1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyên đề tốt nghiệp: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty TNHH một thành viên sản xuất và thương mại Minh Chiến

54 535 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 54
Dung lượng 522,5 KB

Nội dung

Trong nền kinh tế thị trường, để tiến hành bất kỳ một hoạt động sản xuất kinh doanh nào, mỗi doanh nghiệp cần phải có vốn. Vốn là điều kiện tiên quyết, quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 4

CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ VỐN KINH DOANH VÀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH 5

1 Vốn kinh doanh trong doanh nghiệp 5

1.1 Khái niệm vốn kinh doanh 5

1.2 Phân loại vốn kinh doanh 6

1.2.1 Theo giác độ pháp luật 7

1.2.2 Theo giác độ hình thành vốn kinh doanh 7

1.2.3 Theo giác độ chu chuyển vốn kinh doanh 8

1.3 Vai trò, ý nghĩa của vốn đối với sản xuất kinh doanh 8

2 Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong doanh nghiệp 9

2.1 Khái niệm hiệu quả sử dụng vốn 9

2.2 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong doanh nghiệp 11

3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 13

3.1 Sản phẩm và chu kỳ của sản phẩm 13

3.2 Trình độ tổ chức quản lý vốn trong doanh nghiệp 14

3.3 Cơ cấu vốn đầu tư 14

3.4 Các nhân tố vĩ mô 15

4 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 16

4.1 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 16

4.1.1 Vòng quay tổng vốn 17

Trang 2

4.1.3 Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu 17

4.1.4 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu 17

4.1.5 Tỷ suất lợi nhuận trên giá thành toàn bộ 18

4.2 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định 18

4.2.1 Hiệu suất sử dụng tài sản cố định 18

4.2.2 Mức sinh lợi vốn cố định 19

4.3 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động 19

4.3.1 Mức sinh lợi của vốn lưu động 19

4.3.2 Số vòng quay và kỳ luân chuyển bình quân của vốn lưu động 20

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH MTV SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI MINH CHIẾN 21

1 Khái quát về công ty TNHH một thành viên sản xuất và thương mại Minh Chiến 21

1.1 Quá trình hình thành và phát triển 21

1.2 Chức năng, nhiệm vụ, đặc điểm sản xuất kinh doanh 22

1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý 23

1.4 Phân tích chung tình hình kinh doanh của doanh nghiệp 26

1.4.1 Doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ 27

1.4.2 Giá vốn hàng bán 27

1.4.3 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 27

1.4.4 Tổng lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp 28

1.4.5 Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp 28

1.4.6 Lợi nhuận sau thuế 28

2 Phân tích tình hình sử dụng nguồn vốn kinh doanh tại công ty 28

2.1 Phân tích sự biến động và cơ cấu vốn kinh doanh 29

2.1.1 Phân tích sự biến động và cơ cấu vốn lưu động 31

Trang 3

2.1.2 Phân tích sự biến động và cơ cấu vốn cố định 33

2.2 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 35

2.3 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động 36

2.4 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định 38

3 Đánh giá chung về hiệu quả sử dụng vốn tại công ty 39

3.1 Những kết quả đã đạt được 39

3.2 Những mặt tồn tại và nguyên nhân 40

CHƯƠNG III: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI MINH CHIẾN 41

1 Định hướng sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian tới 41

2 Một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty 43

KẾT LUẬN 44

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 45

DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT 46

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Trong nền kinh tế thị trường, để tiến hành bất kỳ một hoạt động sản xuấtkinh doanh nào, mỗi doanh nghiệp cần phải có vốn Vốn là điều kiện tiên quyết,quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp

Đất nước ta từ khi chuyển từ cơ chế bao cấp sang nền kinh tế thị trườngtheo định hướng Xã hội chủ nghĩa, các doanh nghiệp được phép cạnh tranh bìnhđẳng trong khuôn khổ của pháp luật cho phép Tuy nhiên khi nền kinh tế pháttriển với tốc độ cao thì sự canh tranh giữa các ngành nghề ngày càng trở nên gaygắt không chỉ trên thị trường trong nước mà còn trên thị trường quốc tế Trongđiều kiện như vậy thì việc các doanh nghiệp sử dụng có hiệu quả đồng vốn kinhdoanh đóng vai trò quan trọng nhất khi thị trường vốn ngày càng trở nên khanhiếm

Thực trạng Vốn của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay nhìn chung đềurất thiếu khi thị trường Vốn của Việt Nam chưa phát triển Chính vì vậy việc sửdụng vốn an toàn, hiệu quả là vấn đề quyết định đến sự tồn tại và phát triển củadoanh nghiệp trong tương lai

Xuất phát từ tầm quan trọng của vấn đề trên, sau 1 thời gian thực tập vàtìm hiểu thực tế tại Công ty TNHH một thành viên sản xuất và thương mại Minh

Chiến em đã đi sâu nghiên cứu Chuyên đề “Phân tích hiệu quả sử dụng vốn

kinh doanh tại công ty TNHH một thành viên sản xuất và thương mại Minh Chiến” Trong phạm vi Chuyên đề cùng với sự nghiên cứu, phân tích của mình,

nội dung Chuyên đề tốt nghiệp của em bao gồm 3 chương:

Chương I: Một số vấn đề cơ bản về vốn kinh doanh và phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

Chương II: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty TNHH một thành viên sản xuất và thương mại Minh Chiến

Trang 5

Chương III: Một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty TNHH một thành viên sản xuất và thương mại Minh Chiến

Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo Lê TuấnAnh cùng sự quan tâm của ban lãnh đạo và các cán bộ, nhân viên trong các phòngban chức năng của Công ty TNHH một thành viên sản xuất và thương mại MinhChiến đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành Chuyên đề tốt nghiệp này Nhưng vì thờigian thực tập và nghiên cứu không dài, cùng với lượng kiến thức chuyên môn cònhạn chế nên Chuyên đề tốt nghiệp này không thể tránh khỏi những khiếm khưyết

Em kính mong nhận được sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến của thầy cô và bạn

bè để Chuyên đề tốt nghiệp của em được hoàn chỉnh hơn

Hải Dương, tháng 5 năm 2013

Sinh viên thực hiệnPhạm Thị Bích

Trang 6

CHƯƠNG I MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ VỐN KINH DOANH VÀ PHÂN

TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH

1 Vốn kinh doanh trong doanh nghiệp

1.1 Khái niệm vốn kinh doanh

Trang 7

Để hiểu rõ về vốn kinh doanh, trước hết phải hiểu về vốn nói chung Đã córất nhiều quan điểm khác nhau về vốn:

- Một số nhà kinh tế học cho rằng: “Vốn với ý nghĩa là phần số lượng sảnphẩm tạm thời phải hi sinh tiêu dùng hiện tại của Nhà đầu tư để đẩy mạnh sảnxuất, tăng tiêu dùng trong tương lai” Quan điểm này chưa đáp ứng được các yêucầu về quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

- Một số quan điểm khác lại cho rằng: “Vốn bao gồm các yếu tố kinh tếđược bố trí để sản xuất hàng hoá, dịch vụ như tài chính vô hình, hữu hình, cáckiến thức về kinh tế, trình độ quản lý,… được tích luỹ” Quan điểm này có ýnghĩa trong việc khai thác hiệu quả sử dụng vốn theo cơ chế thị trường

- Xét theo mục tiêu kinh doanh,cho rằng: “ Vốn là giá trị đem lại thặng dư”

(Mác-ăngghen Tuyển tập) Quan điểm này chỉ ra mục tiêu của việc sử dụng vốn,

chỉ ra mục tiêu của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh

Các quan điểm trên thể hiện được vai trò, tác dụng của vốn trong nhữngđiều kiện cụ thể Nhưng hiện nay, với cơ chế thị trường thì các quan điểm nàychưa đáp ứng được yêu cầu

Vì vậy, định nghĩa về vốn trong giai đoạn hiện nay là: “Vốn là một phần thunhập quốc dân dưới dạng tài sản vật chất và tài sản tài chính được các cá nhân, tổchức bỏ ra để tiến hành sản xuất kinh doanh nhằm mục đích kiếm lợi ích kinh tế

và lợi ích xã hội” Như vậy, có thể nói vốn là toàn bộ tiềm lực kinh tế của doanhnghiệp, là toàn bộ tài sản mà doanh nghiệp đó mang vào đầu tư cho hoạt độngsản xuất kinh doanh nhằm đạt được một lợi nhuận nào đó

Từ đó ta có định nghĩa về vốn kinh doanh: Vốn kinh doanh là số vốn doanhnghiệp đang trực tiếp sử dụng vào mục đích kinh doanh

1.2 Phân loại vốn kinh doanh

Trang 8

Vốn kinh doanh của doanh nghiệp thương mại có thể được xem xét, phânloại theo các tiêu thức sau:

1.2.1 Theo giác độ pháp luật

- Vốn pháp định: là số vốn tối thiểu cần thiết để đảm bảo năng lực kinhdoanh đối với từng ngành nghề, từng loại hình doanh nghiệp do pháp luật quiđịnh Dưới mức vốn pháp định thì không thể đủ điều kiện để thành lập doanhnghiệp

Theo Nghị Định 221 và 222 HĐBT ngày 23/07/1991 cụ thể hoá một số điềuqui định trong luật công ty và luật doanh nghiệp tư nhân qui định:

+ Vốn pháp định đối với ngành kinh doanh tư liệu sản xuất cho công tytrách nhiệm hữu hạn là 150 triệu đồng, công ty cổ phần là 500 triệu và doanhnghiệp tư nhân là 80 triệu đồng

+ Vốn pháp định cho các cửa hàng dịch vụ của công ty trách nhiệm hữu hạn

là 50 triệu đồng, công ty cổ phần là 200 triệu đồng, doanh nghiệp tư nhân là 20triệu đồng

- Vốn điều lệ: là số vốn do các thành viên đóng góp và được ghi vào điều lệcủa doanh nghiệp Tuỳ theo ngành nghề và loại hình doanh nghiệp nhưng vốnđiều lệ không được nhỏ hơn vốn pháp định

1.2.2 Theo giác độ hình thành vốn kinh doanh

- Vốn đầu tư ban đầu: là số vốn phải có khi thành lập doanh nghiệp, tức là

số vốn cần thiết để đăng kí kinh doanh Đó là vốn đóng góp của các thành viêncông ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty tư nhân hoặc vốn của nhànước giao

- Vốn bổ sung: là số vốn tăng thêm do trích từ lợi nhuận, do ngân sách nhànước cấp, sự đóng góp của các thành viên, do bán trái phiếu… bổ sung để tăngthêm vốn kinh doanh

Trang 9

- Vốn liên doanh: là vốn do sự đóng góp của các bên khi tiến hành cam kếtliên doanh, liên kết với nhau trong hoạt động thương mại, dịch vụ.

