1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty TNHH đầu tư và xúc tiến thương mại Hà Nội

58 2,7K 60

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 58
Dung lượng 215,5 KB

Nội dung

Qua quá trình thực tập tại Công ty, kết hợp với những kiến thức tiếp thu được ở nhà trường, em quyết định chọn đề tài: “Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty TNHH đầu tư

Trang 1

TÓM LƯỢC

Vốn kinh doanh là yếu tố cơ bản không thể thiếu trong mọi quá trình sảnxuất kinh doanh và đồng thời cũng là yếu tố quan trọng nhất đối với sự tăng trưởngphát triển kinh tế của đất nước Muốn cho quá trình sản xuất kinh doanh được liêntục, doanh nghiệp phải có đủ vốn đầu tư vào các giai đoạn khác nhau của quá trình

đó Doanh nghiệp có khả năng phát triển và ngày càng mở rộng hay không thì trướchết phải sử dụng vốn có hiệu quả

Đối với Công ty TNHH đầu tư và xúc tiến thương mại Hà Nội là một doanhnghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng Đứng trước những khó khăn, thách thứcchung của nền kinh tế, Công ty luôn phải tính toán, cân nhắc kỹ lưỡng từng trườnghợp, từng thời kỳ, để đề ra những biện pháp tối ưu nhằm giảm bớt khó khăn Mộttrong những biện pháp đó là quản lý, điều hành vốn, nhằm nâng cao hiệu quả sửdụng vốn trong kinh doanh Đây là vấn đề có ý nghĩa quan trọng đối với sự tồn tại

và phát triển của Công ty Đảm bảo cho Công ty có thể đứng vững trong cạnh tranhdưới tác động ngày càng mạnh mẽ của cơ chế thị trường

Qua quá trình thực tập tại Công ty, kết hợp với những kiến thức tiếp thu

được ở nhà trường, em quyết định chọn đề tài: “Phân tích hiệu quả sử dụng vốn

kinh doanh tại Công ty TNHH đầu tư và xúc tiến thương mại Hà Nội” với mong

muốn tìm hiểu về công tác tổ chức quản lý, sử dụng vốn hiện nay của Công ty.Đồng thời đưa ra một số ý kiến nhằm cải thiện công tác quản lý, điều hành vốn củaCông ty, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh

Trang 2

Đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo trường Đại học Thươngmại, đặc biệt là cô Ths.Phạm Quỳnh Vân, người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ

em Cảm ơn cô đã giúp em sửa đề cương cũng như các bản thảo và giải thích kịpthời mọi thắc mắc của em trong quá trình viết báo cáo, giúp em hoàn thành bài báocáo của mình

Tiếp đến em xin gửi lời cảm ơn tới các anh chị làm việc tại văn phòng Công

ty TNHH đầu tư và xúc tiến thương mại Hà Nội Trong thời gian thực tập tại Công

ty các anh chị đã giúp đỡ em rất nhiều để em có thể hoàn thành kỳ thực tập cuảmình một cách tốt nhất Đặc biệt, em gửi lời cảm ơn tới tất cả các anh chị nhân viênphòng kế toán tài chính của Công ty, đã giúp đỡ em trong quá trình thu thập tàiliệu,hoàn thiện bản thân để hoàn thành bài báo cáo này

Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn và kính chúc quý thầy cô cùng cácanh chị đang công tác tại Công ty dồi dào sức khoẻ và thành công trong sự nghiệp

Trang 3

MỤC LỤC

TÓM LƯỢC i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ vi

DANH MỤC VIẾT TẮT vii

PHẦN MỞ ĐẦU viii

1 Tính cấp thiết, ý nghĩa của đề tài viii

2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ix

3 Đối tượng, phạm vi, thời gian nghiên cứu của đề tài ix

4 Phương pháp nghiên cứu của đề tài x

5 Kết cấu của khoá luận tốt nghiệp xii

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VỐN KINH DOANH VÀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH 1

1.1 Cơ sở lý luận về vốn kinh doanh 1

1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của vốn kinh doanh 1

1.1.2 Phân loại vốn kinh doanh 2

1.1.3 Vai trò của vốn kinh doanh 4

1.1.4 Hệ thống chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 4

1.1.4.1 Khái niệm hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 4

1.1.4.2 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 5

1.1.4.2.1.Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh bình quân 5

1.1.4.2.2.Hiệu quả sử dụng vốn lưu động 6

1.1.4.2.3.Hiệu quả sử dụng vốn cố định 9

1.2 Nội dung nghiên cứu hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 10

1.2.1 Ý nghĩa của việc nghiên cứu 10

1.2.2 Nguồn số liệu phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 10

1.2.3 Nội dung phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 11

1.2.3.1 Phân tích cơ cấu và tình hình biến động vốn kinh doanh 11

1.2.3.1.1.Phân tích cơ cấu và tình hình biến động tổng vốn kinh doanh 11

1.2.3.1.2.Phân tích cơ cấu và tình hình biến động của vốn lưu động 11

1.2.3.1.3.Phân tích cơ cấu và tình hình biến động của vốn cố định 11

1.2.3.2 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 12

1.2.3.2.1.Phân tích tổng hợp hiệu quả sử dụng tổng vốn kinh doanh 12

1.2.3.2.2.Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động 12

1.2.3.2.3.Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định 12

Trang 4

CHƯƠNG 2 : PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ XÚC TIẾN THƯƠNG

MẠI HÀ NỘI 13

2.1 Tổng quan tình hình và ảnh hưởng của nhân tố môi trường đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty TNHH đầu tư và xúc tiến thương mại Hà Nội .13

2.1.1 Tổng quan về công ty TNHH đầu tư và xúc tiến thương mại Hà Nội 13

2.1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH đầu tư và xúc tiến thương mại Hà Nội 13

2.1.1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH đầu tư và xúc tiến thương mại Hà Nội 15

2.1.1.3 Đặc điểm tổ chức quản lý của Công ty TNHH đầu tư và xúc tiến thương mại Hà Nội 15

2.1.1.4 Khái quát về kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH đầu tư và xúc tiến thương mại Hà Nội qua 3 năm 2010 và 2012 17

2.1.2 Ảnh hưởng của nhân tố môi trường đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty TNHH đầu tư và xúc tiến thương mại Hà Nội 18

2.1.2.1 Nhân tố khách quan 18

2.1.2.2 Nhân tố chủ quan 19

2.2 Kết quả phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty TNHH đầu tư và xúc tiến thương mại Hà Nội 20

2.2.1 Kết quả phân tích qua dữ liệu sơ cấp 20

2.2.1.1 Kết quả phiếu điều tra 20

2.2.1.2 Kết quả phỏng vấn 22

2.2.2 Kết quả phân tích qua dữ liệu thứ cấp 23

2.2.2.1 Phân tích tình hình cơ cấu và sự biến động vôn kinh doanh tại Công ty .23

2.2.2.1.1.Phân tích tình hình cơ cấu và sự biến động tổng vốn kinh doanh tại Công ty .23

