"to say" và "to tell":

Một phần của tài liệu Kết cấu nghĩa của nhóm từ chỉ hành động nói năng speak, say, tell, talk trong tiếng Anh và các đơn vị tương ứng trong trong tiếng Việt (Trang 56)

5. Phương pháp nghiên cứu

2.2.3.2 "to say" và "to tell":

Hai động từ tell và say có nghĩa giống nhau (đều dùng để nói, kể về việc gì đó với ai) nhưng cách dùng khác nhau. Nếu sau chủ ngữ không có một tân ngữ gián tiếp nào (tức là ta không đề cập đến đối tượng nào nghe trong câu) thì phải dùng “to say”, ngược lại thì dùng “to tell”.

S + say + (that) + S + V...

Ví dụ 1:

It is said that Bok bought home more meat than any of the two best hunters, and that he divided the meat so that all got an equal share.

(Người ta nói rằng Bok đã săn về cho làng một khối lượng thịt nhiều hơn bất cứ người nào trong số hai tay săn bắn cừ khôi nhất của làng và ông ta đã chia thịt

để ai cũng có phần đều nhau.) (32, Tr. 104 – 105)

+ Nhưng nếu sau chủ ngữ có một tân ngữ gián tiếp (có đề cập đến người nghe) rồi mới đến liên từ that thì phải dùng to tell.

S + tell + indirect object + (that) + S +V…

Ví dụ 2:

She told him about her marriage, and the great love there was between them.

(Bà kể cho hắn nghe về cuộc hôn nhân giữa bà và tình yêu thắm thiết giữa họ.) (32, Tr. 8 - 9)

Ví dụ 3:

―Do what he told you to do,‖ I said to Gatewood, ―and don‘t try any tricks‖ Tôi nói với Gatewood, ―hãy làm theo những gì hắn nói. Đừng cố giở trò gì cả‖ (32, Tr. 198 – 199)

Ở ví dụ 3, 2 từ Tell, say khác nhau những đều được dịch ra tiếng Việt với nghĩa vị là “nói”. Say ở đây được dùng để chỉ hành động nói phát ra tiếng đơn

57

thuần nhằm để nhấn mạnh nội dung nói ra khi nói hoặc kể với ai đó về việc gì. Do vậy, say ở đây được dịch với nghĩa là “nói” – nhằm mục đích nói với Gatewood với nội dung nhấn mạnh “hãy làm theo những gì hắn nói. Đừng cố giở trò gì cả”, bởi đây được hiểu như một nội dung, một lời dặn dò mà chủ thể phát ngôn muốn nhắc nhở đến Gatewood hãy làm theo nếu không sẽ có những kết quả không như mong muốn. Với từ tell (told) cũng vậy, “làm theo những gì hắn nói”, có nghĩa là qua những gì hắn nói chính là cung cấp thông tin về một việc gì đó, nên người nói muốn nhấn mạnh người nghe hãy làm theo những gì mà hắn đã nói – cung cấp trước đó. Vậy ở trong ngữ cảnh trên khi người nói muốn nhấn mạnh nội dung gì đó và để cung cấp thông tin cho ai đó về điều gì thông qua hành động nói do vậy 2 từ tell và say ở ngữ cảnh trên cũng được dịch với nghĩa giống nhau là “nói”. Tuy nhiên, 2 từ này xuất hiện trong cấu trúc khác nhau: “tell sb to do sth”; “sb1 say to sb2”.

2.2.3.3 “To tell” và “to talk”:

+ To “tell” và “talk” có những điểm khác nhau rất dễ nhận thấy: Talk là từ thể hiện hành động chuyện trò, trao đổi giữa hai hay nhiều người với nhau: talk to sb (nói chuyện với ai), talk about sth (trao đổi về chuyện gì)…

Ví dụ 4:

He wished he had not talked to Beatrice because now he felt under the power of h beauty.

(Anh ước chi mình đã không nói chuyện với Beatrice vì giờ đây anh cảm thấy

mình bị đặt dưới quyển lực sắc đẹp của cô ta.) (32, Tr. 150 - 151)

+ Còn tell là động từ diễn tả hành động kể chuyện (tell sb sth), cho ai biết chuyện gì (tell sb about sth) hoặc bảo ai đó làm gì (tell sb to do sth)…

Ví dụ 5:

Seth told John that he went into the woods every winter to hun and trap will animals for their fur.