- Vốn đi vay: trong hoạt động kinh doanh, ngoài số vốn chủ sở hữu, vốn liêndoanh để có đủ vốn kinh doanh doanh nghiệp phải đi vay của ngân hàng trong vàngoài nước

1.2.3 Theo giác độ chu chuyển vốn kinh doanh

- Vốn cố định: là biểu hiện bằng tiền của tài sản cố định bao gồm: toàn bộnhững tư liệu lao động có hình thái vật chất cụ thể có đủ tiêu chuẩn giá trị vàthời gian sử dụng qui định

- Vốn lưu động: là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động và vốn lưuthông

+ Tài sản lưu động là những tư liệu lao động không đủ tiêu chuẩn giá trị vàthời gian sử dụng để xếp vào tài sản cố định

+ Bộ phận quan trọng của vốn lưu động là dự trữ hàng hoá, vốn bằng tiềnnhư tiền gửi ngân hàng, tiền mặt tồn quỹ các khoản phải thu ở khách hàng Việc phân chia các loại vốn này có ý nghĩa rất lớn trong hoạt động kinhdoanh thương mại Vì tính chất của chúng rất khác nhau và hình thức biểu hiệncũng khác nhau nên phải có các biện pháp thích ứng để nâng cao hiệu quả sửdụng các loại vốn này

1.3 Vai trò, ý nghĩa của vốn đối với sản xuất kinh doanh

Vốn có vai trò và ý nghĩa to lớn không những đối với quá trình hình thànhdoanh nghiệp mà nó còn có vai trò quyết định đối với sự tồn tại và phát triển củadoanh nghiệp

Trang 10

Trong quá trình hình thành doanh nghiệp, nguồn vốn ban đầu có ý nghĩa vềmặt pháp lý nhằm đảm bảo đủ điều kiện cho một doanh nghiệp được phép thànhlập và đi vào hoạt động, và vốn ban đầu cũng là nguồn vốn để đầu tư mua sắmtrang thiết bị, nhà xưởng sản xuất, thuê nhân công và các điều kiện khác để tiếnhành sản xuất.

Trong quá trình phát triển của doanh nghiệp, nguồn vốn có ý nghĩa rất quantrọng đối với sự tồn tại của doanh nghiệp Bên cạnh đó vốn còn quyết định đếnnăng lực cạnh tranh lành mạnh của doanh nghiệp trên thị trường cạnh tranh sảnxuất hàng hoá

Ngoài ra, trong quá trình sản xuất kinh doanh, quan hệ bạn hàng, kêu gọivốn đầu tư, thì điều mà nhà đầu tư quan tâm nhất là số vốn của doanh nghiệp vàtình hình tài chính của doanh nghiệp (tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp).Bên cạnh đó thì vấn đề quản lý vốn, sử dụng vốn sao cho có hiệu quả caonhất cũng rất quan trọng đối với sự phát triển của một doanh nghiệp Bố trí, cânđối tỷ trọng giữa vốn cố định và vốn lưu động đảm bảo cho doanh nghiệp đủnguồn vốn lưu động để khai thác sử dụng hết năng lực sản xuất của vốn cố định,đồng thời đảm bảo được mức khấu hao nhanh nhất của tài sản cố định và các tàisản khác thuộc nguồn vốn cố định

Như vậy sử dụng và khai thác nguồn vốn có hiệu quả có ý nghĩa bảo toàn vàphát triển nguồn vốn sản xuất kinh doanh, nâng cao toàn bộ hiệu quả sản xuấtkinh doanh, tăng lợi nhuận và đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển doanh nghiệp,cho năng lực cạnh tranh trên thị trường

2 Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong doanh nghiệp

2.1 Khái niệm hiệu quả sử dụng vốn

Trang 11

“Vốn kinh doanh là một yếu tố của quá trình sản xuất kinh doanh Do vậyhiệu quả sử dụng vốn kinh doanh cũng không thể tách rời hiệu quả kinh doanhnói chung của doanh nghiệp” Nghiên cứu hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh,trước hết chúng ta cần khái quát qua về hiệu quả kinh doanh.

Hiệu quả sản xuất kinh doanh nói chung là một chỉ tiêu chất lượng tổng hợpphản ánh trình dộ quản lý quá trình sản xuất kinh doanh và cũng là phạm trùkinh tế gắn với sản xuất hàng hoá Chỉ trong nền sản xuất hàng hoá người ta mới

đề cập và quan tâm đến hiệu quả sản xuất kinh doanh và ngược lại, sản xuất hànghoá có phát triển hay không là nhờ hiệu quả sản xuất kinh doanh cao hay thấp

Về bản chất, hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánhtrình độ sử dụng các nguồn lực sẵn có của doanh nghiệp để đạt được kết quả lợiích cao nhất với chi phí thấp nhất (Nguyễn Quang Quynh, Phân tích kinh tế hoạtđộng kinh doanh, NXB Thống kê 1991,Tr 240- Tr 248)

Như vậy có hai yếu tố để xác định hiệu quả kinh doanh:

Thứ hai: Kết quả về lợi ích kinh tế

Nguồn lực và chi phí mà doanh nghiệp bỏ vào sản xuất kinh doanh có nhiềuloại kết quả khác nhau Có kết quả phù hợp với mục tiêu kinh doanh, có kết quảnằm ngoài mục đích kinh doanh, thậm chí đi ngược lại chỉ tiêu này Ở đây kếtquả là kết quả hữu ích đối với doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế

Trang 12

Như vậy, hiệu quả kinh doanh là đại lượng so sánh kết quả với chi phí vànguồn nhân lực Chỉ tiêu hiệu quả này là một tỷ số so sánh để phản ánh chấtlượng về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Tiêu chuẩn của chỉtiêu này là tối đa hoá kết quả lợi ích hay tối thiểu hoá chi phí dựa trên các điềukiện về nguồn lực xác định.

