Giao dịch hợp đồng quyền chọn (Option)

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường hiệu quả hoạt động KDNT tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Ba Đình (Trang 26)

Giao dịch quyền chọn ngoại tệ được thực hiện thông qua việc ký kết các hợp đồng quyền chọn. Một hợp đồng quyền chọn tiền tệ cho phép người mua hợp đồng có quyền mua hoặc bán một đồng tiền với một đồng tiền khác tại một mức tỷ giá cố định đã thỏa thuận trước trong hợp đồng trong một khoảng thời gian xác định

Như vậy trong một hợp đồng quyền chọn thì người mua hợp đồng có quyền thực hiện hợp đồng mua hay bán một loại tiền tệ khi đến hạn nếu tỷ giá lúc đó là có lợi cho họ còn nếu tỷ giá bất lợi thì người mua có thể sẽ không thực hiện hợp đồng, nhưng người mua sẽ phải mất phí để mua quyền. Còn đối với người bán, anh ta không có bất cứ sự lựa chọn nào khác ngoài việc sẵn sàng tiến hành giao dịch theo ý định của người mua và sẽ thu phí mở quyền từ người bán. Ý nghĩa trên chỉ áp dụng cho trường hợp người mua hợp đồng quyền chọn đầu tiên (cũng là người yêu cầu mở hợp đồng) nắm giữ hợp đồng đến khi đáo hạn mà không bán hay chuyển nhượng hợp đồng cho người khác.

Giống như bất cứ một hợp đồng kinh tế nào, bao giờ cũng có một bên mua và một bên bán nên sẽ có người bán hợp đồng và người mua hợp đồng. Vì hợp đồng này luôn có quyền chọn bán và quyền chọn mua nên sẽ có người bán hợp đồng chọn mua hoặc hợp đồng chọn bán và người mua hợp đồng chọn mua hoặc hợp đồng chọn bán.

Có hai loại quyền chọn cơ bản là quyền chọn kiểu Châu Âu và quyền chọn kiểu Mỹ. Quyền chọn kiểu Châu Âu thì việc thực hiện quyền chỉ có thể khi hợp đồng đến hạn. Còn quyền chọn kiểu Mỹ có thể thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào trong thời gian hợp đồng còn hiệu lực đến lúc đáo hạn

áp dụng khi thực hiện quyền là tỷ giá quyền chọn. Tỷ giá này không chỉ phụ thuộc vào cung cầu trên thị trường mà còn phụ thuộc vào mức phí của quyền chọn là cao hay thấp. Mức phí của hợp đồng quyền chọn phải là một mức phí phù hợp sao cho đủ bù đắp rủi ro vể tỷ giá xét từ góc độ của người bán và phải phù hợp không quá đắt xét từ góc độ của người mua. Nếu khi hợp đồng đáo hạn mà giao dịch không xảy ra thì chỉ có một khoản phí được thực hiện.

Các hợp đồng quyền chọn cũng thường được sử dụng để phòng ngừa rủi ro tỷ giá, vì cũng giống như các giao dịch kỳ hạn, hoán đổi hay tương lai hợp đồng quyền chọn cho phép thực hiện việc mua bán tại mức giá đã thỏa thuận trước nên các bên tham gia có thể tránh được tổn thất do sự biến động của tỷ giá.

Ngoài ra giao dịch quyền chọn cũng được sử dụng nhằm mục đích đầu cơ. Trong trường hợp này thì hợp đồng quyền chọn có ưu thế hơn so với các hợp đồng khác. Vì người mua có quyền tiến hành giao dịch nếu thấy có lợi cho mình và không tiến hành giao dịch nếu thấy tỷ giá biến động bất lợi nếu thực hiện giao dịch.

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường hiệu quả hoạt động KDNT tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Ba Đình (Trang 26)