Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Nền kinh tế Việt Nam kể từ khi gia nhập WTO đã hội nhập ngày càng sâu rộng với nền kinh tế thế giới. Hoạt động ngoại thương giữa Việt Nam và các quốc gia trên thế giới ngày càng phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng. Việc gia tăng hoạt động thương mại quốc tế dẫn đến nhu cầu ngày càng lớn về các loại ngoại tệ sử dụng trong thanh toán. Trong bối cảnh kinh tế như vậy, hoạt động thanh toán XNK tại các ngân hàng có vai trò ngày càng quan trọng và dần trở thành một trong các hoạt động chính đem lại lợi nhuận cho ngân hàng. Điều kiện quan trọng nhất để phát triển hoạt động tài trợ thương mại, thanh toán quốc tế là hiệu quả của hoạt động KDNT, việc cân đối được nguồn ngoại tệ cho nhu cầu thanh toán, giảm thiểu rủi ro trong KDNT sẽ mở rộng tốt hoạt động tài trợ thương mại, đem lại thu nhập lớn cho hoạt động ngân hàng. Xuất phát từ luận điểm trên em lựa chọn đề tài: “Giải pháp tăng cường hiệu quả hoạt động KDNT tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Ba Đình”
Trang 1Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng tôi Các số liệu dẫn ratrong luận văn có nguồn gốc đầy đủ và trung thực, kết quả đóng góp của luận văn làmới và chưa được công bố ở công trình khác.
Tác giả
Phạm Quang Tuấn
Trang 2Để hoàn thành luận văn này, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy
cô giáo trong Hội đồng Khoa học Trường Đại học kinh tế Quốc dân, Viện Ngânhàng Tài chính của Trường Đại học kinh tế Quốc dân, Viện đào tạo sau Đại họcTrường Đại học kinh tế Quốc dân, các cơ quan: Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàngThương mại Cổ phần Công thương Việt Nam, Ngân hàng Thương mại Cổ phầnCông thương Việt Nam – Chi nhánh Ba Đình Đặc biệt là sự giúp đỡ hướng dẫn củaPhó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Mùi
Chắc chắn luận văn không tránh khỏi một số hạn chế và sai sót Tác giả rấtmong nhận được sự góp ý của các thày cô giáo, các bạn đồng nghiệp cùng toàn thểbạn đọc để đề tài nghiên cứu được hoàn thiện
Tác giả
Phạm Quang Tuấn
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM Ơ N
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ
TÓM TẮT LUẬN VĂN
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3
1.1 Hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng thương mại 3
1.1.1 Các khái niệm cơ bản 3
1.1.2 Đặc điểm của hoạt động kinh doanh ngoại tệ 4
1.1.3 Vai trò của hoạt động kinh doanh ngoại tệ với ngân hàng thương mại 4
1.1.4 Các nghiệp vụ cơ bản của hoạt động kinh doanh ngoại tệ 6
1.1.4.1 Giao dịch ngoại tệ giao ngay (Spot) 6
1.1.4.2 Giao dịch ngoại tệ kỳ hạn (Forward) 8
1.1.4.3 Giao dịch hoán đổi ngoại tế (SWAP) 9
1.1.4.4 Giao dịch hợp đồng quyền chọn (Option) 11
1.1.4.5 Giao dịch hợp đồng tương lai (Future) 12
1.1.5 Tăng cường hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ của Ngân hàng thương mại 13
1.1.5.1 Quan niệm về tăng cường hiệu quả 13
1.1.5.2 Các tiêu chí đánh giá hiệu quả của hoạt động KDNT 13
1.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động KDNT của NHTM 15
1.2.1 Các nhân tố khách quan 15
1.2.1.1 Điều kiện thị trường 15
1.2.1.2 Cơ sở pháp lý 16
1.2.1.3 Rủi ro tỷ giá 16
1.2.1.4 Trạng thái ngoại tệ 17
1.2.2 Các nhân tố chủ quan 18
1.2.2.1 Nguồn nhân lực 18
Trang 41.2.2.4 Quản trị rủi ro 21
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KDNT TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VN– CN BA ĐÌNH 22
2.1 Giới thiệu chung về Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam Chi nhánh Ba Đình 22
2.1.1 Quá trình hình thành, phát triển 22
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và bộ máy tổ chức của Chi nhánh 25
2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh trong các năm gần đây 28
2.1.3.1 Huy động vốn 28
2.1.3.2 Hoạt động tín dụng 30
2.1.3.3 Tài trợ thương mại 31
2.1.3.4 Công tác phát triển thẻ & dịch vụ ngân hàng điện tử: 32
2.1.3.5 Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của Chi nhánh 33
2.2 Thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam – Chi nhánh Ba Đình 34
2.2.1 Một số nguyên tắc và yêu cầu kinh doanh ngoại tệ 34
2.2.2 Quy trình giao dịch mua bán ngoại tệ 34
2.2.2.1 Xác định tỷ giá hàng ngày: 34
2.2.2.2 Quy trình mua/bán ngoại tệ giao ngay 34
2.2.3 Thực trạng hoạt động mua, bán ngoại tệ 37
2.2.4 Loại ngoại tệ và hình thức giao dịch ngoại tệ: 38
2.2.5 Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ của Chi nhánh qua các năm 39 2.2.5.1 Doanh số mua và doanh số bán ngoại tệ: 39
2.2.5.2 Số lượng ngoại tệ sử dụng trong các giao dịch ngoại tệ: 43
2.2.5.3 Lợi nhuận từ hoạt động KDNT tại NHCT CN BĐ 44
2.2.5.4 Tính nhanh chóng và kịp thời của các giao dịch ngoại tệ: 46
2.3 Đánh giá hiệu quả hoạt động KDNT tại NHCT CN BĐ 47
2.3.1 Những ưu điểm trong hoạt động KDNT tại NHCT CN BĐ 47
2.3.2 Những tồn tại trong hoạt động KDNT hiện nay tại NHCT CN BĐ 47
Trang 52.3.3.2 Nguyên nhân chủ quan 50
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KDNT TẠI NHCT CN BĐ 53
3.1 Định hướng chung cho hoạt động KDNT của NHCT CN BĐ trong thời gian tới 53
3.2 Giải pháp tăng cường hiệu quả hoạt động KDNT tại NHCT CN BĐ 54
3.2.1 Mở rộng mạng lưới KDNT 54
3.2.2 Đa dạng hoá các ngoại tệ kinh doanh 55
3.2.3 Chủ động trong khai thác các nguồn ngoại tệ 56
3.2.4 Thúc đẩy hoạt động có liên quan tới KDNT của ngân hàng 56
3.2.5 Đầu tư trang thiết bị phục vụ cho việc KDNT và chính sách phát triển nhân lực. 57 3.2.6 Hoàn thiện qui trình thủ tục của hoạt động kinh doanh ngoại tệ 59
3.2.7 Xây dựng một chính sách khách hàng chiến lược và hiệu quả 60
3.3 Kiến nghị 62
3.3.1 Kiến nghị với Chính Phủ 63
3.3.1.1 Về hành lang pháp lý: 63
3.3.1.2 Phát hành các công cụ huy động vốn: 63
3.3.1.3 Chính sách ngoại hối: 63
3.3.1.4 Chính sách đầu tư: 63
3.3.1.5 Quỹ dự trữ ngoại hối quốc gia: 63
3.3.1.6 Về cơ quan thống kê và công ty kiểm toán: 64
3.3.1.7 Trung tâm điều hòa tiền mặt: 64
3.3.2 Kiến nghị với NHNN 65
3.3.2.1 Thực hiện chính sách tỷ giá thả nổi có điều tiết phù hợp 65
3.3.2.2 Hoàn thiện và phát triển TTLNH 66
3.3.2.3 Hoàn thiện phương pháp công bố tỷ giá 67
3.3.2.4 Hoàn thiện công tác quản lý DTNH 67
3.3.2.5 Hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến hoạt động ngoại KDNT.69 3.3.3 Kiến nghị với Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam 70
Trang 6DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
NHCT CN BĐ Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Chi
nhánh Ba Đình
NHĐT&PT Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam NHNN&PTNT Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Việt Nam
Trang 7Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của NHCT CN BĐ từ 2007-2011 28
Bảng 2.2: Tình hình sử dụng vốn tại NHCT CN BĐ 30
Bảng 2.3: Doanh số mua bán ngoại tệ 2008 - 2011 39
Bảng 2.4: Doanh số mua bán theo đối tượng giao dịch 41
SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức 26
BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Tổng nguồn vốn huy động 29
Biểu đồ 2.2: Dư nợ bình quân 31
Biểu đồ 2.3: Lợi nhuận đã trích dự phòng rủi ro 33
Biểu đồ 2.4: Tổng doanh số mua bán ngoại tệ 40
Biểu đồ 2.5: Cơ cấu loại ngoại tệ kinh doanh chủ yếu qua các năm 43
Biểu đồ 2.6: Doanh số mua bán ngoại tệ theo nghiệp vụ 44
Biểu đồ 2.7: Kết quả kinh doanh từ hoạt động KDNT 45
Trang 8TÓM TẮT LUẬN VĂN
Nền kinh tế Việt Nam kể từ khi gia nhập WTO đã hội nhập ngày càng sâurộng với nền kinh tế thế giới Hoạt động ngoại thương giữa Việt Nam và các quốcgia trên thế giới ngày càng phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng Việcgia tăng hoạt động thương mại quốc tế dẫn đến nhu cầu ngày càng lớn về các loạingoại tệ sử dụng trong thanh toán Trong bối cảnh kinh tế như vậy, hoạt động thanhtoán XNK tại các ngân hàng có vai trò ngày càng quan trọng và dần trở thành mộttrong các hoạt động chính đem lại lợi nhuận cho ngân hàng Điều kiện quan trọngnhất để phát triển hoạt động tài trợ thương mại, thanh toán quốc tế là hiệu quả củahoạt động KDNT, việc cân đối được nguồn ngoại tệ cho nhu cầu thanh toán, giảmthiểu rủi ro trong KDNT sẽ mở rộng tốt hoạt động tài trợ thương mại, đem lại thunhập lớn cho hoạt động ngân hàng Xuất phát từ luận điểm trên em lựa chọn đề tài:
“Giải pháp tăng cường hiệu quả hoạt động KDNT tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Ba Đình”
Mục tiêu của luận văn là nhằm đánh giá tình hình, thực trạng hoạt động KDNTtại NHCT CN BĐ, đưa ra những giải pháp hiệu quả thiết thực, có tính thực tiễn cao
từ đó đáp ứng kịp thời nhu cầu thanh toán của khách hàng, giảm thiểu rủi ro chohoạt động này tại Chi nhánh đồng thời đề xuất, kiến nghị nhằm hỗ trợ tốt hơn nữacho hoạt động KDNT tại Chi nhánh
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 03 chương: Chương 1: Những
vấn đề cơ bản về hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng thương mại;
Chương 2: Thực trạng tình hình hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Ba Đình; Chương 3: Giải
pháp tăng cường hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng thương mại
cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Ba Đình
Trong Chương 1, luận văn trình bày lý luận khái quát về hoạt động kinh doanhngoại tệ của ngân hàng thương mại, bao gồm: Các khái niệm cơ bản, về hoạt động
Trang 9kinh doanh ngoại tệ; Đặc điểm của hoạt động kinh doanh ngoại tệ; Vai trò của hoạtđộng kinh doanh ngoại tệ với ngân hàng thương mại cũng như một số nghiệp vụ cơbản của hoạt động kinh doanh ngoại tệ như Giao dịch ngoại tệ giao ngay (Spot),Giao dịch ngoại tệ kỳ hạn (Forward), Giao dịch hoàn đổi ngoại tệ (SWAP), Giaodịch hợp đồng quyền chọn (Option), Giao dịch hợp đồng tương lai (Future) Bêncạnh đó, luận văn cũng nêu ra các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động KDNTcủa NHTM Trong đó có các nhân tố khách quan như điều kiện thị trường, cơ sởpháp lý, rủi ro tỷ giá, trạng thái ngoại tệ , và các nhân tố chủ quan như nguồn nhânlực, cơ sở vật chất, quy trình thủ tục KDNT
Trong chương 2, sau khi khái quát về hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngânhàng thương mại, luận văn đi vào phân tích thực trạng hiệu quả hoạt động kinhdoanh ngoại tệ tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Ba Đình.Theo đó, NHCT CN Ba Đình bước vào hoạt động kinh doanh trong bối cảnh nềnkinh tế thị trường bước đầu gặp nhiều khó khăn, trở ngại Trong các hoạt động củaChi nhánh thì hoạt động KDNT được đánh giá là hoạt động tiềm năng của ngânhàng bởi họat động này đóng góp một mức doanh thu rất lớn vào doanh thu chungcủa ngân hàng cũng như hiệu quả từ hoạt động này đem lại Về nguồn cung ngoạitệ, các nguồn bán trong và ngoài hệ thống NHCT hiện nay được thực hiện rất ít.Như vậy, cơ cấu mua, bán ngoại tệ chi nhánh là không cân đối, thực chất trong kinhdoanh ngoại tệ, Chi nhánh mới chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng, còn cácnghiệp vụ kinh doanh thuần tuý nhằm thu lợi nhuận cho ngân hàng chưa được thựchiện mạnh
Mặc dù điều kiện kinh tế đất nước hết sức thuận lợi cho kinh doanh ngoại tệ.Tuy nhiên hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng hiện nay và trong thời giantới lại có xu hướng giảm sút đó là do tỷ giá ngoại tệ có nhiều biến động, tỷ giá USD/VND có xu hướng tăng lên gây tình trạng găm giữ ngoại tệ của khách hàng, mặtkhác do sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng, đặc biệt có sự tham gia của cácngân hàng liên doanh có yếu tố nước ngoài, thêm vào đó nhu cầu thanh toán nhập
Trang 10khẩu ngày càng lớn do giá của một số mặt hàng trên thị trường quốc tế tăng vọt,nhất là xăng dầu làm cho tình hình khan hiếm ngoại tệ kéo dài Trong tình hình đómặc dầu có sự hỗ trợ của NHCT, nhưng do khả năng cạnh tranh với các ngân hàngkhác còn chưa cao nên đã tác động làm giảm doanh số mua bán ngoại tệ.