Trở lại với vấn đề hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh, có các quan niệm khácnhau về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

Trong cơ chế bao cấp, có quan niệm như sau, hiệu quả sử dụng vốn kinhdoanh và hiệu quả kinh doanh là một Vì theo họ, các nguồn lực về lao động,thiết bị, nguyên liệu có được đều thông qua số vốn mà ngân sách cấp cho doanhnghiệp Vì vậy việc phân tích hiệu quả sử dụng vốn là không cần thiết vì đã cóphân tích hiệu quả kinh doanh Do vậy, chỉ phân tích hiệu quả kinh doanh khôngthể đi sâu vào phân tích các nhân tố tác động cụ thể như TSCĐ, TSLĐ…

Chuyển sang nền kinh tế thị trường, thị trường chi phối mọi hoạt động kinhdoanh của doanh nghiệp, vai trò của vốn kinh doanh được đề cập đến một cáchđầy đủ hơn Và hiệu quả sử dụng vốn chỉ là một mặt của hiệu quả kinh doanh,nhưng không phải là hiệu quả kinh doanh vì vốn kinh doanh chỉ là một yếu tốcủa quá trình kinh doanh

Khi nói đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh không thể nói đã sử dụng vốn

có kết quả tốt nhưng lại lỗ Mà hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh thể hiện haimặt: phải bảo toàn được vốn kinh doanh và tạo ra được kết quả tốt theo mục đíchkinh doanh của doanh ngiệp Kết quả lợi ích tạo ra do sử dụng vốn kinh doanhphải đáp ứng được lợi ích của doanh nghiệp, nhà đầu tư ở mức độ cao nhất đồngthời nâng cao được lợi ích xã hội, và đây là mục tiêu kinh doanh của doanhnghiệp Bên cạnh đó cần phải đề cập đến vấn đề thời gian sử dụng vốn ngắn haydài

Trang 13

Từ sự phân tích trên, bản chất và các tiêu chuẩn về hiệu quả sử dụng vốnkinh doanh của doanh nghiệp đươc hiểu như sau:

“Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh là chỉ tiêu biểu hiện một mặt về hiệuquả kinh doanh Phản ánh trình độ quản lý và sử dụng vốn kinh doanh của doanhnghiệp trong việc tối đa hoá lợi ích, tối thiểu hoá vốn kinh doanh bỏ ra và thờigian sử dụng nó theo các điều kiện về nguồn lực xác định phù hợp với mục tiêukinh doanh”

2.2 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong doanh nghiệp

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốnnói chung và vốn kinh doanh nói riêng là hết sức cần thiết đối với mỗi doanhnghiệp

Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh để thực hiện tối đa hoá lợinhuận Bởi mục tiêu lợi nhuận là mục tiêu hướng tới của bất kỳ doanh nghiệpnào Đặc biệt, trong nền kinh tế thị trường hiện nay, khi tạo ra lợi nhuận nhiềuthì doanh nghiệp mới có thể tồn tại và phát triển được Có nhiều biện pháp đểtăng lợi nhuận cho doanh nghiệp Nhưng trong điều kiện nền kinh tế hiện nay,tình trạng thiếu vốn xảy ra phổ biến, huy dộng vốn gặp nhiều khó khăn Bêncạnh đó thị trường lại cạnh tranh gay gắt Như vậy nâng cao hiệu quả sử dụngvốn là vấn đề rất quan trọng để nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp

Trang 14

Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh còn tạo cơ hội cho doanhnghiệp phát triển sản xuất Vì khi đó sẽ thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư vàngày càng mở rộng phát triển và thu được kết quả kinh doanh cao Và từ đó sẽđảm bảo tính an toàn về mặt tài chính cho doanh nghiệp Ngoài ra nó còn gópphần nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực cho toàn bộ nền kinh tế Tất cả cácngành sử dụng có hiệu quả các nguồn lực thì sẽ tăng sản phẩm quốc dân, kíchthích đầu tư, nâng cao thu nhập cho người lao động, góp phần tăng trưởng kinh

tế ổn định và bền vững Đặc biệt là nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh làđiều kiện thuận lợi để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tạo ra bước phát triển chonền kinh tế

Như vậy ta đã thấy rõ tầm quan trọng của việc nâng cao hiệu quả sử dụngvốn kinh doanh Nên việc phân tích, đánh giá chỉ tiêu này là tất yếu khách quanđối với mọi doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường Mỗi doanh nghiệp đềuphải quan tâm đến vấn đề thiết yếu này, phải căn cứ vào thực trạng để từ đó xácđịnh mức quả sử dụng vốn kinh doanh tại doanh nghiệp một cách tốt nhất Việcphân tích vấn đề này là cần thiết và phải đi trước một bước đối với việc đưa racác quyết định quản lý của các doanh nghiệp Đồng thời qua đó để kiểm tra giámsát, quá trình thực hiện những mục tiêu kinh tế xã hội mà yêu cầu sử dụng vốnkinh doanh đề ra

