* Hoạt động KDNT chưa đa đạng: Hoạt động KDNT của ngân hàng mới
chỉ dừng lại ở đáp ứng nhu cầu mua bán ngoại tệ của khách hàng XNK, tức là hoạt động mua bán ngoại tệ chủ yếu trên cơ sở nghiệp vụ khách hàng. Thực tế mới chỉ thực hiện kinh doanh chủ yếu thu lợi nhuận trên cơ sở chênh lệch tỷ giá thuần tuý.
Các nghiệp vụ hối đoái còn sử dụng đơn điệu, chủ yếu ngân hàng thực hiện nghiệp vụ giao ngay và nghiệp vụ kỳ hạn, còn nghiệp vụ hối đoái ngoại tệ thì được thực hiện nhưng rất ít, không đáng kể.
* Tỷ giá không vận động theo thị trường: Quan hệ cung cầu ngoại tệ trên thị trường hối đoái luôn biến động, kéo theo tỷ giá của các đồng tiền cũng biến động, trong khi chúng ta vẫn áp dụng chế độ trần sàn tỷ giá (biên độ theo quy định NHNN từng thời kỳ). Nó giống như chỉ tiêu khống chế trong việc tính toán xác định tỷ giá trong giao dịch, vì vậy bên cạnh những lợi ích mà các quyết định đó đem lại, cho đến nay cũng đã bộc lộ những nhược điểm không phù hợp và gây ra không ít khó khăn đối với các ngân hàng cũng như các doanh nghiệp trong quá trình vận dụng và thực hiện.
* Trạng thái ngoại tệ chủ yếu là USD: Cơ cấu dự trữ của ngân hàng chủ yếu là USD. Như vậy mỗi lần có sự biến động tỷ giá USD/VND, hoạt động kinh doanh của ngân hàng bị ảnh hưởng.
khách hàng xuất khẩu rất hạn chế, mua chủ yếu là từ NHCT còn từ các khách hàng xuất khẩu rất ít.
* Quy trình thủ tục: Mặc dù quy trình thủ tục có phần linh hoạt, tuy nhiên vẫn còn rườm rà, thực tế vẫn phát sinh vấn đề trong một số công đoạn như luân chuyển chứng từ, hồ sơ, phối hợp tác nghiệp giữa các đơn vị bộ phận phòng ban của Chi nhánh, gây ảnh hưởng tới thời gian thực hiện các giao dịch cho khách hàng.
Các hoạt động có liên quan như thanh toán quốc tế và tín dụng XNK còn nhiều hạn chế, gây khó khăn trong hoạt động KDNT.