Cách xác định nghĩa tố trong luận văn

Một phần của tài liệu Kết cấu nghĩa của nhóm từ chỉ hành động nói năng speak, say, tell, talk trong tiếng Anh và các đơn vị tương ứng trong trong tiếng Việt (Trang 28)

5. Phương pháp nghiên cứu

1.4.2.1.3 Cách xác định nghĩa tố trong luận văn

Dựa vào các định nghĩa trong Từ điển giải thích Anh - Anh và từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê) để làm gợi ý, cơ sở chiết xuất ra các nghĩa tố của từ; trên cơ sở

29

đó đối chiếu so sánh nghĩa tố của các từ thuộc nhóm chỉ hành động nói năng trong tiếng Anh và các đơn vị tương ứng trong tiếng Việt, qua đó chỉ ra được sự tương đồng cũng như khác biệt về nghĩa tố của các từ chỉ hành động nói năng.

1.4.2.2 Phƣơng pháp miêu tả:

Phương pháp miêu tả là hệ thống những thủ pháp nghiên cứu được vận dụng để thể hiện đặc tính của các hiện tượng ngôn ngữ trong một giai đoạn phát triển nào đó của nó. Đây là phương pháp phân tích đồng đại. Phương pháp miêu tả có ý nghĩa to lớn đối với thực tiễn học tập và giảng dạy ngôn ngữ. Bất cứ phương pháp phân tích khoa học nào cũng đòi hỏi phải phân xuất đối tượng thành những mặt, những bộ phận và đơn vị để nghiên cứu riêng, thông qua đó mà nhận thức những thuộc tính khác nhau của đối tượng được nghiên cứu. Những thủ pháp của phương pháp miêu tả rất đa dạng, có thể phân chúng thành 2 kiểu cơ bản: những thủ pháp giải thích bên ngoài và những thử pháp giải thích bên trong. [6, Tr.19-20]

1.4.2.3 Phƣơng pháp so sánh đối chiếu

Trong phương pháp so sánh - đối chiếu, một ngôn ngữ là trung tâm chú ý còn ngôn ngữ kia là phương tiện nghiên cứu. Phương pháp so sánh - đối chiếu nghiên cứu những tương ứng có tính quy luật của hai ngôn ngữ, phát hiện những tương đồng và khác biệt trong các phương tiện biểu đạt những ý nghĩa đồng nhất từ văn bản nguồn ra văn bản dịch. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng phương pháp so sánh - đối chiếu có thể chỉ ra được những hình thức ngôn ngữ tương ứng trong ngôn ngữ, chứ không đủ sức chỉ ra hết được các giá trị tương ứng trong phát ngôn cụ thể. [6, Tr.191-192]

1.4.2.4 Thủ pháp thống kê ngôn ngữ học

Đây là một thủ pháp quan trọng trong miêu tả ngôn ngữ. Khi muốn so sánh 2 hay nhiều yếu tố ngôn ngữ, người ta phải thống kê được tần số của yếu tố đó so với các yếu tố cần so sánh. Số lần xuất hiện của một yếu tố nào đó trong văn bản được khảo sát được gọi là tần số của yếu tố ấy, yếu tố nào có tần số lớn hơn thì có hạng lớn hơn. [6, Tr.121] Như vậy, thủ pháp thống kê ngôn ngữ học cho biết mức độ phổ biến, khả năng xuất hiện cũng như mức độ sử dụng của một yếu tố.

30

1.4.3 Nhận xét

Hiện chưa có công trình nào đi sâu vào phân tích chi tiết cụ thể các hành động nói năng cũng như so sánh các ngôn ngữ với nhau đặc biệt là chưa có công trình nào đề cập đến nhóm động từ (say, tell, talk, speak) này trên bình diện so sánh đối chiếu với tiếng Việt cả về mặt lí thuyết cũng như thực hành. Chính vì vậy chúng tôi tập trung đi nghiên cứu 1 nhóm từ Say, speak, tell, talk trong tiếng Anh có so sánh với tiếng Việt. Đây chính là khía cạnh mà luận văn này quan tâm nghiên cứu hành động nói năng.

