Các đề xuất, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần xúc tiến đầu tư thương mại và du lịch Việt Long.

Một phần của tài liệu 064 phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần xúc tiến đầu tư thương mại và du lịch việt long (Trang 34 - 39)

5. Tổng số cổ phần thường đang lưu hành

3.3Các đề xuất, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần xúc tiến đầu tư thương mại và du lịch Việt Long.

công ty cổ phần xúc tiến đầu tư thương mại và du lịch Việt Long.

Xuất phát từ quan điểm về nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh, dựa vào thực trạng của công ty, em xin đề xuất một số giải pháp đối với công ty như sau:

Giải pháp 1: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Lượng vốn lưu động hiện đang chiếm tỷ trọng lớn (59,54% năm 2010) trong tổng vốn kinh doanh của công ty Việt Long, việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động có ý nghĩa quyết định trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh.

Thứ nhất: Xác định mức tiền mặt tại quỹ cần thiết và quản lý tốt quỹ tiền mặt

Theo đánh giá thì số tiền mặt tại quỹ của công ty hiện nay là nhiều hơn mức cần thiết vô hình dung gây nên sự lãng phí vốn kinh doanh vì đồng vốn không được đưa vào đầu tư. Ngoài ra, thực tế cho thấy công ty vẫn thường xuyên thanh toán bằng tiền mặt kể cả với đơn hàng lớn nên rủi ro và thiếu minh bạch là điều khó tránh khỏi. Thực hiện được giải pháp này, một mặt sẽ tránh được việc thất thoát vốn do quản lý kém, mặt khác làm tăng lượng vốn đưa vào chu kỳ kinh doanh để sinh lời do đó sẽ góp phần tăng sức sinh lời của đồng vốn tức là nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Nội dung cụ thể của giải pháp gồm:

- Trong bản hoạch định tài chính phải xác định cụ thể lượng tiền mặt tối ưu trong kỳ kinh doanh. Quy mô tiền mặt hợp lý đảm bảo giảm thiểu rủi ro trong thanh toán, không bị tước mất các cơ hội đầu tư tức thời, tránh ứ đọng các khoản tiền không sinh lời. Ngoài lượng tiền mặt tồn quỹ tối ưu đã xác định tại đơn vị, công ty nên đầu tư vào các loại hình đầu tư ngắn hạn có tính thanh khoản cao mà vẫn đem lại một tỷ lệ sinh lời nhất định như trái phiếu kho bạc, cổ phiếu…

- Tách bạch vai trò của kế toán và thủ quỹ, có kế hoạch kiểm kê quỹ tiền mặt thường xuyên và đột xuất, đối chiếu số tiền thực tế tại quỹ và số dư sổ kế toán.

Để thực hiện được giải pháp này, những điều kiện cần thiết mà DN phải đảm bảo đó là có 1 nhân viên thủ quỹ, việc kiểm tra định kỳ quỹ tiền mặt phải được giao trách nhiệm cụ thể cho 1 cá nhân có thẩm quyền.

Thứ hai: Hạn chế số vốn lưu động bị chiếm dụng

Trong 2 năm 2009 và 2010, giá trị các khoản phải thu chiếm tỷ trọng khá lớn trong giá trị tài sản doanh nghiệp mà chủ yếu là phải thu khách hàng. Số vốn bị chiếm dụng không thể sinh lời, gây nên hiện tượng ứ đọng vốn, thiếu hụt vốn ảnh hưởng xấu đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của DN. Giải pháp này gồm 3 nội dung chính:

- Đẩy nhanh tốc độ thu hồi các khoản phải thu khách hàng bằng cách thực hiện các hình thức chiết khấu thanh toán. Thực hiện giải pháp này có thể khiến DN phải chịu thêm một khoản chi phí chiết khấu thanh toán nhưng lại có thể đẩy nhanh tốc độ quay vòng của phần vốn lưu động này.

- Khi ký kết hợp đồng cần có điều khoản rõ ràng về thời hạn thanh toán, hình thức thanh toán và quy định mức phạt nếu vi phạm thời hạn để tránh bị chiếm dụng vốn bất hợp pháp.

- Lập dự phòng đối với các khoản phải thu khó đòi nhằm giảm bớt rủi ro trong thanh toán

Điều kiện để thực hiện được giải pháp này là DN phải có bộ phận đánh giá về năng lực tài chính của đối tác trước khi có hợp đồng; lập sổ chi tiết theo dõi tình hình thanh toán của từng khách hàng và có kế hoạch xử lý các khoản nợ phải thu khó đòi.

Thứ ba: Nâng cao hiệu quả đầu tư tài chính ngắn hạn

Tại công ty Việt Long, tỷ trọng các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn là khá lớn. Nâng cao hiệu quả đầu tư tài chính ngắn hạn có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động nói riêng, hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nói chung Vì vậy, em xin đề xuất một số giải pháp như sau:

- Xây dựng chiến lược đầu tư phù hợp: Một chiến lược đầu tư phù hợp sẽ có tác dụng làm tăng khả năng mang lại lợi nhuận của đồng vốn bỏ ra.

- Nâng cao tính chuyên nghiệp trong đầu tư bằng việc nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp, am hiểu về thị trường tài chính.

- Đa dạng hóa hình thức đầu tư: DN nên đa dạng hóa hình thức đầu tư như gửi tiền tại các tổ chức tín dụng, đầu tư trên thị trường chứng khoán…

Giải pháp 2: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định

Năm 2010 tỷ trọng vốn cố định tại công ty Việt Long là 40,46%, trong đó TSCĐ chiếm 67,82%. Việc sử dụng tốt vốn cố định nói chung và TSCĐ nói riêng là vấn đề có ý nghĩa kinh tế rất lớn ảnh hưởng trực tiếp tới sự tăng trưởng của DN. Em xin đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VCĐ tại Việt Long như

sau:

Thứ nhất: Mua sắm TSCĐ theo kế hoạch và sử dụng hiệu quả TSCĐ hiện có

- Có kế hoạch mua sắm, đầu tư TSCĐ từ đầu kỳ kinh doanh. Dựa trên kế hoạch kinh doanh đưa ra, DN phải có sự dự đoán về TSCĐ cần mua hoặc thuê để phục vụ các hoạt động đó.

- Lựa chọn phương pháp khấu hao hợp lý để tránh hao mòn vô ích. Phương pháp khấu hao đường thẳng được DN áp dụng trong thời gian qua và nên tiếp tục sử dụng phương pháp này trong thời gian tới bởi vì nó dễ dàng tính toán, đơn giản và biết trước được thời hạn thu hồi vốn.

- Nâng cấp TSCĐ thông qua việc bảo dưỡng thường xuyên hay sữa chữa lớn theo kế hoạch, việc này giúp TSCĐ không bị hư hỏng hay giảm công suất quá nhanh.

- Đối với những TSCĐ không sử dụng nên lựa chọn phương pháp thanh lý, vừa giảm được các chi phí liên quan, vừa thu hồi được một khoản vốn.

Điều kiện cần thiết để DN thực hiện giải pháp này đó là lãnh đạo công ty đầu mỗi kỳ kinh doanh phải thông qua kế hoạch mua sắm và đầu tư TSCĐ trong kỳ, đồng

thể.

Thứ hai: Quản lý chặt chẽ tài sản cố định

- DN nên mua bảo hiểm cho những TSCĐ có giá trị lớn. Số tiền bảo hiểm so với giá trị TSCĐ là không lớn nhưng nếu xảy ra trường hợp rủi ro, DN sẽ không phải một mình gánh chịu thiệt hại của TSCĐ.

- Đối với những trường hợp làm hư hỏng TSCĐ do nguyên nhân chủ quan DN phải quy trách nhiệm và đưa ra mức bồi thường cụ thể. Điều này giúp DN tránh được việc thất thoát vốn do TSCĐ hư hỏng không sử dụng được.

Để thực hiện được giải pháp này, ngoài điều kiện là DN phải chấp nhận một khoản chi phí cho hợp đồng bảo hiểm thì trong hợp đồng lao động phải có điều khoản rõ ràng về việc đền bù TSCĐ nếu hư hỏng do nguyên nhân chủ quan của cá nhân. Đồng thời, nội quy của DN phải chỉ rõ hướng dẫn sử dụng, quyền hạn của nhân viên trong việc sử dụng TSCĐ.

Thứ ba: Áp dụng hình thức cho thuê tài chính TSCĐ

Hiện nay, TSCĐ mà công ty đang sử dụng đều do mua sắm hoặc thuê hoạt động. Việc thuê tài chính giúp cho DN đảm bảo được nhu cầu sử dụng lâu dài TSCĐ của mình khi DN không đủ tiền để mua ngay TSCĐ đó. Đồng thời, thuê tài chính có ưu điểm hơn thuê hoạt động ở tính ổn định và chi phí thuê. Do đó, việc đầu tư tài sản cố định dài hạn sẽ giúp DN khai thác tốt hơn nguồn vốn đầu tư TSCĐ, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại DN.

Giải pháp 3: Nhóm các giải pháp khác

Ngoài những giải pháp đã nêu trên, để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của mình, Ban lãnh đạo công ty cổ phần xúc tiến đầu tư thương mại và du lịch Việt Long nên xem xét áp dụng những biện pháp sau:

Thứ nhất: Tối thiểu hóa các khoản chi phí kinh doanh

Quản lý chặt chẽ, tránh việc chi tiêu sai mục đích; Không đánh đổi cơ hội kinh doanh bằng việc tăng các khoản chi phí liên quan khi khả năng thành công không cao

hoặc cơ hội kinh doanh có khả năng sinh lời không cao. Điều kiện thực hiện giải pháp này là lãnh đạo công ty phải chấp nhận bỏ qua các cơ hội kinh doanh ít khó khả năng thành công, mạnh dạn cắt giảm một số khoản chi phí không cần thiết và giám sát chặt chẽ các khoản chi tiêu ủy quyền

Thứ hai: Tổ chức tốt công tác hạch toán kế toán và phân tích kinh tế nói chung, phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nói riêng.

Công tác kế toán nếu được tổ chức tốt sẽ cung cấp cho ban lãnh đạo công ty thông tin kinh tế trung thực, kịp thời và đầy đủ. Tuy nhiên, để có được cái nhìn toàn diện và sâu sắc nhất về thực trạng và triển vọng phát triển thì công ty cần đầu tư đúng mực cho công tác phân tích kinh tế nói chung, phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nói riêng. Từ trước đến nay, công tác phân tích kinh tế tại Việt Long vẫn được kiêm nhiệm bởi nhân viên kế toán nên hiệu quả mang lại chưa được như mong muốn.

Để thực hiện được giải pháp này một cách có hiệu quả nhất thì DN cần bổ sung nhân lực cho phòng kế toán, việc tuyển dụng một nhân viên có chuyên môn trong công tác phân tích kinh tế sẽ giúp hoạt động này tại công ty diễn ra một cách thường xuyên và có hiệu quả hơn. Khi công tác phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh được thực hiện một cách tốt hơn thì nó sẽ chỉ ra được những tồn tại và nguyên nhân ảnh hưởng trong việc sử dụng vốn kinh doanh để từ đó công ty có hướng khắc phục giúp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh.

Một phần của tài liệu 064 phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần xúc tiến đầu tư thương mại và du lịch việt long (Trang 34 - 39)