So sánh cách dịch của cả nhóm

Một phần của tài liệu Kết cấu nghĩa của nhóm từ chỉ hành động nói năng speak, say, tell, talk trong tiếng Anh và các đơn vị tương ứng trong trong tiếng Việt (Trang 66)

5. Phương pháp nghiên cứu

3.6. So sánh cách dịch của cả nhóm

3.6.1 Giống nhau

Bốn từ khác nhau Say, tell, talk, speak đều được dịch là ―Nói‖. Một từ trong tiếng Việt được dịch là tương đương với một nghĩa vị của một từ trong tiếng Anh. Cả 4 từ Say, tell, talk, speak thuộc nhóm từ chỉ hành động nói năng trong tiếng Anh

67

được sử dụng khác nhau và không thể thay thế cho nhau. Tuy nhiên, 4 từ này đều được dịch là “nói” có nghĩa là 4 từ say, tell, talk, speak đều giống nhau ở một nghĩa vị nào đó biểu thị ý nghĩa “nói”. Mặt khác, bản thân 4 từ Say, tell, talk, speak đều là các từ đa nghĩa và từ “nói” trong tiếng Việt cũng có nhiểu nghĩa khác nhau. Trong Từ điển Tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên, 1992) đã giải thích từ “nói” gồm 6 nghĩa như sau: ―Nói đg. 1 Phát ra thành tiếng thành lời để diễn đạt một nội dung nhất định trong giao tiếp. Nghĩ sao nói vậy. 2 Phát âm. Nói giọng Nam Bộ. 3 Sử dụng một thứ tiếng nào đó, phát âm để giao tiếp. Nói tiếng Việt. Đọc được tiếng Hán, nhưng không nói được. 4 Có ý kiến chê trách, chê bai. Người ta nói nhiều lắm về ông. 5 (id) Trình bày bằng hình thức nói. Nói thơ Lục Vân Tiên. Hát nói. 6 Thể

hiện một nội dung nào đó. Bức tranh nói với người xem nhiều điều.‖ [13, Tr.726]

3.6.1.1 Say đƣợc dịch với nghĩa là “Nói”: Ví dụ 1:

―You must be an artist,‖ she said.

―Cháu phải là một nghệ sỹ mới được,‖ bà nói với Walter. [32, Tr.8-9]

Ở ví 1, ta thấy trong ngữ cảnh trên, Phát ngôn thể là người bà sử dụng Say với mục đích trích dẫn lại nguyên văn, chính xác lời nói/câu nói muốn nói nhằm mục đích nhằm nhấn mạnh nội dung nói ra, đó là sự mong muốn của bà đối với Walter. Bà mong Walter “phải là một nghệ sỹ”. Đây là nghĩa vị 2 trong cấu trúc ngữ nghĩa của từ Say và nó tương ứng với nghĩa vị 1 trong cấu trúc ngữ nghĩa của từ “nói”, cụ thể là: Say2  Nói1

Say2 Nói1

Dùng để nhắc lại lời nói, câu nói (thường được dùng để đưa ra lời nói chính xác của ai đó)

Phát ra thành tiếng thành lời để diễn đạt một nội dung nhất định trong giao tiếp.

68

The newspaper said the Abirose was in perfect order – everything was in its place, but there was no sign of the boat‘s captain and his crew of four sailors.

Tờ báo nói rằng chiếc Abirose vẫn còn trong tình trạng hoàn hảo, mọi vật vẫn giữ nguyên chỗ, nhưng không có dấu hiệu nào về viên thuyền trưởng và thủy

thủ đoàn gồm bốn người. [32, Tr. 242-243]

Ở ví dụ 2, “tờ báo” không phải là chủ thể phát ngôn nhưng nó là danh từ và vẫn đảm bảo tư cách là chủ ngữ của câu vì vậy, ở đây “nói” không phải là hành động phát ra thành tiếng thành lời. Do đó, nói ở đây để biểu thị nghĩa vị thứ 6 “Nói6 Thể hiện một nội dung nào đó” [13, Tr.726]. Từ Say xuất hiện trong ngữ cảnh một tờ báo đưa thông tin về tình trạng của “chiếc Abirose”, “viên thuyền trưởng và thủy thủ đoàn”, như vậy ứng với nghĩa vị 5 trong cấu trúc ngữ nghĩa của từ Say: Say5  Nói6

