Nguyên nhân khách quan

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường hiệu quả hoạt động KDNT tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Ba Đình (Trang 64)

* Cơ sở pháp lý chưa hoàn thiện, đồng bộ:

Trong vài năm trở lại đây, NHNN đã cho phép các NHTM được thực hiện nhiều nghiệp vụ mới như quyền chọn ngoại hối, quyền chọn vàng, hoán đổi lãi suất. Tuy nhiên cơ sở pháp lý cho nghiệp vụ phái sinh còn chưa đầy đủ, ngoại trừ chỉ có giao dịch hoán đổi lãi suất đã có quy chế của NHNN là Quyết định số 1133/2003/QĐ-NHNN, ngày 30/09/2003. Mặc dù hiện nay tất cả các NHTM đều được thực hiện nghiệp vụ quyền chọn ngoại tệ, tuy nhiên chỉ được thực hiện quyền chọn giữa ngoại tệ và ngoại tệ, còn quyền chọn giữa ngoại tệ và VND thì phải được sự cho phép từ phía NHNN. Trên thực tế, các doanh nghiệp XNK thường chuyển đổi ngoại tệ ra VND để phục vụ hoạt động đầu tư sản xuất trong nước mà hầu như không chuyển đổi từ ngoại tệ ra ngoại tệ. Đây cũng là trở ngại lớn đối với các NHTM làm cho doanh số giao dịch quyền chọn rất thấp.

* Điều kiện thị trường còn nhiều biến động phức tạp bất lợi:

Hoạt động KDNT muốn mở rộng, phát triển hơn nữa phải có nền tảng vững chắc là thị trường hối đoái, hiện nay ở Việt Nam chưa có một thị trường ngoại hối hoàn chỉnh theo đúng nghĩa của nó mà chỉ ở giai đoạn sơ khai là trung tâm giao dịch ngoại tệ và thị trường ngoại tệ liên ngân hàng. Sản phẩm phái sinh trong phòng chống rủi ro là một sản phẩm khá mới và phức tạp đối với thị trường Việt Nam, đòi hỏi các doanh nghiệp cũng như các NHTM phải có hệ thống thông tin dự báo tỷ giá

quốc tế nhanh, chính xác, cập nhật liên tục; phải có công cụ đo lường và cảnh báo rủi ro tỷ giá, lãi suất; đội ngũ các nhà quản lý, các giao dịch viên chuyên nghiệp.

Trình độ của công chúng về thị trường hối đoái và các nghiệp vụ KDNT còn thấp. Các doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ quen với hoạt động mua bán giao ngay mà chưa có thói quen mua bán kỳ hạn. Do vậy đó là điều khó khăn cho ngân hàng trong việc mở rộng các nghiệp vụ của thị trường hối đoái hoàn chỉnh.

Đối tượng tham gia thị trường còn hạn chế, chỉ là các NHTM. Chúng ta biết biết rằng trong dân cư còn có một lượng ngoại tệ khá lớn, nếu đối tượng tham gia thị trường được mở rộng không giới hạn thì sẽ thu hút được bộ phận lớn dân cư tham gia, hạn chế được các hoạt động mua bán tại thị trường chợ đen.

Việc bán hay mua ngoại tệ vào của ngân hàng nhà nước chưa được thực hiện một cách khéo léo gây tác động tâm lí dẫn đến đầu cơ ngoại tệ của các tổ chức cá nhân. Mỗi khi thấy ngân hàng nhà nước bán ra nhiều thì các ngân hàng sợ tỷ giá bị biến động nên lại càng mua nhiều và ngược lại tác động đến sự biến động tỷ giá

* Rủi ro tỷ giá tiềm ẩn:

Do việc quản lý giám sát của NHNN chặt chẽ với vấn đề tỷ giá, do vậy thực tế đôi khi vẫn không phản ánh tỷ giá thực tế theo thị trường, do vậy tiềm ẩn rủi ro tỷ giá lớn. Việc kiểm soát tỷ giá sẽ giảm bớt động lực tham gia các sản phẩm phái sinh bảo hiểm rủi ro tỷ giá, đảm bảo an toàn cho khách hàng.

* Trạng thái ngoại tệ chưa linh hoạt:

Chủ yếu là duy trì trạng thái ngoại tệ là đồng USD, do vậy khi có sự biến động tỷ giá lớn sẽ gây ảnh hưởng tới hiệu quả của hoạt động KDNT ngay lập tức (nếu tỷ giá tăng thì hiệu quả tăng, tỷ giá giảm bị lỗ). Do vậy việc duy trì một khối lượng nhất định ngoại tệ USD hàng ngày tiềm ẩn rủi ro và có thể ảnh hưởng tới hiệu quả của hoạt động KDNT.

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường hiệu quả hoạt động KDNT tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Ba Đình (Trang 64)