2.2.2.1.2.Phân tích tình hình cơ cấu và sự biến động vốn lưu động tại Công ty

27

2.2.2.1.3.Phân tích tình hình biến động và cơ cấu vốn cố định tại Công ty 29

2.2.2.2 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty 31

2.2.2.2.1.Phân tích tổng hợp hiệu quả sử dụng tổng vốn kinh doanh tại Công ty .31

2.2.2.2.2.Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty 33

Trang 5

2.2.2.2.3.Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định tại Công ty 35

CHƯƠNG 3 : CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI HÀ NỘI 38

3.1 Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu tình hình sử dụng vốn kinh doanh tại công ty TNHH đầu tư và xúc tiến thương mại Hà Nội 38

3.1.1 Các kết quả đạt được 38

3.1.2 Những hạn chế, tồn tại cần khắc phục 39

3.2 Đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty TNHH đầu tư và xúc tiến thương mại Hà Nội 40

3.2.1 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty TNHH đầu tư và xúc tiến thương mại Hà Nội 40

3.2.2 Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty TNHH đầu tư và xúc tiến thương mại Hà Nội 41

3.2.2.1 Giải pháp chung nâng cao hiệu quả sử dụng tổng nguồn vốn 41

3.2.2.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động 42

3.2.2.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định 43

3.2.3 Một số kiến nghị 45

3.2.3.1 Kiến nghị với nhà nước 45

3.2.3.2 Đối với ngân hàng 45

3.2.3.3 Đối với công ty 46

3.3 Điều kiện thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty TNHH đầu tư xúc tiến thương mại Hà Nội 47

3.3.1 Điều kiện thực hiện các giải pháp chung nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tổng vốn kinh doanh 47

3.3.2 Điều kiện thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu đông .47

3.3.3 Điều kiện thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định .48

KẾT LUẬN 49

TÀI LIỆU THAM KHẢO 50

Trang 6

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ

Sơ đồ 2.1 : Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý.

Bảng 2.1 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2011 và 2012.

Bảng 2.2: Kết quả điều tra khảo sát tình hình và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty TNHH dầu tư và xúc tiến thương mại Hà Nội.

Bảng 2.3: Phân tích cơ cấu và sự biến động của tổng vốn kinh doanh của Công ty từ năm 2010-2012.

Bảng 2.4 : Phân tích cơ cấu và sự biến động của vốn lưu động của Công

Trang 8

“cần” cho quá trình sản xuất kinh doanh và lưu thông hàng hoá.

Sự phát triển kinh tế kinh doanh với quy mô ngày càng lớn của các doanhnghiệp đòi hỏi phải có một lượng vốn ngày càng nhiều Mặt khác, ngày nay sự tiến

bộ của khoa học công nghệ với tốc độ cao và các doanh nghiệp hoạt động kinhdoanh trong điều kiện của nền kinh tế mở với xu thế quốc tế hoá ngày càng mởrộng, sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng khốc liệt thì nhu cầu vốn của doanhnghiệp cho sự đầu tư phát triển ngày càng lớn Đòi hỏi các doanh nghiệp phải huyđộng cao độ nguồn vốn bên trong cũng như bên ngoài, phải sử dụng đồng vốn mộtcách hiệu quả nhất

Để có thể nắm bắt được một cách chính xác, đầy đủ thông tin và hiểu rõ hơn

về doanh nghiệp, các nhà quản trị phải tiến hành phân tích tình hình vốn và quản lývốn, để từ đó đưa ra được các phương án tổ chức và quản lý, sử dụng vốn nhằmtăng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của mình Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra làtrong tình hình hiện nay, công tác tổ chức quản lý và phân tích tình hình vốn kinhdoanh trong các doanh nghiệp vẫn chưa được chú trọng, quan tâm đúng mức và còn

là một hoạt động mới mẻ tại các doanh nghiệp, đặc biệt là tại các doanh nghiệp vừa

và nhỏ Điều này gây không ít khó khăn cho các nhà quản lý doanh nghiệp trongviệc đưa ra các quyết định đúng đắn và phù hợp với sự biến động của thị trường,với tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình

Phân tích tình hình vốn kinh doanh nhằm mục đích đánh giá một cách đúngđắn, đầy đủ, toàn diện, khách quan tình hình sử dụng vốn kinh doanh trong doanhnghiệp Thấy được sự phân bổ vốn, khả năng tài trợ của các nguồn vốn, khả năng

Trang 9

huy động, phát triển vốn và hiệu quả sử dụng các nguồn vốn đó Đồng thời phântích vốn kinh doanh cũng nhằm mục đích tìm ra những mâu thuẫn nội tại trong côngtác quản lý vốn, phân tích nguyên nhân ảnh hưởng đến công tác quản lý vốn, qua đó

đề ra các phương hướng, biện pháp cải tiến, hoàn thiện nhằm nâng cao hiệu lực vàhiệu quả công tác quản lý vốn trong doanh nghiệp

Về góc độ thực tế:

Trong thời gian thực tập và khảo sát thực tế tại Công ty TNHH đầu tư và xúctiến thương mại Hà Nội, em nhận thấy công ty chưa có đội ngũ phân tích riêng, tìnhhình phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty còn nhiều vấn đề yếu kém như: cáckhoản phải thu còn khá nhiều, vốn bằng tiền trong công ty còn chiếm tỷ trọng lớn,công ty chưa sử dụng hết công suất TSCĐ, công ty chưa chú trọng vào việc đầu tưmua sắm và nâng cấp TSCĐ, kế hoạch mua vật tư, hàng hoá của công ty còn chưaphù hợp với thực tế dẫn tới tình trạng hàng tồn kho còn nhiều…Vì vậy, việc tìmkiếm giải pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh là vấn đề cấpbách cần giải quyết hiện nay Nhận thức được tầm quan trọng trong công tác phântích hiệu quả sử dụng vốn trong quá trình thực tập tại công ty, với sự chỉ bảo hướngdẫn tận tình của cô ThS.Phạm Quỳnh Vân em đã đi sâu nghiên cứu và quyết địnhchọn đề tài: “ Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty TNHH đầu tư

và xúc tiến thương mại Hà Nội” Thông qua đó, em muốn trình bày một cách chitiết về công tác quản lý và sử dụng vốn của Công ty

2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài.

- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về vốn kinh doanh và hiệu quả

sử dụng vốn trong doanh nghiệp

- Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của

Công ty nhằm chỉ ra những thành tựu đạt được, những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân của

nó để có định hướng cho việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty

TNHH đầu tư và xúc tiến thương mại Hà Nội trong thời gian tới

3 Đối tượng, phạm vi, thời gian nghiên cứu của đề tài.

- Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu chỉ tiêu vốn kinh doanh và hiệu quả sử

dụng vốn kinh doanh

Trang 10

- Phạm vi nghiên cứu: Công ty TNHH đầu tư và xúc tiến thương mại Hà Nội.

- Thời gian nghiên cứu: Số liệu và tình hình về hiệu quả sử dụng vốn của

công ty trong khoảng thời gian từ năm 2010-2012

4 Phương pháp nghiên cứu của đề tài.

4.1 Phương pháp thu thập và tổng hợp dữ liệu.

4.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu.

- Phương pháp điều tra trắc nghiệm

Phương pháp này gồm các bước sau:

Bước 1: Xác định mẫu phiếu điều tra.Đơn vị mẫu là Ban giám đốc Công ty vàcác nhân viên phòng kế toán

Bước 2: Thiết kế mẫu phiếu điều tra Thiết kế mẫu phiếu điều tra theo hướngcâu hỏi trắc nghiệm, nội dung đơn giản, rõ rang để người được phỏng vấn có thể trảlời thuận tiện, không mất nhiều thời gian

Bước 3: Phát phiếu điều tra Sau khi thiết kế phiếu điều tra, tiến hành phátphiếu điều tra Phiếu điều tra được phát cho các mẫu điều tra đã xác định tại bước 1.Bước 4: Thu phiếu điều tra, tổng hợp ý kiến đánh giá Tiến hành thu phiếuđiều tra sau 01 ngày từ khi phát ra Phiếu điều tra thu về được phân loại, kiểm tra,đánh giá mức độ hợp lệ

Bước 5: Xử lý số liệu và kết luận

- Phương pháp phỏng vấn :

Là phương pháp được sử dụng rộng rãi nhất rong nghiên cứu xã hội Phươngpháp này cho phép người hỏi nắm bắt thông tin cụ thể về vấn đề quan tâm, thông tinthu thập được mang tính bề sâu

Phương pháp phỏng vấn được tiến hành như sau:

Bước 1: Xác định đối tượng phỏng vấn Đối tượng phỏng vấn là ban lãnh đạo

và các nhân viên phòng kế toán của công ty

Bước 2: Thiết kế câu hỏi phỏng vấn Câu hỏi phỏng vấn được thiết kế để thuthập thông tin về tình hình vốn của công ty trong những năm gần đây

Bước 3: Xác định thời gian phỏng vấn Với từng đối tượng được phỏng vấn sẽphỏng vấn vào các thời gian khác nhau theo lịch đã hẹn trước

Trang 11

Bước 4: Tiến hành phỏng vấn và lập biên bản phỏng vấn Ghi chép lại câu trảlời của đối tượng phỏng vấn trong quá trình phỏng vấn Tổng hợp kết quả phỏngvấn của các đối tượng phỏng vấn khác nhau và lập thành biên bản phỏng vấn.

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu:

Thu thập số liệu qua các báo cáo tài chính của công ty trong giai đoạn từnăm 2010-2012 Gồm bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh của công tytrong những năm đó

Bên cạnh đó, cần tiến hành nghiên cứu các tài liệu từ sách báo, phương tiệntruyền thông, tham cứu trên Internet (Website của công ty www ), các tài liệungành có liên quan để có cái nhìn đa phương với công tác sử dụng vốn kinh doanhcủa Công ty TNHH đầu tư và xúc tiến thương mại Hà Nội

4.1.2 Phương pháp tổng hợp dữ liệu.

Là phương pháp nhằm chỉnh lý, hệ thống hoá những tài liệu thu thập được

trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh về tình hình sử dụng vốn của Công

ty, phục vụ cho công tác phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty

4.2 Phương pháp phân tích dữ liệu.

4.2.1 Phương pháp so sánh:

Là phương pháp nghiên cứu để nhận thức được các hiện tượng, sự vật, mụcđích của so sánh là thấy được sự khác nhau và giống nhau giữa các sự vật hiệntượng

Nội dung của phương pháp so sánh:

+ So sánh giữa số thực hiện kì báo cáo với số thực hiện cùng kì các năm trước.+ So sánh giữa số thực hiện kì báo cáo với số kế hoạch hoặn số định mức, thâyđược mức độ hoàn thành thể hiện bằng tỷ lệ phần trăm hoặc số chênh lệch tăng giảm.+ So sánh giữa số liệu thực hiện của một đơn vị này với một đơn vị khác hoặcvới ngành để thấy được sự khác nhau, mức độ phấn đấu của các đơn vị

+ So sánh giữa chỉ tiêu cá biệt với chỉ tiêu tông thể

Áp dụng phương pháp so sánh này, các chỉ tiêu đem so sánh phải đảm bảo tínhđông chất Tức là phản ánh cùng một nội dung kinh tế, cùng một thời điểm hoặc thờigian phát sinh, cùng một phương pháp, cùng một đơn vị tính toán như nhau

Trang 12

4.2.2 Phương pháp thay thế liên hoàn:

Phương pháp này được sử dụng trong trường hợp giữa đối tượng phân tích vớicác nhân tố ảnh hưởng có mối liên hệ phụ thuộc chặt chẽ được thể hiện bằng nhữngcông thức toán học mang tính chất hàm số, khi có sự thay đổi của các nhân tố thìkéo theo sự thay đổi của chỉ tiêu phân tích

Phương pháp thay thế số liên hoàn cho phép thu thập một dãy số những giá trịđiều chỉnh bằng cách thay thế liên hoàn các giá trị ở kì gốc của các nhân tố bằng cácgiá trị của kì báo cáo Số lượng nhân tố càng nhiều thì số điều chỉnh càng nhiều

4.2.3 Phương pháp số chênh lệch:

Phương pháp này có ưu điểm là đơn giản, tuy nhiên nó chỉ dùng được trongcác trường hợp đối tượng phân tích liên hệ với các nhân tố ảnh hưởng bằng côngthức đơn giản, chỉ có phép nhân

4.2.4 Phương pháp cân đối:

Như chúng ta đã biết , trong hệ thống các chỉ tiêu kinh tế tài chính của doanhnghiệp có nhiều chỉ tiêu có mối liên hệ mang tính chất cân đối

Ví dụ: + tổng tài sản = tổng nguồn vốn

+ hàng tồn kho + nhập trong kì = bán trong kì + hao hụt + tồn CK

Do vậy, khi phân tích một chỉ tiêu kinh tế có liên hệ với các chỉ tiêu kinh tếkhác bằng mối liên hệ cân đối ta phải lập công thức cân đối, thu thập số liệu vàdùng phương pháp tính số chênh lệch để xác định mức độ ảnh hưởng của các chỉtiêu đến chỉ tiêu phân tích

5 Kết cấu của khoá luận tốt nghiệp.

Ngoài phần mở đầu và kết luận Khoá luận tốt nghiệp gồm 3 chương:

- Chương 1: Cơ sở lý luận về vốn kinh doanh và phân tích hiệu quả sử dụng vốn

kinh doanh

- Chương 2: Phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công

ty TNHH đầu tư và xúc tiến thương mại Hà Nội

- Chương 3: Các kết luận và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

kinh doanh tại Công ty TNHH đầu tư và xúc tiến thương mại Hà Nội

Trang 13

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VỐN KINH DOANH VÀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH.