(Seth kể cho John nghe là mỗi mùa đông anh đi vào rừng săn và bẫy thú để

lấy lông.) (32, Tr. 88-89)

Ví dụ 6:

58

(Anh bảo ông Stuffollies hãy thôi vẫy chiếc nón trước mặt con chó.) (32, Tr.

28 - 29)

+ Tell thường được sử dụng khi bạn có nhắc đến đối tượng mà câu nói đang ám chỉ. Nó cũng mang tính chất hướng dẫn/ thông báo một điều gì đó.

Ví dụ 7:

I told her to follow a ridge where the snow might be thin, and to take all the remaining food.

(Ông bảo bà hãy men theo chỗ những luống đất cao vì ở đó tuyết có thể sẽ

mỏng hơn và hãy mang theo tất cả những thức ăn còn lại.) (32, Tr. 72 – 72)

2.2.3.4 “To Say” và “to speak”

+ Một từ nữa cũng chỉ hành động nói, đó là “say”, động từ này thường chú trọng về nội dung được nói ra. Chẳng hạn như:

Ví dụ 8:

The newspaper said the boat was now in our port. (Tờ báo cho biết chiếc

thuyền hiện đang neo ở cảng chúng tôi.) (32, Tr. 242 - 243)

Ở ví dụ 8, chủ ngữ là cụm danh từ chỉ vật có nhiệm vụ là chủ ngữ chứ không phải là con người, dó vậy nó không chứa nghĩa tố sử dụng giọng nói. Thay vào đó, nó cung cấp thông tin bằng hình thức viết và nhằm nhấn mạnh thông tin: “chiếc

thuyền hiện đang neo ở cảng chúng tôi”.

+ Như vậy có thể thấy, “Speak” là từ chỉ hành động nói đơn thuần nhất.

Ví dụ 9:

I can speak not only English but also Chinese.

(Tôi không chỉ nói được tiếng Anh mà còn nói được cả tiếng Trung.)

+ Nếu muốn nhắc đến đối tượng đang được ám chỉ, ta sử dụng to.

Ví dụ 10:

59

(Anh nhẹ nhàng nói với nàng, "Người lạ mặt không muốn con chó‖) (32, Tr.

36 - 37)

- Khi ai đó muốn nói về cái gì nhưng người được nhắc đến trong câu lại không phải là đối tượng mà họ muốn ám chỉ, ta dùng speak.

Ví dụ 11:

One day, a taxi driver spoke to him about it.

(Một ngày nọ, một tài xế taxi nói với ông về nó.) (32, Tr. 210 - 211)

+ Speak cũng được sử dụng để nói về sự hiểu biết về ngôn ngữ:

Ví dụ 12:

I can speak 3 languages fluently: Vietnamese, English and Latin.

(32, Tr. 210 - 211)

2.2.3.5 “To talk” và “to speak”

+ Thường không có sự khác biệt nhiều lắm giữa Talk và speak. Talk là từ thông dụng hơn liên quan đến những tình huống đàm thoại và giao tiếp thân mật.

Ví dụ 13:

I don't usually talk to her.

Tôi không thường xuyên nói chuyện với cô ấy. (32, Tr. 210 - 211)

2.2.4 Bảng Ma trận

Dựa trên cơ sở phân tích cấu trúc ngữ nghĩa của 4 từ Say, tell, talk, speak chúng ta có thể liệt kê lại thành bảng Ma trận tổng hợp các nghĩa tố sau đây.

60

Bảng 5: Bảng Ma trận tổng hợp các nghĩa tố của nhóm chỉ hành động nói năng trong tiếng Anh say, tell, talk, speak

Ngh ĩa tố /Từ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 1 0 1 1 1 2 1 3 1 4 1 5 1 6 1 7 1 8 1 9 2 0 2 1 2 2 2 3 2 4 2 5 2 6 2 7 2 8 2 9 3 0 3 1 3 2 Say ± + + + + + + Spe ak + + + + + + + + + Tel l ± + + + + + + + + + + + Tal k + + + + + + + + + Trong đó: 1. (±) Sử dụng giọng nói 2. Mục đích nói/kể về 1 vấn đề cho ai đó 3. Mục đích nhấn mạnh nội dung nói ra 4. Giải thích/đánh giá riêng về ai/cái gì 5. Mục đích gợi ý/ví dụ