Thực tế do trong cơ cấu khách hàng xuất khẩu của Chi nhánh chủ yếu là kháchhàng XNK bằng USD, đây là loại ngoại tệ chính được sử dụng trong các giao dịchliên quan đến ngoại tê, hoạt động sử dụng đồng EUR một phần nhỏ là từ kháchhàng của Chi nhánh, phần còn lại chủ yếu là thông qua mua bán với các đại lýKDNT của Chi nhánh để làm nguồn giao dịch mua hoán đổi đồng USD với TSC.Lợi nhuận từ hoạt động KDNT chủ yếu do thu được từ chênh lệch giá mua bánngoại tệ khi mua ngoại tệ từ khách hàng xuất khẩu với tỷ giá mua và bán cho kháchhàng nhập khẩu với tỷ giá bán Hiệu quả từ hoạt động thu phí các dịch vụ khác cònthấp, chiếm tỷ trọng không đáng kể
Đánh giá về hiệu quả hoạt động KDNT tại chi nhánh: Nhìn chung, Chi nhánh
đã từng bước hoà nhập với cơ chế thị trường, đáp ứng kịp thời nhu cầu của cácdoanh nghiệp, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiến hành nhập khẩu hàng hoá,vật tư máy móc thiết bị thiết yếu, từ đó nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng sảnxuất, đẩy mạnh xuất khẩu Đồng thời thông qua cho vay ngoại tệ, Ngân hàng cóđiều kiện củng cố và mở rộng nghiệp vụ thanh toán quốc tế, tín dụng XNK, mộtnghiệp vụ trung gian hết sức quan trọng trong hoạt động của một NHTM Trongthời gian gần đây Chi nhánh cơ chế mua bán ngoại tệ càng ngày càng có xu hướnglinh hoạt hơn, đảm bảo tỷ giá mua bán ngoại tệ bám sát với thị trường Các kháchhàng luôn được sự hỗ trợ kịp thời của chi nhánh mỗi khi thiếu ngoại tệ, ngay cảtrong những thời điểm khan hiếm ngoại tệ nhất Tuy nhiên, hoạt động KDNT củangân hàng mới chỉ dừng lại ở đáp ứng nhu cầu mua bán ngoại tệ của khách hàngXNK, tức là hoạt động mua bán ngoại tệ chủ yếu trên cơ sở nghiệp vụ khách hàng.Thực tế mới chỉ thực hiện kinh doanh chủ yếu thu lợi nhuận trên cơ sở chênh lệch tỷgiá thuần tuý Các nghiệp vụ hối đoái còn sử dụng đơn điệu, chủ yếu ngân hàng
Trang 11thực hiện nghiệp vụ giao ngay và nghiệp vụ kỳ hạn, còn nghiệp vụ hối đoái ngoại tệthì được thực hiện nhưng rất ít, không đáng kể.
Một số nguyên nhân chính là: Hoạt động KDNT muốn mở rộng, phát triển hơnnữa phải có nền tảng vững chắc là thị trường hối đoái, hiện nay ở Việt Nam chưa cómột thị trường ngoại hối hoàn chỉnh theo đúng nghĩa của nó mà chỉ ở giai đoạn sơkhai là trung tâm giao dịch ngoại tệ và thị trường ngoại tệ liên ngân hàng Sản phẩmphái sinh trong phòng chống rủi ro là một sản phẩm khá mới và phức tạp đối với thịtrường Việt Nam, đòi hỏi các doanh nghiệp cũng như các NHTM phải có hệ thốngthông tin dự báo tỷ giá quốc tế nhanh, chính xác, cập nhật liên tục; phải có công cụ
đo lường và cảnh báo rủi ro tỷ giá, lãi suất; đội ngũ các nhà quản lý, các giao dịchviên chuyên nghiệp Ngoài ra do việc quản lý giám sát của NHNN chặt chẽ với vấnđề tỷ giá, do vậy thực tế đôi khi vẫn không phản ánh tỷ giá thực tế theo thị trường,
do vậy tiềm ẩn rủi ro tỷ giá lớn Việc kiểm soát tỷ giá sẽ giảm bớt động lực tham giacác sản phẩm phái sinh bảo hiểm rủi ro tỷ giá, đảm bảo an toàn cho khách hàng.Một nguyên nhân khác nữa là nguồn mua bán ngoại tệ chưa nhiều: Sở dĩ trong hoạtđộng KDNT Chi nhánh chỉ đáp ứng nhu cầu mua bán của khách hàng XNK do theoquy định của NHCT, Chi nhánh không được tham gia TTLNH, hoạt động mua bánngoại tệ giữa các chi nhánh trong hệ thống còn thấp Cuối cùng là do chất lượngnguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu, cơ sở vật chất còn chưa đầy đủ, đồngbộ, quy trình thủ tục còn rườm rà đã làm ảnh hưởng rất nhiều tới hoạt động KDNTcủa NHCT chi nhánh Ba Đình
Trong chương 3, sau khi phân tích thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanhngoại tệ tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Ba Đình, tácgiả đề xuất giải pháp tăng cường hiệu quả hoạt động KDNT tại NHCT CN Ba Đình,trong đó định hướng mà mục tiêu hoạt động KDNT trong thời gian tới đó là:
Về định hướng hoạt động KDNT: trong những năm tới của NHCT tiếp tục
hoàn thiện qui trình thủ tục kinh doanh, quản lý rủi ro và mở rộng hơn nữa phạm vikinh doanh bao gồm mở rộng thị trường hoạt động, đa dạng hóa các nghiệp vụ đồng
Trang 12thời tăng cường chất lượng phục vụ khách hàng Cụ thể:
Tăng cường khai thác các nguồn vốn vay nước ngoài cho các dự án trung vàdài hạn của các doanh nghiệp dưới mọi hình thức như định chế tài chính, uỷ thácvay vốn từ các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ, các cá nhân nước ngoài,thực hiện tốt các dự án vay dài hạn của các tổ chức quốc tế như: ngân hàng thế giới,ngân hàng phát triển châu á
Chấp hành nghiêm chỉnh quy định của NHNN và yêu cầu của tổ chức cấpvốn vay
Khai thác triệt để mọi khoản tài trợ của tổ chức nước ngoài, giúp đỡ về mặt
kỹ thuật nhằm đổi mới công nghệ ngân hàng và đào tạo cán bộ
Định hướng chiến lược Marketing ngân hàng nhằm mở rộng thị trường hoạtđộng, nâng cao uy tín của NHCT trên thương trường khu vực và quốc tế, tranh thủmọi thuận lợi đồng thời hạn chế thấp nhất rủi ro trong kinh doanh hối đoái và quanhệ đối tác với nước ngoài
Mở rộng nghiệp vụ kinh doanh đối ngoại bao gồm: Thanh toán quốc tế,thanh toán biên giới, mở rộng mạng lưới ngoại tệ cũng như thu đổi ngoại tệ nhằmthu hút ngoại tệ trên thị trường vào ngân hàng, cho vay ngoại tệ và nhất là hoạtđộng mua bán ngoại tệ
Vê mục tiêu hoạt động: hoạt động KDNT sẽ hướng tới hai mục tiêu lớn:
Đảm bảo nhu cầu ngoại tệ cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng, đặc biệtlà nhu cầu ngoại tệ trong tín dụng và thanh toán quốc tế, nhằm củng cố và tăngcường vị thế của NHCT trên thị trường
Nâng dần tỷ trọng thu nhập từ hoạt động KDNT trong tổng thu nhập củangân hàng
Theo đó các giải pháp để tăng cường hiệu quả hoạt động KDNT tại Chi nhánh
Ba Đình đó là:
Mở rộng mạng lưới KDNT
Đa dạng hoá các ngoại tệ kinh doanh
Chủ động trong khai thác các nguồn ngoại tệ
Trang 13 Thúc đẩy hoạt động có liên quan tới KDNT của ngân hàng
Đầu tư trang thiết bị phục vụ cho việc KDNT và chính sách phát triển nhânlực
Hoàn thiện qui trình thủ tục của hoạt động kinh doanh ngoại tệ
Xây dựng một chính sách khách hàng chiến lược và hiệu quả
Từ đó tác giả đưa ra các kiến nghị để tăng cường hiệu quả hoạt động KDNTtại Chi nhánh Ba Đình như sau:
Kiến nghị với Chính Phủ:
Về hành lang pháp lý: Cần có chính sách thông thoáng hơn về quản lý và sửdụng ngoại tệ, tạo sân chơi bình đẳng cho các ngân hàng
Phát hành các công cụ huy động vốn: Chính phủ nên cho phép phát hành tráiphiếu ngoại tệ trong nước để có thể huy động USD của dân đầu tư vào các dự ántrọng điểm
Về chính sách ngoại hối: Hiện nay một số chính sách qui định về quản lý cònnhiều trở ngại cho các ngân hàng trong vấn đề thực hiện, do vậy chính phủ cần xemxét sửa đổi các quy định sao cho hợp lý hơn
Về chính sách đầu tư: Cần có chính sách đầu tư hợp lý nhằm vừa thu hút đầu
tư của nước ngoài vừa tạo môi trường kinh doanh bình đẳng giữa các doanh nghiệptrong nước
Mở rộng quỹ dự trữ ngoại hối quốc gia
Về cơ quan thống kê và công ty kiểm toán: Chính phủ cần nâng cao chấtlượng hoạt động của các cơ quan thống kê, tổng hợp số liệu nhanh chóng, đầy đủ vàchính xác hơn
Nên có một trung tâm điều hòa ngoại tệ mặt cho toàn hệ thống
Kiến nghị với NHNN
Thực hiện chính sách tỷ giá thả nổi có điều tiết phù hợp
Hoàn thiện và phát triển TTLNH
Hoàn thiện phương pháp công bố tỷ giá
Hoàn thiện công tác quản lý DTNH
Trang 14 Hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến hoạt động ngoại KDNT.