Say5 Nói6

Dùng để đưa ra suy nghĩ, cảm nghĩ.... giải thích rõ ràng với ai đó bằng cái nhìn, hành động (chứ không phải bằng lời nói)

Thể hiện một nội dung nào đó

3.6.1.2 Tell đƣợc dịch với nghĩa là “Nói”: Ví dụ:

―All the time I told her nice things‖.

―Lúc nào cháu cũng nói với cô ấy những điều đẹp đẽ”. [32, Tr. 12-13]

Trong nghĩa vị 1 của Tell được chia ra một số trường hợp nhỏ trong đó có trường hợp sử dụng Tell để “Nói điều gì đó với ai” khi Tell xuất hiện trong cấu trúc “S + tell + some thing to some body”. Ở ngữ cảnh trên cũng vậy, người nói sử dụng Tell trong trường hợp muốn nói điều gì đó với ai: “All the time I told her nice things”. Tương ứng với nó là từ “nói” trong tiếng Việt ở đây dừng để chỉ hành

69

động nói phát ra thành tiếng thành lời để diễn đạt một điều gì đó. Như vậy, nghĩa vị 1 của tell tương ứng với nghĩa 1 của từ “nói” trong tiếng Việt: Tell1  Nói1

Tell1 Nói1

Cung cấp thông tin đến một ai đó bằng cách nói hoặc viết

Phát ra thành tiếng thành lời để diễn đạt một nội dung nhất định trong giao tiếp.

3.6.1.3 Speak đƣợc dịch với nghĩa là “Nói”: Ví dụ:

They spoke of the child lying in a manger in a barn, they spoke of the three wise men who had come to whorship the child and they spoke of the gifts, gold, frankincense and myrrh that the wise men had brought.

Họ nói về hài nhi nằm trong một máng cỏ trong chuồng, về ba nhà thông thái đến tôn thờ hài nhi và nói về những món quà, vàng, hương trầm và mộc dược

mà những nhà thông thái này mang đến. [32, Tr. 44- 45]

Speak dùng trong trường hợp để nói với ai về việc gì, đây là nghĩa vị đầu tiên của speak. Vì vậy, khi dịch ra tiếng Việt thì chắc chắn đơn vị tương ứng với nó phải là từ “nói” bởi nghĩa 1 của từ “nói” cũng là để chỉ hành động nói có sử dụng ngôn ngữ, phát ra âm thanh để thực hiện mục đích giao tiếp nào đó. Như vậy,

Speak1 Nói1

Speak1 Nói1

Dùng để nói với ai về việc gì, hội thoại với ai.

Phát ra thành tiếng thành lời để diễn đạt một nội dung nhất định trong giao tiếp.

3.6.1.4 Talk đƣợc dịch với nghĩa là “Nói”: Ví dụ:

70

―Hãy nói đi cậu bé,‖ ông giục anh. [32, Tr. 90-91]

Ở ngữ cảnh trên, người đàn ông giục “anh” mau chóng thực hiện hành động nói để cung cấp thông tin hay kể về một vấn đề gì đó mà ông ta đang rất quan tâm và muốn nghe từ phía anh tức “cậu bé”. Như vậy, trong trường hợp này, talk biểu thị nghĩa vị 1 tương ứng với nghĩa vị 1 của nói: Talk1  Nói1

Talk1 Nói1

Dùng để nói với ai về việc gì, hội thoại với ai.

