14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI HÀ NỘI.
1 Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu tình hình sử dụng vốn kinh doanh tại
công ty TNHH đầu tư và xúc tiến thương mại Hà Nội.
1 Các kết quả đạt được.
Từ khi thành lập tới nay, để có quy mô sản xuất và trình độ quản lý như hiện nay là cả một quá trình phấn đấu liên tục của toàn thể cán bộ công nhân viên của Công ty. Trong điều kiện cơ chế thị trường có tính cạnh tranh mạnh mẽ Công ty đã cố gắng tìm mọi biện pháp để hoà nhập bước đi của mình cùng với nhịp độ phát triển của nền kinh tế đất nước. Từng bước nâng cao thu nhập của cán bộ công nhân viên. Từ năm 2010 tới năm 2012 Công ty đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, cụ thể:
Trong công tác huy động vốn: Để đáp ứng nhu cầu kinh doanh, công ty luôn đặtrayêu cầu phải tìm kiếm đủ số vốn kinh doanh để trang trải cho nhu cầu của mình, tuynhiên số vốn chủ sở hữu cùng với lợi nhuận giữ lại không đủ đáp ứng nhu cầu về vốnkinh doanh nên công ty đã chủ động huy động thêm nguồn vốn vay của ngân hàng.
Công ty cũng đã tận dụng các khoản phải trả khi chưa đến kỳ hạn thanh toán với nhà cung cấp như một nguồn vốn bổ sung để tài trợ các nhu cầu vốn kinh doanh của mình. Trong quan hệ giao dịch với khách hàng và nhà cung cấp trên cơ sở xây dựng mối quan hệ lâu dài đã giúp công ty có được uy tín thương mại từ phía bạn hàng. Vốn kinh doanh năm 2011 là 6.802.017.956 đồng, và năm 2012 tăng lên đến 8.631.290.433 đồng. Cụ thể: + Vốn lưu động năm 2012/2011 tăng 1.590.848.289 đồng tương ứng tỷ lệ tăng 23,39%. + Vốn cố định, năm 2012 công ty đã đầu tư thêm TSCĐ trị giá 602.848.377 đồng. - Trong công tác quản lý vốn kinh doanh: Nhận thức được tầm quan trọng của việc sử
dụng hiệu quả vốn kinh doanh, công ty luôn quan tâm tới tình hình quản lý vốn nói chung và tinh hình quản lý vốn lưu động, vốn cố định nói riêng. Công ty đã sử dụng vốn theo đúng kế hoạch đã đề ra. Cuối năm báo cáo, tiến hành phân tích đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh để đưa ra các quyết định, giải pháp cho năm tiếp theo.
- Về sử dụng vốn lưu động: Số vòng quay VLĐ năm 2012/2011 tăng 0,77 lần cho thấy khả năng thanh toán của công ty ngày càng tăng, công ty có khả năng đáp ứng những khoản nợ ngắn hạn ngày càng tốt hơn. Chính sách tín dụng rõ ràng, việc áp dụng các phương thức khi đi vay đảm bảo có lợi, đúng muc đích tài chính của công ty. Công ty
đã nghiên cứu kỹ các chính sách lãi suất của các ngân hàng để xem xét và lựa chọn ngân hàng tốt nhất, có lợi nhất cho công ty.
- Về sử dụng vốn cố định: Trong năm 2012 công ty đã chú trọng hơn trong việc đầu tư máy móc thiết bị, dụng cụ. Công ty đã tiến hành lập kế hoạch khấu hao cho từng tài sản. Việc lập kế hoạch này giúp công ty kế hoạch hoá được nguồn khấu hao, sử dụng hợp lý và có hiêu quả. TSCĐ của công ty được trích khấu hao theo phương pháp đường thẳng và được phân định rõ trách nhiệm bảo quản tài sản cho từng phòng ban, đảm bảo tài sản được sử dụng đúng mục đích và hiệu quả.
Công ty tuy hoạt động cả trong lĩnh vực xây dựng nhưng tỷ trọng vốn cố đinh lại nhỏ hơn rất nhiều so với vốn lưu động. Điều này làm cho chúng ta lầm tưởng cơ cấu này là không phù hợp, công ty không có đủ máy móc thiết bị nhưng công ty đã tính toán để tiết kiệm tối đa chi phí. Do các công trình thi công không đều đặn, phụ thuộc nhiều vào thời tiết ,nếu mua và sử dụng máy móc thiết bị của công ty sẽ có nhũng khaongr thời gian bị bỏ trống lãng phí vì sự hao mòn vô hình về công nghệ kỹ thuật. Công ty có thể lựa chọn phương pháp là đi thuê tài chính hoặc thuê hoạt động để sử dụng.
