Một số kiến nghị với nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Cổ phần cơ khí

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần cơ khí 75 (Trang 54)

doanh tại công ty Cổ phần cơ khí 75

3.2.3.1. Các kiến nghị đối với nhà nước

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, nhà nước đóng vai trò quản lý và điều tiết vĩ mô, vì vậy sự ổn định và đúng đắn của các chính sách kinh tế của nhà nước có tác động hết sức to lớn đến các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp vừa và nhỏ nói riêng. Vì phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ giới hạn trong quy mô của Công ty Cổ phần cổ phần cơ khí 75. Do đó tác giả chỉ đề cập đến các kiến nghị đối với nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại các công ty.

Chính phủ cần tổ chức hệ thống thông tin để nắm bắt kịp thời các xu hướng hội nhập quốc tế và thực trạng doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam để ra soát lại các chính sách nhằm phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa đạt mục tiêu của chính phủ về tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm và thu nhập, xóa đói giảm nghèo và phát triển bền vững. Chính sách của chính phủ phải có tính khả thi, cần đúng đối tượng, đúng thời hạn, đủ liều lượng. Môi trường kinh doanh mà doanh nghiệp nhỏ và vừa cần từ chính phủ là: Luật pháp thông thoáng, hạ tầng kỹ thuật và tâm lý xã hội đồng thuận, doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng góp vào môi trường đó bằng nỗ lực của chính mình. Một số kiến nghị đề xuất đối với nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại các công ty như sau:

Thứ nhất, tạo điều kiện tiếp cận đất đai, mặt bằng sản xuất

Đây là giải pháp quan trọng nhất để tạo vốn bất động sản cho doanh nghiệp kinh doanh, liên doanh, thế chấp và tạo cơ hội đầu tư dài hạn. Chính sách đất đai góp phần giải toả nghịch lý giá đất Việt Nam cao không tương xứng với điều kiện kinh doanh và thu nhập của doanh nghiệp. Giải pháp này đặt vào cơ quan quản lý nhà nước về đất đai, cần có những đổi mới như sau:

- Hoàn thiện pháp lý và nâng cao năng lực quản lý của hệ thống cơ quan đăng ký đất đai trong cả nước nhằm đẩy nhanh tiến độ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và khuyến khích đăng ký các giao dịch về đất.

- Lập quy hoạch, kế hoạch chi tiết sử dụng đất và công khai các quy hoạch này làm cơ sở cho việc giao đất, cho thuê đất, đấu thầu quyền sử dụng đất.

- Xây dựng các cụm khu công nghiệp, thương mại có hạ tầng tốt nhất, đồng thời điều chỉnh các hình thức cho thuê đất. Hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa có cơ sở sản xuất kinh doanh gây ô nhiễm di dời ra khỏi đô thị, khu dân cư thông qua việc cho phép chuyển quyền sử dụng đất từ đất sản xuất sang đất ở và đất thương mại nhằm mục đích bán và trang trải chi phí di chuyển.

- Thống kê và thu hồi đất đang hoang hoá, sử dụng không đúng mục đích để tạo quỹ đất cho các doanh nghiệp thuê.

- Có những quy định về bồi hoàn và trả lại quyền sử dụng để quá trình chuyển giao đất công khai thuận lợi hơn. Ví dụ như các doanh nghiệp mua lại quyền sử dụng thoả thuận thanh toán nếu không sẽ chuyển sang đấu thầu nhằm chống đầu cơ, mua bán chuyển nhượng dự án trái phép.

Thứ hai, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận các nguồn vốn.

- Nguồn vốn của nhà nước hỗ trợ cho công ty không thể vi phạm cam kết WTO, tức là không hỗ trợ trực tiếp mà hỗ trợ gián tiếp. Cần công khai hình thức hỗ trợ gián tiếp. Với những nguồn lực có trong tay, thông qua các công ty đầu tư tài chính của nhà nước để mua cổ phần của doanh nghiệp nhỏ và vừa, hoặc mua trái phiếu của doanh nghiệp nhỏ và vừa được phát hành trái phiếu theo dự án.

