Phân tích nghĩa của từ

Một phần của tài liệu Kết cấu nghĩa của nhóm từ chỉ hành động nói năng speak, say, tell, talk trong tiếng Anh và các đơn vị tương ứng trong trong tiếng Việt (Trang 25)

5. Phương pháp nghiên cứu

1.4.Phân tích nghĩa của từ

1.4.1 Cơ cấu nghĩa của từ

Một từ có thể có một hoặc nhiều nghĩa, nhưng đó không phải là một tổ chức lộn xộn. Trong từng nghĩa của mỗi từ, chúng bao gồm những thành tố nhỏ hơn, có thể phân tích ra được thành các nghĩa tố và các nghĩa tố này cũng được sắp xếp theo một tổ chức nào đó.

Nghiên cứu kết cấu ý nghĩa của từ, một mặt chúng ta cần phải tách ra thành các ý nghĩa khác nhau của nó, mặt khác phải làm sáng tỏ những mối liên hệ và sự quy định lẫn nhau giữa các nghĩa đó.

Như vậy, xét cơ cấu nghĩa của từ là xác định xem từ đó có bao nhiêu nghĩa, mỗi nghĩa có bao nhiêu thành tố nhỏ hơn; và tất cả những thành tố này được sắp xếp trong quan hệ với nhau như thế nào.

Với quan điểm đồng đại, tức là quan điểm xem xét cấu trúc nghĩa theo một tình trạng tương đối, chúng ta có thể tìm thấy những điểm giống nhau và khác nhau của các từ đồng nghĩa. Điểm giống nhau đó là các nghĩa tố chung cho cả một nhóm các từ đồng nghĩa, những nghĩa tố này không loại trừ lẫn nhau, chính nhờ những nghĩa tố này mà người ta có thể tập hợp được nhóm các từ đồng nghĩa và lập nên

26

các trường nghĩa. Điểm khác nhau đó là một hoặc một vài nghĩa tố của các từ trong cùng một nhóm, một trường nghĩa khác nhau, khu biệt với các từ khác trong nhóm và cách sử dụng của từng từ phụ thuộc vào từng nghĩa tố đó sao cho phù hợp với từng ngữ cảnh cụ thể khác nhau.

Những nghĩa tố riêng có thể là sự có mặt hay vắng mặt một nghĩa tố cụ thể nào đó. Những nghĩa tố cụ thể là sự đối lập giữa nét bao trùm (nét chỉ loại lớn) và các nét cụ thể. Những nét riêng có thể là kết quả của sự phân hoá một nghĩa tố chung. Có tính khách quan hoặc chủ quan cũng tạo nên những nghĩa tố riêng cho các từ đồng nghĩa, ý nghĩa của các kiểu cấu tạo từ cũng có thể giúp chúng ta phân biệt các sắc thái ý nghĩa khác nhau của các từ đồng nghĩa.

1.4.2 Phƣơng pháp phân tích trƣờng nghĩa

Phân tích và miêu tả cho được kết cấu ngữ nghĩa của một từ là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của việc nghiên cứu từ vựng-ngữ nghĩa.

Các nhà ngôn ngữ học đã sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để phân tích trường nghĩa, nhưng đáng chú ý là những phương pháp sau đây: phương pháp phân tích nghĩa tố, phương pháp phân bố và cải biên, phương pháp so sánh.

Tuy nhiên trong luận văn này, phương pháp mà chúng tôi sử dụng chủ yếu đó là phương pháp phân tích nghĩa tố. Ngoài ra chúng tôi còn sử dụng phương pháp, thủ pháp miêu tả, so sánh đối chiếu và thống kê ngôn ngữ học.