Kiến nghị với Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam:
NHCT nên cho phép các chi nhánh được mua bán ngoại tệ với nhau
NHCT tổ chức khai thác và cung cấp một cách nhanh chóng, kịp thời, chínhxác cho toàn bộ hệ thống các tin kinh tế trong nước và ngoài nước, các tin về kháchhàng nước ngoài có liên quan đến nghiệp vụ KDNT
NHCT thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ về thanh toán quốc tếvà các hội thảo giải đáp những vướng mắc trong thanh toán quốc tế của chi nhánh.NHCT cần có biện pháp cải tiến thông tin để thời gian chuyển bức điện từ chinhánh sang nước ngoài được nhanh hơn
Hàng năm NHCT cần tổ chức hội nghị tổng kết về hoạt động kinh doanh đốingoại nhằm tạo điều kiện cho các chi nhánh trao đổi, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau
Trang 15LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Nền kinh tế Việt Nam kể từ khi gia nhập WTO đã hội nhập ngày càng sâurộng với nền kinh tế thế giới Hoạt động ngoại thương giữa Việt Nam và các quốcgia trên thế giới ngày càng phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng Việcgia tăng hoạt động thương mại quốc tế dẫn đến nhu cầu ngày càng lớn về các loạingoại tệ sử dụng trong thanh toán Trong bối cảnh kinh tế như vậy, hoạt động thanhtoán XNK tại các ngân hàng có vai trò ngày càng quan trọng và dần trở thành mộttrong các hoạt động chính đem lại lợi nhuận cho ngân hàng Điều kiện quan trọngnhất để phát triển hoạt động tài trợ thương mại, thanh toán quốc tế là hiệu quả củahoạt động KDNT, việc cân đối được nguồn ngoại tệ cho nhu cầu thanh toán, giảmthiểu rủi ro trong KDNT sẽ mở rộng tốt hoạt động tài trợ thương mại, đem lại thunhập lớn cho hoạt động ngân hàng Xuất phát từ luận điểm trên em lựa chọn đề tài:
“Giải pháp tăng cường hiệu quả hoạt động KDNT tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Ba Đình”
2 Mục tiêu nghiên cứu
Để nhằm đánh giá tình hình, thực trạng hoạt động KDNT tại NHCT CN BĐ,đưa ra những giải pháp hiệu quả thiết thực, có tính thực tiễn cao từ đó đáp ứng kịpthời nhu cầu thanh toán của khách hàng, giảm thiểu rủi ro cho hoạt động này tại Chinhánh đồng thời đề xuất, kiến nghị nhằm hỗ trợ tốt hơn nữa cho hoạt động KDNTtại Chi nhánh
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: hoạt động KDNT của NHTM
Phạm vi nghiên cứu: hoạt động KDNT tại Ngân hàng TMCP Công ThươngViệt Nam – Chi nhánh Ba Đình thời gian từ năm 2008 đến năm 2011
4 Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở các số liệu thu thập từ hoạt động KDNT của Chi nhánh qua cácnăm, bằng phương pháp thống kê và so sánh các chỉ tiêu để đánh giá, đồng thời kết
Trang 16hợp các phương pháp phân tích tổng hợp, duy vật biện chứng để rút ra kết luận vàđề xuất giải pháp.
5 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 03 chương:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Ngân
hàng thương mại
Chương 2: Thực trạng tình hình hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Ngân
hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Ba Đình
Chương 3: Giải pháp tăng cường hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại
Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Ba Đình
Trang 17CHƯƠNG 1 CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
NGOẠI TỆ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 Hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng thương mại
1.1.1 Các khái niệm cơ bản
* NHTM: Ở Mỹ NHTM là công ty kinh doanh tiền tệ, chuyên cung cấp dịch
vụ tài chính và hoạt động trong ngành công nghiệp dịch vụ tài chính
Đạo luật ngân hàng của Pháp (1941) cũng đã định nghĩa: “NHTM là những
xí nghiệp hay cơ sở mà nghề nghiệp thường xuyên là nhận tiền bạc của công chúngdưới hình thức ký thác, hoặc dưới các hình thức khác và sử dụng tài nguyên đó chochính họ trong các nghiệp vụ về chiết khấu, tín dụng và tài chính”
Ở Việt Nam, định nghĩa NHTM: NHTM tổ chức kinh doanh tiền tệ mà họatđộng chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền kí gửi từ khách hàng với trách nhiệmhoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làmphương tiện thanh toán
* KDNT: hoạt động KDNT là một trong hai hoạt động chính của hoạt động
kinh doanh tiền tệ, là hoạt động sử dụng vốn cơ bản của NHTM
Ngoại tệ ở đây được hiểu không giống như ngoại hối bao gồm tất cả cácđồng tiền khác nhau hay các ngoại tệ, vàng, bạc, đa quí, các phương tiện thanh toán
quốc tế như hối phiếu, kỳ phiếu và các giấy tờ có giá mà chỉ là tiền tệ của các nước khác nhau sau đây gọi chung là ngoại tệ Do vậy trong suốt luận văn này,
thuật ngữ ngoại tệ sẽ được hiểu theo nghĩa như vậy và thuật ngữ thị trường ngoạihối cũng sẽ được hiểu là thị trường ngoại tệ
Theo nghĩa hẹp người ta hiểu khái niệm KDNT chỉ đơn thuần là việc mua vàbán số dư có trên tài khoản bằng ngoại tệ
Thực chất KDNT là việc mua bán các loại ngoại tệ khác nhau nhằm đảm bảocân đối các nhu cầu về ngoại tệ ngân hàng và tìm cách thu lợi nhuận trực tiếp thôngqua chênh lệch về tỷ giá và lãi suất giữa các đồng tiền khác nhau
Trang 181.1.2 Đặc điểm của hoạt động kinh doanh ngoại tệ
Hoạt động KDNT là một trong các hoạt động của NHTM, có sự khác biệt vớicác loại hình hoạt động khác, cụ thể:
Hoạt động KDNT gắn chặt với các hoạt động thương mại quốc tế: do hoạt
động KDNT liên quan đến việc mua bán các ngoại tệ trên thị trường, trong khi đócác loại ngoại tệ được các doanh nghiệp chủ yếu giao dịch thông qua hoạt độngthương mại quốc tế Ngoài ra trong một số trường hợp ngoại tệ được dùng làmphương tiện cất giữ giá trị hay đầu cơ, tuy nhiên hoạt động này rất ít và nó chỉchiếm một số lượng rất nhỏ trong các giao dịch ngoại tệ và được thực hiện chủ yếubởi các cá nhân
Hoạt động KDNT là hoạt động phức tạp chứa nhiều rủi ro: Các rủi ro
thường gặp là: rủi ro về giá và rủi ro về khả năng thanh toán Ngoài ra còn mốt sốrủi ro khác nhưng có ít tác động đến hoạt động KDNT đó là rủi ro đạo đức, rủi rotín dụng…Để phòng ngừa rủi ro thị trường các NHTM thường sử dụng các công cụthị trường phái sinh như hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng hoán đổi lãi suất, hơp đồngquyền chọn để làm cân bằng trạng thái luồng tiền và cố định các mức tỷ giá và lãisuất giao dịch
Hoạt động KDNT gắn chặt với tỷ giá: Tỷ giá phản ánh biến động của các
loại ngoại tệ nên để thực hiện thành công hoạt động này cần theo sát các biến động
tỷ giá trên thị trường ngoại tệ quốc tế
Hoạt động KDNT là hoạt động đặc trưng của nền kinh tế thị trường mở:
Vì vậy để thực hiện nó cần có cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại Đồng thời hoạtđộng này đòi hỏi nhà kinh doanh phải có đủ chuyên môn về nhiều lĩnh vực, có các
kỹ năng nhất định và nhanh nhạy với thị trường Nhà kinh doanh phải có trí tuệ caocùng những nỗ nực thường xuyên để xác định những gì đang diễn ra trên thị trường,xác định được tỷ giá đang biến động theo hướng nào từ đó ra quýêt định hợp lí
1.1.3 Vai trò của hoạt động kinh doanh ngoại tệ với ngân hàng thương mại
Nền sản xuất hàng hoá ngày càng phát triển dẫn đến việc trao đổi hàng hoángày càng sâu sắc, không chỉ vượt ra khỏi vùng mà còn vượt qua biên giới quốc gia
Trang 19Vì vậy đã làm nảy sinh việc thanh toán giữa các cá nhân, tổ chức, chính phủ củamột quốc gia này với một quốc gia khác trong các quan hệ kinh tế quốc tế như:thương mại quốc tế, đầu tư quốc tế mà cụ thể là xuất nhập khẩu hàng hoá, thu chi từđầu tư nước ngoài, nhận viên trợ nước ngoài, các hình thức đầu tư trực tiếp từ nướcngoài…
Nhằm đáp ứng nhu cầu về ngoại tệ cho các hoạt động trên, NHTM đã cungcấp nhiều dịch vụ trong đó kinh doanh ngoại tệ là một trong những hoạt động đầutiên và đang ngày càng được mở rộng và phát triển Nó có vai trò quan trọng đối vớinền kinh tế và đối với bản thân ngân hàng
* Đối với nền kinh tế:
- KDNT giúp cho các tổ chức kinh tế mua bán ngoại tệ thuận lợi, thúc đẩycho các hoạt động xuất nhập khẩu và các hoạt động dịch vụ có liên quan đến ngoạitệ Qua đó rút ngắn được quá trình tích luỹ vốn làm tăng tốc độ chu chuyển vốn dẫnđến nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và ổn định các hoạt động khác trong nềnkinh tế do các doanh nghiệp trong nền kinh tế có quan hệ mạng lưới với nhau
- KDNT giúp cho các tổ chức kinh tế tăng khả năng tránh rủi ro trong thanhtoán bằng ngoại tệ Các đơn vị này có thể lợi dụng chính các nghiệp vụ kinh doanhngoại tệ của ngân hàng để phòng chống rủi ro do tỷ giá hối đoái biến động theohướng không có lợi từ lúc kí hợp đồng cho đến khi thanh toán Đó là sử dụng cáchợp đồng trong kinh doanh ngoại tệ như hợp đồng kì hạn, hợp đồng hoán đổi Swap,hợp đồng quyền chọn
