1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản trị rủi ro thanh khoản trong các ngân hàng thương mại Việt Nam Luận văn thạc sĩ

95 1,1K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 95
Dung lượng 839,93 KB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINHVÕ THỊ THANH TÙNG QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TRONG CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP MÃ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH

VÕ THỊ THANH TÙNG

QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TRONG CÁC

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

MÃ SỐ: 60.31.12

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS NGUYỄN THỊ NGỌC TRANG

TP.HỒ CHÍ MINH – THÁNG 4 NĂM 2010

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi tên Võ Thị Thanh Tùng, xin cam đoan luận văn thạc sĩ kinh tế này do chính tôinghiên cứu và thực hiện, với sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Trang Cácthông tin, số liệu được sử dụng trong luận văn là trung thực và hợp lý

Trang 4

MỤC LỤC

Trang Lời cam đoan

Danh mục các từ viết tắt

Danh mục các bảng biểu

Danh sách tên các ngân hàng thương mại được viết tắt

CHƯƠNG MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu đề tài 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

4 Phương pháp nghiên cứu 2

5 Nội dung nghiên cứu 3

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 Tính thanh khoản và rủi ro thanh khoản trong ngân hàng 4

1.1.1 Tính thanh khoản và các nhân tố tác động đến tính thanh khoản của ngân hàng 4

1.1.1.1 Tính thanh khoản là gì? 4

1.1.1.2 Các nhân tố tác động đến tính thanh khoản của ngân hàng 4

1.1.1.3 Cung thanh khoản và cầu thanh khoản của ngân hàng 7

1.1.2 Rủi ro thanh khoản và những tác động của rủi ro thanh khoản 8

1.1.2.1 Rủi ro thanh khoản là gì? 8

1.1.2.2 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro thanh khoản trong hoạt động của ngân hàng 8

1.1.2.3 Tác động của rủi ro thanh khoản 9

1.1.2.4 Đánh giá rủi ro thanh khoản 10

1.2 Quản trị rủi ro thanh khoản 11

1.2.1 Mục tiêu, động cơ và lợi ích của quản trị rủi ro thanh khoản 11

1.2.1.1 Mục tiêu quản trị rủi ro thanh khoản 11

Trang 5

1.2.1.3 Lợi ích quản trị rủi ro thanh khoản 12

1.2.2 Các chiến lược quản trị thanh khoản 12

1.2.3 Các vấn đề thanh khoản đến vỡ nợ hệ thống 15

1.2.4 Quy trình quản trị rủi ro thanh khoản 16

1.2.5 Các phương pháp quản lý rủi ro thanh khoản 16

1.3 Bài học rủi ro thanh khoản từ tin đồn của ngân hàng ACB và sự sụp đỗ của ngân hàng Northern Rock 19

1.3.1 Rủi ro thanh khoản từ tin đồn của ngân hàng ACB 20

Nguyên nhân, kết quả và bài học kinh nghiệm 21

1.3.2 Sự sụp đỗ của ngân hàng Northern Rock 22

Nguyên nhân, kết quả và bài học kinh nghiệm 27

Kết luận chương I 27

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TRONG CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 2.1 Thực trạng hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam 28

2.1.1 Số lượng ngân hàng gia tăng 29

2.1.2 Tình hình huy động vốn 30

2.1.3 Tỷ lệ nợ xấu 32

2.1.4 Rủi ro thanh khoản của hệ thống ngân hàng 33

2.2 Thực trạng quản trị rủi ro thanh khoản trong các ngân hàng thương mại Việt Nam 33

2.2.1 Văn bản pháp quy 33

2.2.2 Đánh giá rủi ro thanh khoản trong các ngân hàng thương mại Việt Nam 35

2.2.2.1 Quy mô tăng vốn và hệ số an toàn vốn tối thiểu CAR 35

2.2.2.2 Hệ số giới hạn huy động vốn (H1) và hệ số tỷ lệ giữa vốn tự có so với tổng tài sản có (H2) 39

2.2.2.3 Chỉ số về trạng thái tiền mặt (H3) 41

2.2.2.4 Chỉ số về chứng khoán thanh khoản (H4) 43

2.2.2.5 Chỉ số tăng trưởng tiền gửi và TGKH/Tổng nợ phải trả (H5) 45

2.2.2.6 Chỉ số năng lực cho vay (H6) và Dư nợ/Tiền gửi khách hàng (H7) 46

Trang 6

2.3 Quản trị rủi ro thanh khoản tại Vietinbank và những hạn chế trong quản trị rủi rothanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam 482.3.1 Ví dụ điển hình về quản trị rủi ro thanh khoản tại Vietinbank 492.3.2 Những hạn chế trong quản trị rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương

mại Việt Nam 51Kết luận chương II 53

CHƯƠNG III:

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ

RỦI RO THANH KHOẢN TRONG CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

VIỆT NAM

3.1 Sự cần thiết của việc quản trị rủi ro thanh khoản trong các ngân hàng thương mạiViệt Nam 553.2 Xây dựng kế hoạch quản trị rủi ro thanh khoản trong các ngân hàng thương mạiViệt Nam 563.2.1 Các nguyên tắc cần đảm bảo trong việc xây dựng kế hoạch quản trị rủi rothanh khoản 563.2.2 Những nhân tố quyết định thành công trong kế hoạch quản trị rủi ro thanhkhoản 573.2.3 Xây dựng một kế hoạch quản trị rủi ro thanh khoản theo chuẩn mực ngânhàng thế giới 573.3 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản trong cácngân hàng thương mại Việt Nam 593.3.1 Đối với ngân hàng Nhà nước Việt Nam 59

3.3.1.1 Ban hành và hoàn thiện các văn bản pháp luật 593.3.1.2 Quản lý những thông tin mang tính chất nhạy cảm, yêu cầu các ngân

hàng thương mại minh bạch hóa thông tin 603.3.1.3 Nâng cao hiệu quả giám sát các hoạt động của ngân hàng thương

mại 613.3.2 Đối với ngân hàng thương mại Việt Nam 62

3.3.2.1 Tuân thủ chặt chẽ các quy định của ngân hàng Nhà nước 62

Trang 7

3.3.2.3 Tăng cường công tác dự báo và phân tích thị trường 63

3.3.2.4 Cân đối thanh khoản giữa tài sản nợ và tài sản có 63

3.3.2.5 Tổ chức tốt việc quản lý khả năng thanh khoản trong hệ thống ngân hàng 64

3.3.2.6 Nâng cao nguồn nhân lực và tăng cường đầu tư các trang thiết bị hiện đại phục vụ công tác thu thập và xử lý thông tin 65

3.3.2.7 Liên thông thống nhất giữa các ngân hàng thương mại với nhau 66

Kết luận chương III 67

KẾT LUẬN 68 PHỤ LỤC

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 8

DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT

BOE : Ngân hàng Trung ương Anh (Bank of England)

BVSC : Công ty chứng khoán Bảo Việt (Bao Viet Securities Company)

CAR : Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (Capital Adequacy Ratios)

FED : Cục dự trữ liên ban Hoa Kỳ (Federal Reserve System)

NHNN : Ngân hàng nhà nước

NHTM : Ngân hàng thương mại

NHTMCP : Ngân hàng thương mại cổ phần

NHTW : Ngân hàng Trung ương

ROA : Tỷ lệ thu nhập trên tổng tài sản (Return on Asset)

ROE : Tỷ lệ thu nhập trên vốn chủ sở hữu (Return on Equity)

SBV : Ngân hàng nhà nước Việt Nam (The State Bank of Viet Nam)

SCIC : Tổng CT Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (State Capital Investment Corp.)TCTD : Tổ chức tín dụng

TGKH : Tiền gửi khách hàng

UBCKNN : Ủy ban chứng khoán nhà nước

WTO : Tổ chức thương mại thế giới (Word Trade Organization)

DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1 : Số lượng ngân hàng giai đoạn 1991-2009

Bảng 2.2 : Tình hình huy động vốn của các NHTM năm 2007-2008

Bảng 2.3 : Tỷ lệ nợ xấu của các NHTM thời điểm 31/12/2008

Bảng 2.4 : Quy mô tăng vốn và hệ số an toàn vốn tối thiểu CAR thời điểm 31/12/2008

Bảng 2.5 : Hệ số giới hạn huy động vốn (H1) và hệ số tỷ lệ giữa vốn tự có so với tổng tài

sản có (H2) của các NHTM Việt Nam thời điểm 31/12/2008Bảng 2.6 : Chỉ số trạng thái tiền mặt (H3)

Bảng 2.7 : Chỉ số chứng khoán thanh khoản (H4)

Bảng 2.8 : Chỉ số tăng trưởng tiền gửi 2008/2007 và TGKH/Tổng nợ phải trả (H5)

Bảng 2.9 : Chỉ số năng lực cho vay (H6) và chỉ số Dư nợ/TGKH (H7)