Phát ra thành tiếng thành lời để diễn đạt một nội dung nhất định trong giao tiếp. Như vậy, chúng ta dễ dàng thấy được vì sao cả 4 từ Say, tell, talk, speak là 4 từ khác nhau trong tiếng Anh nhưng khi dịch ra tiếng Việt thì đều được dịch là “nói”. Bởi 4 từ này đều là từ đa nghĩa và từ “nói” cũng vậy. Trong từng ngữ cảnh cụ thể, nghĩa vị này của từ trong tiếng Anh Say/tell/talk/speak có thể ứng với nghĩa vị bất kì thuộc cấu trúc đa nghĩa của từ “nói”. Thực tế phân tích một số trường hợp trên cho thấy, đa số nghĩa vị thuộc cấu trúc ngữ nghĩa của Say/tell/talk/speak thường tương ứng với nghĩa vị đầu tiên (nghĩa gốc) của từ “nói”: ―Phát ra thành tiếng thành lời để diễn đạt một nội dung nhất định trong giao tiếp‖.

3.6.2 Khác nhau:

Bốn từ Say, tell, talk, speak đƣợc dịch ra các từ khác nhau trong tiếng Việt là 16 từ tƣơng ứng (trong tác phẩm “20 truyện ngắn chọn lọc Anh – Việt”): Nói, bảo, kể, chào, hứa, khuyên, chửi, nói chuyện, nói thầm, thầm nói, thầm thì, bàn bạc, bàn tán, nhận ra, cho biết, chỉ dẫn.

Trong 16 từ trên thì cả 4 từ Say, speak, tell, talk đều được dịch là từ “nói”, còn lại 4 từ say, tell, talk, speak được dịch tương ứng với 15 từ như “khuyên”, “chửi”, “cho biết”, “chỉ dẫn”,… mới nghe tưởng những từ này rất xa về mặt ngữ nghĩa với từ “nói”. Tuy nhiên, 4 từ say, tell, talk, speak được dịch ra một hay vài từ tương ưng trong 16 từ tiếng Việt trên là có lí do của nó. Cụ thể chúng ta đi phân tích một số ví dụ cụ thể dưới đây để làm rõ điều đó:

71

3.6.2.1 Say đƣợc dịch tƣơng ứng với 8 từ trong tiếng Việt

Ngoài từ ―nói‖ Say được dịch ra gồm các từ tương ứng với 7 từ trong tiếng Việt như sau: Chào, nói thầm, bảo, kể, chửi, thầm nói, cho biết.

Ví dụ 1:

He said ―Good evening‖ to Ida/ Ông ta chào buổi tối Ida. [32, Tr.26-27]

Người Anh thường có thói quen nói một số câu chúc gắn với một danh từ chỉ thời gian bao gồm buổi sáng, trưa chiều tối và coi đó như một lời chào khi gặp người khác. Như vậy, Say ở ngữ cảnh trên biểu thị ý nghĩa sử dụng giọng nói để chào một ai đó khi gặp mặt nhằm thể hiện được thái độ lịch sự trong giao tiếp. Câu nói trên được một người thứ 3 thuật lại, nhắc lại lời nói chính xác của ai đó với Ida. Rõ ràng là Say2 này có ý nghĩa tương ứng với ý nghĩa của từ “chào” trong tiếng Việt.

Say2 Chào

Dùng để nhắc lại lời nói, câu nói (thường được dùng để đưa ra lời nói chính xác của ai đó)

Tỏ bằng lời nói hoặc cử chỉ thái độ kính trọng hoặc quan tâm, khi gặp nhau hoặc khi từ biệt.

Ví dụ 2:

―For sheep,‖ Amos said to himself, ―the angles shine too much./Amos nói

thầm, ―Đối với những con cừu, các thiên thần chiếu sáng quá nhiều‖. [32, Tr.46-

47]

Trong ngữ cảnh này, Amos như tự nhủ và nói với chính bản thân anh ta và không muốn để cho người khác nghe thấy, vì vậy Say chỉ hành động nói có sử dụng ngôn ngữ để nói với chính bản thân mình (nói thầm/thầm nói) tương ứng với nghĩa vị 1 trong cấu trúc ngữ nghĩa của từ Say. Trong khi đó, ở tiếng Việt, “nói thầm” là từ dùng để chỉ hành động nói thật khẽ chỉ đủ cho một người nghe. Vậy, trong tác phẩm “20 truyện ngắn chọn lọc song ngữ Anh Việt”, trong ngữ cảnh trên, Say dịch ra từ tương ứng trong tiếng Việt là “nói thầm”cũng có thể chấp nhận được.

72

Say1 Nói thầm

Dùng để nói hoặc kể cho ai về việc gì. Nói thật khẽ chỉ đủ cho một người nghe.

Ví dụ 3:

―Bottlebie!‖ I said one afternoon. ―Please go to the post office and bring my mail‖/Một chiều nọ tôi bảo ―Bottlebie, hãy ra bưu điện lấy thư về giùm tôi đi‖.

[32, Tr.56-57]

Trong tình huống này người nói muốn thông qua hành động nói để yêu cầu người nghe là Bottlebie thực hiện hành động “go to the post office and bring my mail/ ra bưu điện lấy thư về giùm tôi đi”, mà trong tiếng Việt thì từ “bảo” dùng để biểu thị ý nghĩa yêu cầu ai đó làm việc gì. Bảo2. Nói cho biết để phải theo đó mà làm.

Say2 Bảo2

Dùng để nhắc lại lời nói, câu nói (thường được dùng để đưa ra lời nói chính xác của ai đó) để nhấn mạnh nội dung cần nói.

Nói cho biết để phải theo đó mà làm.

Ví dụ 4:

Seth said he earned two hundred dollars last winter.

Seth kể mùa đông vừa qua anh đã kiếm được 200 đô la. [32, Tr.90-91]

Seth muốn tường thuật lại những việc mà anh đã làm trong quá khứ - mùa đông năm qua, và Say1 được sử dụng để nói hoặc kể cho ai về việc gì. Tương ứng với ý nghĩa đó trong tiếng Việt có từ “kể”. Người ta dùng từ kể khi muốn:

1. Nói có đầu có đuôi cho người khác biết. 2 Nói ra lần lượt từng điều cho người khác biết rõ.

Say1 Kể 1/2

Dùng để nói hoặc kể cho ai về việc gì.

1. Nói có đầu có đuôi cho người khác biết.

73

Ví dụ 5:

―You smelly cow,‖ I said to him./ ―Mày là con bò khó ngửi‖ tôi chửi hắn ta.

[32, Tr.260-261]

=> Ở đây, người nói đang có tâm trạng rất tức giận do vậy Say sẽ được sử dụng để biểu thị nghĩa vị 5: Thể hiện cảm nghĩ, suy nghĩ của mình về ai đó thông qua việc sử dụng ngôn ngữ. Do đó, trong cấu trên có thể dịch là “Mày là con bò khó ngửi”, tôi nói với hắn ta; tức là nghĩa vị 5 của Say trong ngữ cảnh trên có thể tương ứng với từ “nói” trong tiếng Việt cũng đã biểu hiện được sự bực bội của Chủ thể phát ngôn. Tuy nhiên, người dịch trong tác phẩm này lựa chọn đơn vị tương ứng với Say5 là từ “chửi” nhằm nhấn mạnh tâm trạng của nhân vật “tôi”. Điều này cũng có lí do của nó bởi từ “chửi” trong tiếng Việt dùng để biểu thị ý nghĩa: 1.

Dùng lời thô tục mà mắng người nào. 2. Nói hai thứ mâu thuẫn nhau; không hợp với nhau: (Hai màu này chửi nhau.). Vậy Say5 tương ứng với nghĩa vị 1 của từ “chửi”.

Say5 Chửi1

Dùng để đưa ra suy nghĩ, cảm nghĩ.... giải thích rõ ràng với ai đó bằng lời nói, cái nhìn, hành động

Dùng lời thô tục mà mắng người nào.

Ví dụ 6:

He said to himself, ―At least, her poison has not gotten into my body‖.

Anh thầm nói, ―Ít ra thì chất độc trong người cô ấy cũng chưa ăn vào cơ thể

mình‖. [32, Tr.158-159]

Cũng giống như ví dụ 2 ở trên, trong ngữ cảnh này, người đàn ông tự nhủ và nói với chính bản thân anh ta và không muốn để cho người khác nghe thấy - “He said to himself”, vì vậy Say chỉ hành động nói có sử dụng ngôn ngữ để nói với chính bản thân mình (nói thầm/thầm nói) tương ứng với nghĩa vị 1 trong cấu trúc ngữ nghĩa của từ Say. Người nói cũng không muốn cho ai biết việc gì vừa xảy ra nên chỉ nói với âm lượng rất nhỏ hoặc dường như là nói trong tâm tưởng để trấn an bản thân anh ta. Do đó, dịch “thầm nói” là phù hợp với tình huống trên.

74

Say1 Thầm nói

Dùng để nói hoặc kể cho ai về việc gì. Tiếng nói phát ra rất khẽ không để người ngoài nghe thấy.

Ví dụ 7:

The newspaper said the boat was now in our port.

Tờ báo cho biết chiếc thuyền hiện đang neo ở cảng chúng tôi. [32, Tr.242-

243]

=> Ở đây “the newspaper” là chủ ngữ trong đó nó nhằm mục đích cung cấp thông tin, thông báo đến độc giả về một vấn đề/sự việc nào đó mà cụ thể ở đây là “chiếc thuyện hiện đang neo ở cảng chúng tôi”;. Như vậy ở đây Say dùng để thể hiện nghĩa vị 1. Ở đây, người dịch đã chọn đơn vị tương ứng với say1 là “cho biết”, tuy nhiên trong từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên, 1992; chúng tôi không tìm thấy có từ “cho biết”. Nhưng rõ ràng thực tế cho chúng ta thấy rằng, có những trường hợp người ta nói “A cho B biết về việc C”. Điều này cũng có thể nói rằng từ “cho biết” được xem có nghĩa tương đương với “cho - biết”. Dựa vào định nghĩa giải thích từ “biết” trong từ điển, có thể thấy một phần nào ý nghĩa của từ “cho biết” trong đó. Cụ thể là: “Biết1. Có ý niệm về người, vật hoặc điều gì đó, để có thể nhận ra được hoặc có thể khẳng định được sự tồn tại của người, vật hoặc điều ấy.”

Say1 Cho biết

Dùng để nói hoặc kể cho ai về việc gì. Dùng để thông báo, thông tin về người, vật hoặc điều gì đó, để có thể khẳng định được sự tồn tại của người, vật hoặc điều ấy.

3.6.2.2Tell đƣợc dịch tƣơng ứng với 7 từ trong tiếng Việt

Ngoài từ “nói” Tell được dịch ra gồm 6 từ tương ứng trong tiếng Việt như

sau: Khuyên, hứa, chỉ dẫn, cho biết, nhận ra, kể, bảo.

75

If she knew a man who drank too much, she would not tell him to stop drink. Nếu bà biết một người nghiện rượu, bà sẽ không khuyên ông ta ngưng uống

rượu. [32, Tr.6-7]

“Khuyên” được dùng khi người ta muốn nói đến sự tác động, thuyết phục ai đó làm gì mục đích hướng đến là làm sao để ai đó đồng ý và thấy được rằng “người

đó nên làm”, ở đây người viết muốn nhấn mạnh với tính cách của “bà” thì bà sẽ

không “khuyên” tức là không tìm cách thuyết phục “ông ta ngưng uống rượu” thay vào đó “bà” sẽ nói cho ông ta biết cách uống như thế nào mà vẫn giữ được phong thái lịch sự. Như vậy, trong ngữ cảnh trên, Tell được sử dụng để biểu thị nghĩa vị 5 “Ra lệnh hoặc khuyên ai đó/bản thân làm điều gì”:

Tell5 Khuyên

Ra lệnh hoặc khuyên ai đó/bản thân làm điều gì

Nói với thái độ ân cần cho người khác biết điều mình cho là người đó nên làm.

Một phần của tài liệu Kết cấu nghĩa của nhóm từ chỉ hành động nói năng speak, say, tell, talk trong tiếng Anh và các đơn vị tương ứng trong trong tiếng Việt (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)