Cấu trúc ngữ nghĩa nhóm Say, speak, tell, talk

Một phần của tài liệu Kết cấu nghĩa của nhóm từ chỉ hành động nói năng speak, say, tell, talk trong tiếng Anh và các đơn vị tương ứng trong trong tiếng Việt (Trang 49)

5. Phương pháp nghiên cứu

2.2.Cấu trúc ngữ nghĩa nhóm Say, speak, tell, talk

2.2.1 Nhận xét chung:

Kết cấu nghĩa của các từ đa nghĩa tạo thành một trường nghĩa. Giữa các nghĩa khác nhau của một từ đa nghĩa thường có 1 yếu tố ngữ nghĩa chung, tạo nên cái gọi là trục ngữ nghĩa. Toàn bộ các nghĩa khác nhau của một từ tạo ra một trường nghĩa nhỏ nhất. Chính vì thế nên một từ đa nghĩa có thể tham gia vào nhiều nhóm đồng nghĩa khác nhau: Ở nhóm này nó tham gia với nghĩa này, ở nhóm khác nó tham gia với nghĩa khác.

50

4 từ Say, tell, talk, speak không chỉ là những từ đa nghĩa mà chúng còn tạo thành một nhóm đồng nghĩa, đều có nghĩa chung chỉ hành động nói năng. Những từ đồng nghĩa với nhau không nhất thiết phải tương đương với nhau về số lượng nghĩa, tức là các từ trong một nhóm đồng nghĩa không nhất thiết phải có dung lượng nghĩa bằng nhau: Từ này có thể có một hoặc hai nghĩa, nhưng từ kia có thể có tới dăm bảy nghĩa. Thông thường, các từ chỉ đồng nghĩa ở một nghĩa nào đó. Sự tương đồng sẽ có ở tất cả mọi từ, còn dị biệt thì sẽ có ở từng từ trong nhóm.

2.2.2 Giống nhau:

Cả 4 từ đều có đầy đủ 3 tham tố: Chúng ta có thể thấy ở nghĩa 1, cả 4 từ say,

speak, tell, talk đều có điểm giống nhau là: Thực hiện hành động nói để nhằm mục đích cung cấp thông tin với ai về việc gì đó. Nghĩa là, cả 4 từ say, tell, talk, speak đều là động từ chỉ hành động nói được thực hiện bao gồm 3 tham tố: Phát ngôn thể (Ai nói) – Tiếp ngôn thể (Nói với ai) – Ngôn thể (Nội dung phát ngôn nói về cái gì).

Bản thân nhóm 4 từ đã làm thành 1 cấu trúc: 4 từ say, tell, talk, speak thuộc

nhóm nhóm từ chỉ hành động nói năng trong tiếng Anh và rõ ràng “sử dụng giọng nói”, “mục đích thực hiện phát ngôn” là nghĩa tố có mặt trong cấu trúc ngữ nghĩa của cả các 4 động từ, mang tính phạm trù, nêu bật đặc trưng của nhóm động từ nói năng và tách chúng ra khỏi các nhóm từ vựng ngữ nghĩa khác. Bởi suy cho cùng, “cung cấp thông tin” hay “để diễn đạt một nội dung nào đó” cũng là một trong những mục đích mà người nói hướng đến. Tuy nhiên, khi nghĩa tố “cung cấp thông tin” kết hợp thêm với một hoặc một vài nghĩa tố khác như các nghĩa tố “ra lệnh”, “số lượng tiếp nhận thông tin lớn”,… lại tạo nên sự khác biệt nghĩa giữa 4 từ thuộc nhóm chỉ hành động nói năng trong tiếng Anh. Như vậy có thể nói, về mặt ngữ nghĩa của 4 từ Say, tell, talk, speak thuộc nhóm từ chỉ hành động nói năng trong tiếng Anh, chúng ta thấy điểm chung ở cả 4 từ là đều biểu thị ý nghĩa: sử dụng giọng nói + mục đích thực hiện phát ngôn. Còn cụ thể của từng mục đích đó như