Trang 9

DANH SÁCH TÊN CÁC NHTM ĐƯỢC VIẾT TẮTStt Tên viết tắt Tên đầy đủ Stt Tên viết tắt Tên đầy đủ

1 Agribank NH Nông nghiệp và Phát

triển Nông thôn VN 19 Oceanbank NHTMCP Đại Dương

2 BIDV NH Đầu tư và Phát triển

VN 20 PG Bank

NHTMCP Xăng dầu Petrolimex

3 MHB NH Phát triển nhà Đồng

bằng Sông Cửu Long 21 Sacombank

NHTMCP Sài Gòn Thương Tín

Thương

4 ABbank NHTMCP An Bình 23 SCB NHTMCP Sài Gòn

5 ACB NHTMCP Á Châu 24 SeaBank NHTMCP Đông Nam Á

6 DaiA bank NHTMCP Đại Á 25 SHB NHTMCP Sài Gòn – Hà

Nội

7 DongA bank NHTMCP Đông Á 26 Southernbank NHTMCP Phương Nam

8 Eximbank NHTMCP Xuất Nhập khẩu 27 Techcombank NHTMCP Kỹ Thương VN

9 Giadinh bank NHTMCP Gia Định 28 Tienphongbank NHTMCP Tiên Phong

10 Habubank NHTMCP Nhà Hà Nội 29 Tin Nghia bank NHTMCP Việt Nam Tín

Nghĩa

11 HDbank NHTMCP Phát triển nhà

TP HCM 30 Trustbank NHTMCP Đại Tín

12 KienLongbank NHTMCP Kiên Long 31 VIB NHTMCP Quốc Tế

13 MB NHTMCP Quân Đội 32 VietAbank NHTMCP Việt Á

14 MSB NHTMCP Hàng Hải 33 Vietcombank NHTMCP Ngoại Thương

Trang 10

LỜI MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Năm 2008 thực sự là một năm cực kỳ khó khăn cho nền kinh tế thế giới Cuộc khủnghoảng tài chính bắt nguồn từ sự vỡ nợ các khoản cho vay thế chấp mua nhà dưới chuẩncủa các ngân hàng Mỹ, sau đó lan rộng sang các tổ chức tài chính và nhóm tài sản kháctheo một hiệu ứng dây chuyền trên diện tích rộng với tốc độ nhanh Nhiều tập đoàntrên thế giới, các ngân hàng lớn có nhiều năm tuổi gặp khó khăn, bị phá sản hoặc đứngtrên bờ vực phá sản do mất khả năng thanh khoản Đứng trước những thách thức buộclòng Chính phủ các nước ra tay can thiệp Mỹ với gói kích cầu hơn 700 tỷ USD, cácnước khu vực Châu Âu như Anh, Thụy Sĩ…hay các nước Châu Á như Nhật, TrungQuốc, Hàn Quốc…cũng đưa ra các chương trình hỗ trợ tương tự với mục tiêu tạo thanhkhoản cho thị trường và vực dậy nền kinh tế

Việt Nam từ khi trở thành thành viên của WTO năm 2006 thì mức độ liên thông vớinền kinh tế thế giới ngày càng tăng Chính vì vậy, nước ta cũng bị ảnh hưởng khôngnhỏ từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới Tình hình kinh tế trong những tháng đầunăm rất khó khăn Do ảnh hưởng của giá dầu thô tăng cao, đỉnh điểm ở mức147USD/thùng, làm cho chỉ số giá tiêu dùng trong nước liên tục leo thang, gây áp lựclớn đến tăng trưởng kinh tế Các doanh nghiệp thì thu hẹp sản xuất, cắt giảm nhâncông…

Với những thách thức chung của nền kinh tế, hệ thống ngân hàng Việt Nam cũng phảiđối mặt với những thách thức không nhỏ Thị trường tài chính tiền tệ trong nước đã trảiqua những biến động chưa từng có Chính phủ với mục tiêu kiềm chế lạm phát, chínhsách tiền tệ thắt chặt nữa đầu năm 2008 chuyển dần sang nới lỏng vào những thángcuối năm Song hành với quá trình này là việc liên tục điều chỉnh các công cụ điềuhành của NHNN như lãi suất cơ bản, tỷ lệ dự trữ bắt buộc và biên độ tỷ giá… Dẫn đếnkết quả nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn khi tiếp cận nguồn vốn tín dụng, thị trườngbất động sản đóng băng và chỉ số VN – Index trên thị trường chứng khoán cũng liêntục giảm, ngân hàng thiếu tính thanh khoản, việc thanh khoản của nhiều ngân hàng gặpkhó khăn đã đẩy lãi suất huy động lên cao ở mức kỷ lục…