1.1.Cơ sở lý luận về vốn kinh doanh.

1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của vốn kinh doanh.

Khái niệm vốn kinh doanh:

Đứng trên mỗi góc độ và quan điểm khác nhau, với mục đích nghiên cứukhác nhau thì có những quan niệm khác nhau về vốn

Theo quan điểm của C.Mác – nhìn nhận dưới góc độ của các yếu tố sản

xuất thì C.Mác cho rằng: “ Vốn chính là tư bản, là giá trị đem lại giá trị thặng dư,

là một đầu vào của quá trình sản xuất” Tuy nhiên , C.Mác quan niệm chỉ có khu

vực sản xuất vật chất mới tạo ra giá trị thặng dư cho nền kinh tế Đây là một hạn chếtrong quan điểm của C.Mác Cách hiểu này chỉ phù hợp với nền kinh tế sơ khai-giai đoạn kinh tế học mới xuất hiện và phát triển

Theo cuốn “kinh tế học” của David Begg cho rằng: Vốn là một loại hàng hoá nhưng được sử dụng tiếp tục vào quá trình sản xuất kinh doanh tiếp theo Có hai loại vốn là vốn hiện vật và vốn tài chính Vốn hiện vật là dự trữ các loại hàng hoá đã sản xuất ra các hàng hoá và dịch vụ khác Vốn tài chính là tiền mặt hay tiền gửi ngân hàng…Đất đai không được coi là vốn.

Theo giáo trình “Tài chính doanh nghiệp”của trường đại học Thương mại:

Vốn kinh doanh của doanh nghiệp là toàn bộ lượng tiền cần thiết để bắt đầu và duy trì các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Nói cách khác, vốn kinh doanh của

doanh nghiệp là loại quỹ tiền tệ đặc biệt phục vụ cho các hoạt động kinh doanh, sảnxuất của doanh nghiệp

Theo cách tiếp cận trên thì vốn kinh doanh phải có trước khi diễn ra các hoạtđộng kinh doanh Nói cách khác, vốn kinh doanh của doanh nghiệp là toàn bộ sốtiền đầu tư ứng trước cho kinh doanh của doanh nghiệp đó Với yêu cầu mục tiêu vềhiệu quả hoạt động, số vốn ứng trước ban đầu cho kinh doanh sẽ phải thường xuyênvận động và chuyển hoá hình thái biểu hiện từ tiền tệ sang các tài sản khác vàngược lại Do đó, nếu xét tại một thời điểm nhất định thì vốn kinh doanh không chỉ

là vốn bằng tiền mà còn là các hình thái tài sản khác Cho nên, có thể hiểu “vốn kinh doanh của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ giá trị tài sản

Trang 14

được huy động, sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục đích sinh lời”.

Một số quan niệm về vốn ở trên tiếp cận dưới những góc độ nghiện cứukhác nhau, trong điều kiện lịch sử khác nhau Vì vậy, để đáp ứng đầy đủ yêu cầu về

hạch toán và quản lý vốn trong cơ chế thị trường hiện nay, có thể khái quát “Vốn là một phần thu nhập quốc dân dưới dạng vật chất và tài sản được chính các cá nhân,

tổ chức bỏ ra để tiến hành kinh doanh nhằm mục đích tối đa hoá lợi nhuận”

Đặc điểm của vốn kinh doanh:

- Vốn phải đại diện cho một lượng tài sản nhất định Có nghĩa là vốn được

biểu hiện bằng giá trị của tài sản hữu hình và tài sản vô hình của doanh nghiệp

- Vốn phải vận động sinh lời, đạt được mục tiêu kinh doanh.

- Vốn phải được tích tụ và tập trung đến một lượng nhất định mới có thể phát

huy tác dụng để đầu tư vào sản xuất kinh doanh

- Vốn có giá trị về mặt thời gian Điều này rất có ý nghĩa khi bỏ vốn vào đầu

tư và tính hiệu quả sử dụng của đồng vốn

- Vốn phải gắn liền với chủ sở hữu nhất định, không thể có đồng vốn vô chủ

và không ai quản lý

- Vốn được quan niệm như một loại hàng hoá và là một hàng hoá đặc biệt có

thể mua bán quyền sử dụng vốn trên thị trường vốn, thị trường tài chính

- Vốn không chỉ biểu hiện bằng tiền của các tài sản hữu hình (bằng phát minh

sáng chế, bí quyết công nghệ, vị trí kinh doanh… )

1.1.2 Phân loại vốn kinh doanh.

Phân loại vốn theo nguồn hình thành:

Vốn chủ sở hữu

Vốn chủ sở hữu là số vốn góp do chủ sở hữu, các nhà đầu tư đóng góp Sốvốn này không phải là một khoản nợ, doanh nghiệp không phải cam kết thanh toán,không phải trả lãi suất

Nợ phải trả

Nợ phải trả là nguồn vốn kinh doanh ngoài vốn pháp định được hình thành từnguồn đi vay, đi chiếm dụng của các tổ chức, đơn vị, cá nhân và sau một thời giannhất định, doanh nghiệp phải hoàn trả cho người cho vay cả lãi và gốc Phần vốn

Trang 15

này được doanh nghiệp sử dụng với những điều kiện nhất định (như thời gian sửdụng, lãi suất, thế chấp…) nhưng không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp Vốnvay có hai loại là vốn vay ngắn hạn và vốn vay dài hạn.