51

Nghĩa tố “sử dụng giọng nói” và “mục đích thực hiện phát ngôn” này

thuộc nghĩa vị 1 trong cấu trúc ngữ nghĩa của 4 từ Say, tell, speak, talk. Chính vì vậy nghĩa vị này là căn cứ đầu tiên để phân định các động từ nói năng. Các nghĩa vị từ 2 đến 10 mang tính khu biệt và các nghĩa vị này nêu lên sự khác biệt giữa các tiểu nhóm của động từ nói năng, trở thành nghĩa vị liên kết trong phạm vi các tiểu nhóm khác nhau. Vậy, nghĩa vị 1 cũng chính là nghĩa gốc, nghĩa khái quát và là cơ sở để xếp 4 từ này vào nhóm đồng nghĩa thuộc nhóm từ chỉ hành động nói năng trong tiếng Anh. Đó cũng chính là lí do giải thích tại sao tuy là 4 từ khác nhau Say, tell, talk, speak xuất hiện trong các ngữ cảnh khác nhau, nhưng cả 4 từ đều được dịch là “nói. “Nói” là một hành động trong đó con người sử dụng ngôn ngữ nhằm thể hiện các mục đích giao tiếp của mình. Khi nghe đến từ này người ta thường xác định đây là phương tiện giao tiếp hàng ngày nhằm truyền tải một nội dung, thông điệp, một mục đích nào đó. Tuy nhiên, mong muốn của con người vốn là điều phức tạp, muôn hình muôn vẻ và rất khó giải thích. Cũng là hành động “nói” nhưng khi thì để thể hiện thái độ đánh giá của mình đối với một ai đó khi thì thể hiện sự đồng ý, hay nói còn nhằm mục đích cầu khiến ai làm gì,…

Từ Say 1 Speak1 Tell1 Talk1

Ví dụ + „Hello!‟ she said. (“Anh ấy nói “xin chào”.) + „That was marvellous,‟ said Daniel. (Daniel nói “thật kỳ diệu”) + I didn't believe a word she said. (Tôi không tin một lời nào, bà

+ I've spoken to the manager about it. (Tôi đã nói với giám đốc về việc đó)

+ I saw her in the street but we didn't speak. (Tôi nhìn thấy cô ấy trên đường

phố nhưng

chúng tôi đã

+ He told everybody he saw the news. (Anh ấy nói với mọi người rằng anh đã đọc những tin tức đó.) + They've told us (that) they're not coming. (Họ đã nói với + We talked on the phone for over an hour. (Chúng ta nói chuyện điện thoại hơn một giờ đồng hồ.)

52

nói.) không nói

chuyện.) chúng tôi (rằng) họ sẽ không đến.) Nghĩa vị 1 Dùng để nói hoặc kể cho ai về việc gì. Dùng để nói với ai về việc gì, hội thoại với ai.

Cung cấp thông tin đến một ai đó bằng cách nói hoặc viết. Để nói điều gì đó; nói nhằm đưa ra

thông tin hoặc bày tỏ cảm nghĩ, ý tưởng, …;

Qua các ví dụ trên nhằm minh họa cho 4 nghĩa vị đầu tiên (nghĩa vị 1) - nghĩa gốc thuộc cấu trúc ngữ nghĩa của 4 từ Say, tell, talk, speak; chúng ta có thể nhận thấy cả 4 nghĩa đầu tiên của 4 từ Say, tell, talk, speak đều có nghĩa tố chung là: “Dùng để nói với ai về việc gì” - sử dụng giọng nói để nhằm hướng đến mục đích gì, cụ thể:

+ Say thì dùng để nói lời chào một ai đó hoặc về một điều “thật kỳ diệu”,… + Speak thì dùng để nói với giám đốc về việc đó hay “không nói chuyện” + Tell dùng để nói nhằm cung cấp thông tin đến một ai đó bằng cách nói hoặc viết; thông tin “họ sẽ không đến”

+ Talk dùng để nói điều gì - “nói chuyện điện thoại” đó với ai.