2 Những hạn chế, tồn tại cần khắc phục.
Bên cạnh những thành công đạt được thì Công ty vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế cần khắc phục trong công tác sử dụng vốn của mình:
- Các khoản phải thu: tăng dần qua các năm và không có xu hướng giảm, tỷ lệ các khoản phải thu còn chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng VLĐ. Cụ thể: năm 2011 là 432.805.768 đồng chiếm 6,36% trong tổng VLĐ, sang năm 2012 là 559.804.194 đồng chiếm 6,72%. Mức độ rủi ro của các khoản phải thu này lớn, hơn nữa việc lập dự phòng các khoản phải thu khó đòi chưa được quan tâm, nếu số nợ khó đòi không giảm trong khi số nợ vay của Công ty ngày càng ra tăng thì phải tìm được nguồn tài trợ để trả nợ.
- Số nợ phải trả của Công ty qua theo dõi thấy tăng lên theo từng năm từ 771.246.364,5 đồng năm 2011 lên 2.643.686.550 đồng năm 2012 trong khi đó TSNH của Công ty chỉ tăng từ 6.802.017.956 đồng lên 8.329.866.245 đồng (Bảng 2.3). Điều này cho thấy khả năng thanh toán hiện thời của DN bị giảm đi qua 2 năm tìm hiểu.
- Về hàng tồn kho: nói chung hàng tồn kho bình quân chưa có dấu hiệu giảm đi qua các năm, năm 2011 là 858.677.138 đồng sang năm 2012 lên tới 2.132.937.109 đồng, việc HTK cao làm cho vòng quay VKD bị giảm đi. Số HTK sẽ không sinh lời vì bị ứ đọng
vốn làm cho khả năng thanh toán của Công ty bị giảm xuống. Việc xác định lập dự phòng giam giá HTK là việc làm cần thiết, nó đem lại những lợi ích cho Công ty trên cả khía cạnh tài chính lẫn thuế khoá nhưng Công ty chưa làm tốt được điều này.
- Trình độ quản lý vốn chưa cao cũng là một hạn chế mà Công ty cần khắc phục, việc quản lý tài chính còn lỏng lẻo, không tập trung vốn làm cho vốn bị thất thoát là điều không tránh khỏi.
- Lợi nhuận trước thuế: giảm dần qua các năm, đến năm 2012 công ty thậm chí còn làm ăn thua lỗ, doanh thu có tăng nhưng tốc độ tăng nhỏ hơn tốc độ tăng của chi phí dẫn đến lợi nhuận giảm. Đây là điều mà ban lãnh đạo Công ty còn nhiều băn khoăn, cần có biện pháp khắc phục cân đối chi phí và doanh thu để đạt được lợi nhuận mong muốn của mình,cải thiện tình hình hiện nay, từng bước nâng cao vào những năm tiếp theo.
2 Đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty TNHH đầu tư và xúc tiến thương mại Hà Nội.
1 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty TNHH đầu tư và xúc tiến thương mại Hà Nội.
Đối với Công ty TNHH đầu tư và xúc tiến thương mại Hà Nội việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là vấn đầ cần thiết hiện nay, vì :
- Khi đã kinh doanh trong nền kinh tế thị trường Công ty luôn phải nhận thức được rằng mình phải sẵn sang đối phó với mọi sự thay đổi, biến động phức tạp có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Những rủi ro bất thường trong kinh doanh như: giá cả thị trường, sự bất ổn của thị trường tài chính, lạm phát của nền kinh tế…mà nhiều khi nhà quản lý không lường hết được. Vì vậy, để hạn chế phần nào những tổn thất có thể xảy ra, công ty cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa để khi VKD bị hao hụt, công ty có thể có ngay nguồn bù đắp, đảm bảo cho quá trình hoạt động kinh doanh diễn ra liên tục
- VLĐ chiếm một tỷ trọng rất lớn trong tổng VKD của Công ty do đó việc xác định nhu cầu VLĐ tối thiểu là cần thiết, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ của DN. Công ty TNHH đầu tư và xúc tiến thương mại Hà Nội là một doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực vật liệu xây dựng là các loại đá Marble, đá Granite, đá Sần, các sản phẩm được chế tác từ đá tự nhiên, có xuất xứ từ nhiều nước trên thế giới,tiến hành thi Công các hạng mục công trình từ nhà ở, các công trình dân dụng đến các công trình nhà nước… Qua phân tích cho thấy cơ cấu nguồn vốn trong DN vẫn còn những điểm chưa hợp lý. Trong năm 2012 tiền và các khoản tương đương tiền lên tới 50,88% cho thấy việc xác định VLĐ trong Công ty còn nhiều hạn chế.