- KDNT giúp cho các nhà đầu tư chuyển đổi ngoại tệ để đầu tư phục vụ mụcđích của họ
* Đối với ngân hàng:
- Hoạt động KDNT đáp ứng nhu cầu của khách hàng: Đây là một loại hìnhdịch vụ do ngân hàng cung cấp nhằm thoả mãn nhu cầu về ngoại tệ của khách hàng.Các nhu cầu của khách hàng có thể là: mua bán ngoại tệ thanh toán sau các hợpđồng xuất nhập khẩu, mua ngoại tệ để kí quĩ trong mở L/C, đổi ngoại tệ để đi dulịch… Như vậy nếu một ngân hàng luôn đáp ứng đủ nhu cầu ngoại tệ cho khách
Trang 20hàng, tức là có thể cung ứng đầy đủ ngoại tệ khi khách hàng có nhu cầu mua hợp lívà mua hết ngoại tệ nếu khách hàng có nhu cầu bán thì rõ ràng ngân hàng đó sẽ có
ưu thế hơn trong việc cung cấp dịch vụ so với các ngân hàng khác trong cạnh tranh
- KDNT đem lại lợi nhuận cho ngân hàng KDNT thông qua việc mua bán đểhưởng chênh lệch tỷ giá hay thông qua việc đầu cơ dựa trên những dự báo về biếnđộng lãi suất có thể đem lại những khoản lợi nhuận đáng kể cho ngân hàng Lợinhuận của hoạt động KDNT có thể tăng trưởng và chiếm tỷ trọng cao trong hoạtđộng của NHTM
- KDNT mở rộng hoạt động của ngân hàng thông qua việc thúc đẩy và tài trợcho hoạt động XNK của các doanh nghiệp XNK Rõ ràng rằng nếu một ngân hàngkhông có đủ trạng thái ngoại tệ cần thiết hay không huy động đủ lượng ngoại tệ cầnthiết thì sẽ rất khó có thể giúp các doanh nghiệp XNK thanh toán hay làm ngânhàng chiết khấu, ngân hàng đại lý trong phương thức tín dụng chứng từ
- KDNT giúp ngân hàng phòng chống rủi ro Thực hiện việc KDNT là mộtcách thức đa dạng hóa hoạt động kinh doanh ngân hàng nhằm phân tán rủi ro Hơnnữa ngân hàng cũng có thể xử lý một cách linh động hơn trước những biến độngcủa đồng nội tệ Thông qua hoạt động KDNT bằng các nghiệp vụ có thể tăng cườngquản lý đối với khách hàng
1.1.4 Các nghiệp vụ cơ bản của hoạt động kinh doanh ngoại tệ
Để thực hiện việc mua bán các loại ngoại tệ thì ngân hàng thực hiện thôngqua các nghiệp vụ chính sau:
1.1.4.1 Giao dịch ngoại tệ giao ngay (Spot)
a Spot
Giao dịch ngoại tệ giao ngay là thoả thuận giữa hai bên về việc mua mộtđồng tiền và bán một đồng tiền khác tại một tỷ giá xác định với ngày thanh toán(hay ngày giá trị) thông thường là hai ngày kể từ khi kí hợp đồng
Thị trường ngoại tệ giao ngay bao gồm hai thị trường là thị trường bán buônvà thị trường bán lẻ Thị trường bán buôn có doanh số lớn hơn rất nhiều so với thịtrường bán lẻ do đó thông thường người ta coi thị trường giao ngay là thị trường
Trang 21bán buôn Ngoài ra thị trường bán buôn này cũng được gọi là TTLNH vì thị trườngnày thực hiện giao dịch giữa các ngân hàng với nhau và mỗi một giao dịch với khốilượng rất lớn Còn với thị trường bán lẻ thì giao dịch thực hiện giữa ngân hàng vớicác khách hàng lẻ
Trong một hợp đồng giao ngay sẽ có các chi tiết như: ngày kí hợp đồng hayngày giao dịch, ngày giá trị của hợp đồng, tỷ giá giao dịch và khối lượng giao dịch
Giao dịch ngoại tệ giao ngay là loại hình giao dịch phổ biến nhất trên thịtrường ngoại hối Tỷ giá trong giao dịch giao ngay có thể là tỷ giá được niêm yếtsẵn trên thị trường còn đối với loại ngoại tệ không được niêm yết trực tiếp thì ngânhàng phải xác định tỷ giá bằng phương pháp tính chéo
Đối với các giao dịch ngoại tệ giao ngay, lãi và lỗ được xác định trên cơ sởtính giá trị luồng tiền ròng cuối ngày ứng với tỷ giá đóng cửa của ngày giao dịch đó
b Arbitrage
Nghiệp vụ arbitrage là một dạng của nghiệp vụ giao ngay Hiểu theo cáchđơn giản thì nghiệp vụ arbitrage là việc là việc tận dụng cơ hội giá cả không thốngnhất giữa các thị trường nhằm mục đích kiếm lời mà không hề chịu rủi ro tức là sửdụng chênh lệch tỷ giá giữa các đồng tiền khác nhau để thu lợi thông qua việc muavà bán ngoại tệ
Nghiệp vụ này được tiến hành thông qua việc mua bán ngoại tệ đồng thờitrên các thị trường ngoại hối khác nhau theo nguyên tắc mua ở nơi rẻ và bán ở nơiđắt hay mua với tỷ giá thấp và bán với tỷ giá cao
Nghiệp vụ này có hai cách thức hiện giao dịch đó là kinh doanh giản đơn vàkinh doanh phức tạp Kinh doanh giản đơn được thực hiện thông qua việc mua bántrên hai thị trường khác nhau trong cùng một thời điểm Kinh doanh phức tạp thựchiện thông qua nhiều thị trường mà thông thường là ba thị trường Nghiệp vụ nàyđược áp dụng chủ yếu giữa các ngân hàng với nhau tuy nhiên trong thực tế cácthành viên tham gia vào thị trường ngoại đều có thể kinh doanh, kể cả những nhàkinh tế có nguồn thu ngoại tệ cao, muốn kiếm lời khi phát hiện ra thị trường này cóthể yêu cầu ngân hàng nơi họ có tài khoản thực hiện nghiệp vụ arbitrage cho họ
Trang 22Đây thường là những người rất nhanh nhạy với thị trường Ngân hàng khi đó sẽthực hiện nghiệp vụ arbitrage với tư cách là thực hiện theo yêu cầu của khách hàngvà thu phí.
1.1.4.2 Giao dịch ngoại tệ kỳ hạn (Forward)
Giao dịch ngoại tệ kỳ hạn là giao dịch ngoại tệ được thảo thuận ngày hômnay nhưng việc thực hiện giao dịch vào một ngày trong tương lai với các mức tỷ giá
đã thỏa thuận trước, thông thường ngày là trong tương lai
Tỷ giá áp dụng trong giao dịch kỳ hạn khác với tỷ giá giao ngay gọi là tỷ giá
kỳ hạn Tỷ giá kỳ hạn trong giao dịch kỳ hạn được thỏa thuận ngay từ ngày hômnay và sẽ là tỷ giá thực hiện cho giao dịch trong tương lai Tỷ giá kì hạn được xácđịnh thông qua tỷ giá giao ngay và lãi suất của các đồng tiền trên thị trường Tỷ giákì hạn được tính sao cho nó bù đắp được chênh lệch lãi suất có thể thực hiện giữahai đồng tiền giao dịch Tỷ giá kỳ hạn thường thấp hơn hoặc cao hơn tỷ giá giaongay Công thức để xác định tỷ giá kỳ hạn được xác định như sau:
Tỷ giá kỳ hạn = Tỷ giá giao ngay + (-) Điểm kỳ hạnĐiểm kỳ hạn được tính toán dựa trên chênh lệch lãi suất giữa 2 đồng tiềntheo công thức sau:
Điểm kỳ hạn
=
Tỷ giá giao ngay * số ngày kỳ hạn * chênh lệch lãi suất 2 đồngtiền
360 + số ngày kỳ hạn * lãi suất của đồng tiền đi vay
Như vậy căn cứ vào mức lãi suất của các đồng tiền ta sẽ biết được đồng tiềnnào lên giá và đồng tiền nào giảm giá kỳ hạn
Các yếu tố tác động đến tỷ giá kỳ hạn
Chênh lệch lãi suất giữa 2 đồng tiền: theo công thức tính điểm kỳ hạnnhư ở trên thì chênh lệch lãi suất giữa 2 đồng tiền tác động đến điểm kỳ hạn
Lạm phát: giả sử tỷ giá giữa 2 đồng tiền 1A = 1B Nếu tiền của nước B bịlạm phát 10% còn nước A thì không bị lạm phát Vậy tiền nước B giảm giá trị 10%
Trang 23tức là tỷ giá kỳ hạn sau một năm sẽ có thêm 10% với đồng tiền bị mất giá, lúc này1A=1,1B
Sự kỳ vọng: kỳ vọng với biến chuyển tương lai của 1 đồng tiền cũng làmthay đổi tỷ giá giữa 2 đồng tiền dù yếu tố này mang tính chủ quan
Các giao dịch ngoại tệ có kỳ hạn được áp dụng khá phổ biến trong các ngânhàng NHTM có thể thực hiện giao dịch kỳ hạn nhằm làm dịch vụ cho khách hànglà các công ty XNK để họ có thể bảo hiểm cho các khoản thu nhập hoặc các khoảnchi nhập khẩu của họ
Giao dịch ngoại tệ có kỳ hạn còn được sử dụng nhằm mục đích đầu cơ củacác ngân hàng Hầu hết nó phát sinh khi người ta chờ đợi biến động về tỷ giá giữacác đồng tiền trong thời gian sắp tới hoặc khi một loại tiền tệ bị mất giá trầm trọng
do khủng hoảng chính trị Hậu quả là có sự dịch chuyển ồ ạt từ loại tiền tệ yếu sangloại tiền tệ được xem là chắc chắn hơn và điều đó dẫn đến tỷ giá kỳ hạn của ngoại tệyếu giảm một cách mạnh mẽ so với bình thường, thông qua đó các ngân hàng đầu
cơ thu lợi
Kết quả KDNT kỳ hạn cũng được xác định vào cuối ngày giao dịch Kết thúcngày giao dịch, các ngân hàng có trạng thái ngoại hối ròng của các hợp đồng cònhiệu lực với những ngày giá trị khác nhau Kết quả kinh doanh có thể được tính dựatrên giả định rằng tất cả các hợp đồng kỳ hạn còn hiệu lực đều được thanh lý ngaylập tức và tỷ giá được áp dụng để định giá lại là tỷ giá kỳ hạn lúc đóng cửa của ngàygiao dịch hôm đó
1.1.4.3 Giao dịch hoán đổi ngoại tế (SWAP)
Giao dịch hoán đổi ngoại tệ là việc mua và bán ra một đồng tiền nhất địnhvới cùng một khối lượng nhưng ngày giá trị mua vào và ngày giá trị bán ra là khácnhau hay nói cách khác giao dịch hoán đổi ngoại tệ là sự kết hợp của một giao dịchgiao ngay và một giao dịch kỳ hạn với cùng một lượng ngoại tệ nhưng theo haichiều trái ngược nhau
Hợp đồng hoán đổi ngoại tệ có những đặc điểm sau:
Hợp đồng bán ra và mua vào một đồng tiền nhất định được ký kết đồng
Trang 24thời tại ngày hôm nay và nếu không có thỏa thuận gì khác, thì việc bán ra một đồngtiền có nghĩa là ngân hàng yết giá bán ra đồng tiền yết giá và việc mua một đồngtiền có nghĩa là ngân hàng yết giá mua vào đồng tiền yết giá.
