Nguyên nhân chủ quan

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường hiệu quả hoạt động KDNT tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Ba Đình (Trang 65)

* Nguồn mua bán ngoại tệ chưa nhiều:

Sở dĩ trong hoạt động KDNT Chi nhánh chỉ đáp ứng nhu cầu mua bán của khách hàng XNK do theo quy định của NHCT, Chi nhánh không được tham gia

TTLNH, hoạt động mua bán ngoại tệ giữa các chi nhánh trong hệ thống còn thấp. Hiện nay, đồng USD vẫn là đồng tiền được sử dụng chủ yếu trong thanh toán quốc tế, vì vậy ngân hàng chỉ kinh doanh mua bán, dự trữ phần lớn USD, EURO. Ngân hàng chưa có chính sách về một cơ cấu ngoại tệ hợp lý, quá phụ thuộc vào USD. Đó là vì: quỹ ngoại tệ của ngân hàng còn nhỏ, hơn nữa để làm được điều đó đòi hỏi trình độ cán bộ KDNT cao và nhiều kinh nghiệm, phải theo dõi, nắm chắc thường xuyên biến động tỷ giá và trạng thái từng ngoại tệ của ngân hàng cũng như dự đoán một cách nhanh nhạy hơn với thị trường.

Nguồn mua ngoại tệ của Chi nhánh từ các khách hàng xuất khẩu rất hạn chế. Vì vậy, Chi nhánh thường phải mua lại ngoại tệ từ các nguồn khác với tỷ giá khá cao, nên ngân hàng hoặc đóng vai trò mua hộ ngoại tệ cho khách hàng (không thu lãi), điều này sẽ ảnh hưởng tới kết quả KDNT, hoặc bán với tỷ giá cao hơn một chút thì có thể gây ấn tượng không tốt với khách hàng và có khả năng mất khách hàng cho các NHTM khác.

Nguyên nhân của hạn chế này là do số lượng khách hàng xuất khẩu đến với ngân hàng rất ít. Tuy nhiên, đây cũng là tình hình chung đối với nhiều NHTM khác trên địa bàn, vì nước ta chủ yếu xuất khẩu nông lâm hải sản và đều tập trung ở phía nam. Còn các Tổng công ty 90 và 91 đặc biệt là các đơn vị xuất khẩu trước đây có duy trì tài khoản taị NHCT nay đều tất toán rút về mở tại NHNT nên nguồn mua ngoại tệ của NHCT giảm đáng kể. Trong khi đó, nhu cầu ngoại tệ thanh toán L/C của khách hàng ngày một gia tăng. Sự mở rộng khoảng cách giữa cung cầu ngoại tệ đã làm cho NHCT mất chủ động trong cân đối ngoại tệ. Hơn nữa, mặc dù đã đóng tài khoản tiền gửi ngoại tệ nhưng họ vẫn duy trì tài khoản tiền gửi VND và hoạt động vay trả với NHCT vì ngân hàng Ngoại thương Việt Nam không thể đáp ứng toàn bộ nhu cầu của họ. Sự bất cập này tạo nên lợi thế cho ngân hàng Ngoại thương và bất lợi cho NHCT, một số khách hàng lớn có giao dịch với Chi nhánh BĐ nay cũng phải tập trung về một tài khoản. Thực tế này đã làm cho nguồn ngoại tệ của chi nhánh giảm dẫn đến KDNT gặp nhiều khó khăn. Đồng thời, việc giảm tỷ trọng mua ngoại tệ từ NHCT đối với chi nhánh lại càng khó khăn hơn.

* Chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu:

Về nhân sự còn nhiều bất cập như đội ngũ cán bộ chưa đạt trình độ chuyên sâu về nghiệp vụ xuất khẩu, ngoại ngữ,luật quốc tế vì vậy còn lúng túng trong xử lí thông tin trong KDNT và chưa đạt khả năng tư vấn cho khách hàng hoạt động XNK.

* Cơ sở vật chất còn chưa đầy đủ, đồng bộ:

Hiện tại mặc dù Chi nhánh đã được NHCT trang bị cơ bản về cơ sở vật chất, điều kiện môi trường để tăng hiệu quả của hoạt động KDNT, tuy nhiên vẫn còn một số bất cập liên quan như: qua khảo sát cho thấy trình độ công nghệ thông tin chưa đáp ứng được yêu cầu công việc mặc dù đã có thời điểm trình độ công nghệ thông tin đứng trong tốp đầu của hệ thống NHTM. Nhưng cho đến nay phần mềm được sử dụng trong KDNT và thanh toán quốc tế đã tỏ ra kém hiệu quả. Trong quá trình sử dụng, do quá tải nên một số chức năng đã bị cắt bớt, chương trình ngày càng chậm dẫn đến thời gian thanh toán lâu, mất uy tín với khách hàng và các ngân hàng khác, chi nhánh không cập nhật được các thông tin cần thiết từ hội sở chính, điều đó ảnh hưởng đến khả năng tổng hợp, cập nhật những thông tin cần thiết về tỷ giá và về thanh toán hàng XNK.

* Quy trình thủ tục còn rườm rà:

Chuyển tiền trong hệ thống còn chậm, thời gian thanh toán từ nước ngoài về lâu hơn ngân hàng ngoại thương và các ngân hàng nước ngoài... ảnh hưởng đến thời gian thanh toán và hiệu quả sản xuất kinh doanh của khách hàng, trong hoạt động tín dụng XNK sự phối hợp giữa bộ phận cho vay xuất khẩu và bộ phận thanh toán quốc tế, mua bán ngoại tệ tại các chi nhánh là chưa chặt chẽ, nên khách hàng vay vốn của Chi nhánh nhưng lại bán ngoại tệ cho ngân hàng khác. Những hạn chế của hoạt động này có tác động tiêu cực đến hoạt động KDNT vì ba hoạt động này có liên quan chặt chẽ với nhau.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH BA ĐÌNH

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường hiệu quả hoạt động KDNT tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Ba Đình (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w