Hoàn thiện công tác quản lý dự trữ ngoại hối

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường hiệu quả hoạt động KDNT tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Ba Đình (Trang 82)

Để có thể thực hiện một chính sách tỷ giá thả nổi có điều tiết hợp lý thì việc DTNH để can thiệp là rất thiết hơn nữa DTNH còn cho thấy sự khả năng phản ứng của nhà nước trước những biến động lớn về tỷ giá cũng như thị trường ngoại hối. Quản lý DTNH tốt cũng sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển của thị trường ngoại hối. DTNH của Việt Nam đã tăng một cách đáng kể trong thời gian qua, cho thấy nền kinh tế Việt Nam đang phát triển hết sức khả quan. Nhưng trên thực tế thì việc DTNH của Việt Nam còn rất nhiều vấn đề.

Các hạn chế đối với DTNH tại Việt Nam

Thứ nhất là, hành lang pháp lý cho hoạt động quản lý DTNH còn bộc lộ nhiều bất cập về tổ chức thực hiện quản lý DTNH, về nghiệp vụ kiểm soát, quản lý nội bộ hoạt động, quản lý DTNH.

Thứ hai là, chiến lược quản lý DTNH vẫn thụ động, hoạt động đầu tư dự trữ đơn điệu, chưa tương xứng với các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh hội nhập. Định hướng chiến lược quản lý DTNH chủ yếu mới chỉ đặt ra mặt cơ cấu đảm bảo an toàn tài sản, đáp ứng các nhu cầu chi tiêu trả nợ của Chính phủ, đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế, mà chưa đặt ra mức dự trữ, hay căn cứ để xác định DTNH chính thức của nhà nước ở tầm vĩ mô phù hợp với các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô của Việt Nam trong từng thời kỳ như tăng trưởng kinh tế, chỉ số lạm pháp, xuất khẩu…DTNH tăng chủ yếu do FDI, ODA và kiều hối thu hút tăng. Việc quản lý các luồng ngoại tệ ra, vào Việt Nam nhất là nguồn trả nợ (như L/C trả chậm, bảo lãnh…) còn hạn chế do sự phối hợp chưa hiệu quả, chưa nhịp nhàng trong điều hành xuất, nhập khẩu, ngân sách…

Thứ ba là, cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin còn rất hạn chế

Thứ tư là, thiếu cán bộ có trình độ và kinh nghiệm thực hiện quản lý DTNH và chuyên gia phân tích, dự báo giỏi.

Để có thể khắc phuc tình hình DTNH trên cần thực hiện các giải pháp sau: Thứ nhất, sửa đổi, bổ sung quy định quản lý DTNH.

Thứ hai, hoàn thiện chức năng nhiệm vụ của các cấp quản lý DTNH

Thứ ba, tạo dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và hạ tầng cho hoạt động đầu tư DTNH. Một trong những yêu cầu quan trọng của quản lý DTNH là đảm bảo sự có sẵn sử dụng, do đó, cần xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin thực hiện giao dịch nhanh chóng, chính xác đáp ứng các nhu cầu ngoại tệ kịp thời.

Thứ tư, hình thành các quỹ DTNH theo chức năng và xây dựng cơ cấu ngoại tệ và cơ cấu đầu tư DTNH cho từng quỹ.

Thứ năm, tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ trực tiếp quản lý DTNH và cán bộ phân tích, dự báo kinh tế vĩ mô.

Thứ sáu, tăng cường công tác kiểm tra nội bộ để phát hiện, ngăn ngừa và chấn chỉnh những sai sót kịp thời trong quá trình thực hiện nghiệp vụ đầu tư DTNH.

Thứ bảy, có chiến lược tăng DTNH phù hợp với mục tiêu phát triển quốc gia

Thứ tám, củng cố bộ phận tổng hợp thông tin và báo cáo và dự báo thị trường.

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường hiệu quả hoạt động KDNT tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Ba Đình (Trang 82)