Số lượng bán ra và mua vào đồng tiền trong hợp đồng hoán đổi là giốngnhau Vì thế giao dịch này không tạo ra trạng thái ngoại hối ròng cho ngân hàng nêntránh được rủi ro tỷ giá
Ngày giá trị của hợp đồng bán ra và mua vào là khác nhau vì thế mà có độlệch về mặt thời gian với luồng tiền khiến cho ngân hàng phải chịu rủi ro về lãi suất
Trong nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ giao ngay hay có kì hạn, ngân hàng chỉhoạt động một chiều để phục vụ khách hàng, điều đó nghĩa là ngân hàng mua hoặcbán ngoại tệ theo tỷ giá giao ngay hoặc tỷ giá kì hạn mà không đồng thời thoả thuậnvới khách hàng nghiệp vụ đối ứng bán hoặc mua lại Do đó ngân hàng không tự cânbằng được trạng thái ngoại tệ của mình mà luôn đối mặt với rủi ro về trạng tháingoại tệ Nghiệp vụ hoán đổi ngoại tệ có thể khắc phục được rủi ro trên
Tỷ giá hoán đổi phản ánh điểm kỳ hạn hay điểm hoán đổi mà tại đó ngânhàng đồng ý hoán đổi hai đồng tiền nhất định thông qua giao dịch giao ngay và giaodịch kỳ hạn
Do đó: Tỷ giá hoán đổi = Điểm kỳ hạn = Điểm hoán đổi
Tỷ giá hoán đổi chính là điểm kỳ hạn nên có thể viết:
Tỷ giá hoán đổi = tỷ giá giao ngay – tỷ giá kỳ hạn
Trong một cặp tỷ giá hoán đổi, nếu tỷ giá hoán đổi đứng trước mà nhỏ hơn tỷgiá hoán đổi đứng sau thì ngân hàng sẵn sàng mua kỳ hạn tại mức tỷ giá giao ngaycộng với tỷ giá hoán đổi và sẵn sàng bán kỳ hạn tại mức tỷ giá giao ngay cộng với
tỷ giá hoán đổi đứng sau Ngược lại, nếu tỷ giá hoán đổi đứng trước lớn hơn tỷ giáhoán đổi đứng sau thì có nghĩa là ngân hàng sẵn sàng mua kỳ hạn tại mức giá giaongay trừ đi tỷ giá hoán đổi đứng trước và sẵn sàng bán kỳ hạn tỷ giá hoán đổi đứngtrước mà nhỏ hơn tỷ gía hoán đổi đứng sau
Giao dịch hoán đổi ngoại tệ không chỉ được ứng dụng trong KDNT để kiếmlời mà còn được ứng dụng rộng rãi trong bảo hiểm rủi ro tỷ giá và tín dụng quốc tế
Trang 25Đối với NHTM đây là công cụ hữu hiệu tạo ra trạng thái vốn của hai đồng tiền màkhông làm ảnh hưởng tới trạng thái ngoại hối Vì vậy giao dịch này thường đượccác ngân hàng thực hiện với nhau nhằm thoả mãn nhu cầu sử dụng một đồng tiềnnhất định mà không phải đi vay trên thị trường Nghiệp vụ Swap còn giúp các ngânhàng cân bằng được tình trạng mất cân đối về hối đoái trong các nghiệp vụ nhận gửivà cho vay.
1.1.4.4 Giao dịch hợp đồng quyền chọn (Option)
Giao dịch quyền chọn ngoại tệ được thực hiện thông qua việc ký kết các hợpđồng quyền chọn Một hợp đồng quyền chọn tiền tệ cho phép người mua hợp đồngcó quyền mua hoặc bán một đồng tiền với một đồng tiền khác tại một mức tỷ giá cốđịnh đã thỏa thuận trước trong hợp đồng trong một khoảng thời gian xác định
Như vậy trong một hợp đồng quyền chọn thì người mua hợp đồng có quyềnthực hiện hợp đồng mua hay bán một loại tiền tệ khi đến hạn nếu tỷ giá lúc đó là cólợi cho họ còn nếu tỷ giá bất lợi thì người mua có thể sẽ không thực hiện hợp đồng,nhưng người mua sẽ phải mất phí để mua quyền Còn đối với người bán, anh takhông có bất cứ sự lựa chọn nào khác ngoài việc sẵn sàng tiến hành giao dịch theo ýđịnh của người mua và sẽ thu phí mở quyền từ người bán Ý nghĩa trên chỉ áp dụngcho trường hợp người mua hợp đồng quyền chọn đầu tiên (cũng là người yêu cầumở hợp đồng) nắm giữ hợp đồng đến khi đáo hạn mà không bán hay chuyểnnhượng hợp đồng cho người khác
Giống như bất cứ một hợp đồng kinh tế nào, bao giờ cũng có một bên muavà một bên bán nên sẽ có người bán hợp đồng và người mua hợp đồng Vì hợp đồngnày luôn có quyền chọn bán và quyền chọn mua nên sẽ có người bán hợp đồng chọnmua hoặc hợp đồng chọn bán và người mua hợp đồng chọn mua hoặc hợp đồngchọn bán
Có hai loại quyền chọn cơ bản là quyền chọn kiểu Châu Âu và quyền chọnkiểu Mỹ Quyền chọn kiểu Châu Âu thì việc thực hiện quyền chỉ có thể khi hợpđồng đến hạn Còn quyền chọn kiểu Mỹ có thể thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nàotrong thời gian hợp đồng còn hiệu lực đến lúc đáo hạn
Trang 26Việc thanh lý hợp đồng quyền chọn được gọi là thực hiện quyền chọn Tỷ giááp dụng khi thực hiện quyền là tỷ giá quyền chọn Tỷ giá này không chỉ phụ thuộcvào cung cầu trên thị trường mà còn phụ thuộc vào mức phí của quyền chọn là caohay thấp Mức phí của hợp đồng quyền chọn phải là một mức phí phù hợp sao chođủ bù đắp rủi ro vể tỷ giá xét từ góc độ của người bán và phải phù hợp không quáđắt xét từ góc độ của người mua Nếu khi hợp đồng đáo hạn mà giao dịch khôngxảy ra thì chỉ có một khoản phí được thực hiện.
Các hợp đồng quyền chọn cũng thường được sử dụng để phòng ngừa rủi ro
tỷ giá, vì cũng giống như các giao dịch kỳ hạn, hoán đổi hay tương lai hợp đồngquyền chọn cho phép thực hiện việc mua bán tại mức giá đã thỏa thuận trước nêncác bên tham gia có thể tránh được tổn thất do sự biến động của tỷ giá
Ngoài ra giao dịch quyền chọn cũng được sử dụng nhằm mục đích đầu cơ.Trong trường hợp này thì hợp đồng quyền chọn có ưu thế hơn so với các hợp đồngkhác Vì người mua có quyền tiến hành giao dịch nếu thấy có lợi cho mình vàkhông tiến hành giao dịch nếu thấy tỷ giá biến động bất lợi nếu thực hiện giao dịch
1.1.4.5 Giao dịch hợp đồng tương lai (Future)
Giao dịch hơp đồng tương lai là việc hai ngân hàng hoặc giữa ngân hàng vớikhách hàng thỏa thuận về việc mua bán ngoại tệ trong tương lai tại một mức tỷ giácố định thỏa thuận ngày hôm nay
Giao dịch tương lai được thực hiện trên thị trường tập trung, các hợp đồngđều được tiêu chuẩn hóa và chỉ giới hạn trong một số ngày giá trị Trên sở giao dịchcó các nhà thanh toán bù trừ, họ hạch toán các khoản lỗ lãi của các bên mua, bánvào số tiền ký quỹ của các bên Để tránh rủi ro cho nhà thanh toán bù trừ khi giátăng hoặc giảm qua mức Nhà thanh toán bù trừ sẽ yêu cầu nhà kinh doanh ký quỹ
bổ sung trong trường hợp số dư trên tài khoản ký quỹ giảm xuống một mức nào đó
Các hợp đồng tương lai thường được dùng vào mục đích phòng ngừa rủi ro.Với hợp đồng tương lai mua bán ngoại tệ được thỏa thuận giữa các bên mua, bánvào thời điểm hợp đồng đến hạn là cố định do đó các bên có thể tránh được nhữngảnh hưởng của sự lên xuống của tỷ giá trong tương lai Điểu này rất có ý nghĩa vớinhà kinh doanh trong bối cảnh tỷ giá biến động liên tục khó dự báo
Trang 27Ngoài ra, hợp đồng tương lai cũng được sử dụng vào mục đích đầu cơ kiếmlợi nhuận thông qua sự dự đoán về tỷ giá trong tương lai
1.1.5 Tăng cường hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ của Ngân hàng
thương mại
1.1.5.1 Quan niệm về tăng cường hiệu quả
Trước khi bàn về khái niệm tăng cường hiệu quả hoạt động KDNT cần xem
xét khái niệm hiệu quả Hiệu quả là một tương quan so sánh giữa kết quả đạt được
theo mục tiêu đã được xác định với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó trong
những điều kiện nhất định Tăng cường hiệu quả ở đây là sự tăng lên của tương
quan so sánh trên Một hoạt động được gọi là có hiệu quả khi mà kết quả đạt được
theo mục tiêu đã được xác định lớn hơn chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó
Như vậy, tăng cường hiệu quả hoạt động KDNT tức là phát triển lợi nhuận
từ hoạt động KDNT mang lại trong những điều kiện nhất định, đảm bảo an toàn ổn định và phát triển bền vững.