Phân loại vốn dựa trên tốc độ chu chuyển vốn:

Vốn cố định

Là chỉ tiêu phản ánh giá trị bằng tiền của tài sản cố định, bao gồm tài sản cốđịnh hữu hình, tài sản cố định thuê tài chính và tài sản cố định vô hình TSCĐ dùngtrong kinh doanh tham gia hoàn toàn vào quá trình kinh doanh nhưng về mặt giá trịthì chỉ có thể thu hồi dần sau nhiều chu kỳ kinh doanh

Vốn lưu động

Là biểu hiện bằng tiền của tài sản ngắn hạn sử dụng trong kinh doanh Vốnlưu động tham gia hoàn toàn vào quá trình kinh doanh và giá trị có thể trở lại hìnhthái ban đầu sau mỗi vòng chu chuyển của hàng hoá Nó là bộ phận của vốn sảnxuất, bao gồm giá trị nguyên liệu, vật liệu phụ, tiền lương…Những giá trị này đượchoàn lại hoàn toàn cho chủ doanh nghiệp sau khi đã bán hàng hoá

Phân loại vốn theo phạm vi huy động và sử dụng vốn:

Nguồn vốn trong doanh nghiệp

Là nguồn vốn có thể huy động được từ hoạt động bản thân của doanh nghiệpnhư: tiền khấu hao TSCĐ, lợi nhuận giữ lại, các khoản dự trữ, dự phòng, khoản thu

từ nhượng bán thanh lý TSCĐ…

Nguồn vốn ngoài doanh nghiệp

Là nguồn vốn mà doanh nghiệp có thể huy động từ bên ngoài nhằm đáp ứngnhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh như: vay ngân hàng, vay của các tổchức tín dụng, vay của các nhân viên trong công ty, vay cá nhân…

Phân loại vốn theo thời gian huy động và sử dụng vốn:

Vốn thường xuyên

Vốn thường xuyên là nguồn vốn có tính chất ổn định và dài hạn mà doanhnghiệp có thể sử dụng để đầu tư vào tài sản cố định và một bộ phận tài sản lưu độngtối thiểu thường xuyên cần thiết cho hoạt động của doanh nghiệp Nguồn vốn nàybao gồm vốn chủ sở hữu và vốn vay của doanh nghiệp

Trang 16

Vốn tạm thời.

Vốn tạm thời là nguồn vốn có tính chất ngắn hạn (dưới 1 năm) mà doanhnghiệp có thể sử dụng để đáp ứng nhu cầu có tính chất tạm thời, bất thường phátsinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Nguồn vốn này baogồm các khoản vay ngắn hạn và các khoản chiếm dụng của bạn hàng

1.1.3 Vai trò của vốn kinh doanh.

- Vốn là yếu tố khởi đầu, bắt nguồn của mọi hoạt động kinh doanh, nó tồn tại

và đi liền xuyên suốt giúp cho các doanh nghiệp hình thành và phát triển

- Vốn của các doanh nghiệp có vai trò quyết định, là điều kiện tiên quyết quan

trọng nhất cho sự ra đời, tồn tại và phát triển của từng doanh nghiệp theo luật định

- Vốn là yếu tố quyết định mức độ trang thiết bị kỹ thuật, quyết định việc đổi

mới công nghệ, hiện đại hoá dây chuyền sản xuất, ứng dụng thành tựu mới của khoahọc và phát triển sản xuất kinh doanh Đây là một trong những yếu tố quyết địnhđến sự thành công và đi lên của doanh nghiệp

- Vốn còn là một trong những điều kiện để sử dụng các nguồn tiềm năng hiện

có và tiềm năng tương lai về sức lao động, nguồn hàng hoá, mở rộng và phát triểnthị trường, mở rộng lưu thông hàng hoá, là điều kiện để phát triển kinh doanh, thựchiện các chiến lược và sách lược kinh doanh, là chất keo để nối chắp, dính kết cácquá trình và quan hệ kinh tế, là dầu bôi trơn cho cỗ máy kinh tế hoạt động

1.1.4 Hệ thống chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh.

1.1.4.1 Khái niệm hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh.

Để đánh giá trình độ quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh của một doanhnghiệp, người ta sử dụng thước đo là hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp đó Hiệu quả sản xuất kinh doanh được đánh giá trên hai giác độ: hiệu quảkinh tế và hiệu quả xã hội Trong phạm vi quản lý doanh nghiệp, người ta chủ yếuquan tâm đến hiệu quả kinh tế Đây là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sửdụng các nguồn lực của doanh nghiệp để đạt được kết quả cao nhất với chi phí hợp

lý nhất Do vậy các nguồn lực kinh tế đặc biệt là nguồn vốn của doanh nghiệp có tácđộng rất lớn tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Vì thế, việc nângcao hiệu quả sử dụng vốn là yêu cầu mang tính thường xuyên và bắt buộc đối với

Trang 17

doanh nghiệp Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn sẽ giúp ta thấy được hiệu quả hoạtđộng kinh doanh nói chung và quản lý sử dụng vốn nói riêng.

Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp là một phạm trù kinh tế phản ánhtrình độ khai thác, sử dụng và quản lý nguồn vốn làm cho đồng vốn sinh lời tối đanhằm mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp là tối đa hoá giá trị tài sản của vốn chủ

sở hữu

Hiệu quả sử dụng vốn được lượng hóa thông qua hệ thống các chỉ tiêu về khảnăng hoạt động, khả năng sinh lời, tốc độ luân chuyển vốn … Nó phản ánh quan hệgiữa đầu ra và đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh thông qua thước đo tiền tệhay cụ thể là mối tương quan giữa kết quả thu được với chi phí bỏ ra để thực hiênnhiệm vụ sản xuất kinh doanh Kết quả thu được càng cao so với chi phí vốn bỏ rathì hiệu quả sử dụng vốn càng cao

1.1.4.2 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh.

1.1.4.2.1.Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh bình quân.

Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp một cách chung nhấtngười ta thường dùng một số chỉ tiêu tổng quát như hiệu suất sử dụng tổng tài sản,doanh lợi vốn, doanh lợi vốn chủ sở hữu Trong đó:

Chỉ tiêu này còn được gọi là vòng quay của toàn bộ vốn, nó cho biết mộtđồng tài sản đem lại bao nhiêu đồng doanh thu Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt

Đây là chỉ tiêu tổng hợp nhất được dùng để đánh giá khả năng sinh lợi củamột đồng vốn đầu tư Chỉ tiêu này còn được gọi là tỷ lệ hoàn vốn đầu tư, nó chobiết một đồng vốn đầu tư đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận

Trang 18

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu, trình độ sử dụngvốn của người quản lý doanh nghiệp Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt.

Ba chỉ tiêu trên cho ta một cái nhìn tổng quát về hiệu quả sử dụng vốn củadoanh nghiệp được dùng để đầu tư cho các loại tài sản khác như tài sản cố định, tàisản lưu động Do đó, các nhà phân tích không chỉ quan tâm tới đo lường hiệu quả sửdụng của tổng nguồn vốn mà còn chú trọng tới hiệu quả sử dụng của từng bộ phậncấu thành nguồn vốn của doanh nghiệp đó là vốn cố định và vốn lưu động

1.1.4.2.2.Hiệu quả sử dụng vốn lưu động.