31

Chƣơng 2: CẤU TRÚC NGỮ NGHĨA CỦA NHÓM TỪ CHỈ HÀNH ĐỘNG NÓI NĂNG SPEAK, SAY, TELL, TALK TRONG TIẾNG ANH

2.1. Nhóm từ Say, speak, tell, talk là một trƣờng nghĩa

Cả 4 từ say, tell, talk, speak đều biểu thị ý nghĩa chung - là phương tiện giao tiếp hàng ngày có “sử dụng hành động nói phát ra thành tiếng thành lời”. Đây là cơ sở đầu tiên để tập hợp 4 từ này vào cũng một nhóm thuộc nhóm từ chỉ hành động nói năng trong tiếng Anh. Cả 4 từ đều thỏa mãn mô hình A nói X với B, nghĩa là có đủ 3 tham tố của quá trình nói năng: Phát ngôn thể, Tiếp ngôn thể và Ngôn thể. Bốn từ say, tell, talk, speak là một nhóm đồng nghĩa bởi nó có yếu tố ngữ nghĩa chung là đều để chỉ hành động nói phát ra thành tiếng thành lời. Như vậy, cấu trúc nghĩa của 4 từ thuộc nhóm từ chỉ hành động nói năng trong tiếng Anh là một trường nghĩa.

4 từ này đều có cấu trúc nghĩa là các từ đa nghĩa gồm nhiều hơn 1 nghĩa vị: Ngoài nghĩa gốc là đều chỉ hành động nói năng thì cả 4 từ còn có những nghĩa khác nữa như sử dụng để thảo luận, bài phát biểu, hứa, khuyên, chào,… Chính các nghĩa tố khác nhau của 1 từ thuộc nhóm từ chỉ hành động nói năng trong tiếng Anh cũng tạo ra một trường nghĩa nhỏ nhất.

Đây là nhóm đồng nghĩa, cả 4 từ đều có sự giống nhau đó là cùng biểu thị ý nghĩa là hành vi nói năng, cùng xuất hiện trong ngữ cảnh A nói X với B, nghĩa là ngữ cảnh mà 4 từ này xuất hiện đều có đầy đủ 3 tham tố A (phát ngôn thể), B (tiếp ngôn thể) và X (ngôn thể) nhưng tại sao trong một ngữ cảnh cụ thể người Anh lại dùng từ này chứ không phải là 3 từ còn lại. Điều đó chúng tỏ rằng, 4 từ cùng biểu thị ý nghĩa hành vi nói năng này phải có sắc thái khác nhau và khi xuất hiện sẽ có những cấu trúc khác nhau, cụ thể sự khác nhau đó như thế nào, đó là nhiệm vụ chúng tôi phải làm sáng tỏ trong phần dưới đây:

2.1.1 Cấu trúc nghĩa từ Say Ví dụ 1:

She said nothing to me about it.

32

Ở ví dụ trên xuất hiện ngữ cảnh mà trong đó, người phát ngôn là “tôi” “kể lại” cho người nghe là nhân vật thứ 3 về với nội dung “Cô ấy không nói gì với tôi

về nó”. Như vậy, ở đây Say nhấn mạnh nghĩa tố “sử dụng giọng nói nhằm mục

đích kể lại” với nhân vật thứ 3 về nội dung “ về nó” với “tôi” - là chủ thể của phát ngôn này. Ở đây có đầy đủ 3 tham tố A – phát ngôn thể, B – tiếp ngôn thể và X – ngôn thể (nội dung phát ngôn). Trong đó, A sử dụng hành động nói có âm thanh phát ra thành tiếng, thành lời để diễn đạt một nội dung nhất định trong giao tiếp; hoặc nói một cách có đầu có đuôi từng điều cho người khác biết rõ. Như vậy, ở trong ngữ cảnh này, Say biểu thị nghĩa vị: Dùng để nói hoặc kể cho ai đó về việc gì. Có thể thấy trong ngữ cảnh này Say có nghĩa vị bao gồm các nghĩa tố sau: Sử

dụng giọng nói, mục đích nói/kể về 1 vấn đề cho ai đó.