1.4.2.1Phƣơng pháp phân tích nghĩa tố

1.4.2.1.1 Định nghĩa phƣơng pháp phân tích nghĩa tố

Khái niệm nghĩa tố: Hiện nay vẫn chưa có một thuật ngữ thống nhất để chỉ

khái niệm này. Chúng ta có thể hiểu nghĩa tố là đơn vị ngữ nghĩa cơ bản của ngôn ngữ, nó là sự phản ánh trong ý nghĩa các tiêu chí riêng biệt của sự vật, hiện tượng hay quan hệ của thực tế. Nói cách khác, nghĩa tố là bộ phận nhỏ nhất trong thông báo của một đơn vị ngôn ngữ. Nghĩa tố là đơn vị một mặt (nội dung) tương ứng với các tiêu chí khu biệt âm vị học. Các nghĩa có thể phân biệt với nhau nhờ các yếu tố khu biệt nghĩa (nghĩa tố). Những nghĩa giống nhau hoặc tương tự nhau phải chứa đựng một phức thể các nghĩa tố như nhau. Hiện tượng đồng nghĩa xuất phát từ một

27

hạt nhân giống nhau và cộng thêm các nghĩa tố khu biệt. Nghĩa của một đơn vị ngôn ngữ chứa đựng một hoặc một vài nghĩa tố. Cùng một nghĩa tố có thể tham gia vào nghĩa của những đơn vị khác nhau. Kết quả là không có sự song song hoàn toàn giữa nhóm các đơn vị được phân tích và số các nghĩa tố tham gia vào nhóm đó.

Phương pháp phân tích nghĩa tố tỏ ra có nhiều ưu thế. Việc phân tích ra các nghĩa tố là cơ sở để biết các từ chứa đựng bao nhiêu những nghĩa tố giống nhau trong một trường. Quan hệ về nghĩa giữa các yếu tố trong trường nghĩa bộc lộ rõ ràng ở mức độ trùng nhau của các nghĩa tố.

Mỗi ý nghĩa của từ được gọi là một nghĩa vị. Từ đa nghĩa là từ có nhiều nghĩa vị khác nhau. Mỗi lần sử dụng từ chỉ một nghĩa vị của nó được hiện thực hoá.

“Nghĩa vị chưa phải là đơn vị nhỏ nhất về mặt nội dung. Người ta có thể chia nghĩa vị ra thành những yếu tố nhỏ nhất, không thể chia nhỏ hơn được nữa. Những yếu tố ngữ nghĩa như vậy gọi là nghĩa tố. Nghĩa tố là bộ phận nhỏ nhất trong thông báo của một đơn vị ngôn ngữ”. [7, Tr.92].

Mỗi nghĩa vị có hình thức biểu hiện của nó (từ hoặc hình vị), còn nghĩa tố không có hình thức biểu hiện riêng. Nó là đơn vị một mặt (nội dung) tương tự như tiêu chí khu biệt âm vị học cũng là những đơn vị một mặt - mặt biểu hiện. Nếu như khả năng khu biệt nghĩa của âm vị là dựa vào tính khu biệt về ngữ âm thì các nghĩa vị cũng có thể phân biệt nhau nhờ các yếu tố phân biệt nghĩa - các nghĩa tố. Nghĩa của một đơn vị ngôn ngữ chứa đựng một hoặc một vài nghĩa tố. Sự sắp xếp của các nghĩa tố theo cách thức nào đó tạo nên thông báo của đơn vị ngôn ngữ ấy. Cùng một nghĩa tố có thể tham gia vào nghĩa của những đơn vị khác nhau.

Ví dụ, chúng ta có thể miêu tả nghĩa tố của bốn từ chỉ người trong quan hệ với gia đình như sau:

Cha: đàn ông - đã có con – được đặt trong quan hệ với con Me: đàn bà - đã có con – được đặt trong quan hệ với con Vợ: phụ nữ - đã kết hôn – được đặt trong quan hệ với chồng

28

Chồng: đàn ông - đã kết hôn – được đặt trong quan hệ với vợ. [7, Tr.92]

