Đa dạng hoá các ngoại tệ kinh doanh

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường hiệu quả hoạt động KDNT tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Ba Đình (Trang 70)

Hiện nay hầu hết NHTM và các doanh nghiệp XNK nước ta sử dụng USD là chủ yếu trong mua bán cho vay, huy động, dự trữ và thanh toán quốc tế, tâm lí sùng bái đô la Mỹ đã từng gây khó khăn trong việc huy động nguồn của các NHTM, các doanh nghiệp có nguồn thu ngoại tệ cũng không muốn bán cho ngân hàng. Khi tỷ giá USD/VND thay đổi dân cư lo đồng ngoại tệ mất giá ồ ạt rút tiết kiệm nội địa, mua ngoại tệ gửi ngân hàng, càng làm tỷ giá biến động thêm...

NHCT CN BĐ cũng không nằm ngoài tình trạng đó, thực tế thì vẫn có những loại ngoại tệ như JPY, EUR, HKD... được sử dụng trong giao dịch nhưng USD vẫn là ngoại tệ chiếm chủ yếu trong hoạt động KDNT cũng như trong cơ cấu dự trữ của ngân hàng.

Hiển nhiên USD là một loại ngoại tệ mạnh, có khả năng chuyển đổi cao tuy nhiên đó không phải là ngoại tệ mạnh duy nhất trong hệ thống tiền tệ hiện nay. Ngoài USD ra còn có GBP, JPY, EUR cũng là những ngoại tệ có khả năng chuyển đổi cao, ngày càng được sử dụng nhiều trong thanh toán quốc tế và dự trữ ở các nước.

Để đa dạng hoá các loại ngoại tệ kinh doanh, ngân hàng cũng phải tính đến nhu cầu về loại ngoại tệ của khách hàng. Trong khi hiện nay nhu cầu khách hàng củ yếu là USD mà ngân hàng lại nắm giữ các loại ngoại tệ khác không kinh doanh được thì ngân hàng liệu tếp tục có lãi hay không.

Tuy nhiên ngân hàng có thể lập kế hoạch cơ cấu dự trữ ngoại tệ của mình theo hướng đa dạng hoá các loại ngoại tệ, tránh phụ thuộc quá nhiều vào đồng đô la Mỹ, phân tán rủi ro, thích nghi được những biến động thất thường về tỷ giá

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường hiệu quả hoạt động KDNT tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Ba Đình (Trang 70)