Khi phân tích sử dụng vốn lưu động người ta thường dùng các chỉ tiêu sau:

- Chỉ tiêu đảm nhiệm vốn lưu động:

Chỉ tiêu này phản ánh tạo ra một đồng doanh thu thuần thì cần bao nhiêuđồng vốn lưu động Hệ số này càng nhỏ chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu độngcàng cao, số vốn tiết kiệm được càng nhiều và ngược lại

- Chỉ tiêu sức sinh lợi của vốn lưu động:

Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng vốn lưu động tham gia vào hoạt động sảnxuất kinh doanh trong kỳ thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận Chỉ tiêu này càng lớncàng tốt

Đồng thời, để đánh giá về hiệu quả sử dụng vốn lưu động vì trong quá trìnhsản xuất kinh doanh , vốn lưu động không ngừng qua các hình thái khác nhau Do

Trang 19

đó, nếu đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn lưu động sẽ góp phần giải quyết nhu cầu

về vốn cho doanh nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Để xác định tốc

độ luân chuyển của vốn lưu động người ta sử dụng chỉ tiêu sau:

Chỉ tiêu này còn được gọi là hệ số luân chuyển vốn lưu động, nó cho biếtvốn lưu động được quay mấy vòng trong kỳ Nếu số vòng quay tăng thì chứng tỏhiệu quả sử dụng vốn lưu động tăng và ngược lại

Chỉ tiêu này thể hiện số ngày cần thiết cho vốn lưu động quay được mộtvòng, thời gian của một vòng luân chuyển càng nhỏ thì tốc độ luân chuyển của vốnlưu động càng lớn và làm rút ngắn chu kỳ kinh doanh, vốn quay vòng hiệu quả hơn

Mặt khác, do vốn lưu động biểu hiện dưới nhiều dạng tài sản lưu động khácnhau như tiền mặt, nguyên vật liệu , các khoản phải thu, … nên khi đánh giá hiệuquả sử dụng vốn lưu động người ta còn đi đánh giá các mặt cụ thể trong công tácquản lý sử dụng vốn lưu động Sau đây là một số chỉ tiêu cơ bản nhất phản ánh chấtlượng của công tác quản lý ngân quỹ và các khoản phải thu:

Tỷ suất này cho thấy khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn ( phải thanhtoán trong vòng 1 năm hay một chu kỳ kinh doanh ) của doanh nghiệp là cao haythấp nếu chỉ tiêu này xấp xỉ =1 thì doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán cáckhoản nợ ngắn hạn và tình hình tài chính là bình thường hoặc khả quan

Trang 20

Thực tế cho thấy, tỷ suất này lớn hơn 0,5 thì tình hình thanh toán tương đốikhả quan, còn nếu nhỏ hơn 0,5 thì doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong thanhtoán công nợ và do đó có thể phải bán gấp hàng hoá, sản phẩm để trả nợ vì không

đủ tiền thanh toán Tuy nhiên, nếu tỷ suất này quá cao lại phản ánh một tình trạngkhông tốt vì vốn bằng tiền quá nhiều, vòng quay tiền chậm làm giảm hiệu quả sửdụng vốn

Chỉ tiêu này cho biết mức hợp lý của số dư các khoản phải thu và hiệu quảcủa việc đi thu hồi nợ Nếu các khoản phải thu được thu hồi nhanh thì số vòng luânchuyển các khoản phải thu sẽ nâng cao và Công ty ít bị chiếm dụng vốn Tuy nhiên,

số vòng luân chuyển các khoản phải thu nếu quá cao sẽ không tốt vì có thể ảnhhưởng đến khối lượng hàng tiêu thụ do phương thức thanh toán quá chặt chẽ ( chủyếu là thanh toán ngay hay thanh toán trong một thời gian ngắn )

Chỉ tiêu này cho thấy để thu hồi được các khoản phải thu cần một thời gianbao nhiêu Nếu số ngày này mà lớn hơn thời gian bán chịu quy định cho khách hàngthì việc thu hồi các khoản phải thu là chậm và ngược lại Số ngày quy định bán chịucho khách lớn hơn thời gian này thì có dấu hiệu chứng tỏ việc thu hồi nợ đạt trước

kế hoạch về thời gian Ngoài ra, để phục vụ cho quá trình phân tích người ta còn sử

Trang 21

dụng kết hợp với các chỉ tiêu tài chính khác như: tỷ suất tài trợ, tỷ suất đầu tư, tỷsuất lợi nhuận trên doanh thu.

Ngoài ra để đánh giá trực tiếp hiệu quả sử dụng vốn cố định, doanh nghiệp

sử dụng hai chỉ tiêu sau:

Trang 22

Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng vốn cố định có thể tạo ra bao nhiêu đồngdoanh thu thuần.

Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng vốn cố định bình quân trong kỳ sẽ tạo rabao nhiêu đồng lợi nhuận Nó phản ánh khả năng sinh lời của vốn cố định, chỉ tiêunày càng lớn càng tốt

1.2.Nội dung nghiên cứu hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh.

1.2.1 Ý nghĩa của việc nghiên cứu.

Phân tích hiệu quả sử dụng vốn là quá trình tìm hiểu quản lý và sử dụng vốnthường được phản ánh trên báo cáo tài chính,đánh giá những gì làm được, dự kiến

kế hoạch cho tương lai Các nhà quản lý sẽ thấy được trách nhiệm của mình với sốvốn, đưa ra các giải pháp khắc phục nhược điểm

Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nhằm mục đích để nhận thứcđánh giá đúng đắn, toàn diện hiệu quả sử dụng các chỉ tiêu vốn kinh doanh

Mục đích cung cấp đầy đủ kịp thời, trung thực những thông tin hữu ích, cầnthiết phục vụ cho chủ doanh nghiệp, các đối tượng quan tâm khác như các nhà đầu

tư, ngân hàng và các đối tượng cho vay…để họ đánh giá khả năng tính chắc chắncủa đồng tiền vào ra để họ có quyết định đúng đắn khi đầu tư và cho vay

1.2.2 Nguồn số liệu phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh.

Trong phân tích hiệu quả sử dụng vốn thì nguồn số liệu quan trọng nhất làcác báo cáo tài chính như: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinhdoanh Báo cáo tài chính là báo cáo được trình bày hết sức tổng quát, phản ánh mộtcách tổng quan nhất về tình hình tài sản và các khoản nợ, nguồn hình thành vốn,tình hình tài chính cũng như kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Nócung cấp những thông tin kinh tế tài chính chủ yếu về kết quả kinh doanh, thựctrạng tài chính của các doanh nghiệp trong các kì hoạt động giúp cho việc kiểm tragiám sát tình hình sử dụng vốn và khả năng huy động vốn vào sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp

Trang 23

1.2.3 Nội dung phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh.

1.2.3.1 Phân tích cơ cấu và tình hình biến động vốn kinh doanh.

1.2.3.1.1.Phân tích cơ cấu và tình hình biến động tổng vốn kinh doanh.