2.2.3 Khác nhau:

Việc cụ thể các sắc thái khác nhau của mục đích giao tiếp là cơ sở để các nghĩa tố khác trong mỗi từ hình thành. Nhờ đó, mỗi từ có giá trị riêng của mình trong nhóm nhờ quan hệ đối vị với 3 từ còn lại trong nhóm.

Dưới đây là các ví dụ mà trong đó 4 từ say, tell, talk, speak xuất hiện và đều dùng để biểu thị nghĩa “nói”, Nhưng chúng không thể thay thế được cho nhau, chúng ta sẽ dùng phương pháp thay thế để xem tại sao Say, speak, tell, talk lại không thể thay thế được cho nhau:

53 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

―Anh ấy nói ―xin chào‖.

‗That was marvellous,‘ said Daniel.

Daniel nói ―thật kỳ diệu‖;

Thay speak, tell, talk vào câu trên, với cả 4 từ trong trường hợp này thì đều được dịch ra tiếng Việt là “nói”: „Hello!‟ she said/speak/tell/talk, tuy nhiên trong quá trình giao tiếp hàng ngày, con người sử dụng ngôn ngữ là để nhằm đạt đến một đích giao tiếp nhất định nào đó. Ở đây cũng vậy, trong câu này, người nói nhằm mục đích nhấn mạnh nội dung mình nói ra đó là “xin chào” và “thật kỳ diệu”. Vậy trường hợp này dễ thấy ngay được là phải dùng từ Say chứ không thể là Tell, talk hay speak.

Ví dụ 2:

I've spoken to the manager about it. Tôi đã nói với giám đốc về việc đó.

Ví dụ 3:

I saw her in the street but we didn't speak.

Tôi nhìn thấy cô ấy trên đường phố nhưng chúng tôi đã không nói chuyện.

Ở cả 2 ví dụ 2 và 3, chúng ta thấy ở đây không nhấn mạnh nội dung nói “về việc đó” hay cuộc nói chuyện nói về vấn đề gì (vd2) nên chúng ta loại bỏ đáp án “say”; “tell” là động từ mang nghĩa “kể, nói với ai điều gì” (tell somebody something), bảo ai làm gì (tell somebody to do something), cho ai biết điều gì (tell somebody about something)” phù hợp với nghĩa của ví dụ 2, tuy nếu sau tell phải là tân ngữ gián tiếp nghĩa là cấu trúc câu sẽ biến đổi thành: I've told him about it. Như vậy đã có 1 sự thay đổi về sắc thái nghĩa ở đây bởi về nghĩa thông báo và vai giao tiếp thì anh ấy và giám đốc là hoàn toàn khác nhau, hơn nữa tân ngữ gián tiếp chính là người nghe (tiếp ngôn thể), nhưng trong câu này giám đốc là một nhân vật được nhắc đến với người nghe trong quá trình giao tiếp. Như vậy không thể chọn phương án Tell. “talk” cũng mang nghĩa là “nói chuyện với ai”, “trao đổi với ai về chuyện gì” nhưng khác “speak” ở chỗ nó nhấn mạnh đến động tác “nói” hơn trong khi cả 2 câu trên đều nhằm nhấn mạnh hành động nói ra lời, phát ra tiếng – “nói” và “nói chuyện”. Vậy ở trong 2 ví dụ 2 và 3, dùng Speak là hợp lí hơn cả.

54

Ở Ví dụ 4:

+ He told everybody he saw the news.

Anh ấy nói với mọi người rằng anh đã đọc những tin tức đó.

Ở đây chúng ta thấy, sau chủ ngữ có một tân ngữ gián tiếp là “everybody‖ thì dùng “to tell”. Ở ví dụ trên, người nói nhằm nhấn mạnh thông tin “anh đã đọc

những tin tức đó” và ―họ sẽ không đến”, chứ không nhằm nhấn mạnh hành động

nói phát ra lời, phát ra tiếng. Do vậy, trong ví ở trên rõ ràng Tell là đáp án hợp lí.

