Loại ngoại tệ và hình thức giao dịch ngoại tệ

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường hiệu quả hoạt động KDNT tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Ba Đình (Trang 53)

Hiện nay, Chi nhánh chỉ mua bán chủ yếu là đồng USD, EUR. Doanh số bán USD, EUR so với các ngoại tệ khác chiếm tỷ trọng khá cao so với tổng doanh số mua bán ngoại tệ.

Mặc dù đã có văn bản chỉ đạo và hướng dẫn triển khai tất cả sản phẩm phái sinh liên quan đến hoạt động kinh doanh ngoại tệ, tuy nhiên với tình hình thực tiễn và nhu cầu của khách hàng cụ thể, hiện nay Chi nhánh chủ yếu áp dụng hai nghiệp

vụ mua bán ngoại tệ. Đó là: mua bán theo tỷ giá giao ngay (SPOT) và giao dịch kỳ hạn (FORWARD)

Hình thức giao dịch giao ngay (SPOT): là phổ biến, được thực hiện bằng hợp đồng mua bán ngoại tệ trao ngay. Mua bán giao ngay là nghiệp vụ mua bán ngoại tệ mà việc chuyển giao ngoại tệ được thực hiện ngay hoặc chậm nhất là trong hai ngày làm việc kể từ khi thoả thuận hợp đồng mua bán. Hình thức này phát sinh trên cơ sở nhu cầu hợp lý về ngoại tệ của khách hàng trong thanh toán quốc tế (có hợp đồng ngoại tệ và chứng từ thanh toán khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước) và của các NHTM khác cũng như của Chi nhánh trong mua bán ngoại tệ phục vụ khách hàng.

Hình thức giao dịch kỳ hạn (FORWARD): Nghiệp vụ mua bán ngoại tệ kỳ hạn là nghiệp vụ mua bán ngoại tệ mà tại thời điểm chuyển giao ngoại tệ sẽ được

thực hiện sau một thời gian nhất định kể từ khi thoả thuận hợp đồng. Hiện nay, tỷ

giá giao dịch hối đoái kỳ hạn được ấn định trên cơ sở tỷ giá giao ngay và không vượt quá giới hạn tối đa của tỷ giá giao ngay, tại thời điểm giao dịch cộng từng mức tỷ lệ % cụ thể so với mức giới hạn tối đa của tỷ giá giao ngay.

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường hiệu quả hoạt động KDNT tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Ba Đình (Trang 53)