Với xu thế hội nhập ngày càng rộng, cùng với thực tế diễn biến trên thị trường tiền tệViệt Nam 2007-2008 cho thấy tình trạng thiếu hụt thanh khoản ở mức độ lớn tại một số

Trang 11

ngân hàng và trở thành một trong những nguyên nhân đưa đến phá sản, đã khẳng địnhrằng vấn đề thanh khoản là không thể bỏ qua Một trong những nhiệm vụ quan trọng

mà các nhà quản trị ngân hàng cần thực hiện là đảm bảo khả năng thanh khoản hợp lýcho ngân hàng Để thực hiện mục tiêu phát triển, an toàn và đạt hiệu quả trong kinhdoanh, việc áp dụng nghiên cứu các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro thanh khoản trong

các NHTM Việt Nam là điều cần thiết Nhận thức được vấn đề đó, đề tài “Quản trị rủi

ro thanh khoản trong các ngân hàng thương mại Việt Nam” được tác giả lựa chọn

để nghiên cứu

2 Mục đích nghiên cứu đề tài

Nhằm làm rõ nội dung quản trị rủi ro thanh khoản trong hoạt động kinh doanh củacác NHTM

Phân tích thực trạng quản trị rủi ro thanh khoản ở các NHTM Việt Nam Đánh giánhững kết quả đạt được cũng như những hạn chế

Nghiên cứu các bài học rủi ro thanh khoản của các ngân hàng trong và ngoài nước

Cụ thể là ngân hàng ACB và ngân hàng Northern Rock

Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản trongcác NHTM Việt Nam, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh và đảm bảo an toàncho hoạt động kinh doanh của các NHTM trong thời gian tới

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là tìm hiểu tổng quan về ngân hàng thương mại,làm rõ những khái niệm cơ bản về rủi ro, về thanh khoản và rủi ro thanh khoản Nhữngnguyên nhân của rủi ro thanh khoản và thực trạng của quản trị rủi ro thanh khoản trongcác NHTM Đề xuất một số các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro thanhkhoản trong các NHTM Việt Nam

Phạm vi nghiên cứu của luận văn chung quanh vấn đề quản trị rủi ro thanh khoản của

33 NHTM cổ phần và 3 NHTM nhà nước là Agribank, BIDV và MHB

4 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn chủ yếu vận dụng các phương pháp như: phương pháp mô tả – giải thích,phương pháp tổng hợp – phân tích, phương pháp so sánh – đối chiếu, phương phápthống kê, dự báo, gắn thực tiển phong phú với lý luận trên tinh thần khoa học và kháchquan Ngoài ra, luận văn còn sử dụng phương pháp thu nhặt thông tin từ internet, các

Trang 12

văn bản pháp luật Nhà nước, các thông tin có liên quan đến thanh khoản và quản trị rủi

ro thanh khoản trong ngân hàng, các sách, báo chí, tạp chí để thu thập số liệu và thôngtin

5 Nội dung nghiên cứu

Luận văn được nghiên cứu và trình bày thành 3 chương như sau:

Chương 1: Tổng quan về quản trị rủi ro thanh khoản của hệ thống NHTM

Tìm hiểu các nội dung cơ bản về tính thanh khoản và quản trị rủi ro thanh khoản trongkinh doanh ngân hàng

Chương 2: Thực trạng về quản trị rủi ro thanh khoản trong các NHTM Việt Nam

Đánh giá thực trạng quản trị rủi ro thanh khoản của 33 NHTM cổ phần và 3 NHTMnhà nước là Agribank, BIDV và MHB Tìm ra những hạn chế, tồn tại để đề xuất cácgiải pháp hoàn thiện trong chương 3

Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản trong các NHTM Việt Nam.

