Doanh số mua và doanh số bán ngoại tệ:

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường hiệu quả hoạt động KDNT tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Ba Đình (Trang 54)

* Tình hình mua bán ngoại tệ theo đối tượng:

Hoạt động KDNT luôn có biến động trong những năm vừa qua, sau đây là bảng số liệu về doanh số mua bán ngoại tệ của NHCT CN BĐ qua các năm:

Bảng 2.3: Doanh số mua bán ngoại tệ 2008 - 2011

Đơn vị: USD

Năm Tổng doanh

số Tổng số mua Tăng/giảm Tổng số bán Tăng/giảm

Năm 2008 668.713.453 334.272.306 334.441.147

Năm 2009 408.628.400 204.908.989 61% 203.719.411 61% Năm 2010 68.587.608 184.887.143 90% 183.700.465 90% Năm 2011 96.231.495 247.895.166 134% 248.336.329 135%

Biểu đồ 2.4: Tổng doanh số mua bán ngoại tệ

(Nguồn: Phòng tổng hợp NHCT CN BĐ)

Phân tích nguyên nhân biến động: năm 2008 do việc đầu tư vào dự án mua tàu của Công ty vận tải Biển Đông với giá trị lên tới hơn 50 triệu EUR (tương đương với 70 triệu USD) và dự án đóng tàu Bạch Đằng hơn 30 triệu EUR. Việc triển khai ồ ạt một số dự án sử dụng ngoại tệ lớn khiến cho doanh số mua bán ngoại tệ tăng vọt so với các năm. Sang đến năm 2009 và các năm tiếp theo doanh số mua bán ngoại tệ duy trì chỉ ở mức trên dưới 400 triệu USD.

Trong cơ cấu mua và bán ngoại tệ thì tỷ trọng giao dịch với TSC chiếm tỷ trọng chủ yếu. Qua các năm sự biến động tăng giá liên tục của đồng đô la mỹ gây tâm lí găm giữ ngoại tệ trong dân cư và doanh nghiệp. Nhu cầu ngoại tệ (chủ yếu là USD) lớn để đáp ứng nhập khẩu song cung ngoại tệ lại có sự giảm sút khiến sự khan hiếm trên TTLNH ngày càng tăng. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ vì thế bị ảnh hưởng.

Cơ chế chính sách tỷ giá được cải thiện theo quyết định số 03/2008/TT-

NHNN của NHNN về việc ban hành quy chế hoạt động giao dich hối đoái đã làm

cơ sở để chi nhánh giao dịch với các ngân hàng và các khách hàng được thuận lợi. Việc quy định những tỷ giá cụ thể đối với từng kỳ hạn trong bối cảnh tỷ giá biến động như hiên này đã tạo cho khách hàng yên tâm hơn trong việc phòng ngừa rủi ro

tỷ giá bằng cách ký hợp đồng kỳ hạn với ngân hàng để thanh toán L/C nhập. Từ đó chi nhánh cững có cơ sở để cân đối, điều chỉnh nguồn ngoại tệ, tạo thế chủ động trong kinh doanh.

Tuy đã có sự thuận lợi từ chính sách của ngân hàng nhà nước nhưng doanh số kinh doanh ngoại tệ vẫn giảm đó là do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ đã thấm sâu vào nền kinh tế Việt Nam, đầu tư nước ngoài giảm sút, hoạt động nhập khẩu cầm chừng, giá trị các mặt hàng xuất khẩu đều giảm do hầu hết các bạn hàng lớn đều lâm vào trạng thái suy thoái kinh tế, cán cân thương mại thâm hụt nghiêm trọng, tỷ giá hối đoái biến động gây tâm lí hoang mang cho người dân khi tham gia các giao dịch có liên quan đến ngoại tệ. Do tác động của những nguyên nhân trên đã làm cho doanh số mua bán năm 2010 giảm 154% so với năm 2008 từ 668 triệu USD xuống còn 368 triệu USD. Năm 2011 Hoạt động mua bán ngoại tệ được đẩy mạnh, đặc biệt là mua nguồn ngoại tệ từ việc giải ngân các dự án ODA (Năm 2010 Chi nhánh tiếp cận và xin làm phục vụ của 9 dự án giải ngân từ nguồn ODA), đồng thời với việc đẩy mạnh hoạt động XNK, gia tăng khối lượng mua bán ngoại tệ.

* Doanh số mua bán ngoại tệ theo đối tượng giao dịch:

Để phân tích rõ hơn hoạt động kinh doanh ngoại tệ qua các năm ta xem bảng số liệu chi tiết về doanh số mua bán ngoại tệ theo đối tượng giao dịch từ năm 2008 đến 2011.