Mục đích và ý nghĩa của việc phân tích: Thấy được quy mô và khả năng

hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đánh giá được sau một kỳ kinh doanh giátrị của vốn kinh doanh tăng hay giảm Phân tích chỉ tiêu này nhằm đánh giá việcđầu tư, phân bổ vốn kinh doanh của doanh nghiệp có hợp lý hay không và ảnhhưởng như thế nào đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Phương pháp phân tích : Sử dụng phương pháp so sánh, lập biểu so sánh

trên cơ sở sử dụng các số liệu tổng hợp của vốn kinh doanh trên bảng cân đối kếtoán và các chỉ tiêu doanh thu lợi nhuận trên báo cáo kết quả kinh doanh từ năm

2010-2012.

1.2.3.1.2.Phân tích cơ cấu và tình hình biến động của vốn lưu động.

Mục đích và ý nghĩa: Phân tích các tài sản ngắn hạn, để đánh giá được tình

hình tăng giảm và nguyên nhân tăng giảm, qua đó thấy được sự tác động, ảnhhưởng đến tình hình thực hiện chỉ tiêu kế hoạch doanh thu bán hàng

Phương pháp phân tích: Sử dụng phương pháp so sánh lập biểu so sánh

giữa số cuối kì so với đầu năm để thấy được tình hình tăng giảm và nguyên nhântăng giảm, tính toán, so sánh tỷ trọng của các khoản mục trên tổng số vốn lưu động

để đánh giá tình hình phân bổ vốn kinh doanh

1.2.3.1.3.Phân tích cơ cấu và tình hình biến động của vốn cố định.

Mục đích và ý nghĩa: Nhận thức, đánh giá được tình hình tăng giảm và

nguyên nhân tăng giảm của vốn cố định, qua đó thấy được sự tác động, ảnh hưởngđến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Phương pháp phân tích: Sử dụng phương pháp so sánh và lập biểu so sánh

giữa số đầu kì và số cuối kì của các năm, so sánh tỷ trọng của từng khoản mục trêntổng vốn cố định căn cứ vào các số liệu trên bảng phân bổ kế toán

1.2.3.2 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh.

1.2.3.2.1.Phân tích tổng hợp hiệu quả sử dụng tổng vốn kinh doanh.

Mục đích và ý nghĩa: Đánh giá chính xác, có cơ sở khoa học về hiệu quả sử

dụng VKD của doanh nghiệp, từ đó đề ra giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế,góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng VKD của Công ty

Trang 24

Phương pháp phân tích: Sử dụng phương pháp so sánh, lập biểu so sánh

giữa số cuối kỳ của các năm Dựa trên việc phân tích 2 chỉ tiêu, hệ số doanh thu trênVKD bình quân và lợi nhuận trên VKD bình quân

1.2.3.2.2 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động.

Mục đích và ý nghĩa: Trong doanh nghiệp thương mại, vốn lưu động chiếm

tỷ trọng lớn do đó việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động là rất quan trọng vàcần thiết Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định nhằm phát hiện những thiếu sót,giúp đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty

Phương pháp phân tích: Sử dụng phương pháp so sánh và lập bảng so sánh

giữa số đầu năm với số cuối năm của các chỉ tiêu ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụngvốn lưu động của doanh nghiệp trong 3 năm Phân tích dựa vào các chỉ tiêu: hệ sốdoanh thu trên vốn lưu động, hệ số lợi nhuận trên vốn lưu động, hệ số vòng quayvốn lưu động, số ngày chu chuyển vốn lưu động, hệ số vòng quay hàng tồn kho và

số ngày chu chuyển hàng tồn kho

1.2.3.2.3 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định.

Mục đích và ý nghĩa: Tuy chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nguồn vốn của

công ty nhưng VCĐ đóng vai trò không nhỏ trong việc nâng cao hiệu quả sản xuấtkinh doanh Việc phân tích hiệu quả VCĐ giúp công ty có cái nhìn toàn diện vềhiệu quả sử dụng VCĐ hiện nay của mình

Phương pháp phân tích: Sử dụng phương pháp so sánh, lập biểu so sánh

giữa số đầu năm với số cuối năm của các chỉ tiêu ảnh hưởng đến vốn cố định củadoanh nghiệp từ đó làm cơ sở để đưa ra những đánh giá về hiệu quả sử dụng vốn cốđịnh của doanh nghiệp phân tích các chỉ tiêu hệ số doanh thu trên VCĐ, hệ số lợinhuận trên VCĐ và hàm lượng vốn cố định

Trang 25

CHƯƠNG 2 : PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ XÚC TIẾN THƯƠNG

xúc tiến thương mại Hà Nội.

*Tên: Công ty TNHH đầu tư và xúc tiến thương mại Hà Nội

- Mã số thuế: 0101953979

*Qui mô: Doanh nghiệp vừa và nhỏ

+ Vốn chủ sở hữu : 6.000.000.000 VNĐ ( sáu tỷ đồng)

+ Số lượng lao động : 200 lao động

*Trụ sở tại: 216 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội

- Số điện thoại: 04.627300 - FAX: 04.627300

- Email: hicp06@gmail.com - Website: www.hicp.com.vn

- Giám đốc ( người đại diện theo pháp luật): Lê Văn Thành

Chức năng, nhiệm vụ của Công ty.

-Chức năng của Công ty:

+Tổ chức sản xuất và kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký với các cơquan chức năng của Nhà nước

+Thực hiện theo đúng quy định của Bộ Lao động –Thương binh và Xã hội

Trang 26

+Thực hiện tốt chính sách cán bộ, tiền lương, làm tốt công tác quản lý laođộng, đảm bảo công bằng trong thu nhập, bồi dưỡng để không ngừng nâng caonghiệp vụ, tay nghề cho cán bộ công nhân viên của Công ty.

+Thực hiện tốt những cam kết trong hợp đồng kinh tế với các đơn vị nhằm đảmbảo đúng tiến độ sản xuất.Quan hệ tốt với khách hàng, tạo uy tín với khách hang

+Làm tốt công tác bảo vệ môi trường, an toàn lao động, trật tự an toàn xã hội

Ngành nghề kinh doanh chủ yếu của Công ty:

Trước đây ngành nghề kinh doanh chủ yếu của Công ty là buôn bán vật liệuxây dựng, chuyên cung cấp các sản phẩm đá cầu thang, đá lát sàn, đá ốp tường, đábàn bếp đá trang trí bằng các loại đá Marble, đá Granite, đá Sần, các sản phẩm đượcchế tác từ đá tự nhiên,những sản phẩm trang trí nội ngoại thất sân vườn đến từ mọimiền đất nước.Bên cạnh đó, cung cấp tấm trần thạch cao cũng là một ưu thế củacông ty

Cùng với sự phát triển đô thị khi các công trình xây dựng mọc lên ngày càngnhiều công ty đã mạnh dạn phát triển mở rộng ngành nghề.Trong đó xây dựng dândụng và công nghiệp là lĩnh vực mà công ty đã tham gia và đã đạt hiệu quả cao,cùng với sự phát triển lớn mạnh của công ty, chúng tôi đã hội tụ được đông đảo cán

bộ kỹ thuật có chuyên môn cao và kinh nghiệm, đáp ứng được yêu cầu ngày càngcao về chất lượng, kỹ thuật, mỹ thuật và tiến độ của các dự án mà chủ đầu tư đưa ra

Công ty đã từng bước phát triển sản xuất kinh doanh cả về chiều rộng lẫnchiều sâu Ngày nay Công ty TNHH đầu tư và xúc tiến thương mại Hà Nội đã trởthành Công ty mạnh về xây dựng dân dụng và công nghiệp.Với lực lượng cán bộcông nhân viên khoảng 200 người, Công ty có thể đảm đương xây dựng các côngtrình xây dựng có quy mô lớn

Trang 27

2.1.1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH đầu tư và xúc

tiến thương mại Hà Nội.