6. Mục đích diễn đạt tư tưởng, tình cảm 7. Mục đích thông báo/chỉ dẫn

8. Mục đích thực hiện phát ngôn

9. Thông tin có tính chất 2 chiều (thảo luận/trao đổi) talk 10. Mục đích yêu cầu ai đó làm việc gì

11. Đặc trưng âm thanh của giọng nói

12. Nhấn mạnh cách thức diễn đạt (đề cập/mô tả)

13. Chỉ hành động nói đơn thuần nhất (ngôn ngữ/thứ tiếng) 14. Số đông tham gia giao tiếp

15. Thể hiện tính chất trang trọng (bài phát biểu) 16. Sử dụng trong truyền thông 1 chiều

17. Nhấn mạnh cách thức trình bày tường thuật 1 vấn đề 18. Mục đích cung cấp thông tin

19. Hình thức cung cấp thông tin (viết)

20. Nhấn mạnh về độ chắc chắn của thông tin vừa được cung cấp 21. Mục đích yêu cầu giữ kín 1 thông tin nào đó

61

22. Ra lệnh

23. Khuyên ai đó nên làm gì

24. Thể hiện quan điểm cá nhân (nhìn nhận/phán đoán/đánh giá) 25. Kết quả có thể đúng/sai

26. Mục đích chỉ ra sự khác nhau của 2 người/cái gì

27. Cho biết điều gì đó ảnh hưởng, tác động không tốt đến kết quả 28. Một ngôn ngữ cụ thể được sử dụng để giao tiếp

29. Nhấn mạnh sự hợp lí hay không hợp lí

30. Nhấn mạnh một khoản tiền, 1 điều gì đó nghiêm trọng như thế nào 31. Thông tin bàn về cuộc sống riêng tư của ai đó

32. Từ chối cung cấp thông tin cho ai đó

Như vậy, chúng ta thấy nghĩa tố 1: (±) “Sử dụng giọng nói” là nghĩa tố có mặt hầu hết trong tất cả các cấu trúc nghĩa của 4 từ. Như vậy có thể nói, đây là nghĩa tố cơ bản, nhiều nhất của 4 từ trong nhóm chỉ các kiểu nói năng của tiếng Anh, mang đặc trưng của cả nhóm. Đây là nghĩa tố khái quát, trung hòa của 4 từ Speak, tell, talk, say. Ngược lại, một số nghĩa tố như mục đích người nói nhằm ra lệnh, ―Có tính chất hướng dẫn hoặc thông báo cho ai đó làm gì‖; thông tin mang

tính chất riêng tư, bí mật... là những tiêu chí riêng tạo nên các sắc thái nghĩa khác

nhau cũng như chi phối cách sử dụng của từng từ trong mỗi ngữ cảnh giao tiếp nhất định, qua đó giúp chúng ta nhận diện 4 từ riêng biệt.

Việc cụ thể các sắc thái khác nhau của mục đích giao tiếp là cở sở để các nghĩa tố khác trong mỗi từ hình thành. Các nghĩa tố được liệt kê ở bảng trên là sự hiện thực hoá của hai thành tố nghĩa là thành tố miêu tả và thành tố sắc thái.

Về số lượng, nhìn vào bảng ma trận chúng ta có thể thấy mỗi từ cụ thể trong nhóm chứa bao nhiêu nghĩa tố so với tổng số 32 nghĩa tố chúng tôi dùng để miêu tả, đối lập 4 từ (speak, tell, talk, say) chỉ các kiểu hành động nói trong tiếng Anh. Chúng ta thấy trong nhóm này thì từ có số lượng các nghĩa tố nhiều nhất là tell (12 nghĩa tố) còn Talk có 9 nghĩa tố, Speak có 9 nghĩa tố, say có 7 nghĩa tố.

62

Đặc điểm ngữ nghĩa của nhóm 4 từ chỉ hành động nói năng trong tiếng Anh có thể được tóm tắt như sau:

- 4 từ speak, talk, say, tell đều thỏa mãn nghĩa tố khái quát, nghĩa tố chung đó là hành động nói năng và thuộc nhóm chỉ hành động nói trong tiếng Anh. Tuy nhiên giữa chúng có chứa những sắc thái ý nghĩa khác nhau và vì vâ ̣y cách sử dụng cũng khác nhau, xuất hiện trong các ngữ cảnh khác nhau khi mang những sắc thái ngữ nghĩa không giống nhau...