Ở Ví dụ 52:

We talked on the phone for over an hour.

Chúng ta nói chuyện điện thoại hơn một giờ đồng hồ.

Chúng ta có thể nhận thấy “we” là đại từ nhân xưng số nhiều – “chúng tôi/chúng ta” như vậy có nghĩa là trong ngữ cảnh này có ít nhất 2 hoặc đông số lượng tham gia giao tiếp. Talk là từ thể hiện hành động chuyện trò, trao đổi giữa hai hay nhiều người với nhau: talk to sb (nói chuyện với ai), talk about sth (trao đổi

về chuyện gì)…, Talk là từ thông dụng hơn liên quan đến những tình huống đàm

thoại và giao tiếp thân mật. Như vậy, ở ngữ cảnh này, chúng ta dùng talk là sát nghĩa nhất.

Như vậy, qua việc thử thay thế các từ vào trong cùng môt ngữ cảnh ở các ví dụ trên chúng ta có thể nhận thấy, tuy các từ có nghĩa giống nhau nhưng cách sử dụng của chúng khác nhau, cụ thể là:

2.2.3.1 "to say" và "to talk":

Ví dụ 1:

One day, the clerk talked to Kish, ―It is said that you hunt with evil spirits, and they help you kill the bear‖

Một ngày nọ, vị thư kí nói với Kish, ―Người ta nói rằng cháu đi săn cùng với các bóng ma và họ giúp cháu giết gấu.‖ (32, Tr.110 -111)

Trong ngữ cảnh trên, cả 2 động từ say và talk đều được dịch ra tiếng Việt tương ứng với nghĩa là “nói”, tuy nhiên ở ngay trong cùng 1 ngữ cảnh cùng 1 câu những được sử dụng 2 từ chứ không phải cùng một từ. Vậy rõ ràng giữa 2 từ Say

55 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

và talk phải có điểm khác nhau và người nói nhằm thực hiện những mục đích phát ngôn khác nhau: ở đây, say xuất hiện trong cấu trúc “S+say+that+S+V” và được nhắc lại nguyên văn câu nói của vị thư kí để nhằm mục đích nhấn mạnh nội dung nói ra nên được dịch là “nói rằng”. Còn trong câu “One day, the clerk talked to Kish”, “talk” xuất hiện trong cấu trúc “some body 1 talk to some body 2” cũng mang nghĩa là “nói chuyện với ai”, “trao đổi với ai về chuyện gì” nên cũng được dịch là “nói”. Vậy Say và talk đều được dịch ra từ tiếng Việt tương ứng là “nói”, nhưng khác nhau về cấu trúc sử dụng (Nếu sau chủ ngữ không có một tân ngữ gián tiếp nào (tức là ta không đề cập đến đối tượng nào nghe trong câu) thì phải dùng “to say”) cũng như mục đích thực hiện phát ngôn của người nói.

Ví dụ 2:

―Please, Judge,‖ said John. ―Could I talk to you?‖

(John nói, ―Thưa ngài, cháu có thể nói chuyện với ngài được không?‖) (32,

Tr. 90 – 91)

 Trong ngữ cảnh này, cùng 1 người nói, 2 câu liền nhau nhưng chúng ta thấy có sự khác biệt trong cách dùng từ và cũng được dịch ra các đơn vị tương ứng trong tiếng Việt là khác nhau. Câu đầu tiên chủ thể phát ngôn sử dụng “say”, câu sau chủ thể phát ngôn sử dụng “talk”. Lí do nào dẫn đến sự khác biệt đó? Ở đây, trong nét nghĩa của Say, Say2: được dùng để nhắc lại lời nói, câu nói (thường được dùng để đưa ra lời nói chính xác của ai đó) nên dùng Say và kết hợp với từ “Please” đầu câu nói, Say trong câu này được dùng với mục đích “thưa” thể hiện sắc thái trang trọng với bề trên. Như vậy, say ở đây dừng chỉ hành động nói đơn thuần là phát ra thành tiếng, thành lời. Trong khi ở câu sau, tác giả dùng talk; bởi người nói dùng talk để thực hiện đề nghị, yêu cầu có một cuộc thảo luận về vấn đề gì đó. Talk thường dùng khi 2 hay nhiều người đối thoại với nhau, thường là vấn đề nghiêm trọng hoặc quan trọng thì người ta dùng talk.

