ta lập biểu so sánh để so sánh hiệu quả sử dụng vốn cố định giữa hai năm tài chính
Hệ số hao mòn tài sản cố định
Hệ số hao mòn tài sản cố địnhđược xác định theo công thức
H m TSC Đ= ∑H m
∑nguy ê ngi á TSC Đ
Trong đó: H m TSC Đ : Hệ số hao mòn của TSCĐ
∑H m :Hao mòn lũy kế bình quân của TSCĐ
∑nguy ê ngi á TSC Đ : Tổng nguyên giá bình quân của TSCĐPhân tích chỉ tiêu trên cho ta đánh giá mức độ hao mòn của TSCĐ, hệ số haomòn càng lớn thì năng lực giá trị sử dụng của tài sản cố định càng thấp Phân tíchmức độ hao mòn của tài sản cố định để từ đó doanh nghiệp có chính sách đầu tưkhôi phục và nâng cao năng lực sản xuất của tài sản cố định
1.2 Nội dung phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
1.2.1 Phân tích sự biến động tăng giảm và cơ cấu
1.2.1.1 Phân tích biến động tăng (giảm) và cơ cấu tổng vốn kinh doanh
Mục đích phân tích: Phân tích cơ cấu và sự biến động vốn kinh doanh nhằm
đánh giá được sau một kỳ hoạt động kinh doanh giá trị vốn kinh doanh tăng haygiảm Nếu vốn kinh doanh của doanh nghiêp tăng phản ánh khả năng sản xuất vàquy mô hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tăng và ngược lại Nếu giá trị vốnkinh doanh giảm đi thì năng lực sản xuất và quy mô hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp giảm Để đánh giá được sự tác động, ảnh hưởng của việc quản lý, sửdụng vốn kinh doanh đến kết quả kinh doanh ta cần phải phân tích tình hình tăng
Trang 23giảm của vốn kinh doanh có liên hệ đến việc thực hiện các chỉ tiêu doanh thu bán hàng và lợi nhuận kinh doanh
Phân tích cơ cấu tài sản để đánh giá việc đầu tư phân bổ tài sản của doanhnghiệp có hợp lý hay không? Có ảnh hưởng đến tình hình và kết quả hoạt động kinhdoanh hay không? Việc phân tích, đánh giá cơ cấu tài sản kinh doanh căn cứ vào chứcnăng, nhiệm vụ và đặc điểm trong hoạt động kinh doanh, chính sách đầu tư vốn củadoanh nghiệp
Phương pháp phân tích: Phương pháp phân tích được sử dụng là phương
pháp so sánh và lập biểu so sánh, kết hợp với việc tính toán tỷ trọng để so sánh giữa
số cuối năm với số đầu năm hoặc số liệu năm nay so với năm trước để tính toánchênh lệch tăng giảm và tỷ lệ tăng giảm
1.2.1.2 Phân tích sự biến động tăng (giảm) và cơ cấu vốn lưu động
Mục đích phân tích: Phân tích cơ cấu và sự biến động của vốn lưu động cho
ta thấy doanh nghiệp phân bổ vốn lưu động vào các khoản mục qua các chu kỳ kinhdoanh có hợp lý hay không, đặc biệt như tiền mặt, hàng hoá tồn kho để từ đó cóbiện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
Phương pháp phân tích: Sử dụng phương pháp so sánh và lập biểu so sánhgiữa số cuối kì và số đầu năm, so sánh tỉ trọng của từng khoản mục trên tổng vốn cốđịnh căn cứ vào các số liệu trên bảng phân bố kế toán
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định với hai chỉ tiêu chính: Hệ số doanhthu trên vốn cố định, hệ số lợi nhuận trên vốn cố định Khi phân tích, nếu thấy các
hệ số doanh thu trên vốn cố định tăng thì đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố địnhtăng và ngược lại
1.2.1.3 Phân tích sự biến động tăng (giảm) và cơ cấu vốn cố định
Mục đích và ý nghĩa:Vốn cố định của doanh nghiệp phản ảnh chính sách
đầu tư vốn cho những điều kiện có sở vật chất kỹ thuật để thực hiện các nhiệm vụsản xuất kinh doanh.Việc phân tích cơ cấu và sự biến động của vốn cố định giúpdoanh nghiệp nhận thức, đánh giá được tình hình tăng giảm và nguyên nhân tăng
Trang 24giảm của vốn cố định, qua đó thấy được sự tác động, ảnh hưởng đến hoạt động sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Phương pháp phân tích: Sử dụng phương pháp so sánh và lập biểu so sánh
giữa số cuối kì và số đầu năm, so sánh tỉ trọng của từng khoản mục trên tổng vốn cốđịnh căn cứ vào các số liệu trên bảng phân bố kế toán
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định với hai chỉ tiêu chính: Hệ số doanhthu trên vốn cố định, hệ số lợi nhuận trên vốn cố định Khi phân tích, nếu thấy các
hệ số doanh thu trên vốn cố định tăng thì đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố địnhtăng và ngược lại
1.2.2 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh.