Say1: Sử dụng giọng nói (1) + mục đích nói/kể về 1 vấn đề cho ai đó (2) Ví dụ 2:

―That was marvellous,‖ said Daniel.

Daniel nói ―Thật kỳ diệu‖.

Ở ví dụ trên, chúng ta có thể thấy Say xuất hiện trong ngữ cảnh mà phát ngôn thể truyền đạt nội dung, phản ánh thông qua thực thể âm thanh (hay chữ viết) dưới hình thức lời dẫn trực tiếp mà nó được nhận diện thông qua dấu ngoặc kép (“”). Lời dẫn trực tiếp này chính là bổ ngữ cho động từ nói, nó chứa nội dung thông tin mà người nói cần truyền tải và nhấn mạnh: “Thật kỳ diệu”.

Nếu ở nghĩa vị 1 của từ Say nhấn mạnh đặc trưng mục đích thực hiện phát ngôn “nói/kể” thì ở ngữ cảnh này, mục đích người nói dùng để “Nhắc (lại)” lời nói, câu nói, có nghĩa là ở đây người nói sử dụng Say với mục đích trích dẫn lại nguyên văn, chính xác lời nói/câu nói của một ai đó nhằm nhấn mạnh nội dung nói ra. Ở đây, người tiếp nhận hành động nói thường là người đối diện và vai này có thể xuất hiện cũng có thể khuyết. Như vậy, nghĩa vị 2 của từ Say biểu thị ý nghĩa “Dùng để nhắc lại lời nói, câu nói (thường được dùng để đưa ra lời nói chính xác của ai đó)”, gồm 2 nghĩa tố: Sử dụng giọng nói, mục đích nhấn mạnh nội dung nói. Nghĩa vị 2 của Say có thể được khái quát thành cấu trúc như sau:

33

Ví dụ 3:

I'll say this for them, they're a very efficient company. Tôi sẽ nói điều này cho họ, họ là một công ty rất hiệu quả.

Trong ví dụ này, Say dùng để đưa ra quan điểm. cách đánh giá của người nói – “tôi” về một công ty, nhân vật tôi này đánh giá “họ là một công ty rất hiệu quả”. Ở nghĩa vị thứ 3 của từ Say, người Anh dùng với mục đích nhằm “Giải thích/đưa ra ý kiến” về việc gì đó, tức là người nói muốn làm cho người nghe hiểu rõ bằng cách giải thích hoặc đưa ra cách nhìn, cách nghĩ, cách đánh giá riêng của mỗi người về sự vật, sự việc, về một vấn đề nào đó. Ở đây, cũng có đủ 3 tham tố xuất hiện: A – phát ngôn thể, B – tiếp ngôn thể và X – ngôn thể (nội dung phát ngôn). Như vậy ở nghĩa vị 3 của từ Say có 2 nghĩa tố đó là: Sử dụng giọng nói; ―Giải thích‖ hoặc

―đưa ra quan điểm, cách đánh giá riêng‖. Nghĩa vị 3 của Say có thể được khái

quát thành cấu trúc như sau:

Say3: Sử dụng giọng nói (1) + giải thích/đánh giá riêng về ai/cái gì (4) Ví dụ 4:

You could learn the basics in, let's say, three months.

Người ta nói, bạn có thể học kiến thức cơ bản, chỉ mất 3 tháng.

Ngữ cảnh trên nói về lời gợi ý cho người nghe về một khóa học cơ bản và dẫn chứng đưa ra để thuyết phục người nghe là thời gian khóa học này cũng không kéo dài quá lâu, người nói nhấn mạnh thời gian thực hiện khóa học chỉ mất 3 tháng mà thôi. Nghĩa vị 4 của từ Say bao gồm 2 nghĩa tố ―Sử dụng giọng nói‖; mục đích

thực hiên phát ngôn (Gợi ý/ví dụ), ở đây, người nói không nhằm mục đích

“nói/kể”, “nhắc lại” hay “giải thích/đưa ra quan điểm” mà mục đích hướng đến là “Gợi ra 1 vấn đề có đưa ra lí lẽ, dẫn chứng để người nghe tự suy nghĩ, tự có ý kiến hoặc tự quyết định làm một việc nào đó hoặc người nói dẫn ra một trường hợp cụ thể để minh họa để chứng minh”. Nghĩa vị 4 cũng có đầy đủ 3 tham tố xuất hiện: A – phát ngôn thể, B – tiếp ngôn thể và X – ngôn thể (nội dung phát ngôn). Nghĩa vị 4 của Say có thể được khái quát thành cấu trúc như sau:

Say4: Sử dụng giọng nói (1) + mục đích gợi ý/ví dụ (5) Ví dụ 5:

34

His angry glance said it all.

Cái nhìn giận dữ của ông nói lên tất cả.

Ở ví dụ 5 này, người nói nhằm mục đích đề cập đến suy nghĩ, cảm nghĩ của ai đó bằng cách bộc lộ cảm xúc ra bên ngoài hoặc bằng hành động thông qua các bộ phận trên gương mặt mà cụ thể ở đây là ánh mắt - “cái nhìn‖ của người đàn ông. Có nghĩa là nó nhấn mạnh đến sắc thái bộc lộ cảm xúc hơn là dùng lời nói để bộc lộ 1 cách đơn thuần. Trong ví dụ này, dựa vào ánh mắt toát lên vẻ giận dữ của người đàn ông đã cho người đối diện nhận biết được tâm trạng của người đàn ông đó mà không cần người đó phải thể hiện ra bằng lời nói là tôi đang rất tức giận đây. Ở đây chính là sự chuyển nghĩa (hoán dụ) của từ Say, “nói” mà lại không dùng lời nói, không sử dụng ngôn ngữ, hay nói cách khác nội dung người nói muốn thông báo ở đây là người đàn ông đang giận dữ được “nói” lên (được thể hiện) qua “cái nhìn giận dữ”. Nghĩa vị 5 của Say có ý nghĩa dùng để đưa ra suy nghĩ, cảm nghĩ.... giải thích rõ ràng với ai đó bằng cái nhìn, hành động. Như vậy, nghĩa vị 5 của Say có thể được phân tích gồm các nghĩa tố: mục đích bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ,…;

cách thức thể hiện (Ánh mắt bộc lộ cảm xúc thay cho lời nói).

Say5: mục đích diễn đạt tƣ tƣởng, tình cảm (6) + cách thức thể hiện tƣ tƣởng, tình cảm không phải bằng lời nói mà thông qua cái nhìn/hành động (-1)

Ví dụ 6:

The clock said three o'clock. Đồng hồ thông báo đã 3 giờ.

Ở ngữ cảnh trên, Say có nghĩa vị 6 biểu thị ý nghĩa nhấn mạnh đến nghĩa tố thông báo và hướng dẫn. Chủ ngữ ở đây không phải là người do vậy không có khả năng sử dụng ngôn ngữ mà là đồ vật - đồng hồ nên dựa trên hình ảnh, quy ước mặc định mà người ta hiểu được giá trị thông báo của nó. Ví dụ, chuông đồng hồ phát ra 3 tiếng kêu hay kim giờ chỉ vào số 3 thì cho ta biết thời gian lúc này đã 3 giờ. Như vậy, ở ngữ cảnh trên có những dấu hiệu gì đó nhằm mục đích thông tin cho một ai đó biết về vấn đề gì hoặc chỉ bảo, dắt dẫn cho biết phương hướng, cách thức tiến hành một hoạt động nào đó. Hoặc cũng có thể sử dụng ngôn ngữ để thông báo

35

hướng dẫn, ai làm việc gì đó. Nghĩa vị 6 của Say có thể được khái quát thành cấu trúc như sau:

Say6: (±) Sử dụng giọng nói để thông báo về việc gì đó (± 1) + mục đích thông báo/chỉ dẫn (7)

Nhận xét:

6 nghĩa vị của từ Say tạo nên cấu trúc đa nghĩa của từ Say, cả 6 nghĩa vị của Say đều có nghĩa tố chung là sử dụng giọng nói để thực hiện hành động giao tiếp, và cả 6 nghĩa này đều là sự cụ thể hóa các mục đích của người nói (Phát ngôn thể) hướng đến còn người nói tức Phát ngôn thể nhằm mục đích để diễn đạt một nội dung nhất định nào đó trong giao tiếp trong giao tiếp thì chính là điểm khác biệt để tạo nên cấu trúc đa nghĩa của từ Say. Như vậy trong 6 nghĩa vị của từ Say đều có nghĩa tố chung là “sử dụng giọng nói‖ và “mục đích thực hiện phát ngôn”, còn từng mục đích như thế nào trong từng trường hợp sẽ được cụ thể hóa khi thực hiện phát ngôn, sự khác nhau về sắc thái ý nghĩa mục đích thực hiện phát ngôn của người nói chính là yếu tố khu biệt 6 nghĩa của từ Say cũng như giúp khu biệt với nghĩa của 3 từ còn lại là tell, talk, speak.

* Điểm riêng trong cấu trúc ngữ nghĩa của từ Say:

Chúng ta có thể thấy, từ Say thuộc nhóm chỉ hành động nói năng trong tiếng Anh được miêu tả với cấu trúc ngữ nghĩa gồm 6 nghĩa vị khác nhau. Như vậy, có thể nói mối liên hệ giữa các nghĩa khác nhau của 1 từ đa nghĩa làm thành một cấu trúc. Tuy nhiên, có thể dễ dàng nhận thấy việc phân chia thành 6 nghĩa vị thuộc cấu trúc ngữ nghĩa của từ Say được dựa trên cơ sở mục đích mà người nói (Phát ngôn thể) hướng đến. 6 nghĩa vị là sự cụ thể hóa của 6 mục đích sử dụng khác nhau. Cụ thể:

Ở nghĩa vị 1 là “Dùng để nói hoặc kể cho ai về việc gì.” Nhưng đến nghĩa vị 2 người nói tức Phát ngôn thể lại “Dùng để nhắc lại lời nói, câu nói (thường được dùng để đưa ra lời nói chính xác của ai đó)”, nghĩa vị 3 “Dùng để giải thích quan điểm, đưa ra ý kiến về việc gì (Nói về điều mà bạn thích (mặc dù bạn không tán thành) về ai đó)”; nghĩa vị 4 “Để gợi ý hoặc đưa ra ví dụ.”; nghĩa vị 5 “Dùng để đưa ra suy nghĩ, cảm nghĩ.... giải thích rõ ràng với ai đó bằng lời nói, cái nhìn, hành

36

động”; nghĩa 6 dùng để “Đưa ra thông tin về cái gì đó cụ thể hoặc sự hướng dẫn”. Tóm lại, chúng ta có thể khái quát thành cấu trúc ngữ nghĩa của từ Say như sau:

Bảng 1: Tóm tắt cấu trúc ngữ nghĩa của từ Say

Say Nghĩa tố Say1 1 + 2 Say2 1 + 3 Say 3 1 + 4 Say4 1 + 5 Say5 (-1) + 6 Say6 (±1) + 7

2.1.2 Cấu trúc nghĩa từ Speak Ví dụ 1a:

I've spoken to the manager about it. Tôi đã nói với giám đốc về việc đó

Ví dụ 1b:

Can I speak with you for a minute?

Tôi có thể nói chuyện với bạn trong một phút?

Ở ví dụ 1a, Speak được xuất hiện trong cấu trúc trúc “speak to some body about some thing” để biểu thị nghĩa vị dùng để nói với ai về việc gì, tức người nói sử dụng ngôn ngữ, phát ra thành tiếng, thành lời để diễn đạt một nội dung nhất định trong giao tiếp hội thoại với ai – “nói với giám đốc về việc đó”. Như vậy, nhân vật tôi tức người nói muốn truyền tải nội dung thông tin là “Tôi đã nói với giám đốc về

Một phần của tài liệu Kết cấu nghĩa của nhóm từ chỉ hành động nói năng speak, say, tell, talk trong tiếng Anh và các đơn vị tương ứng trong trong tiếng Việt (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)