Sự cần thiết của việc quản trị rủi ro thanh khoản trong các NHTM, các nội dung về xâydựng một kế hoạch quản trị rủi ro thanh khoản hoàn chỉnh Đồng thời, chương 3 cũng

đề xuất một số giải pháp đối với ngân hàng nhà nước và các ngân hàng thương mạinhằm nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản trong các NHTM Việt Nam

Trang 13

CHƯƠNG I:

TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN CỦA HỆ

THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI1.1 Tính thanh khoản và rủi ro thanh khoản trong ngân hàng

1.1.1 Tính thanh khoản và các nhân tố tác động đến tính thanh khoản của ngân hàng

1.1.1.1 Tính thanh khoản là gì?

Thanh khoản là khả năng thanh toán của một NHTM trước nhu cầu giải ngân củakhách hàng Nhu cầu giải ngân của khách hàng có thể xuất phát từ những lý do sau:nhu cầu rút tiền gửi có kỳ hạn hoặc tiết kiệm; nhu cầu thanh khoản; nhu cầu giải ngânhạn mức tín dụng

1.1.1.2 Các nhân tố tác động đến tính thanh khoản của ngân hàng

Môi trường hoạt động

Hoạt động kinh doanh của NHTM luôn gắn liền với những biến động của môi trườngkinh doanh xung quanh nó Các yếu tố về kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội luôn có tácđộng trực tiếp và gián tiếp tới các quyết định và phương hướng kinh doanh của mộtNHTM Các yếu tố bên ngoài của nền kinh tế vĩ mô như ổn định chính trị trong nước

và khu vực, chính sách đối ngoại uyển chuyển của Nhà nước, một môi trường đầu tưhấp dẫn tạo ra một sức cạnh tranh cao so với các nước trong khu vực trong hoạt độngthu hút lớn đối với đầu tư nước ngoài Tăng tỷ trọng của khối kinh tế nước ngoài so vớicác ngành kinh tế trong nước cũng làm cho cơ cấu đầu tư của NHTM thay đổi Điềunày gây ra sự thay đổi về cơ cấu trong bảng tổng kết tài sản của ngân hàng và khả năngthanh toán của chính NHTM đó

Văn hóa của một cộng đồng, một dân tộc sẽ quyết định đến tập quán, tâm lý, thói quêntrong sinh hoạt và việc sử dụng nguồn thu thập của cộng đồng đó Mức độ chấp nhậnrủi ro, thói quên tích luỹ, tiêu dùng của công chúng được xây dựng từ yếu tố văn hoá

và cũng có ảnh hưởng đáng kể đến các quyết định đầu tư hay gửi tiền vào ngân hàngcủa họ Mặc dùng nhân tố có tác động trực tiếp đến quy mô và chất lượng nguồn vốnhuy động của ngân hang thương mại, nhưng rõ ràng rằng nó có tác động không nhỏđến quỹ dự trữ và khả năng thanh toán của một ngân hàng có nguồn vốn huy động lớn

Trang 14

Chính sách tiền tệ của NHNN

Kinh doanh trên lĩnh vực tài chính tiền tệ, hoạt động ngân hàng có vai trò hết sức quantrọng khi nó thực hiện chức năng tích tụ, tập trung vốn phát triển kinh tế Hoạt độngngân hàng chịu sự điều chỉnh của rất nhiều chính sách, quy định của Nhà nước Thựchiện chức năng quản lý Nhà nước trên lĩnh vực tài chính tiền tệ, Ngân hàng Trungương đặt ra các quy định điều chỉnh và giám sát chặt chẽ hoạt động của các tổ chức tíndụng để hướng chúng theo một mục tiêu chung của cả hệ thống Ở những thời điểmkhác nhau, tùy thuộc vào mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, Ngân hàng Nhà nước sửdụng các nhóm công cụ chính sách tiền tệ khác nhau Các nhóm công cụ này có thể làtrực tiếp hoặc gián tiếp, có tác dụng điều chỉnh, làm thu hẹp hay mở rộng phạm vi hoạtđộng kinh doanh của NHTM

Để điều tiết lượng tiền trong lưu thông, Ngân hàng trung ương có thể sử dụng công cụ

dự trữ bắt buộc làm hạn chế khối lượng tín dụng và khả năng tạo tiền của các ngânhàng thương mại Với các ngân hàng thương mại, quy định về dự trữ bắt buộc đã trựctiếp giảm bớt khả năng thanh toán và tăng chi phí huy động vốn cho các ngân hàngthương mại

Những công cụ quản lý khác của Ngân hàng Nhà nước như chính sách chiết khấu,nghiệp vụ thị trường mở cũng tác động trực tiếp đến khả năng huy động và đầu tư vốncủa các ngân hàng thương mại trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng Nói cách khác,khả năng huy động vốn ngắn hạn để đảm bảo khả năng chi trả của các ngân hàngthương mại là phụ thuộc rất lớn vào chính sách điều chỉnh của Ngân hàng Nhà nướctrong việc thực thi chính sách tiền tệ của mình