Bảng 2.4: Doanh số mua bán theo đối tượng giao dịch

Đơn vị: USD Năm 2008 2009 2009 /2008 2010 2010 / 2009 2011 2011 /2010 Doanh số MBNT 668.713.45 3 408.628.400 61% 368.587.60 8 90% 496.231.49 5 135% Doanh số mua 334.272.30 6 204.908.989 61% 184.887.14 3 90% 247.895.16 6 134% Mua từ TSC 177.466.65 0 168.197.43 4 95% 138.114.97 0 82% 169.926.61 3 123% Mua từ KH 156.805.65 6 36.711.555 23% 46.772.173 127% 77.968.553 167% Doanh số bán 334.441.14 7 203.719.41 1 61% 183.700.46 5 90% 248.336.32 9 135%

Bán cho TSC 107.757.840 8.625.160 8% 14.917.535 173% 41.421.314 278% Bán cho KH 226.683.30 7 195.094.251 86% 168.782.93 0 87% 206.915.015 123%

(Nguồn:Báo cáo kết quả kinh doanh NHCT CN BĐ 2008-2011)

Từ bảng trên chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng nguồn cung ngoại tệ chủ yếu cho chi nhánh là mua từ NHCT TSC và cầu ngoại tệ của chi nhánh phần lớn là bán cho các tổ chức kinh tế hay là các doanh nghiệp nhập khẩu. Như vậy, do mất cân đối giữa khách hàng xuất khẩu và khách hàng nhập khẩu rất lớn nên buộc chi nhánh phải gia tăng mua ngoại tệ từ NHCT TSC và việc nguồn cung ngoại tệ quá dựa vào hội sở chính làm cho hoạt động kinh doanh ngoại tệ của chi nhánh mất đi tính tự chủ, như thế là không hiệu quả chi nhánh cần tăng cường mua ngoại tệ từ dân cư và tổ chức kinh tế nhiều hơn nữa. Bình quân số mua từ TSC chiếm tới 70-80% tổng doanh số mua của Chi nhánh.

Hoạt động mua ngoại tệ chủ yếu là từ TSC thì ngược lại hoạt động bán ngoại tệ trong các năm không bán cho TSC mà chủ yếu bán cho các tổ chức kinh tế (chiếm tới 90% tổng doanh số bán ngoại tệ), hoạt động bán ngoại tệ tăng không ổn định qua các năm, doanh số bán ngoại tệ cho các tổ chức kinh tế năm 2011 tăng 22% so với năm 2009 nhưng năm 2010 lại giảm 10% so với năm 2009. Năm 2011 hoạt động kinh doanh ngoại tệ có dấu hiệu hồi phục, các doanh nghiệp kinh doanh XNK làm ăn có hiệu quả, nguồn ngoại tệ trong dân cư dồi dào.

Về xuất, nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu năm 2011 ước tính đạt 96,3 tỷ USD, tăng 33,3% so với năm 2010. Trong năm 2011, có 14 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 2 tỷ USD. Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu năm 2011 đạt 105,8 tỷ USD, tăng 24,7% so với năm trước.

Nhìn chung, tốc độ tăng cao của kim ngạch hàng hóa xuất, nhập khẩu 2011 có phần đóng góp khá lớn của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài với mức tăng xuất khẩu là 39,3% và mức tăng nhập khẩu là 29,2%. Kim ngạch xuất khẩu của khu vực này (kể cả dầu thô) chiếm 56,6% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Kim ngạch nhập khẩu chiếm 45,2% tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước. Nhập siêu hàng hóa năm 2011 ước tính 9,5 tỷ USD, bằng 9,9% tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu. Mức nhập siêu của năm 2011 là mức thấp nhất trong

vòng 5 năm qua và là năm có tỷ lệ nhập siêu so với kim ngạch xuất khẩu thấp nhất kể từ năm 2002.

Cơ chế uỷ thác XNK được bãi bỏ và thay vào đó nhà nước mở rộng cho nhiều đơn vị thuộc các thành phần kinh tế khác nhau tham gia XNK trực tiếp, hệ quả là nhu cầu ngoại tệ để thanh toán cũng như nguồn cung ngoại tệ từ xuất khẩu tăng lên.

Như vậy điều kiện kinh tế đất nước hết sức thuận lợi cho kinh doanh ngoại tệ. Tuy nhiên hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng hiện nay và trong thời gian tới lại có xu hướng giảm sút đó là do tỷ giá ngoại tệ có nhiều biến động, tỷ giá USD /VND có xu hướng tăng lên gây tình trạng găm giữ ngoại tệ của khách hàng, mặt khác do sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng, đặc biệt có sự tham gia của các ngân hàng liên doanh có yếu tố nước ngoài, thêm vào đó nhu cầu thanh toán nhập khẩu ngày càng lớn do giá của một số mặt hàng trên thị trường quốc tế tăng vọt, nhất là xăng dầu làm cho tình hình khan hiếm ngoại tệ kéo dài. Trong tình hình đó mặc dầu có sự hỗ trợ của NHCT, nhưng do khả năng cạnh tranh với các ngân hàng khác còn chưa cao nên đã tác động làm giảm doanh số mua bán ngoại tệ.

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường hiệu quả hoạt động KDNT tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Ba Đình (Trang 54)