- Khoản phải thu khách hàng của Công ty tăng và chiếm tỷ trọng không nhỏ trong cơ cấu VLĐ (năm 2011 là 1,88%, và năm 2012 là 2,93%).Công ty bị chiếm dụng một lượng vốn lớn, gây thiệt hại cho công tác sử dụng vốn của Công ty, cần có biện pháp khắc phục tình trạng này.
- Qua phân tích ta thấy tỷ trọng HTK chiếm tỷ trọng lớn thứ 2 trong tổng VLĐ (năm 2011 là 12,62%, và năm 2012 là 25,6%) hàng hoá bị ứ đọng làm cho vòng quay VLĐ giảm, làm giảm LN của Công ty, ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. Do đó việc đẩy nhanh tôc độ tiêu thụ hàng hoá là vấn đề cần thiết để giảm lượng HTK, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty.
2 Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty TNHH đầu tư và xúc tiến thương mại Hà Nội.
1 Giải pháp chung nâng cao hiệu quả sử dụng tổng nguồn vốn.
- Thứ nhất là: Hoàn thiện công tác kế hoạch hóa trong quản lý kinh doanh.
Công tác kế hoạch hoá trong kinh doanh đóng vai trò quan trọng trong việc điều hành quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty. Hiện nay Công ty chỉ chú trọng vào việc bán hàng và cung cấp dịch vụ mà chưa lên bất kỳ một kế hoạch nào dài hạn để đảm bảo hoạt động kinh doanh có hệ thống và hiệu quả nhất.
Việc xây dựng kế hoạch chủ yếu thuộc trách nhiệm phòng kinh doanh, phòng kế toán và ban giám đốc, nhưng để đạt được hiệu quả cao hơn Công ty cần phân công cán bộ chuyên trách theo dõi công tác sử dụng vốn thường xuyên theo định kỳ. Sau đó tổng hợp đánh giá các số liệu về quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó có các giải pháp và kiến nghị kịp thời để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
+ Kế hoạch, phương án về hàng hoá : kế hoạch xem xét xem nên nhập chủng loại hàng hoá gì, vào thời điểm nào, phương thức thanh toán nào có hiệu quả nhất.
+ Về vốn cố định : Công ty phải có kế hoạch cụ thể, chi tiết về sử dụng TSCĐ, trích lập khấu hao, xem xét nhu cầu đầu tư đổi mới và bổ sung TSCĐ.
+ Về vốn lưu động : Công ty phải đề ra định mức và phân phối đầu tư vốn ở từng khâu một cách hợp lý, đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty được tiến hành đúng tiến độ, kế hoạch chung của toàn Công ty.
- Thứ hai là: Đa dạng hoá sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ.
Hiệu quả sử dụng vốn phụ thuộc chủ yếu vào kết quả tiêu thụ sản phẩm, cung cấp dịch vụ. Bởi vậy, trong khâu tiêu thụ ngoài việc chứng minh chất lượng sản phẩm,
đa dạng hoá mặt hàng Công ty còn cần xác định và thực hiện một chiến lược Marketing cụ thể và hiệu quả.
- Thứ ba là: Quan tâm phát triển nguồn nhân lực
+ Công ty cần có chính sách tuyển dụng hợp lý: Việc tuyển dụng phải dựa trên cơ sở năng lực, trình độ thực sự của cá nhân, có như vậy mới thu hút được nhân tài, nâng cao chất lượng lao động của công ty.
+ Tổ chức công tác bồi dưỡng, đào tạo, nâng cao trình độ cho cán bộ công nhân viên, nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ bán hàng.
+ Trẻ hoá đội ngũ cán bộ và nhân viên quản lý. Đối với những cá nhân trẻ tuổi có trình độ, năng lực công ty cần ưu tiên phát triển tài năng.