Chiến lược quản lý thanh khoản của ngân hàng

Một NHTM với cơ chế quản lý và sử dụng nguồn vốn yếu sẽ không thể đảm bảo mộtchính sách quản lý thanh khoản hợp lý Một ngân hàng với hệ thống công nghệ thôngtin lạc hậu cũng gặp nhiều khó khăn khi muốn cân đối và lập kế hoạch huy động và sửdụng vốn Những ngân hàng này thường sử dụng những con số ước tính, rất thụ động

và phải dự trữ một lượng tài sản có lớn để đảm bảo nguồn thanh khoản Xây dựng một

cơ chế quản lý và sử dụng vốn khoa học, có kế hoạch, tổ chức công tác quản lý thanhkhoản tốt, đổi mới và sử dụng công nghệ ngân hàng tiên tiến sẽ giúp nâng cao chấtlượng quản lý vốn và nguồn vốn, cũng như quản trị tài sản nợ - tài sản có

Trang 15

Các NHTM, đặc biệt là các ngân hàng với quy mô hoạt động lớn thường gặp rất nhiềukhó khăn trong công tác quản lý và sử dụng nguồn vốn Những ngân hàng này thườngxây dựng một “hệ thống quản lý thanh khoản”, giúp dự báo những biến động hàngngày trạng thái thanh khoản của ngân hàng Yêu cầu của hệ thống là phải đánh giáđược một cách toàn diện và kiểm soát được những yếu tố tác động có thể làm tăng haygiảm trạng thái thanh khoản Từ đó giúp cho NHTM xác định giới hạn dự trữ cho cácnhu cầu thanh khoản.

Dự kiến nhu cầu thanh khoản phải mang tính đều đặn, thường xuyên, thường được dựatrên các số liệu lịch sử của hoạt động cho vay và huy động tiền gửi của mỗi ngân hàng

Đó là quá trình hoạch định các nhu cầu thanh khoản Hệ thống quản lý thanh khoảnphải xây dựng được các chiến lược quản lý thanh khoản, trong đó cần quan tâm xemxét những yếu tố làm thay đổi nguồn tiền gửi tiềm năng, các cam kết tài trợ tín dụng vàcác phương tiện dự phòng…Nói cách khác, việc hoạch định chiến lược quản lý thanhquản của mỗi NHTM cần phải đảm bảo cung ứng đủ nguồn ngân quỹ cho các nhu cầuchi trả, cấp tín dụng song cũng phải đạt được yêu cầu cho mục tiêu tối đa hoá lợinhuận

Sự phát triển của thị trường tiền tệ

Thị trường tiền tệ là nguồn huy động vốn linh hoạt giúp các tổ chức tín dụng huy độngcác nguồn vốn ngắn hạn đảm bảo khả năng chi trả của mình Thị trường tiền tệ cũng lànơi các tổ chức tín dụng có thể tìm kiếm những cơ hội đầu tư thích hợp cho các khoảnvốn tạm thời nhàn rỗi của mình Tham gia vay và cho vay trên thị trường tiền tệ giúpngân hàng chủ động hơn trong việc sắp xếp, cơ cấu lại bảng tổng kết tài sản cho phùhợp với mục tiêu phát triển của ngân hàng

Sự phát triển thị trường tiền tệ, thị trường vốn thúc đẩy quá trình luân chuyển vốn vàchất lượng các khoản vay, làm mềm mại sự cân đối thời lượng tài sản nợ-có của từngngân hàng thương mại Chính vì vậy, xây dựng một thị trường tiền tệ phát triển luôn làmong muốn của các cơ quan quản lý vĩ mộ và của các thành viên tham gia thị trường

Sự phát triển của thị trường tiền tệ phụ thuộc rất nhiều vào chính sách quản lý, điềuchỉnh của các cơ quan quản lý Nhà nước, phụ thuộc vào chất lượng quản lý nguồn vốn

và ý chí của từng thanh viên tham gia thị trường

Trang 16

Các nhân tố khác

Các yếu tố như uy tín của ngân hàng, khả năng đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ cũngnhư uy tín của đội ngũ cán bộ lãnh đạo sẽ tạo ra được một lòng tin đối với công chúng.Các nhân tố này góp phần tạo sự ổn định cho nguồn tiền gửi cũng như chất lượngnguồn vốn huy động, giảm thấp rủi ro do mất khả năng thanh toán của ngân hàng

