Chức năng, nhiệm vụ và bộ máy tổ chức của Chi nhánh

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường hiệu quả hoạt động KDNT tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Ba Đình (Trang 40)

* Chức năng:

NHCT CN BĐ là một chi nhánh lớn của NHCT tại Hà Nội, hoạt động kinh doanh theo mô hình NHTM đa năng, mang tính kinh doanh thực sự, với phong cách giao tiếp và phục vụ hiện đại, lấy lợi nhuận làm mục tiêu kinh doanh.

Với bộ máy hoạt động hơn 300 cán bộ - nhân viên, hoạt động của chi nhánh đã phát triển rộng khắp trên địa bàn gồm các quận: Ba Đình – Hoàn Kiếm – Tây Hồ. Không những thế Chi nhánh luôn luôn đảm bảo chức năng hoạt động của một chi nhánh NHCT trên địa bàn thủ đô. Và thực tế đã chứng minh, từ năm 1995 đến nay, Chi nhánh liên tục được NHCT công nhận là một trong những chi nhánh xuất sắc nhất trong hệ thống NHCT.

* Nhiệm vụ:

Tiến hành các nghiệp vụ giao dịch với khách hàng gồm các doanh nghiệp lớn, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, và các cá nhân, đồng thời tư vấn cho khách hàng về các sản phẩm của Ngân hàng.

Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng và quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thể chế hiện hành và hướng dẫn của NHCT.

Quản lý, giám sát thực hiện danh mục cho vay tại chi nhánh, thẩm đinh và tái thẩm định khách hàng của chi nhánh theo chỉ đạo của NHCT.

Tổ chức thực hiện các nghiệp vụ về thanh toán XNK, kinh doanh ngoại tệ theo quy định của NHCT.

Thực hiện quản lý quỹ tiền mặt, quản lý an toàn kho quỹ theo quy định của NHNN và NHCT.

Thực hiện công tác tổ chức, đào tạo cán bộ tại chi nhánh theo đúng chủ trương chính sách của Nhà nước và quy định của NHCT. Thực hiện công tác quản trị, văn phòng phục vụ hoạt động kinh doanh tại chi nhánh, thực hiện công tác bảo vệ, an ninh, an toàn chi nhánh.

Thực hiện công tác quản lý, duy trì hệ thống thông tin điện toán tại chi nhánh. Đồng thời bảo trì, bảo dưỡng máy tính đảm bảo thông suốt hoạt động của hệ thống mạng, máy tính của chi nhánh.

Ngoài ra, chi nhánh còn có nhiệm vụ dự kiến kế hoạch kinh doanh, tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh, thực hiện báo cáo hoạt động hàng năm của mình.

* Sơ đồ cơ cấu tổ chức

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức

Cơ cấu bộ máy của NHCT CN BĐ được chia thành 5 khối và 1 phòng giao dịch. Trong đó khối kinh doanh và khối quản lí rủi ro là 2 khối ảnh hưởng trực tiếp đến công tác cho vay của ngân hàng.

Khối kinh doanh và khối quản lí rủi ro bao gồm các phòng sau:

Phòng khách hàng doanh nghiệp lớn:

Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các doanh nghiệp lớn, để khai thác vốn bằng VND và ngoại tệ. Thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của NHCT. Trực tiếp quảng cáo tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho các doanh nghiệp lớn.

Phòng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ:

Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, để khai thác vốn bằng VND và ngoại tệ, thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của NHCT. Trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Phòng khách hàng cá nhân:

Phụ trách các điểm giao dịch và các quỹ tiết kiệm. Là nơi giao dịch trực tiếp với các đối tượng khách hàng cá nhân. Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành của NHCT. Trực tiếp quảng cáo giới thiệu và bán các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng cho các khách hàng cá nhân.

Phòng quản lí rủi ro:

Chịu trách nhiệm về quản lý, xử lý nợ xấu (nợ nhóm 3, nhóm 4, nhóm 5 theo quy định phân loại nợ), nợ đã xử lý rủi ro, nợ được Chính phủ xử lý, là đầu mối khai thác và xử lý tài sản đảm bảo tiền vay theo quy đinh của NHNN và NHCT nhằm thu hồi nợ xấu.

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường hiệu quả hoạt động KDNT tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Ba Đình (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w