1.2.2.1 Phân tích hiệu quả sử dụng tổng vốn kinh doanh
Mục đích: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nhằm mục đích nhận
thức, đánh giá một cách đúng đắn, toàn diện, hiệu quả sử dụng các chỉ tiêu vốn kinhdoanh Từ đó phân tích, đánh giá được những nguyên nhân ảnh hưởng tăng giảm và
đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
Phương pháp phân tích: Phương pháp phân tích được sử dụng là phương
pháp so sánh và lập biểu so sánh giữa số cuối năm với đầu năm hoặc số liệu nămnay so với năm trước, kết hợp với việc tính toán tỷ lệ và các hệ số để tính toánchênh lệch tăng giảm và tỷ lệ tăng giảm Ngoài ra để phân tích các nhân tố ảnhhưởng tới hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tác giả sử dụng phương pháp Dupontkết hợp với phương pháp thay thế liên hoàn để tiến hành phân tích mức độ ảnhhưởng của từng nhân tố
1.2.2.2 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
Mục đích phân tích: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động nhằm đánh giá
xem doanh nghiệp có sử dụng hiệu quả lượng vốn lưu động đã bỏ ra hay không? Từ
đó đưa ra các biện pháp tối ưu giúp doanh nghiệp sử dụng tiết kiệm và hiệu quả vốnlưu động
Phương pháp phân tích: Khi phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động cần sử
dụng phương pháp so sánh và phương pháp bảng biểu, kết hợp với việc tính toáncác hệ số để tính toán hiệu quả sử dụng vốn lưu động bình quân, hiệu quả sử dụng
Trang 25các khoản mục vốn lưu động, mức tiết kiệm vốn lưu động và so sánh giữa các kỳvới nhau.
1.2.2.3 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định
Mục đích phân tích: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định giúp doanh
nghiệp có thể đánh giá được những kết quả kinh doanh mà việc sử dụng vốn cố địnhmang lại cho công ty có được coi là sử dụng vốn cố định có hiệu quả hay không?Tài sản cố định luôn chiếm tỷ lệ lớn trong tổng vốn cố định Vì vậy thông qua việcphân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định cũng giúp cho doanh nghiệp có thể đánh giátình hình quản lý tài sản cố định đã hợp lý hay chưa
Phương pháp phân tích: Tương tự như phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu
động, khi phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định cần sử phương pháp so sánh vàphương pháp bảng biểu, kết hợp với việc tính toán các hệ số, chỉ tiêu khác để xácđịnh, so sánh tình hình tăng giảm hiệu quả sử dụng vốn cố định bình quân, hiệu quả
sử dụng các khoản mục vốn cố định giữa các kỳ với nhau
CHƯƠNG II PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ 75 2.1 Tổng quan tình hình và ảnh hưởng nhân tố môi trường đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần cơ khí 75
2.1.1 Tổng quan về công ty
2.1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển công ty
Công ty cổ phần cơ khí 75 thuộc loại hình doanh nghiệp công ty cổ phần.Công ty có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, hạch toán độc lập và có tài sảnriêng, hoạt động theo giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh do sở kế hoạch đầu tư Hà
Trang 26Nội cấp ngày 18 tháng 04 năm 2004 Công ty đặt trụ sở tại Cầu Bươu- Thanh
Công ty cổ phần cơ khí 75 có tiền thân là 1 xưởng vật liệu thành lập năm
1966 với nhiệm vụ chủ yếu là trung chuyển và dự trữ vật liệu, vũ khí phục vụ chochiến tranh có tên là xưởng KT66
Xưởng KT66 được chuyển lên thành xưởng cơ khí 75 theo quyết định số
3058 QĐ/TC và quyết định 81/2000 của Bộ giao thông vận tải ngày 13/12/1974.Thời điểm này xưởng cơ khí 75 có 70 cán bộ công nhân viên,nhiệm vụ chính vẫn là
dự trữ vật liệu kết hợp với mở rộng sản xuất
Sau giải phóng, xưởng cơ khí 75 chủ yếu sửa chữa các loại thiết bị, máy mócxếp dỡ trung bình ( cầu trục, băng tải) phục vụ các bến cảng và cung cấp các sảnphẩm phục vụ nhu cầu vận tải đường sông
Năm 2002, Bộ giao thông vận tải đã quyết định đổi tên Nhà máy cơ khí 75thành Công ty cơ khí 75 Bộ máy tổ chức của công ty cũng đc sắp xếp lại
Ngày 18/4 2004, Sở kế hoach và đầu tư Hà Nội đã cấp giấy chứng nhận chophép công ty hoạt động với cái tên chính thức Công ty Cổ Phần cơ khí 75
2.1.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty
Chức năng: Hoạt động trong lĩnh vực xây dựng: thi công các công trình giaothông đường thủy, vật kiến trúc,… có quy mô tương đối lớn
Thông qua các hoạt động kinh doanh để bảo trì và phát triển nguồn vốn củacông ty, sử dụng hợp lí các nguồn lực, tối đa hóa lợi nhuận, tích lũy đầu tư và pháttriển công ty