3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

Vốn nói chung là yếu tố vô cùng quan trọng đến toàn bộ quá trình sản xuấtkinh doanh của mỗi doanh nghiệp Hiệu quả sử dụng vốn là tiêu chuẩn để đánhgiá doanh nghiệp hoạt động, sử dụng vốn có đem lại kết quả cao nhất hay không

Và để nâng cao được hiệu quả sử dụng vốn doanh nghiệp phải nghiên cứu vànắm bắt được các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình sử dụng vốn, mức độ tác động

để từ đó có phương án sử dụng vốn một cách hiệu quả nhất

Trang 15

Vốn kinh doanh là một bộ phận quan trọng trong vốn của doanh nghiệp.Vốn kinh doanh được hình thành từ nhiều nguồn, tồn tại dưới nhiều hình thức.Chu kỳ vận động của vốn kinh doanh chịu tác động của nhiều nhân tố, ảnhhưởng đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh Vì vậy với việc phântích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh thì xác định nhân tố ảnh hưởng đến nócũng là vấn đề rất cần thiết Và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốnkinh doanh được xác định gồm các nhân tố chủ yếu sau.

3.1 Sản phẩm và chu kỳ của sản phẩm

Sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất kinh doanh là yếu tố có ảnh hưởng tolớn đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp Và chu kỳ sản xuấtcủa mỗi sản phẩm có đặc tính khác nhau là khác nhau, nên vốn đầu tư cho sảnphẩm cũng có sự khác nhau về số lượng và cơ cấu

Với loại sản phẩm có chu kỳ sản xuất dài thì đồng vốn đầu tư có òng chuchuyển vốn lớn, tốc độ chu chuyển chậm Do vậy cần phải tính toán chính xácnhu cầu vốn trong từng giai đoạn phát triển trong chu kỳ sống của sản phẩm, vìđây là một trong những yếu tố quan trọng để nâng cấp hiệu quả sử dụng vốn nóichung và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nói riêng, đặc biệt là hiệu quả sửdụng vốn cố định

Với sản phẩm có chu kỳ sản xuất ngắn, việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốnlưu động, đẩy nhanh tốc độ chu chuyển vốn là yếu tố quan trọng để nâng caohiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp

Trang 16

Do vậy, cần phải nắm được đặc tính của sản phẩm, chu kỳ sản xuất của sảnphẩm đó để lập kế hoạch về vốn, như cần tăng hay giảm vốn cố định, vốn lưuđộng để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Tóm lại là phải xác định nhu cầu về vốnmột cách hợp lí và đúng đắn để đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động sản xuấtkinh doanh được tiến hành liên tục, tiết kiệm và có hiệu quả kinh tế cao Nhờ đóhiệu quả sử dụng vốn kinh doanh được nâng cao.

3.2 Trình độ tổ chức quản lý vốn trong doanh nghiệp

Do đặc điểm của vốn kinh doanh là vừa tham gia vào nhiều chu kỳ của sảnxuất kinh doanh(VCĐ), vừa chuyển hết giá trị một lần vào một chu kỳ(VLĐ) Vìvậy việc tính đúng, tính đủ, trích lập kịp thời và thực hiện chặt chẽ sẽ tránh đượctình trạng mất mát, chiếm dụng, sử dụng sai mục đích là biện pháp đặc biệt quantrọng trong công tác quản lý vốn kinh doanh của doanh nghiệp

Hơn nữa, nói trên một khía cạnh khác thì trình độ tổ chức sản xuất, tổ chứcquản lý của doanh nghiệp xét sâu xa cũng chính là trình độ sử dụng vốn và do đóhiệu quả sử dụng vốn phụ thuộc rất nhiều vào nó Và trong điều kiện nguồn lực

có hạn thì việc tổ chức, phân phối nó một cách hợp lý chính là con đường duynhất để nâng cao hiệu quả sử dụng nó

Mặt khác vốn kinh doanh chiếm tỷ trọng khá lớn, do vậy việc quản lý phảiđược thực hiện theo quy định hiện hành

3.3 Cơ cấu vốn đầu tư

Doanh nghiệp là nơi tập trung các nhân tố như vốn, lao động và sử dụng nóvào hoạt động sản xất kinh doanh của doanh nghiệp Vốn nói chung và vốn kinhdoanh nói riêng là một nguồn lực quan trọng và có hạn đối với mỗi doanhnghiệp Việc bố trí vốn hợp lý, phù hợp với đặc điểm kinh doanh của ngành nghề

cụ thể trong doanh nghiệp là nhân tố góp phần tăng hiệu quả sản xuất cũng nhưhiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

Trang 17

Mặt khác, cơ cấu vốn tác động đến thu nhập của doanh nghiệp Các doanhnghiệp có khả năng tài chính cao thường sử dụng tỷ lệ nợ vay lớn hơn, nhưngdoanh nghiệp phải luôn đương đầu với rủi ro về tài chính do sử dụng tỷ lệ nợ vaycao Nên để đáp ứng mục tiêu tối đa hoá giá trị tài sản của chủ sở hữu, doanhnghiệp cần phải thiết lập được cho mình một cơ cấu vốn tối ưu Cơ cấu vốn tối

ưu sẽ không ngừng đảm bảo cho nguồn vốn cho sản xuất mà còn giảm được chiphí sử dụng vốn, từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho doanh nghiệp trong