+ Cải thiện đời sống cán bộ công nhân viên, thực hiện đúng chế độ của Nhà nước về tiền lương, có chính sách khen thưởng, kỷ luật rõ ràng vừa để phát huy hơn nữa sức sáng tạo của từng cá nhân.
2 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
- Thứ nhất là: Chủ động trong việc xác định nhu cầu, tổ chức quản lý và huy động vốn
lưu động một cách hợp lý.
+ Tiến hành xác định nhu cầu vốn lưu động cho SXKD của từng quý, năm với phương hướng, mục tiêu hoạt động của kỳ đó. Xác định chính xác nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết để tiếp đó có biện pháp huy động vốn kịp thời tránh thừa vốn gây lãng phí hoặc thiếu vốn làm gián đoạn quá trình kinh doanh.
+ Trên cơ sở nhu cầu cần thiết, công ty xác định số vốn thực của mình, số tiền vốn thừa để có biện pháp tìm kiếm nguồn vốn tài trợ có lợi, đảm bảo cung cấp đầy đủ cho kinh doanh với chi phí sử dụng vốn nhỏ nhất.
- Thứ hai là: Khai thác triệt để nguồn vốn chiếm dụng đồng thời tôn trọng kỷ luật thanh
toán.
Chi phí cho việc sử dụng đồng vốn chiếm dụng là bằng không vì vậy công ty có thể tăng cường chiếm dụng vốn của các đối tác nhằm mang lại lợi ích cho mình. Khi thời hạn thanh toán với NCC chưa đến, công ty có thể sử dụng số vốn để quay vòng mang lại lợi ích tối đa cho mình. Tuy nhiên, công ty phải tôn trọng kỷ luật thanh toán với NCC, trả đúng hạn, đúng số lượng cam kết.
+ Đề ra hình thức khuyến khích khách hàng thanh toán tiền hàng sớm, thanh toán ngay sau khi giao hàng, như giảm giá hàng bán ở mức hợp lý, tăng tỷ lệ chiết khấu. Việc xác định tỷ lệ chiết khấu hợp lý cần phải đặt trong mối quan hệ với lãi suất vay vốn hiện hành của ngân hàng. Vì khi bán hàng trả chậm công ty phải đi vay vốn ngân hàng để bù đắp kịp thời nhu cầu vốn cho hoạt động SXKD. Do đó việc công ty giảm cho khách hàng một tỷ lệ nhất định tính trên tổng tiền hàng mà tỷ lệ đó nhỏ hơn lãi suất vay vốn thì vẫn có lợi ích hơn.
+ Theo dõi chặt chẽ các khoản nợ, thường xuyên giám sát đôn đốc khách hàng thanh toán nợ đúng hạn.
- Thứ tư là: Đẩy mạnh công tác bán hàng, tiêu thụ sản phẩm, nâng cao chất lượng sản
phẩm, dịch vụ cung ứng, giảm tới mức thấp nhất có thể số vốn cần thiết cho dự trữ.
+ Xác định mức dự trữ hợp lý: Căn cứ vào tình hình thị trường, tình hình sản xuất kinh doanh công ty cần xác định kế hoạch dự trữ hàng hoá chính xác đảm bảo một lượng dự trữ vừa đủ để đáp ứng điều kiện kinh doanh bình thường cúng như trong trường hợp đột xuất vẫn có khả năng cung ứng kịp thời.
+ Chú trọng tìm kiếm thị trường mới, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm.
3 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định.
- Thứ nhất là: Nâng cao hiệu quả đầu tư mua sắm tài sản cố định: Cân nhắc kỹ lưỡng trước khi mua, không ồ ạt. Có kế hoạch đầu tư, sử dụng TSCĐ một cách hợp lý, hiệu quả tránh sử dụng TSCĐ kém hiệu quả như thời gian vừa qua.
- Thứ hai là: Nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ: quản lý và sử dụng như thế nào để có
thể đảm bảo phát huy được tối đa công suất của nó, đem lại hiệu quả cao nhất cho công ty. Để có thể sử dụng TSCĐ một cách hiệu quả nhất đòi hỏi công ty phải tuân thủ nguyên tắc sau:
+ Công ty phải phân cấp TSCĐ cho từng bộ phận trong công ty để có thể nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ công nhân viên với tài sản được giao sử dụng. Quy