1.1.5.2 Các tiêu chí đánh giá hiệu quả của hoạt động KDNT
Thị phần hoạt động KDNT:
Thị phần hoạt động KDNT càng lớn, điều đó đồng nghĩa với khả năng mởrộng phát triển hoạt động KDNT càng nhiều, từ đó góp phần tăng cường hiệu quảcủa hoạt động KDNT
Doanh số mua và doanh số bán ngoại tệ:
Thể hiện khối lượng mua và bán ngoại tệ của ngân hàng trong một thời kỳ.Thông thường hoạt động mua bán ngoại tệ được thực hiện trên cơ sở có chênh lệchdương trong mua hoặc bán ngoại tệ giữa ngân hàng với khách hàng, do vậy khidoanh số mua bán ngoại tệ càng lớn thì chênh lệch tỷ giá càng nhiều và càng tănghiệu quả của hoạt động KDNT Mặt khác với khối lượng lớn về giao dịch mua bánngoại tệ cho thấy khả năng đáp ứng tốt về nguồn ngoại tệ của ngân hàng cho cácnhu cầu của khách hàng
Số lượng ngoại tệ thực hiện trong kinh doanh:
Lượng ngoại tệ thực hiện càng nhiều thể hiện sự đa dạng trong giao dịch
Trang 28ngoại tệ, cho thấy khả năng đáp ứng và cung cấp ngoại tệ đa dạng của ngân hàngcho khách hàng, đảm bảo mọi nhu cầu của khách hàng với các loại ngoại tệ khácnhau Việc kinh doanh nhiều loại ngoại tệ thể hiện việc tiếp nhận nhiều nguồn ngoạitệ để đáp ứng nhu cầu khách hàng phong phú hơn, đa dạng và linh hoạt hơn.
Sản phẩm kinh doanh ngoại tệ
Sản phẩm KDNT thể hiện khả năng đáp ứng các nhu cầu khác nhau củakhách hàng về ngoại tệ Sản phẩm được sử dụng càng đa dạng cho thấy khả năngđáp ứng nhu cầu của ngân hàng, đặc biệt là các sản phẩm ngoại tệ phái sinh Việcngày càng sử dụng nhiều sản phẩm KDNT và đa dạng hóa sản phẩm KDNT cũnggóp phần tăng giao dịch liên quan đến ngoại tệ và hiệu quả từ hoạt động này
Lợi nhuận từ hoạt động KDNT:
Phản ánh trực tiếp hiệu quả từ hoạt động KDNT Chỉ tiêu này càng lớn đồngnghĩa với tính hiệu quả trong hoạt động KDNT Nó mang tính chất thời điểm vàphụ thuộc nhiều vào chênh lệch tỷ giá trong các giao dịch mua bán liên quan tới cácnghiệp vụ, sản phẩm của hoạt động KDNT Chỉ tiêu này liên quan trực tiếp tớidoanh số mua bán, các loại ngoại tệ kinh doanh và các sản phẩm KDNT
Tính chính xác và kịp thời của các giao dịch ngoại tệ:
Tính chính xác và kịp thời của các giao dịch ngoại tệ ảnh hưởng đến chấtlượng dịch vụ ngoại tệ cung cấp cho khách hàng Giao dịch càng chính xác, kịp thờithì chất lượng càng tăng và ngược lại, điều này tỷ lệ thuận với hiệu quả hoạt độngKDNT Tỷ giá mua bán ngoại tệ giao ngay hay kỳ hạn là yếu tố nhạy cảm (khả năngbiến động nhanh hay chậm, cao hay thấp phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó chủyếu là yếu tố về thị trường hiện tại, cũng như các chính sách kinh tế, dự báo xu thếtrong nước cũng như thế giới, cùng với việc đánh giá các hàng hóa khác như vàng,giá dầu…) Việc thực hiện các giao dịch bám sát xu thế, đánh giá được những diễnbiến trong tương lai sẽ giúp việc đưa ra các quyết định trong các giao dịch ngoại tệchính xác và kịp thời, đem lại những kết quả kinh doanh hiệu quả nhất với chiếnlược kinh doanh trong ngắn hạn và dài hạn Đưa ra quyết định mua/bán với sốlượng bao nhiêu, tỷ giá chốt ở thời điểm giao dịch hay ở thời điểm tương lai,
Trang 29phương thức mua bán giao ngay, kỳ hạn, hoán đổi, quyền chọn…là những nhân tốquan trọng trong việc đánh giá hiệu quả.
Quản trị rủi ro:
Đề cập đến các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động KDNT không thể khôngđề cập đến hiệu quả quản trị rủi ro Mục đích của quản trị rủi ro là để đảm bảo việcgiao dịch, kinh doanh, các hoạt động điều hành không vượt mức thua lỗ cho phép,nhằm đảm bảo an toàn trong hoạt động KDNT Các yếu tố chính trong quản trị rủi
ro bao gồm: chiến lược quản trị rủi ro tổng thể, chính sách chi tiết trong việc nắmbắt các rủi ro của bản thân doanh nghiệp, hệ thống thông tin hoàn thiện trong việcquản trị và báo cáo các rủi ro, các chỉ số rõ ràng về kiểm soát các rủi ro Các yếu tốrủi ro rất đa dạng, tác động về nhiều mặt tới hoạt động KDNT vì vậy bên cạnh việcthực hiện các giao dịch thì biện pháp kiểm soát rủi ro sẽ giúp ngân hàng kiểm soátđược hoạt động và ngăn chặn được các nguy cơ rủi ro có thể xảy ra, tăng cườnghiệu quả hoạt động KDNT
1.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ
1.2.1 Các nhân tố khách quan
Các nhân tố khách quan ở đây chính là các nhân tố mà bản thân ngân hàngkhông thể lường trước được cũng như không thể tác động đến các nhân tố này màchỉ có thể phòng ngừa hay hạn chế tổn thất khi các nhân tố này tác động xấu đếnhoạt động KDNT của ngân hàng
1.2.1.1 Điều kiện thị trường
Điều kiện thị trường ở đây chính là sự phát triển chung của thị trường Sựphát triển chung của thị trường hoàn toàn phụ thuộc vào nền kinh tế của mỗi nước.Mỗi nước có một thị trường ngoại hối phát triển khác nhau nên hoạt động KDNTcủa ngân hàng cũng sẽ phát triển khác nhau tùy thuộc vào sự phát triển chung củaTTLNH
Thực tế cho thấy điều kiện thị trường thuận lợi, như nền kinh tế đang tăngtrưởng, kim ngạch xuất nhập khẩu ngày càng mở rộng, nền kinh tế có xu hướng mởmạnh mẽ với nền kinh tế thế giới thì hoạt động KDNT có xu hướng phát triển tốt và
Trang 30ngược lại, khi nền kinh tế suy thoái, lạm phát tăng cao, hoạt động xuất nhập khẩusuy giảm thì hoạt động KDNT cũng bị ảnh hưởng mạnh mẽ và có sự sụt giảm tươngứng.
1.2.1.2 Cơ sở pháp lý
Như chúng đã biết thì hoạt động kinh doanh ngân hàng là một lĩnh vực chịurất quan trọng do hàng ngày ngân hàng luân chuyên một khối lượng vốn rất lớntrong nền kinh tế Ngân hàng là một kênh huy động vốn gián tiếp cung cấp cho cáchoạt động đầu tư cũng như ngân hàng cung cấp rất nhiều hoạt động dịch vụ cho cácdoanh nghiệp và cá nhân trong nền kinh tế Do đó hoạt động ngân hàng nói chungvà hoạt động KDNT nói riêng chịu sự quản lý của nhà nước mà cơ quản trực tiếpquản lý là NHNN
NHNN của mỗi nước thực hiện việc quản lý đồng thời ban hành luật đểhướng dẫn và kiểm soát hoạt động của ngân hàng Nhưng thông thường một vănbản luật ra đời thường dựa trên nhu cầu thực tế nên các văn bản luật thường đi saucác hoạt động của thị trường nên có thể vì thế mà hoạt động của thị trường nóichung và của từng ngân hàng nói riêng sẽ kém phát triển
Nếu như qui trình thủ tục là những qui định trực tiếp của ngân hàng về hoạtđộng KDNT thì cơ sở pháp lý là những qui định của nhà nước về hoạt động KDNTđối với các NH Các qui định này cần phát triển phù hợp với sự phát triển củaTTLNH thì hoạt động KDNT của các ngân hàng mới có thể phát triển
1.2.1.3 Rủi ro tỷ giá
Hầu hết các quốc gia đều có đồng tiền riêng của mình Thương mại, đầu tư,các quan hệ tài chính quốc tế đòi hỏi các quốc gia phải thanh toán với nhau Thanhtoán giữa các quốc gia dẫn đến việc trao đổi các đồng tiền với nhau Hai đồng tiềnđược trao đổi với nhau theo một tỷ lệ nhất định, tỷ lệ này gọi là tỷ giá
Tỷ giá ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động KDNT của ngân hàng vì các giaodịch ngoại tệ đều phải thông qua tỷ giá để thực hiện trao đổi Nhưng tỷ giá lại biếnđộng hằng ngày và phụ thuộc vào chính sách quản lý của từng quốc gia mà chínhsách tỷ giá lại khác nhau, do đó ảnh hưởng cũng khác nhau tới hoạt động KDNT
Trang 31của ngân hàng Có thể nói rằng rủi ro tỷ giá là một trong những rủi ro luôn luônphải đối mặt với hoạt động KDNT.
Các loại tỷ giá:
Tỷ giá mua vào và tỷ giá bán ra: tỷ giá mua vào là tỷ giá tại đó ngân hàngyết giá sẵn sàng mua vào đồng tiền yết giá Tỷ giá bán ra là tỷ giá tại đó ngân hàngsẵn sàng bán ra đồng tiền yết giá
Tỷ giá tiền mặt và tỷ giá chuyển khoản: tỷ giá tiền mặt áp dụng cho cácngoại tệ tiền kim loại, tiền giấy, séc du lịch, thẻ tín dụng Tỷ giá chuyển khoản ápdụng cho các giao dịch mua bán ngoại tệ là các khoản tiền gửi tại ngân hàng Thôngthường tỷ giá mua tiền mặt thấp hơn và tỷ giá bán tiền mặt cao hơn tỷ giá chuyểnkhoản
Tỷ giá chéo: tỷ giá giữa hai đồng tiền được xác định thông qua đồng tiềnthứ ba Trên thực tế do vai trò của đồng USD rất lớn nên tỷ giá chéo được địnhnghĩa là tỷ giá giữa hai đồng tiền không có sự tham gia của đồng USD Hay nóicách khác tỷ giá giữa hai đồng tiền bất kỳ đều được suy ra từ tỷ giá giữa chúng vớiUSD
1.2.1.4 Trạng thái ngoại tệ
Trạng thái ngoại tệ của một tổ chức phản ánh hiện trạng hoạt động ngoại tệcủa tổ chức đó Khi ngân hàng hay tổ chức bán ngoại tệ ra nhiều hơn mua vào thì sẽcó trạng thái ngoại tệ âm và ngược lại nếu ngân hàng mua ngoại tệ vào nhiều hơnbán ra thì trạng thái ngoại tệ sẽ dương
Trạng thái ngoại tệ được tính từ bảng cân đối ngoại tệ bao gồm tài sản có, tàisản nợ và các khoản đã kí kết nhưng chưa thực hiện
Trạng thái ngoại tệ ròng= (tài sản có ngoại tệ + ngoại tệ mua vào) - (tài sảnnợ ngoại tệ + ngoại tệ bán ra)
Trạng thái ngoại tệ của mỗi ngân hàng thường được xác định vào cuối mỗingày Nó được tính trên cơ sở trạng thái ngoại tệ ngày hôm trước và chênh lệch giữadoanh số mua vào, doanh số bán phát sinh trong ngày của ngoại tệ đó, bao gồm cảgiao dịch giao ngay và kỳ hạn
Trang 32Tùy thuộc vào từng quốc gia khác nhau qui định trạng thái ngoại tệ khácnhau mà ảnh hưởng đến hoạt động KDNT của ngân hàng Nếu quy định cho phépmột ngân hàng được phép duy trì trạng thái +/- 10% vốn tự có của Ngân hàng thìNgân hàng nào có vốn tự có lớn khả năng duy trì trạng thái lớn và tính chủ độngcao, tuy nhiên việc duy trì trạng thái lớn cũng sẽ ảnh hưởng đến hoạt động KDNTnếu tỷ giá biến động theo hướng bất lợi, do vậy duy trì trạng thái ngoại tệ phải đượccân nhắc rất kỹ lưỡng nếu không sẽ giống nhu con dao hai lưỡi.