- Đều là từ đơn, tuy nhiên trong từng ngữ cảnh cu ̣ thể mà nó kết hợp với các giới từ , tân ngữ,… để cấu ta ̣o nên các cấu trúc riêng như : tell off; talk about sth,…

Tuy nhiên, mỗi từ có những cấu trúc khác nhau đều thuộc nhóm từ đồng nghĩa trong tiếng Anh nhưng có cách sử dụng khác nhau. Cụ thể, mỗi từ biểu thị những ý nghĩa đặc trưng sau:

 Say: Say dùng để nhắc lại câu nói của một ai đó

 Speak: Speak thường dùng khi 1 người nói với 1 tập thể (dùng trong truyền thông 1 chiều)

 Talk: Talk thường dùng khi 2 hay nhiều người đối thoại với nhau (dùng trong truyền thông 2 chiều)

 Tell: Tell thường dùng để truyền tải thông tin (cấu trúc: tell somebody something)

63

Chƣơng 3: CÁC ĐƠN VỊ TỪ VỰNG TRONG TIẾNG VIỆT TƢƠNG ỨNG VỚI SAY, TELL, TALK, SPEAK TRONG TIẾNG ANH

3.1. Vấn đề so sánh đối chiếu các ngôn ngữ

Đối với 2 ngôn ngữ khác nhau A và B, việc đối chiếu cần lưu ý đến những khác biệt sau:

- Khác nhau về điều kiện địa lí, văn hóa, lịch sử

- Các từ tương ứng trong hai ngôn ngữ chỉ giống nhau ở một bộ phận ý nghĩa - Nghĩa của từ trong ngôn ngữ này có thể khái quát hơn nghĩa của từ tương ứng trong ngôn ngữ kia.

Nhân tố quan trọng trong nghiên cứu đối chiếu 2 ngôn ngữ là xác định những nguyên tắc và thủ pháp giải thích tài liệu được đối chiếu. Có 2 loại phân tích đối chiếu là: phân tích đối chiếu lí thuyết và phân tích đối chiếu ứng dụng, trong luận văn này chúng tôi sử dụng thủ pháp phân tích đối chiếu ứng dụng để nghiên cứu. Phân tích đối chiếu ứng dụng quan tâm đến vấn đề một phạm trù phổ quát X, được hiện thực hóa là y trong ngôn ngữ A, được biểu đạt như thế nào trong ngôn ngữ B:

X

A (y) B (?)

[5, Tr.200]

3.2. Những từ tiếng Việt tƣơng ứng với Say trong tiếng Anh

Trong 28 ngữ cảnh mà Say xuất hiện, có 21 phiếu ngữ cảnh mà say dịch là “nói”; 1 phiếu ngữ cảnh mà say dịch là “chào”; 1 phiếu ngữ cảnh mà say dịch là “nói thầm”; 2 phiếu ngữ cảnh mà say dịch là “bảo”, 1 phiếu ngữ cảnh mà say dịch là “kể”, 1 phiếu ngữ cảnh mà say dịch là “chửi”; 1 phiếu ngữ cảnh mà say dịch là “thầm nói”; 1 phiếu ngữ cảnh mà say dịch là “cho biết”.

64 Nói (21 từ) Chào (1 từ) Nói thầm (1 từ) Say Bảo (2 từ) Kể (1 từ) Chửi (1 từ) Thầm nói (1 từ) Cho biết (1 từ)

Từ say có 8 đơn vị chỉ hành động nói năng tương ứng trong tiếng Việt, các từ này đều có từ loại là động từ và đều là hành động nói sử dụng ngôn ngữ được phát ra thành tiếng thành lời để thực hiện các mục đích giao tiếp trong từng hoàn cảnh cụ thể như: chào, kể, bảo,… Cả 8 đơn vị này đều là các từ chỉ hành động nói năng trong tiếng Việt và thỏa mãn nằm trong nhóm các đơn vị tương ứng với các từ thuộc nhóm chỉ hành động nói năng trong tiếng Anh say, tell, talk, speak.