đó có vốn kinh doanh Do vậy tuỳ thuộc vào mô hình sản xuất kinh doanh củamỗi doanh nghiệp để xác định cơ cấu vốn một cách tối ưu nhất tại những thờiđiểm nhất định Và trên cơ sở đã xác định được cơ cấu vốn và nhu cầu vốndoanh nghiệp luôn cần phải chú ý tìm kiếm, huy động nguồn tài trợ cho hoạtđộng của doanh

và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nói riêng Còn nếu nền kinh tế có lạm phátthì làm cho sức mua của đồng tiền giảm sút dẫn đến tăng giá các nguyên liệu,hàng hoá, dịch vụ Điều này sẽ ảnh hưởng xấu đến hiệu quả sử dụng vốn củadoanh nghiệp

Trang 18

Và khoa học công nghệ cũng có ảnh hưởng đến chỉ tiêu này Tiến bộ khoahọc kỹ thuật sẽ giúp doanh nghiệp tăng năng suất, giảm chi phí, nâng cao chấtlượng sản phẩm…từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho doanh nghiệp.

Hơn nữa, đặc trưng cơ bản của nền kinh tế nước ta là nền kinh tế vận độngtheo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng Xã hội Chủnghĩa Cho nên cơ chế quản lý của nhà nước có ảnh hưởng không nhỏ đến quátrình sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp Do đó muốn nâng cao hiệu quả

sử dụng vốn kinh doanh không thể không quan tâm đến yếu tố này Các chủtrương, chính sách, hệ thống pháp luật của Nhà nước đề racó tác động đến hoạtđộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Nếu những chủ trương chính sáchnày phù hợp sẽ tạo hậu thuẫn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao lợinhuận, và góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nói chung cho doanh nghiệp

Và bất kỳ sự thay đổi nào trong cơ chế, chính sách, pháp luật cũng ảnh hưởng rấtlớn tới mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Đồng thời mỗi doanhnghiệp phải linh hoạt, nhanh nhạy trong việc nắm bắt sự thay đổi của cơ chế vàvận dụng nó vào sản xuất kinh doanh cũng như quản lý vốn một cách kịp thời vàhiệu quả

Ngoài các nhân tố trên, vấn đề sử dụng hiệu quả vốn kinh doanh còn chịuảnh hưởng của nhiều nhân tố khác

4 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

4.1 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

Trên đây ta đã xem xét các chỉ tiêu thường được sử dụng để đánh giá hiệuquả sử dụng từng loại vốn Để có cái nhìn tổng quát về hiệu quả sử dụng vốnkinh doanh nói chung của doanh nghiệp, cần đi vào phân tích các chỉ tiêu cơ bảnđánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

4.1.1 Vòng quay tổng vốn

Trang 19

Doanh thu thuần

Vòng quay tổng vốn =

VKD bình quân

Vòng quay tổng vốn cho biết toàn bộ vốn SXKD của doanh nghiệp trong kỳluân chuyển được bao nhiêu vòng, qua đó có thể đánh giá được trình độ sử dụngtài sản của doanh nghiệp

4.1.2 Tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh

Lợi nhuận hoạt động kinh doanh

Tỷ suất LN VKD =

VKD bình quân Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận VKD phản ánh một đồng VKD sử dụng trong kỳtạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận Chỉ tiêu này cho phép đánh giá tương đối chínhxác khả năng sinh lời của tổng vốn

4.1.3 Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu

Lợi nhuận hoạt động kinh doanh

Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu =

Vốn chủ sở hữu bình quânChỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu cho thấy mỗi đồng vốn chủ sở hữu

sử dụng trong kỳ có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận

4.1.4 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu

Lợi nhuận hoạt động kinh doanh

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu =

Doanh thu thuầnĐây là chỉ tiêu phản ánh mỗi đồng doanh thu thuần mà doanh nghiệp thu

Trang 20

4.1.5 Tỷ suất lợi nhuận trên giá thành toàn bộ

Lợi nhuận hoạt động kinh doanh

Tỷ suất lợi nhuận trên giá thành toàn bộ =

Giá thành toàn bộcủa sản phẩm tiêu thụChỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên giá thành toàn bộ cho thấy mỗi đồng giáthành toàn bộ bỏ ra trong kỳ có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận

Trên đây là một số chỉ tiêu thường được sử dụng để làm căn cứ cho việcđánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp Đánh giá tình hình

sử dụng VKD của doanh nghiệp tốt hay chưa tốt, ngoài việc so sánh các chỉ tiêunày với các chỉ tiêu kỳ trước, các chỉ tiêu thực hiện so với kế hoạch nhằm thấy rõchất lượng và xu hướng biến động của nó, nhà quản lý doanh nghiệp cần gắn vớitình hình thực tế, tính chất của ngành kinh doanh mà doanh nghiệp hoạt động đểđưa ra nhận xét sát thực tế về hiệu quả kinh doanh nói chung và hiệu quả sửdụng vốn nói riêng của doanh nghiệp

4.2 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định

Điểm xuất phát để tiến hành kinh doanh là phải có một lượng vốn nhất địnhvới nguồn tài trợ tương ứng song việc sử dụng vốn như thế nào để có hiệu quảmới là nhân tố quyết định cho sự tăng trưởng của mỗi doanh nghiệp

4.2.1 Hiệu suất sử dụng tài sản cố định

Chỉ tiêu này phản ánh cứ 1 đồng nguyên giá tài sản cố định tham gia vàohoạt động kinh doanh thì tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu bán hàng Côngthức tính:

Doanh thu bán hàngHiệu suất sử dụng TSCĐ =

NG bình quân TSCĐ cần tính KH

Trang 21

4.3 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Trong quá trình sản xuất – kinh doanh vốn lưu động vận động không ngừng,thường xuyên qua các giai đoạn cảu quá trình sản xuất (Dự trữ - sản xuất - tiêuthụ) Đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn lưu động sẽ góp phần giải quyết nhu cầu

về vốn cho doanh nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

4.3.1 Mức sinh lợi của vốn lưu động

Các nhà quản lý tài chính quan tâm đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động trênmức sinh lợi của vốn lưu động xem một đồng vốn lưu động làm ra bao nhiêuđồng lợi nhuận hoạt động kinh doanh trong kỳ Công thức tính:

Lợi nhuận hoạt động kinh doanhMức sinh lợi của VLĐ =

Vốn lưu động bình quân

Từ đó đánh giá mức sinh lời của vốn lưu động cao thì chứng tỏ hiệu quả sửdụng vốn lưu động tốt và ngược lại

4.3.2 Số vòng quay và kỳ luân chuyển bình quân của vốn lưu động

Hiệu quả sử dụng vốn lưu động còn được xem xét trên góc độ vòng quaycủa vốn lưu động hay hệ số luân chuyển

Công thức tính:

Trang 22

Số vòng quay của VLĐ =

Vốn lưu độngHay:

Số ngày trong năm (360 ngày)

Kỳ luân chuyển bình quân của VLĐ =

Số vòng quay của VLĐVốn lưu động x 360

=

Doanh thu thuầnChỉ tiêu này cho biết vốn lưu động của doanh nghiệp đã chu chuyển đượcbao nhiêu vòng trong kỳ Số vòng quay càng nhiều thì vốn lưu động luân chuyểncàng nhanh, hoạt động tài chính càng tốt, doanh nghiệp càng cần ít vốn và tỷ suấtlợi nhuận càng cao

Có nhiều chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn, tuy nhiên để đánh giáđúng, chính xác thì các nhà quản lý phải có trình độ chuyên môn vững vàng, dựatrên cơ sở phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh

và thực trạng nền tài chính của doanh nghiệp để có thể ra những quyết định cầnthiết đối với việc sử dụng vốn của doanh nghiệp

Trang 24

CHƯƠNG II PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH MTV SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI

Trụ sở chính đặt tại: 29 phố Vũ Hựu, phường Thanh Bình, thành phố HảiDương, tỉnh Hải Dương

Vốn điều lệ: 7.000.000.000 VNĐ

Tiền thân của Công ty là một xí nghiệp cơ khí Minh Chiến được thành lập

từ năm 2003 Trong quá trình phát triển do yêu cầu đổi mới để phù hợp với tìnhhình mới đã được chuyển đổi tên thành Công ty TNHH một thành viên sản xuất

và thương mại Minh Chiến

Từ năm 2003 đến năm 2008 giai đoạn này tồn tại dưới hình thức là một xínghiệp chủ yếu sản xuất, gia công các sản phẩm cơ khí, thiết bị thủy lực, máycông cụ, thiết bị nâng hạ và bốc xếp Bước đầu cũng gặp nhiều khó khăn nhưng

do công ty biết cách quản lý người lao động đúng việc Cho nên việc sản xuấtđược thuận lợi và đảm bảo đúng thời hạn giao hàng Do đó khách hàng của công

ty ngày càng đông và càng thân thiết

Trang 25

Từ năm 2008 đến nay, sau khi được chuyển đổi lên thành công ty TNHHsản xuất và thương mại Minh Chiến đã từng bước hòa nhập để đứng vững vàphát triển, tháo gỡ khó khăn bằng cách dựa trên cơ sở vật chất, kỹ thuật; máymóc đã có từ trước để sản xuất thử các mặt hàng mới phù hợp với nhu cầu thịtrường Ngoài ra công ty còn không ngừng đầu tư máy móc, thiết bị công nghệmới để tạo ra những sản phẩm có chất lượng tốt nhất.

Hiện nay, công ty đã có một đội ngũ kỹ sư giỏi, cùng với đội ngũ công nhân

có trình độ tay nghề kỹ thuật cao cho nên việc sản xuất của công ty dần dần đivào ổn định và đang trên đà phát triển

Trải qua thời gian hơn 10 năm hình thành và phát triển, công ty đã có nhữngbước phát triển không ngừng với tiêu chí luôn sát cánh trên con đường hội nhập

và phát triển của thế giới, góp phần đem lại sự thành công cho công ty Mục tiêulớn nhất của công ty là không ngừng nâng cao phát triển

1.2 Chức năng, nhiệm vụ, đặc điểm sản xuất kinh doanh

Xuất thân từ một xí nghiệp cơ khí nên chức năng chính của công ty là tạo racác sản phẩm về cơ khí song để phát huy tốt hơn nữa những nguồn nội lực sẵn cóđồng thời tạo thêm nguồn thu nhập, công ăn việc làm ổn định cho người laođộng công ty đã mở rộng sang các lĩnh vực khác Nhìn chung các chức năngchính của công ty bao gồm:

- Sản xuất, gia công các sản phẩm cơ khí, thiết bị thủy lực, máy công cụ,thiết bị nâng hạ và bốc xếp

- Dịch vụ sửa chữa phương tiện vận tải đường bộ, đường thủy, máy côngtrình

- Cho thuê thiết bị nâng hạ, bốc xếp, máy công trình

- Mua bán thiết bị điện, thiết bị thủy lực

Trang 26

- Kinh doanh dịch vụ ăn uống.