1.4.2.1.2 Cách xác định nghĩa tố trong ngôn ngữ học

Có nhiều cách xác định các nghĩa tố. Các nghĩa tố có thể được xác định bằng đối chiếu từng cặp từ, hoặc là có thể tách các nghĩa tố ra bằng trực giác trên cơ sở so sánh các câu đồng nghĩa. Thông thường các nghĩa tố được tách ra trên cơ sở của từ điển giải thích. Nếu trong phần giải thích của từ điển, một từ tham gia vào việc định nghĩa từ khác được so sánh với nó thì nghĩa là hai từ này có những nghĩa tố chung. [7, Tr.92]

Khi xác định thành phần nghĩa tố của một đơn vị từ vựng, người ta đụng chạm đến những loại nghĩa tố khác nhau, bởi vì từ vừa là đơn vị từ vựng, vừa là đơn vị ngữ pháp, nó cũng có thể bao hàm cả một số sắc thái tu từ đặc biệt nữa. Do đó trong một từ, cần phải chia ra nghĩa tố từ vựng, nghĩa tố từ vưng - ngữ pháp, nghĩa tố ngữ pháp và nghĩa tố tu từ. Để miêu tả nghĩa của từ, cái quan trọng không những là bản thân tập hợp các nghĩa tố mà còn là kết cấu của các phức thể các nghĩa tố đó.

Phương pháp phân tích nghĩa tố không sử dụng đối với các từ cô lập. Kết cấu của nghĩa tố chỉ có thể rõ ràng nếu chúng ta xem xét từ trong mối quan hệ với những đơn vị ngôn ngữ khác.

Phương pháp phân tích nghĩa tố đã mở ra nhiều triển vọng mới trong việc giải quyết các vấn đề lí luận trong ngữ nghĩa học và từ điển học. Nó cho phép có thể miêu tả một số lớn các từ của ngôn ngữ tự nhiên bằng một số lượng không lớn lắm các nghĩa tố. Nó tạo khả năng trình bày một cách đầy đủ và rõ ràng tất cả dung lượng nghĩa và kết cấu nghĩa của các đơn vị ngôn ngữ, quan sát sự biến đổi của các đơn vị này xảy ra như thế nào, xác định những mối liên hệ về nghĩa giữa các nghĩa vị khác nhau của một đơn vị, thậm chí giữa các đơn vị khác nhau. Ngoài ra, vì các nghĩa tố ít nhiều có tính liên ngữ cho nên theo phương pháp phân tích nghĩa tố, chúng ta có thể xây dựng lí thuyết về loại hình học ngữ nghĩa. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.4.2.1.3 Cách xác định nghĩa tố trong luận văn

Dựa vào các định nghĩa trong Từ điển giải thích Anh - Anh và từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê) để làm gợi ý, cơ sở chiết xuất ra các nghĩa tố của từ; trên cơ sở

29

đó đối chiếu so sánh nghĩa tố của các từ thuộc nhóm chỉ hành động nói năng trong tiếng Anh và các đơn vị tương ứng trong tiếng Việt, qua đó chỉ ra được sự tương đồng cũng như khác biệt về nghĩa tố của các từ chỉ hành động nói năng.

1.4.2.2 Phƣơng pháp miêu tả:

Phương pháp miêu tả là hệ thống những thủ pháp nghiên cứu được vận dụng để thể hiện đặc tính của các hiện tượng ngôn ngữ trong một giai đoạn phát triển nào đó của nó. Đây là phương pháp phân tích đồng đại. Phương pháp miêu tả có ý nghĩa to lớn đối với thực tiễn học tập và giảng dạy ngôn ngữ. Bất cứ phương pháp phân tích khoa học nào cũng đòi hỏi phải phân xuất đối tượng thành những mặt, những bộ phận và đơn vị để nghiên cứu riêng, thông qua đó mà nhận thức những thuộc tính khác nhau của đối tượng được nghiên cứu. Những thủ pháp của phương pháp miêu tả rất đa dạng, có thể phân chúng thành 2 kiểu cơ bản: những thủ pháp giải thích bên ngoài và những thử pháp giải thích bên trong. [6, Tr.19-20]