1.2.2 Các nhân tố chủ quan
Các nhân tố chủ quan là các nhân tố thuộc về bản thân ngân hàng hay nóicách khác đây là các nhân tố nội tại tồn tại trong ngân hàng có tác động đến sự pháttriển của ngân hàng nói chung và hoạt động KDNT nói riêng
1.2.2.1 Tiềm lực tài chính
Đối với mỗi ngân hàng, khả năng tài chính quyết định rất lớn tới khả năngcung cấp, đáp ứng nhu cầu về ngoại tệ của khách hàng Tiềm lực tài chính càngmạnh, khả năng thu xếp nguồn lực càng ổn định, có thể đáp ứng đa dạng nhu cầungoại tệ của khách hàng với khối lượng lớn Điều này đảm bảo về mặt uy tín là tổchức có thể đứng ra thiết lập các giao dịch có quy mô, với mức độ phức tạp và trênphạm vi lớn Mặt khác tiềm lực tài chính còn quyết định trạng thái ngoại tệ đượcphép duy trì đối với mỗi ngân hàng Như đã nêu ở trên, với tiềm lực tài chính tốt,vốn tự có của ngân hàng lớn, có thể duy trì trạng thái với quy mô lớn hơn, tăng khảnăng chủ động và thu xếp các nguồn lực cho các nhu cầu đa dạng của khách hàng
1.2.2.2 Nguồn nhân lực
Trong bất kỳ một hoạt động nào con người luôn đóng vai trò quan trọng nhấtbởi vì con người tổ chức nên những hoạt động đó đồng thời cũng thực hiện việcquản lý duy trì cho hoạt động tồn tại và phát triển Trong hoạt động ngân hàng nóiriêng và hoạt động KDNT nói riêng yếu tố con người cũng vậy luôn giữ vị trí quantrọng hàng đầu Tuy nhiên với hoạt động KDNT nói riêng đòi hỏi con người hay đòihỏi một đội ngũ cán bộ có đủ năng lực và trình độ chuyên môn nghiệp vụ KDNTtrực tiếp ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng Không chỉ vậy hoạt động này còn
Trang 33rất phức tạp do đối mặt với nhiều rủi ro đặc biệt là rủi ro tỷ giá Tỷ giá trên TTLNHluôn biến động từng giờ do đó đòi hỏi cán bộ KDNT phải luôn theo dõi thị trường.Nhưng chỉ theo dõi thị trường không thôi chưa đủ vì những cán bộ KDNT còn phảiđưa ra những nhận xét phân tích về xu thế của tỷ giá trong trong tương lai thì mớicó thể thực hiện KDNT mang lại lợi nhuận cho ngân hàng Do đó cán bộ KDNTngoài việc có đủ trình độ chuyên môn nghiệp vụ còn đóng vai trò giống như mộtnhà phân tích thị trường Trong một xã hội mà công nghệ thông tin phát triển nhưngày nay thì ngoài chuyên môn nghiệp vụ là bắt buộc cho công việc một cán bộngân hàng nói chung và cán bộ KDNT nói riêng cần có khả năng sử dụng các trang
bị máy móc hỗ trợ cho hoạt động KDNT thành công Việc giao dịch trực tiếp nhưngày xưa đã không còn phổ biến nữa mà ngày nay giao dịch không có giới hạnkhông gian Lấy một ví dụ trong việc giao dịch ngoại tệ liên ngân hàng được thựchiện cho một mạng máy tính nối mạng giữa các ngân hàng với nhau, nếu cán bộKDNT không biết sử dụng máy tính thì làm sao có thể thực hiện giao thành côngđược Không chỉ vậy giao dịch liên ngân hàng chủ yếu sử dụng các thuật ngữ riêngphục vụ cho giao dịch do đó đòi hỏi giao dịch viên (dealer) còn phải nắm vững cảnhững thuật ngữ này Thử hỏi một cán bộ KDNT mà không có đủ năng lực trình độ,khả năng ứng dụng công nghệ thông tin, khả năng phân tích, khả năng đưa ra cácchiến lược kinh doanh và sự nhanh nhạy trong việc thực hiện các giao dịch ngoại tệthì làm sao có thể thực hiện thành công giao dịch, chưa nói đến việc phát triển hoạtđộng KDNT của ngân hàng Do đó, yếu tố về nguồn nhân lực đóng vai trò rất quantrọng trong việc phát triển hoạt động KDNT của ngân hàng
1.2.2.3 Cơ sở vật chất
Yếu tố cơ sở vật chất cũng đóng một vai trò hết sức quan trọng, nếu chỉ cócon người mà không có các trang thiết bị hỗ trợ thì con người cũng không thể làmgì được nhất là đối với hoạt động KDNT Trước hết hoạt động KDNT cần một nơiđể thực hiện giao dịch và đương nhiên việc này ngân hàng phải là người đưa ranhững địa điểm giao dịch thì mới có khách hàng đến
Trang 34Ngày nay, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và việc ứng dụng nó trongnhiều lĩnh vực của cuộc sống mà đặc biệt là công nghệ thông tin được ứng dụngrộng rãi trong kinh doanh ngân hàng cũng như trong lĩnh vực KDNT Do đó đỏi hỏingân hàng phải trang bị đầy đủ hệ thống công nghệ thông tin để có thể thực hiệnthành công các giao dịch chẳng hạn như để thực hiện giao dịch liên ngân hàng cầncó hệ thống máy tính nối mạng với các ngân hàng khác hay như để thực hiện giaodịch từ xa với các khách hàng cần có hệ thống điện thoại….
Nói tóm lại, yếu tố về cơ sở vật chất cũng là một trong những yếu tố khôngthể thiếu để ngân hàng có thể phát triển hoạt động KDNT
1.2.2.4 Qui trình thủ tục của hoạt động kinh doanh ngoại tệ
Một yếu tố hết sức quan trọng khác để có thể phát triển hoạt động KDNT củangân hàng đó là qui trình thủ tục
Qui trình thủ tục ở đây chính là những qui định của bản thân ngân hàng vềhọat động KDNT bên cạnh các qui định pháp luật của nhà nước
Các qui định do chính ngân hàng qui định về hoạt động KDNT giúp hoạtđộng này được thực hiện và có thể phát triển Qui định cần phải thông thoáng vàphù hợp với điều kiện của từng ngân hàng và từng giai đoạn của thị trường ngoạihối Nếu qui trình thủ tục ngân hàng đưa ra là quá phát triển chỉ phù hợp với cácngân hàng hiện đại trên thế giới mà không phù hợp với thị trường Việt Nam thì hoạtđộng KDNT của ngân hàng đó sẽ không thể phát triển được còn nếu qui định quácứng nhắc không phù hợp với sự phát triển của thị trường ngoại hối thì hoạt độngKDNT của ngân hàng cũng không thể phát trỉên được Hay trên thị trường ngoại hốicó những cơ hội kinh doanh kiếm lời mà ngân hàng lại không qui định về việc thựchiện hoạt động kinh doanh đó do nó có nhiều rủi ro thì làm sao cán bộ KDNT có thểthực hiện hoạt động đó, trong khi có thể cả thị trường người ta đã thực hiện hoạtđộng đó Như vậy thì ngân hàng hoạt động KDNT cũng sẽ không phát triển
Qui trình thủ tục trong bất kỳ một hoạt động nào cũng như hoạt động KDNTcần qui định rõ ràng và phù hợp với sự phát triển của thị trường ngoại tệ thì hoạtđộng KDNT của ngân hàng mới có thể phát triển thành công
Trang 351.2.2.5 Quản trị rủi ro
Trong hoạt động KDNT, người ta phải đưa ra các quyết định kinh doanh vàtrong mỗi quyết định luôn tiềm ẩn rủi ro Trong đó, rủi ro tỷ giá là rủi ro lớn nhất vàluôn rình rập xung quanh các quyết định KDNT từ phía ngân hàng Để thành công,người ta không phải chỉ tìm cách tránh né những rủi ro mà còn phải làm sao đểkiểm soát được chúng Hơn nữa khi rủi ro xảy ra, cần có biện pháp khắc phục ngaylập tức để hạn chế đến mức thấp nhất của tổn thất Vì vậy, yêu cầu đặt ra cho việcquản lý rủi ro trong hoạt động KDNT là phải thận trọng khi đưa ra các quyết địnhcũng như giải pháp xử lý tùy thuộc vào từng trường hợp
Mục đích của quản trị rủi ro là để đảm bảo việc giao dịch, kinh doanh, cáchoạt động điều hành không vượt mức thua lỗ cho phép, nhằm đảm bảo an toàntrong hoạt động KDNT Các yếu tố chính trong quản trị rủi ro bao gồm: chiếnlược quản trị rủi ro tổng thể, chính sách chi tiết trong việc nắm bắt các rủi ro củabản thân doanh nghiệp, hệ thống thông tin hoàn thiện trong việc quản trị và báocáo các rủi ro, các chỉ số rõ ràng về kiểm soát các rủi ro Các yếu tố rủi ro rất đadạng, tác động về nhiều mặt tới hoạt động KDNT vì vậy bên cạnh việc thực hiệncác giao dịch thì biện pháp kiểm soát rủi ro sẽ giúp ngân hàng kiểm soát đượchoạt động và ngăn chặn được các nguy cơ rủi ro có thể xảy ra, tăng cường hiệuquả hoạt động KDNT
Rủi ro thị trường liên quan đến các thay đổi đa dạng trên thị trường tàichính bao gồm rủi ro tỷ giá, rủi ro lãi suất và các rủi ro tương quan Các biệnpháp kiểm soát rủi ro rất đa đạng, tác động về nhiều mặt tới hoạt động KDNT, vìvậy bên cạnh việc thực hiện các hoạt động giao dịch thì cần tiến hành đồng bộcác biện pháp kiểm soát này nhằm đảm bảo hoạt động nằm trong phạm vi kiểmsoát đồng thời ngăn chặn được các nguy cơ có thể xảy ra, tăng cường hiệu quảcủa các hoạt động KDNT
Trang 36CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
CHI NHÁNH BA ĐÌNH
2.1 Giới thiệu chung về Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam Chi nhánh Ba Đình
2.1.1 Quá trình hình thành, phát triển
* Thời kỳ hoạt động theo mô hình ngân hàng một cấp
Chi nhánh Ngân hàng TMCP Công thương BĐ ra đời từ năm 1959
Tên gọi lúc được thành lập: Chi điếm Ngân hàng Ba Đình trực thuộc Ngânhàng Hà Nội
Địa điểm đặt trụ sở: Tại phố Đội Cấn - Hà Nội (nay 34 Cửa Nam – PhườngCửa Nam, Quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội)