Ví dụ 3:

―Well, you should,‖ Granmother said, and she told him how.

56

=> Ở ngữ cảnh này, “bà” cho rằng việc gì đó cháu nên biết và do vậy bà muốn hướng dẫn cho người cháu thực hiện theo, do vậy ở đây dịch “Say” là “nói” – nhấn mạnh hành động nói phát ra thành tiêng thành lời, còn “tell” được dịch là “chỉ dẫn” – “Hướng dẫn cho biết 1 cách cụ thể để làm việc gì”, là hoàn toàn hợp lý, hợp logic về mặt ý nghĩa trong phát ngôn. Như vậy, 2 từ say và tell khác nhau được dịch khác nhau nhằm biểu thị những nghĩa vị không giống nhau.

2.2.3.2 "to say" và "to tell":

Hai động từ tell và say có nghĩa giống nhau (đều dùng để nói, kể về việc gì đó với ai) nhưng cách dùng khác nhau. Nếu sau chủ ngữ không có một tân ngữ gián tiếp nào (tức là ta không đề cập đến đối tượng nào nghe trong câu) thì phải dùng “to say”, ngược lại thì dùng “to tell”.

S + say + (that) + S + V...

Ví dụ 1:

It is said that Bok bought home more meat than any of the two best hunters, and that he divided the meat so that all got an equal share.

(Người ta nói rằng Bok đã săn về cho làng một khối lượng thịt nhiều hơn bất cứ người nào trong số hai tay săn bắn cừ khôi nhất của làng và ông ta đã chia thịt

để ai cũng có phần đều nhau.) (32, Tr. 104 – 105)

+ Nhưng nếu sau chủ ngữ có một tân ngữ gián tiếp (có đề cập đến người nghe) rồi mới đến liên từ that thì phải dùng to tell.

S + tell + indirect object + (that) + S +V…

Ví dụ 2:

She told him about her marriage, and the great love there was between them.

(Bà kể cho hắn nghe về cuộc hôn nhân giữa bà và tình yêu thắm thiết giữa họ.) (32, Tr. 8 - 9)

Ví dụ 3:

―Do what he told you to do,‖ I said to Gatewood, ―and don‘t try any tricks‖ Tôi nói với Gatewood, ―hãy làm theo những gì hắn nói. Đừng cố giở trò gì cả‖ (32, Tr. 198 – 199)

Ở ví dụ 3, 2 từ Tell, say khác nhau những đều được dịch ra tiếng Việt với nghĩa vị là “nói”. Say ở đây được dùng để chỉ hành động nói phát ra tiếng đơn

57

thuần nhằm để nhấn mạnh nội dung nói ra khi nói hoặc kể với ai đó về việc gì. Do vậy, say ở đây được dịch với nghĩa là “nói” – nhằm mục đích nói với Gatewood với nội dung nhấn mạnh “hãy làm theo những gì hắn nói. Đừng cố giở trò gì cả”, bởi đây được hiểu như một nội dung, một lời dặn dò mà chủ thể phát ngôn muốn nhắc nhở đến Gatewood hãy làm theo nếu không sẽ có những kết quả không như mong muốn. Với từ tell (told) cũng vậy, “làm theo những gì hắn nói”, có nghĩa là qua những gì hắn nói chính là cung cấp thông tin về một việc gì đó, nên người nói

Một phần của tài liệu Kết cấu nghĩa của nhóm từ chỉ hành động nói năng speak, say, tell, talk trong tiếng Anh và các đơn vị tương ứng trong trong tiếng Việt (Trang 49)