5. Phương pháp nghiên cứu
2.2.3 Khác nhau:
Việc cụ thể các sắc thái khác nhau của mục đích giao tiếp là cơ sở để các nghĩa tố khác trong mỗi từ hình thành. Nhờ đó, mỗi từ có giá trị riêng của mình trong nhóm nhờ quan hệ đối vị với 3 từ còn lại trong nhóm.
Dưới đây là các ví dụ mà trong đó 4 từ say, tell, talk, speak xuất hiện và đều dùng để biểu thị nghĩa “nói”, Nhưng chúng không thể thay thế được cho nhau, chúng ta sẽ dùng phương pháp thay thế để xem tại sao Say, speak, tell, talk lại không thể thay thế được cho nhau:
53
―Anh ấy nói ―xin chào‖.
‗That was marvellous,‘ said Daniel.
Daniel nói ―thật kỳ diệu‖;
Thay speak, tell, talk vào câu trên, với cả 4 từ trong trường hợp này thì đều được dịch ra tiếng Việt là “nói”: „Hello!‟ she said/speak/tell/talk, tuy nhiên trong quá trình giao tiếp hàng ngày, con người sử dụng ngôn ngữ là để nhằm đạt đến một đích giao tiếp nhất định nào đó. Ở đây cũng vậy, trong câu này, người nói nhằm mục đích nhấn mạnh nội dung mình nói ra đó là “xin chào” và “thật kỳ diệu”. Vậy trường hợp này dễ thấy ngay được là phải dùng từ Say chứ không thể là Tell, talk hay speak.
Ví dụ 2:
I've spoken to the manager about it. Tôi đã nói với giám đốc về việc đó.
Ví dụ 3:
I saw her in the street but we didn't speak.
Tôi nhìn thấy cô ấy trên đường phố nhưng chúng tôi đã không nói chuyện.
Ở cả 2 ví dụ 2 và 3, chúng ta thấy ở đây không nhấn mạnh nội dung nói “về việc đó” hay cuộc nói chuyện nói về vấn đề gì (vd2) nên chúng ta loại bỏ đáp án “say”; “tell” là động từ mang nghĩa “kể, nói với ai điều gì” (tell somebody something), bảo ai làm gì (tell somebody to do something), cho ai biết điều gì (tell somebody about something)” phù hợp với nghĩa của ví dụ 2, tuy nếu sau tell phải là tân ngữ gián tiếp nghĩa là cấu trúc câu sẽ biến đổi thành: I've told him about it. Như vậy đã có 1 sự thay đổi về sắc thái nghĩa ở đây bởi về nghĩa thông báo và vai giao tiếp thì anh ấy và giám đốc là hoàn toàn khác nhau, hơn nữa tân ngữ gián tiếp chính là người nghe (tiếp ngôn thể), nhưng trong câu này giám đốc là một nhân vật được nhắc đến với người nghe trong quá trình giao tiếp. Như vậy không thể chọn phương án Tell. “talk” cũng mang nghĩa là “nói chuyện với ai”, “trao đổi với ai về chuyện gì” nhưng khác “speak” ở chỗ nó nhấn mạnh đến động tác “nói” hơn trong khi cả 2 câu trên đều nhằm nhấn mạnh hành động nói ra lời, phát ra tiếng – “nói” và “nói chuyện”. Vậy ở trong 2 ví dụ 2 và 3, dùng Speak là hợp lí hơn cả.
54
Ở Ví dụ 4:
+ He told everybody he saw the news.
Anh ấy nói với mọi người rằng anh đã đọc những tin tức đó.
Ở đây chúng ta thấy, sau chủ ngữ có một tân ngữ gián tiếp là “everybody‖ thì dùng “to tell”. Ở ví dụ trên, người nói nhằm nhấn mạnh thông tin “anh đã đọc
những tin tức đó” và ―họ sẽ không đến”, chứ không nhằm nhấn mạnh hành động
nói phát ra lời, phát ra tiếng. Do vậy, trong ví ở trên rõ ràng Tell là đáp án hợp lí.
Ở Ví dụ 52:
We talked on the phone for over an hour.
Chúng ta nói chuyện điện thoại hơn một giờ đồng hồ.
Chúng ta có thể nhận thấy “we” là đại từ nhân xưng số nhiều – “chúng tôi/chúng ta” như vậy có nghĩa là trong ngữ cảnh này có ít nhất 2 hoặc đông số lượng tham gia giao tiếp. Talk là từ thể hiện hành động chuyện trò, trao đổi giữa hai hay nhiều người với nhau: talk to sb (nói chuyện với ai), talk about sth (trao đổi
về chuyện gì)…, Talk là từ thông dụng hơn liên quan đến những tình huống đàm
thoại và giao tiếp thân mật. Như vậy, ở ngữ cảnh này, chúng ta dùng talk là sát nghĩa nhất.
Như vậy, qua việc thử thay thế các từ vào trong cùng môt ngữ cảnh ở các ví dụ trên chúng ta có thể nhận thấy, tuy các từ có nghĩa giống nhau nhưng cách sử dụng của chúng khác nhau, cụ thể là: