Tính nhanh chóng và kịp thời của các giao dịch ngoại tệ:

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường hiệu quả hoạt động KDNT tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Ba Đình (Trang 61)

Với quy trình thủ tục khá nhanh gọn, tinh giản bớt nhiều công đoạn rườm rà, các giao dịch liên quan đến ngoại tệ phần nào đã giảm bớt phức tạp so với trước. Với các tình huống mua bán để thanh toán cho các hợp đồng nhập khẩu xử lý trong thời gian 2 - 3 giờ đồng hồ, với các giao dịch phức tạp hơn cán bộ KDNT cũng chỉ xử lý đảm bảo trong ngày là hoàn tất, đảm bảo nhanh chóng và kịp thời. Mặt khác khách hàng cũng nhận được sự hỗ trợ tối đa từ đội ngũ giao dịch viên về hồ sơ chứng từ, khai báo các mẫu biểu, luân chuyển hồ sơ…đảm bảo cho mọi công đoạn luôn thông suốt và xử lý trong thời gian ngắn nhất.

1.4.5.6 Quản trị rủi ro

Mặc dù tích cực khuyến khích đẩy mạnh hoạt động KDNT, tuy nhiên Chi nhánh vẫn đảm bảo hoạt động ở trong tầm kiểm soát, thực hiện triển khai các biện pháp quản trị rủi ro. Mục đích của quản trị rủi ro là để đảm bảo việc giao dịch, kinh doanh, các hoạt động điều hành không vượt mức thua lỗ cho phép, nhằm đảm bảo an toàn trong hoạt động KDNT. Các yếu tố rủi ro rất đa dạng, tác động về nhiều mặt tới hoạt động KDNT vì vậy bên cạnh việc thực hiện các giao dịch thì biện pháp kiểm soát rủi ro sẽ giúp ngân hàng kiểm soát được hoạt động và ngăn chặn được các nguy cơ rủi ro có thể xảy ra, tăng cường hiệu quả hoạt động KDNT.

Hiện tại cơ bản Chi nhánh đang áp dụng một số biện pháp quản trị rủi ro cụ thể: việc thực hiện nghiệp vụ được thực hiện qua giao dịch viên sau đó được chuyển qua bộ phận KDNT chuyên trách tra soát, sau đó lại chuyển lại để giao dịch viên thực hiện, các giao dịch chỉ được thực hiện khi đảm bảo lợi nhuận từ chênh lệch tỷ giá đạt dương hoặc bằng 0. Toàn bộ các hồ sơ giao dịch liên quan đến ngoại tệ cuối ngày được chuyển lên bộ phận hậu kiểm để chấm lại chứng từ và kiểm tra lại tính hợp lệ và hợp pháp của giao dịch. Quá trình quản trị rủi ro tại Chi nhánh đảm bảo tính hợp lệ của giao dịch và tính chủ động trong kiểm soát cũng như an toàn trong hoạt động KDNT.

1.5 Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng Công thương Việt Nam Chi nhánh Ba Đình

1.5.1 Những ưu điểm trong hoạt động KDNT tại NHCT CN BĐ

Nhìn chung, Chi nhánh đã từng bước hoà nhập với cơ chế thị trường, đáp ứng kịp thời nhu cầu của các doanh nghiệp, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiến hành nhập khẩu hàng hoá, vật tư máy móc thiết bị thiết yếu, từ đó nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng sản xuất, đẩy mạnh xuất khẩu. Đồng thời thông qua cho vay ngoại tệ, Ngân hàng có điều kiện củng cố và mở rộng nghiệp vụ thanh toán quốc tế, tín dụng XNK, một nghiệp vụ trung gian hết sức quan trọng trong hoạt động của một NHTM.

mạnh mẽ, ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động của các NHTM, tuy nhiên Chi nhánh vẫn đảm bảo hiệu quả từ hoạt động KDNT, lợi nhuận từ mảng nghiệp vụ này giữ được nhịp tăng trưởng ổn định qua các năm, đóng góp không nhỏ và hiệu quả hoạt động chung của chi nhánh.

Trong thời gian gần đây Chi nhánh cơ chế mua bán ngoại tệ càng ngày càng có xu hướng linh hoạt hơn, đảm bảo tỷ giá mua bán ngoại tệ bám sát với thị trường. Các khách hàng luôn được sự hỗ trợ kịp thời của chi nhánh mỗi khi thiếu ngoại tệ, ngay cả trong những thời điểm khan hiếm ngoại tệ nhất.

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường hiệu quả hoạt động KDNT tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Ba Đình (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w