1.1.1.3 Cung thanh khoản và cầu thanh khoản của ngân hàng

Cầu thanh khoản của ngân hàng là những tài sản có khả năng thanh toán nhanh có thểđược xem xét theo cơ chế cung – cầu Đối với tất cả các ngân hàng, sức ép cầu thanhkhoản đến từ các nguyên nhân như: khách hàng rút tiền, nhu cầu rút vốn tín dụng phátsinh, hoặc thanh toán nợ vay của ngân hàng khác, các khoản thanh toán thuế, chia cổtức cho cổ đông…

Để đáp ứng nhu cầu thanh toán, ngân hàng có thể rút vốn từ một số nguồn cung nhấtđịnh Nguồn quan trọng nhất của nguồn cung là nguồn tiền gửi của khách hàng, kế tiếp

là nguồn tiền thanh toán từ các hợp đồng tín dụng, hay các nguồn thu từ dịch vụ ngânhàng khác hoặc đi vay trên thị trường tiền tệ

Nguồn cung thanh khoản, bao gồm:

o Tiền gửi khách hàng

o Thu nhập từ các hoạt động dịch vụ khác

o Thanh toán tiền vay

o Bán các tài sản đang kinh doanh và sử dụng

o Vay mượn trên thị trường tiền tệ

Nguồn cầu thanh khoản, bao gồm:

o Khách hàng rút các khoản tiền gửi

o Khách hàng rút vốn vay

o Thanh toán các khoản vay của ngân hàng

o Chi phí phát sinh khi kinh doanh các sản phẩm và dịch vụ

o Thanh toán cổ tức cho các cổ đông

Sự kết hợp giữa cung thanh khoản và cầu thanh khoản sẽ quyết định vị thế thanh khoảnròng của một ngân hàng thương mại Đảm bảo một mức thanh khoản phù hợp là côngviệc bất tận của nhà quản trị ngân hàng Các quyết định về thanh khoản không thể táchrời với các hoạt động nghiệp vụ và các phòng ban khác của ngân hàng

Trang 17

1.1.2 Rủi ro thanh khoản và những tác động của rủi ro thanh khoản

1.1.2.1 Rủi ro thanh khoản là gì?

Rủi ro thanh khoản là tổn thất xảy ra cho ngân hàng, khi nhu cầu thanh khoản thực tếvượt quá khả năng thanh khoản dự kiến Rủi ro thanh khoản ở mức ngân hàng phải giatăng các chi phí để đáp ứng nhu cầu thanh khoản sẽ làm giảm thu nhập ròng của ngânhàng Ở mức cao hơn, ngân hàng mất khả năng thanh toán sẽ dẫn đến phá sản

Rủi ro thanh khoản trong mối quan hệ với rủi ro thị trường

Rủi ro thị trường là những thay đổi về giá trị thị trường của tài sản, các khoản nợ vàảnh hưởng đến thu nhập của ngân hàng Dạng rủi ro thị trường cơ bản nhất đối với cácngân hàng là rủi ro lãi suất Sự thay đổi đột ngột về lãi suất có thể tác động đến hoạtđộng kinh doanh ngân hàng

Mặc dù khái niệm về rủi ro thanh khoản và rủi ro thị trường khác nhau nhưng chúng có

sự tương quan lẫn nhau, chẵng hạn như việc quản lý rủi ro loại này sẽ giúp giảm nhẹtổn thất do rủi ro loại kia gây ra…

1.1.2.2 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro thanh khoản trong hoạt động của ngân hàng

Trong một số trường hợp đặc biệt, ngân hàng có thể phải đối mặt với ba nguyên nhânrủi ro thanh khoản sau:

Thứ nhất, ngân hàng huy động và đi vay vốn với thời hạn ngắn, và cứ luân chuyển

chúng để sử dụng cho vay với thời hạn dài hơn Do đó, đã xảy ra tình trạng mất cânxứng giữa ngày đáo hạn của các khoản sử dụng vốn và ngày đáo hạn của các nguồnvốn huy động, mà thường gặp nhất là dòng tiền thu hồi từ các tài sản đầu tư nhỏhơn dòng tiền phải chi ra để chi trả tiền gửi đến hạn

Thứ hai, sự nhạy cảm của tài sản tài chính với những thay đổi lãi suất Khi lãi suất

đầu tư tăng, một số người gửi tiền rút vốn của họ ra khỏi ngân hàng để đầu tư vàonơi có tỷ suất sinh lợi cao hơn Như vậy, sự thay đổi lãi suất ảnh hưởng đến khảnăng thanh khoản của ngân hàng Ngoài ra, lãi suất thay đổi sẽ ảnh hưởng đến giátrị thị trường của các tài sản mà ngân hàng đem bán để tăng thanh khoản và trựctiếp ảnh hưởng đến chi phí vay mượn trên thị trường tiền tệ của ngân hàng