- Nghiên cứu việc nhà nước góp vốn thành lập quỹ hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, sửa đổi quyết định số193/2001/QĐ-TTG của thủ tướng chính phủ, chuyển quỹ bảo lãnh tín dụng thành quỹ hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và

vừa: Tăng vốn cấp của ngân sách tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, từ mức tối đa không quá 30% vốn điều lệ lên 50% và có cơ chế tăng giảm nguồn vốn này.

Các quỹ có điều lệ riêng, cần ban hành mẫu hướng dẫn xây dựng điều lệ để các tỉnh thành phố nhanh chóng triển khai.

- Nguồn vốn của các ngân hàng thương mại là nguồn vốn quan trọng của doanh nghiệp nhỏ và vừa, ngân hàng nhà nước cần chỉ đạo các ngân hàng thương mại xây dựng kế hoạch định hướng cho vay các doanh nghiệp nhỏ và vừa với số dư nợ tín dụng đạt đến trên 60% tổng dư nợ. Ngân hàng thương mại cần tăng cường tiếp thị với tư cách ngân hàng bán lẻ để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp nhỏ và vừa, có các biện pháp thẩm định món vay, giám sát và đôn đốc thu nợ thay cho việc đòi hỏi các thế chấp cầm cố vượt quá khả năng của doanh nghiệp nhỏ và vừa, phối hợp với quỹ bảo lãnh tín dụng, các quỹ khác và doanh nghiệp có hợp đồng kinh tế để cho vay.

- Phát huy vai trò của quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp.

Điều lệ quỹ cần thể hiện rõ cơ chế góp vốn của các thành viên là doanh nghiệp theo hướng linh hoạt đối với nguồn vốn góp vượt mức tối thiểu. Các thành viên thông qua quỹ để huy động vốn đầu tư các dự án, chuyển hoá vốn của quỹ thành nguồn vốn của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên cơ sở thoả thuận việc tăng giảm vốn của các thành viên góp vốn như vậy vẫn bảo đảm an toàn của quỹ và thuận lợi cho doanh nghiệp góp vốn công khai vào dự án.

- Doanh nghiệp phát huy nội lực

Đây là hướng cơ bản, lâu dài, thường xuyên đối với chủ doanh nghiệp, ngoài nguồn vốn trên, doanh nghiệp nhỏ và vừa còn nhiều biện pháp huy động vốn trong khuôn khổ pháp luật dân sự và kinh tế. Để tiếp cận các nguồn vốn của các quỹ và ngân hàng, doanh nghiệp nhỏ và vừa phải có vốn đối ứng từ tích luỹ vốn bằng tài

sản hữu hình và vô hình, bằng uy tín và các mối quan hệ tích cực để bảo đảm vốn kinh doanh.

Cơ quan quản lý nhà nước không can thiệp vào quyền huy động vốn hợp pháp của doanh nghiệp nhỏ và vừa nhưng có thể phổ biến các kinh nghiệm và thúc đẩy hoạt động kiểm toán độc lập, nộp báo cáo tài chính, báo cáo thuế để tư vấn, khuyến cáo. Các tranh chấp kinh tế nên để các bên hiệp thương, trọng tài xét xử, kiềm chế việc hình sự hoá các tranh chấp.

- Nghiên cứu, bổ sung quy định về khấu hao tài sản cố định theo hướng cho phép áp dụng chế độ khấu hao luỹ tiến, nhằm khuyến khích các doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp nhỏ và vừa thực hiện đổi mới máy móc thiết bị, công nghệ.

Thứ ba, có chính sách hoàn thuế kịp thời

Mặc dù khoản tiền này thường chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng vốn kinh doanh của các doanh nghiệp nhưng nếu không được hoàn thuế kịp thời thì nó cũng góp phần gây nên tình trạng lãng phí vốn do số vốn đó bị ứ đọng không sinh lời được còn doanh nghiệp vẫn phải đi huy động vốn từ bên ngoài để bổ sung vào nguồn vốn kinh doanh.

Ngoài ra, nhà nước cũng cần xây dựng những nguyên tắc trong việc tổ chức thủ tục hành chính sao cho gọn nhẹ, nhanh và đúng pháp luật. Điều này sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thuận lợi khi muốn mở rộng hay đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần cơ khí 75 (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(61 trang)
w