1.4.2.3 Phƣơng pháp so sánh đối chiếu

Trong phương pháp so sánh - đối chiếu, một ngôn ngữ là trung tâm chú ý còn ngôn ngữ kia là phương tiện nghiên cứu. Phương pháp so sánh - đối chiếu nghiên cứu những tương ứng có tính quy luật của hai ngôn ngữ, phát hiện những tương đồng và khác biệt trong các phương tiện biểu đạt những ý nghĩa đồng nhất từ văn bản nguồn ra văn bản dịch. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng phương pháp so sánh - đối chiếu có thể chỉ ra được những hình thức ngôn ngữ tương ứng trong ngôn ngữ, chứ không đủ sức chỉ ra hết được các giá trị tương ứng trong phát ngôn cụ thể. [6, Tr.191-192]

1.4.2.4 Thủ pháp thống kê ngôn ngữ học

Đây là một thủ pháp quan trọng trong miêu tả ngôn ngữ. Khi muốn so sánh 2 hay nhiều yếu tố ngôn ngữ, người ta phải thống kê được tần số của yếu tố đó so với các yếu tố cần so sánh. Số lần xuất hiện của một yếu tố nào đó trong văn bản được khảo sát được gọi là tần số của yếu tố ấy, yếu tố nào có tần số lớn hơn thì có hạng lớn hơn. [6, Tr.121] Như vậy, thủ pháp thống kê ngôn ngữ học cho biết mức độ phổ biến, khả năng xuất hiện cũng như mức độ sử dụng của một yếu tố.

30

1.4.3 Nhận xét

Hiện chưa có công trình nào đi sâu vào phân tích chi tiết cụ thể các hành động nói năng cũng như so sánh các ngôn ngữ với nhau đặc biệt là chưa có công trình nào đề cập đến nhóm động từ (say, tell, talk, speak) này trên bình diện so sánh đối chiếu với tiếng Việt cả về mặt lí thuyết cũng như thực hành. Chính vì vậy chúng tôi tập trung đi nghiên cứu 1 nhóm từ Say, speak, tell, talk trong tiếng Anh có so sánh với tiếng Việt. Đây chính là khía cạnh mà luận văn này quan tâm nghiên cứu hành động nói năng.

31

Chƣơng 2: CẤU TRÚC NGỮ NGHĨA CỦA NHÓM TỪ CHỈ HÀNH ĐỘNG NÓI NĂNG SPEAK, SAY, TELL, TALK TRONG TIẾNG ANH

2.1. Nhóm từ Say, speak, tell, talk là một trƣờng nghĩa

Cả 4 từ say, tell, talk, speak đều biểu thị ý nghĩa chung - là phương tiện giao tiếp hàng ngày có “sử dụng hành động nói phát ra thành tiếng thành lời”. Đây là cơ sở đầu tiên để tập hợp 4 từ này vào cũng một nhóm thuộc nhóm từ chỉ hành động nói năng trong tiếng Anh. Cả 4 từ đều thỏa mãn mô hình A nói X với B, nghĩa là có đủ 3 tham tố của quá trình nói năng: Phát ngôn thể, Tiếp ngôn thể và Ngôn thể. Bốn từ say, tell, talk, speak là một nhóm đồng nghĩa bởi nó có yếu tố ngữ nghĩa chung là đều để chỉ hành động nói phát ra thành tiếng thành lời. Như vậy, cấu trúc nghĩa của 4 từ thuộc nhóm từ chỉ hành động nói năng trong tiếng Anh là một trường nghĩa.

4 từ này đều có cấu trúc nghĩa là các từ đa nghĩa gồm nhiều hơn 1 nghĩa vị: Ngoài nghĩa gốc là đều chỉ hành động nói năng thì cả 4 từ còn có những nghĩa khác nữa như sử dụng để thảo luận, bài phát biểu, hứa, khuyên, chào,… Chính các nghĩa tố khác nhau của 1 từ thuộc nhóm từ chỉ hành động nói năng trong tiếng Anh cũng tạo ra một trường nghĩa nhỏ nhất.