Khi mới được thành lập, cơ sở vật chất của ngân hàng còn nhiều thiếu thốn.Biên chế cán bộ làm việc có trên 10 người, trong đó có 2 đồng chí lãnh đạo chiđiếm, còn lại là cán bộ nghiệp vụ hành chính Ngay tự những ngày đầu thành lập,dưới sự chỉ đạo của ngân hàng trung ương, ngân hàng thành phố, chi điếm ngânhàng Đội Cấn đã chiến khai thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ vừa quan trọng vừacấp bách đó là ổn định tổ chức, hoạt động và phục vụ nhiệm vụ khôi phục, cải tạovà phát triển kinh tế thủ đô (1958-1965)
Bước sang thời kỳ mới hoạt động của Ngân hàng thủ đô nói chung và của chinhánh Ba Đình nói riêng diễn ra trong hoàn cảnh vừa có hoà bình vừa có chiếntranh (1966-1975) Chỉ thị của Chính phủ về việc thanh toán không dùng tiền mặttrong tình hình mới (ban hành năm 1968) và mở rộng việc thanh toán, cải tiến côngtác thanh toán không dùng tiền mặt theo thông tư số 05-TT/NH ngày 20/12/1970của NHNN, chi nhánh BĐ đã thực hiện việc cải tiến và đẩy mạnh các hình thứcthanh toán không dùng tiền mặt, góp phần quan trọng vào việc tăng cường công tác
Trang 37quản lý kinh tế, quản lý lưu thông tiền tệ Hình thức thanh toán không dùng tiềnmặt được áp dụng phổ biến thời kỳ bấy giờ là: séc chuyển tiền, séc bảo chi, nhờthu vừa hiệu quả vừa đảm bảo an toàn tuyệt đối đã làm giảm đáng kể lượngtiền mặt trong lưu thông, giảm chi phí trong phát hành tiền, tiết kiệm vốn ngânsách Về công tác quản lý tiền mặt, chính phủ có quyết định số 75/CP ngày09/06/1967 và thông tư hướng dẫn số 81/VP ngày 01/09/1967 của NHNN quyđịnh về quản lý tiền mặt phải được thực hiện đến từng đơn vị, cơ quan, xínghiệp hợp tác xã với nhiệm vụ đó Ngân hàng công thương Chi nhánh BaĐình đã mở nhiều đợt kiểm tra tiền mặt, đôn đốc thu nộp tiền mặt, giám sát chitiêu ở tất cả các đơn vị, cơ quan, xí nghiệp, hợp tác xã có mở tài khoản giaodịch tại Ngân hàng
Hoạt động tín dụng nhìn chung trong thời kỳ 1976-1978 chưa được mở rộngnhững hoạt động nghiệp vụ chủ yếu bị hạn chế do lưu hành hai đồng tiền ở hai miềnNam Bắc
Quá trình đổi mới hoạt động Ngân hàng nằm chung trong dòng chảy của đổimới tư duy, nhất là tư duy kinh tế từ cơ chế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trườngcó sự quản lý vĩ mô của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa
* Thời kỳ đổi mới hoạt động Ngân hàng
Mô hình quản lý một cấp đuợc duy trì cho đến tháng 07 năm 1988 thì kết thúc.Ngày 01/07/1988, thực hiện nghị định 53 của Hội đồng bộ trưởng (nay làchính phủ) ngành Ngân hàng chuyển hoạt động từ cơ chế hành chính, kế hoạchhoá sang hạch toán kinh tế kinh doanh theo mô hình quản lý Ngân hàng hai cấp(NHNN - NHTM) lấy lợi nhuận làm mục tiêu trong hoạt động kinh doanh, cácNHTM quốc doanh lần lượt ra đời (NHCT - NHNT - NHĐT&PT -NHNN&PTNT) Trong bối cảnh chuyển đổi đó, Ngân hàng BĐ cũng đã đượcchuyển đổi thành một chi nhánh NHTM quốc doanh với tên gọi Chi nhánhNgân hàng Công thương quận Ba Đình trực thuộc Ngân hàng Công thươngthành phố Hà Nội Hoạt động kinh doanh mang tính kinh doanh thực sự, thôngqua việc đổi mới phong cách giao tiếp, phục vụ, lấy lợi nhuận làm mục tiêu
Trang 38kinh doanh, cùng với việc đa dạng hoá các loại hình kinh doanh dịch vụ, khaithác và mở rộng thị trường, đưa thêm các sản phẩm dịch vụ mới vào kinhdoanh Lúc này NHCT CN BĐ hoạt động theo mô hình quản lý NHCT ba cấp(Trung ương - Thành phố - quận) Với mô hình quản lý này, trong những nămđầu thành lập (7/88 - 3/93) hoạt động kinh doanh của NHCT CN BĐ kém hiệuquả, không phát huy được thế mạnh và ưu thế của một chi nhánh NHTM trênđịa bàn thủ đô, do hoạt động kinh doanh phụ thuộc hoàn toàn vào NHCT Thànhphố Hà Nội, cùng với những khó khăn, thử thách của những năm đầu chuyểnđổi mô hình kinh tế theo lối đổi mới của Đảng Trước những khó khăn vướngmắc từ mô hình tổ chức quản lý, cũng như từ cơ chế, bắt đầu từ 01/04/1993,Ngân hàng Công thương Việt Nam thực hiện thí điểm mô hình tổ chức NHCThai cấp (Cấp Trung ương - quận), xoá bỏ cấp trung gian là Ngân hàng côngthương Thành phố Hà Nội, cùng với việc đổi mới và tăng cường công tác cánbộ Do vậy, ngay sau khi nâng cấp quản lý cùng với việc đổi mới cơ chế hoạtđộng, tăng cường đội ngũ cán bộ trẻ có năng lực thì hoạt động kinh doanh củaNgân hàng Công thương Ba Đình đã có sức bật mới, hoạt động kinh doanh theo
mô hình một NHTM đa năng, có đầy đủ năng lực, uy tín để tham gia cạnh tranhmột cách tích cực trên thị trường Nhanh chóng tiếp cận được thị trường vàkhông ngừng đổi mới, hoàn thiện mình để thích nghi với các môi trường kinhdoanh trong cơ chế kinh tế thị trường
Kể từ khi chuyển đổi mô hình quản lý mới cho đến nay, hoạt động kinhdoanh của Chi nhánh không ngừng phát triển theo định hướng “ổn định - an toàn
- hiệu quả và phát triển” cả về quy mô, tốc độ tăng trưởng, địa bàn hoạt độngcũng như về cơ cấu - màng lưới, tổ chức bộ máy Cho đến nay, bộ máy hoạtđộng của chi nhánh NHCT CN BĐ có trên 300 cán bộ - nhân viên (trong đó trên85% có trình độ đại học và trên đại học, 10% có trình độ trung cấp và đang đàotạo đại học, còn lại là lao động giản đơn) với 12 phòng nghiệp vụ, 1 phòng giaodịch, 12 quỹ tiết kiệm, hoạt động trên một địa bàn rộng bao gồm các quận: BaĐình - Hoàn Kiếm - Tây Hồ
Trang 39Từ năm 1995 đến nay hoạt động kinh doanh của NHCT CN BĐ liên tụcđược NHCT công nhận là một trong những Chi nhánh xuất sắc nhất trong hệ thốngNHCT Năm 1998 được thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen Năm 1999 được Chủtịch nước tặng huân chương lao động hạng ba Liên tục trong các năm 2000-2005được nhiều cấp khen thưởng: Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội tặng bằng khen,Thống đốc NHNN Việt Nam tặng bằng khen, được hội đồng thi đua khen thưởngngành Ngân hàng đề nghị thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen Năm 2007 đượcđón nhận Huân Chương Lao Động Hạng nhì của Chủ tịch nước Và năm 2008, chinhánh được Thủ Tướng Chính phủ tặng cờ thi đua.
Trong hơn 10 năm qua NHCT CN BĐ đã không ngừng phát triển cả về quy
mô và chất lượng, là một trong những chi nhánh lớn mạnh và hoạt động hiệu quảnhất của hệ thống NHCT
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và bộ máy tổ chức của Chi nhánh
* Chức năng:
NHCT CN BĐ là một chi nhánh lớn của NHCT tại Hà Nội, hoạt động kinhdoanh theo mô hình NHTM đa năng, mang tính kinh doanh thực sự, với phong cáchgiao tiếp và phục vụ hiện đại, lấy lợi nhuận làm mục tiêu kinh doanh
Với bộ máy hoạt động hơn 300 cán bộ - nhân viên, hoạt động của chi nhánh
đã phát triển rộng khắp trên địa bàn gồm các quận: Ba Đình – Hoàn Kiếm – TâyHồ Không những thế Chi nhánh luôn luôn đảm bảo chức năng hoạt động của mộtchi nhánh NHCT trên địa bàn thủ đô Và thực tế đã chứng minh, từ năm 1995 đếnnay, Chi nhánh liên tục được NHCT công nhận là một trong những chi nhánh xuấtsắc nhất trong hệ thống NHCT
* Nhiệm vụ:
Tiến hành các nghiệp vụ giao dịch với khách hàng gồm các doanh nghiệplớn, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, và các cá nhân, đồng thời tư vấn cho khách hàngvề các sản phẩm của Ngân hàng
Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng và quản lý các sản phẩm tíndụng phù hợp với chế độ, thể chế hiện hành và hướng dẫn của NHCT
Trang 40Quản lý, giám sát thực hiện danh mục cho vay tại chi nhánh, thẩm đinh và táithẩm định khách hàng của chi nhánh theo chỉ đạo của NHCT.
Tổ chức thực hiện các nghiệp vụ về thanh toán XNK, kinh doanh ngoại tệtheo quy định của NHCT
Thực hiện quản lý quỹ tiền mặt, quản lý an toàn kho quỹ theo quy định củaNHNN và NHCT
Thực hiện công tác tổ chức, đào tạo cán bộ tại chi nhánh theo đúng chủtrương chính sách của Nhà nước và quy định của NHCT Thực hiện công tác quảntrị, văn phòng phục vụ hoạt động kinh doanh tại chi nhánh, thực hiện công tác bảovệ, an ninh, an toàn chi nhánh
Thực hiện công tác quản lý, duy trì hệ thống thông tin điện toán tại chinhánh Đồng thời bảo trì, bảo dưỡng máy tính đảm bảo thông suốt hoạt động của hệthống mạng, máy tính của chi nhánh
Ngoài ra, chi nhánh còn có nhiệm vụ dự kiến kế hoạch kinh doanh, tổng hợp,phân tích, đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh, thực hiện báo cáo hoạt độnghàng năm của mình
* Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của chi nhánh NHCT CN BĐ)