- Mua bán thiết bị xăng dầu

- Dịch vụ sửa chữa lắp đặt bảo hành thiết bị xăng dầu

1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý

Để phát huy và nâng cao năng lực quản lý công ty có bộ máy quản lý kháchặt chẽ và linh hoạt, phân cấp rõ ràng, tạo điều kiện tốt cho ban giám đốc công

ty điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả tốt và khai thác nguồnlực hiện tại của công ty một cách cao nhất

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY CÔNG TY

GIÁM ĐỐC

P.GIÁM ĐỐC

KỸ THUẬT

P.GIÁM ĐỐCTÀI CHÍNH

PHÂNXƯỞNG

CƠ KHÍ

PHÒNGTỔCHỨCCÁN BỘ

PHÒNGTÀICHÍNHKẾTOÁN

PHÒNGKINHDOANH

Trang 27

Nhìn vào sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của công ty TNHH MTVsản xuất và thương mại Minh Chiến ta có thể thấy được chức năng và nhiệm vụcủa các phòng ban như sau:

- Giám đốc công ty là người đứng đầu công ty, chịu trách nhiệm trước tổngcông ty, trước pháp luật và toàn thể lao động trong công ty về kết quả sản xuấtkinh doanh và tình hình tuân thủ pháp luật của công ty

- Phó giám đốc kỹ thuật điều hành và quản lý trực tiếp phòng kế hoạch sảnxuất, phòng quản lý dự án và kiểm định chất lượng, phân xưởng cơ khí, chịutrách nhiệm trước giám đốc công ty

- Phó giám đốc tài chính điều hành và quản lý trực tiếp phòng tổ chức cán

bộ, phòng tài chính kế toán, phòng kinh doanh, chịu trách nhiệm trước giám đốccông ty

- Phòng kế hoạch sản xuất:

+ Quản lý toàn bộ công việc và phân công nhiệm vụ cho từng nhân viêntrực thuộc phòng kế hoạch sản xuất;

+ Lập kế hoạch sản xuất cho khối sản xuất hàng lớn;

+ Phối kết hợp với các phòng ban nghiệp vụ liên quan để lập kế hoạch vàtheo dõi tiến độ sản xuất, đảm bảo dơn hàng giao đúng tiến độ;

+ Điều tiết sản xuất hợp lý nhằm giảm thiểu chi phí phát sinh;

+ Báo cáo cho giám đốc về tiến độ sản xuất, tình hình sản xuất, kết quảthực hiện sản xuất kinh doanh Báo cáo ngay những vấn đề không thực hiệnđược để có đối sách kịp thời;

+ Thực hiện công việc khác theo yêu cầu của giám đốc

- Phòng quản lý dự án và kiểm định chất lượng

Ngày đăng: 29/08/2014, 22:17

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Giáo trình phân tích kinh tế doanh nghiệp thương mại – dịch vụ - Trường ĐH Thương mại. Chủ biên: PGS: TS Trần Thế Dũng; TS Nguyễn Quang Hùng;ThS Lương Thị Trâm. NXB: ĐH Quốc gia 2002 Khác
2. Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh – Trường ĐH Kinh tế Quốc dân. Chủ biên: PGS – TS Phạm Thị Gái. NXB Giáo dục 1997 Khác
3. Phân tích hoạt động kinh tế doanh nghiệp thương mại – dịch vụ - Trường ĐH Thương mại. NXB Giáo dục 1999 Khác
4. Giáo trình tài chính doanh nghiệp thương mại – Trường ĐH Thương mại.Chủ biên: Đinh Văn Sơn Khác
5. Bảng cân đối kế toán; Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, sổ sách kế toán của Công ty TNHH MTV sản xuất và thương mại Minh Chiến Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY CÔNG TY - Chuyên đề tốt nghiệp: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty TNHH một thành viên sản xuất và thương mại Minh Chiến
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY CÔNG TY (Trang 63)
BẢNG 1: TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP NĂM 2008 – 2009 - Chuyên đề tốt nghiệp: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty TNHH một thành viên sản xuất và thương mại Minh Chiến
BẢNG 1 TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP NĂM 2008 – 2009 (Trang 67)
BẢNG 2: BẢNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNGVÀ KẾT CẤU VỐN KINH DOANH - Chuyên đề tốt nghiệp: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty TNHH một thành viên sản xuất và thương mại Minh Chiến
BẢNG 2 BẢNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNGVÀ KẾT CẤU VỐN KINH DOANH (Trang 71)
BẢNG 4: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG VỐN CỐ ĐỊNH CỦA CÔNG TY - Chuyên đề tốt nghiệp: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty TNHH một thành viên sản xuất và thương mại Minh Chiến
BẢNG 4 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG VỐN CỐ ĐỊNH CỦA CÔNG TY (Trang 76)
BẢNG 6: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG - Chuyên đề tốt nghiệp: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty TNHH một thành viên sản xuất và thương mại Minh Chiến
BẢNG 6 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG (Trang 80)
BẢNG 7: BẢNG PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỐ ĐỊNH - Chuyên đề tốt nghiệp: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty TNHH một thành viên sản xuất và thương mại Minh Chiến
BẢNG 7 BẢNG PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỐ ĐỊNH (Trang 82)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w