Công ty đã tiếp cận thành công với các công nghệ hiện đại phục vụ cho việckinh doanh phát triển, mở rộng quy mô của mình Thông qua hoạt động buôn bánkinh doanh, đấu thầu xây dựng các công trình.Công ty đã khai thác một cách cóhiệu quả nguồn vốn đầu tư,nguồn nhân lực để giữ vững và nâng cao hơn nữa uy tín,

vị thế của Công ty trên thị trường xây dựng, đảm bảo mức thu nhập ổn định chotoàn thể cán bộ nhân viên trong Công ty

Tổ chức sản xuất trong Công ty phần lớn là phương thức khoán gọn các côngtrình, các hạng mục công trình đến các đội Công ty đã nhận thầu các công trình xâydựng dân dụng và công nghiệp, bước đầu tiếp cận thành công với công nghệ hiệnđại phục vụ cho công tác thi công

2.1.1.3 Đặc điểm tổ chức quản lý của Công ty TNHH đầu tư và xúc tiến

thương mại Hà Nội.

Đặc điểm phân cấp quản lý hoạt động kinh doanh:

Bộ máy của Công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến – chức năng.Giữaban lãnh đạo và các bộ phận phòng ban trong Công ty có mối quan hệ chức năng,

hỗ trợ lẫn nhau Tổ chức bộ máy của Công ty bao gồm:

- Giám đốc: Là người có trách nhiệm cao nhất của Công ty trước pháp luật

về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, có cơ cấu tổ chức, cơ cấu tài chính theo luậtCông ty TNHH 1 thành viên

- Phó giám đốc: Là người hỗ trợ đắc lực giám đốc điều hành công ty trongnhững lĩnh vực nhất định Phó giám đốc chịu sự phân công, quản lý của giám đốc

và chịu trách nhiệm trước giám đốc, pháp luật về nhiệm vụ và công việc được giao.Đồng thời phó giámđốc cũng là người thay mặt giám đốc chỉ đạo, điều hành vàquản lý công ty khi giám đốc vắng mặt hoặc theo sự ủy quyền của giám đốc

- Phòng kế toán tài chính: Giúp giám đốc lập kế hoạch khai thác và chuchuyển vốn, đáp ứng các yêu cầu kinh doanh của đơn vị lập báo cáo tài chính, báocáo thuế, báo cáo thu chi định kỳ, nhằm giúp Giám đốc điều hành vốn hiệu quả theoquy định của pháp luật

- Phòng kinh tế kỹ thuật: Giúp giám đốc lập phương án tổ chức thi công,phối hợp với phòng kinh doanh chuẩn bị và kiểm tra vật tư, thiết bị trước khi thi

Trang 28

Phòng hành chính nhân sự

Phòng kinh doanh Phòng kế toán

Đội thi công

công Tổ chức chỉ huy, giám sát, kiểm tra tiến độ, kỹ thuật thi công, được quyềnđình chỉ thi công khi thấy chất lượng công trình không đảm bảo

- Phòng kinh doanh: Lập kế hoạch, thực hiện công việc nhập xuất hàng hoá,nguyên vật liệu phục vụ hoạt động bán hàng và xây dựng các công trình.Quản lý vàlưu giữ các tài liệu có liên quan đến hoạt động kinh doanh của Công ty Thiết lập,giao dịch trực tiếp với Khách hàng, hệ thống nhà phân phối Thực hiện hoạt độngbán hàng tới các Khách hàng nhằm mang lại Doanh thu cho Doanh nghiệp Phốihợp với các bộ phận liên quan như kế toán, đội thi công…nhằm mang đến các dịch

vụ đầy đủ nhất cho Khách hàng

- Phòng hành chính -nhân sự: Quản lý về mặt nhân sự Có trách nhiệm đàotạo, tuyển dụng nhân sự cho Công ty Xây dựng kế hoạch và thực hiện đào tạo, bồidưỡng, tuyển dụng nhân sự theo yêu cầu của công việc cho các phòng ban, tổ, độithi công của Công ty

-Đội thi công: Thực hiện thi công các công trình xây dựng cũng như hạngmục công trình thuộc các dự án đã trúng thầu, đồng thời tiến hành nghiệm thu khốilượng đã hoàn thành Trực tiếp thi công công trình dưới sự chỉ đạo, giám sát củaphụ trách thi công

Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH đầu tư và xúc tiến thương mại Hà Nội

Sơ đồ 2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý

GIÁM ĐỐCPhó giám đốc

Trang 29

2.1.1.4 Khái quát về kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH đầu

tư và xúc tiến thương mại Hà Nội qua 3 năm 2010 và 2012.

Để đánh giá khái quát về kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH đầu

tư và xúc tiến thương mại Hà Nội qua 2 năm 2011 và 2012 ta dựa vào bảng kết quả

kinh doanh của công ty qua 2 năm:

Bảng 2.1 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2011 và 2012

ĐVT: VNĐ

1 Doanh thu BH & CCDV 1.310.751.494 8.593.562.495 7.282.811.001 555,62

2 Các khoản giảm trừ doanh thu

3 Doanh thu thuần về BH

Ngày đăng: 16/03/2015, 16:43

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Giáo trình Phân tích kinh tế doanh nghiệp Thương mại- Đại học Thương Mại- PGS.TS Trần Thế Dũng chủ biên- NXB Thống kê-2008 Khác
2. Giáo trình Tài chính doanh nghiệp – Đại học Thương Mại – Đinh Văn Sơn – NXB Thống kê – 2007 Khác
3. Giáo trình Tài chính doanh nghiệp – Học viện Tài chính – PGS.TS Nguyễn Văn Dần chủ biên – NXB Tài chính – 2008 Khác
4. Phân tích báo cáo tài chính và dự đoán nhu cầu tài chính doanh nghiệp – Đào Xuân Tiên – Vũ Công Ty Khác
5. Một số tạp chí tài chính, thông tin tài chính, tạp chí Thương Mại, tạp chí kinh tế phát triển Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w