Công ty cần xây dựng kế hoạch mua sắm, đầu tư TSCĐ từ đầu kỳ kinh doanh. Dựa vào tình hình khấu hao lũy kế TSCĐ, công ty có thể xác định xem TSCĐ này đã khấu hao được bao nhiêu phần trăm giá trị, đã bù đắp được vốn đầu tư bỏ ra hay chưa để có kế hoạch đổi mới TSCĐ. Đồng thời, căn cứ vào các dự án, hợp đồng và mục tiêu của công ty trong kỳ kinh doanh để xác định quy mô vốn cố định cần đầu tư là bao nhiêu.
Lựa chọn lại phương pháp tính khấu hao để tránh hao mòn vô hình đối với tài sản cố định. Công ty có thể lựa chọn phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh để có thể nhanh chóng thu hồi vốn, và sớm đổi mới được TSCĐ.
Tiến hành nâng cấp TSCĐ thông qua việc bảo dưỡng thường xuyên hay sửa chữa lớn theo kế hoạch, việc này giúp cho TSCĐ không bị hư hỏng hay giảm công suất quá nhanh so với tiêu chuẩn.
Đối với những TSCĐ không dùng đến, việc để lại chúng sẽ tiêu tốn một số tiền của công ty cho việc bảo quản, sửa chữa nên lựa chọn phương pháp thanh lý là hợp lý nhất, vừa giảm được một khoản chi phí, vừa thu hồi được một khoản vốn.
Công ty có thể thực hiện chế độ khoán về việc sử dụng TSCĐ. Nghĩa là việc sử dụng, bảo quản TSCĐ có thể được giao cho từng cá nhân, từng phòng ban. Nếu máy móc, thiết bị hư hỏng do các nguyên nhân chủ quan thì cá nhân, phòng ban đó cần chịu trách nhiệm bồi thường cho công ty. Hình thức bồi thường có thể là bồi
thường bằng tiền, trừ vào tiền lương, tiền thưởng, hoặc bằng cách tự tiến hành sửa chữa để trả lại tài sản cho công ty trong thời gian sớm nhất