3.3. Những từ tiếng Việt tƣơng ứng với Tell trong tiếng Anh

Trong 53 ngữ cảnh mà Tell xuất hiện, có 12 phiếu ngữ cảnh mà Tell dịch là “nói”; 1 phiếu ngữ cảnh mà Tell dịch là “thưa”; 1 phiếu ngữ cảnh mà Tell dịch là “khuyên”; 1 phiếu ngữ cảnh mà Tell dịch là “hứa”, 1 phiếu ngữ cảnh mà Tell dịch là “chỉ dẫn”, 1 phiếu ngữ cảnh mà Tell dịch là “cho biết”; 1 phiếu ngữ cảnh mà Tell dịch là “nhận ra”; 6 phiếu ngữ cảnh mà Tell dịch là “kể”, 28 phiếu ngữ cảnh mà Tell dịch là “bảo”.

65 Nói (12 lần) Khuyên (1 lần) Hứa (1 lần) Tell Chỉ dẫn (1 lần) Cho biết (1 lần) Nhận ra (1 lần) Kể (6 lần) Bảo (28 lần)

Từ tell có 9 đơn vị chỉ hành động nói năng tương ứng trong tiếng Việt, các từ này đều có từ loại là động từ và đều là hành động nói sử dụng ngôn ngữ được phát ra thành tiếng thành lời để thực hiện các mục đích giao tiếp trong từng hoàn cảnh cụ thể như: chào, kể, bảo,… Cả 9 đơn vị này đều là các từ chỉ hành động nói năng trong tiếng Việt và thỏa mãn nằm trong nhóm các đơn vị tương ứng với các từ thuộc nhóm chỉ hành động nói năng trong tiếng Anh say, tell, talk, speak.

3.4. Những từ tiếng Việt tƣơng ứng với Speak trong tiếng Anh

Trong 4 ngữ cảnh mà Speak xuất hiện, có 3 phiếu ngữ cảnh mà Speak dịch là “nói”, 1 phiếu ngữ cảnh mà Speak dịch là “thầm thì”.

Speak Nói (3 từ)

Thầm thì (1 từ)

Từ speak có 2 đơn vị chỉ hành động nói năng tương ứng trong tiếng Việt, các từ này đều có từ loại là động từ và đều là hành động nói sử dụng ngôn ngữ được phát ra thành tiếng thành lời để thực hiện các mục đích giao tiếp trong từng hoàn cảnh cụ thể như: chào, kể, bảo,… Như vậy, trong tác phẩm sử dụng làm tư liệu

66

chưa chứa hết các ngữ cảnh thể hiện được đầy đủ các nghĩa vị cũng như các nghĩa tố tương ứng của từ speak trong tiếng Việt với tiếng Anh. Tuy nhiên, 2 đơn vị này đều là các từ chỉ hành động nói năng trong tiếng Việt và thỏa mãn nằm trong nhóm các đơn vị tương ứng với các từ thuộc nhóm chỉ hành động nói năng trong tiếng Anh say, tell, talk, speak.

3.5. Những từ tiếng Việt tƣơng ứng với Talk trong tiếng Anh

Trong 6 ngữ cảnh mà Talk xuất hiện, có 4 phiếu ngữ cảnh mà Talk dịch là “nói”; 1 phiếu ngữ cảnh mà Talk dịch là “nói chuyện”; phiếu ngữ cảnh mà Talk dịch là “bàn tán”, 1 phiếu ngữ cảnh mà Talk dịch là “bàn bạc”.

Nói (3 lần)

Talk Nói chuyện (1 lần)

Bàn tán (1 lần) Bàn bạc (1 lần)

Từ talk có 4 đơn vị chỉ hành động nói năng tương ứng trong tiếng Việt, các từ này đều có từ loại là động từ và đều là hành động nói sử dụng ngôn ngữ được phát ra thành tiếng thành lời để thực hiện các mục đích giao tiếp trong từng hoàn cảnh cụ thể như: chào, kể, bảo,… Trong bản tư liệu cũng chưa có đầy đủ các ngữ

Một phần của tài liệu Kết cấu nghĩa của nhóm từ chỉ hành động nói năng speak, say, tell, talk trong tiếng Anh và các đơn vị tương ứng trong trong tiếng Việt (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)