Đây là nhóm đồng nghĩa, cả 4 từ đều có sự giống nhau đó là cùng biểu thị ý nghĩa là hành vi nói năng, cùng xuất hiện trong ngữ cảnh A nói X với B, nghĩa là ngữ cảnh mà 4 từ này xuất hiện đều có đầy đủ 3 tham tố A (phát ngôn thể), B (tiếp ngôn thể) và X (ngôn thể) nhưng tại sao trong một ngữ cảnh cụ thể người Anh lại dùng từ này chứ không phải là 3 từ còn lại. Điều đó chúng tỏ rằng, 4 từ cùng biểu thị ý nghĩa hành vi nói năng này phải có sắc thái khác nhau và khi xuất hiện sẽ có những cấu trúc khác nhau, cụ thể sự khác nhau đó như thế nào, đó là nhiệm vụ chúng tôi phải làm sáng tỏ trong phần dưới đây:

2.1.1 Cấu trúc nghĩa từ Say Ví dụ 1:

She said nothing to me about it.

32

Ở ví dụ trên xuất hiện ngữ cảnh mà trong đó, người phát ngôn là “tôi” “kể lại” cho người nghe là nhân vật thứ 3 về với nội dung “Cô ấy không nói gì với tôi

về nó”. Như vậy, ở đây Say nhấn mạnh nghĩa tố “sử dụng giọng nói nhằm mục

đích kể lại” với nhân vật thứ 3 về nội dung “ về nó” với “tôi” - là chủ thể của phát ngôn này. Ở đây có đầy đủ 3 tham tố A – phát ngôn thể, B – tiếp ngôn thể và X – ngôn thể (nội dung phát ngôn). Trong đó, A sử dụng hành động nói có âm thanh phát ra thành tiếng, thành lời để diễn đạt một nội dung nhất định trong giao tiếp; hoặc nói một cách có đầu có đuôi từng điều cho người khác biết rõ. Như vậy, ở trong ngữ cảnh này, Say biểu thị nghĩa vị: Dùng để nói hoặc kể cho ai đó về việc gì. Có thể thấy trong ngữ cảnh này Say có nghĩa vị bao gồm các nghĩa tố sau: Sử

dụng giọng nói, mục đích nói/kể về 1 vấn đề cho ai đó.

Say1: Sử dụng giọng nói (1) + mục đích nói/kể về 1 vấn đề cho ai đó (2) Ví dụ 2:

―That was marvellous,‖ said Daniel.

Daniel nói ―Thật kỳ diệu‖.

Ở ví dụ trên, chúng ta có thể thấy Say xuất hiện trong ngữ cảnh mà phát ngôn thể truyền đạt nội dung, phản ánh thông qua thực thể âm thanh (hay chữ viết) dưới hình thức lời dẫn trực tiếp mà nó được nhận diện thông qua dấu ngoặc kép (“”). Lời dẫn trực tiếp này chính là bổ ngữ cho động từ nói, nó chứa nội dung thông tin mà người nói cần truyền tải và nhấn mạnh: “Thật kỳ diệu”. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nếu ở nghĩa vị 1 của từ Say nhấn mạnh đặc trưng mục đích thực hiện phát ngôn “nói/kể” thì ở ngữ cảnh này, mục đích người nói dùng để “Nhắc (lại)” lời nói, câu nói, có nghĩa là ở đây người nói sử dụng Say với mục đích trích dẫn lại nguyên văn, chính xác lời nói/câu nói của một ai đó nhằm nhấn mạnh nội dung nói ra. Ở đây, người tiếp nhận hành động nói thường là người đối diện và vai này có thể xuất hiện cũng có thể khuyết. Như vậy, nghĩa vị 2 của từ Say biểu thị ý nghĩa “Dùng để

Một phần của tài liệu Kết cấu nghĩa của nhóm từ chỉ hành động nói năng speak, say, tell, talk trong tiếng Anh và các đơn vị tương ứng trong trong tiếng Việt (Trang 25)