Thứ ba, ngân hàng có chiến lược quản trị thanh khoản không phù hợp và kém hiệu

quả như ngân hàng đang sở hữu các chứng khoán có tính thanh khoản thấp và dựtrữ của ngân hàng không đủ cho nhu cầu chi trả…

Trang 18

Trong bối cảnh ngân hàng phải đối phó với các tình huống này thì chi phí để huy độngvốn bổ sung tăng lên một cách đáng kể Hậu quả là, ngân hàng phải bán một số tài sản

có độ thanh khoản thấp để đáp ứng nhu cầu rút tiền của người gửi Điều này khiến chongân hàng gặp phải rủi ro thanh khoản nghiêm trọng và ngân hàng buộc phải bán tháongay cả số tài khoản khó chuyển nhượng với giá rẻ mạt vì ngân hàng không có đủ thờigian để tìm người mua cũng như điều kiện thương lượng về giá cả Trong trường hợprủi ro thanh khoản càng ngày càng nghiêm trọng, nếu tất cả những người gửi tiền đồngloạt yêu cầu ngân hàng chi trả toàn bộ tiền gửi của họ thì dẫn đến ngân hàng chỉ đang

từ chỗ phải đối phó với rủi ro thanh khoản đến chỗ phải đối mặt với rủi ro phá sản

1.1.2.3 Tác động của rủi ro thanh khoản

Do kinh doanh trong lĩnh vực đặc biệt, nên rủi ro trong kinh doanh ngân hàng khôngchỉ ảnh hưởng đến bản thân NHTM mà còn gây tác động xấu đến nền kinh tế, xã hội.Rủi ro trong kinh doanh ngân hàng có tính lan truyền và để lại hậu quả to lớn, khôngchỉ bao gồm các rủi ro nội tại của ngành, mà còn của tất cả các ngành khác trong nềnkinh tế, không chỉ trong phạm vi một quốc gia mà còn ảnh hưởng đến nhiều quốc giakhác Cụ thể:

Rủi ro thanh khoản xảy ra tạo cho ngân hàng những tổn thất về mặt tài chính

Bất kỳ một rủi ro nào xảy ra cũng gây ra những tổn thất về tài chính cho ngân hàng:hoặc làm tăng chi phí hoạt động của ngân hàng, hoặc làm giảm thu nhập của ngânhang, đặc biệt là loại rủi ro thanh khoản Nếu thu không đủ chi ngân hàng sẽ bị thua lỗ,nghiêm trọng hơn ngân hàng có thể bị phá sản

Rủi ro thanh khoản xảy ra làm giảm uy tín của ngân hàng

Những thiệt hại về uy tín của ngân hàng, làm mất lòng tin của công chúng là những tổnthất còn lớn hơn rất nhiều so với tổn thất về mặt tài chính Các thua lỗ trong hoạt độngcủa ngân hàng luôn có ảnh hưởng bất lợi đến niềm tin của công chúng Khi dân chúngthiếu tin tưởng vào khả năng thanh toán của ngân hàng, hoặc nghi ngờ ngân hàng mấtkhả năng thanh toán, họ sẽ đồng loạt rút tiền gửi ra khỏi ngân hàng, dẫn đến ngân hàngmất khả năng thanh toán

Rủi ro thanh khoản trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng còn gây tác động xấu đến nền kinh tế, xã hội

Trang 19

Các thua lỗ của ngân hàng nếu nghiêm trọng có thể làm cổ đông mất vốn đầu tư, nhữngngười gửi tiền mất đi những khoản tiền tiết kiệm mà suốt đời mới có được Tình trạngtài chính xấu của một ngân hàng còn tạo ra sự nghi ngờ của những người gửi tiền về sự

ổn định và khả năng thanh khoản của cả hệ thống ngân hàng, gây tác động xấu đến tìnhhình tài chính của các ngân hàng khác, kéo theo phản ứng dây chuyền và phá vỡ tính

ổn định của thị trường tài chính

1.1.2.4 Đánh giá rủi ro thanh khoản

Sự kết hợp giữa cung và cầu thanh khoản sẽ quyết định trạng thái thanh khoản ròng(net liquidity position – NLP) của một NHTM tại một thời điểm nhất định, trạng tháinày có thể được xác định như sau:

NPL = Tổng cung thanh khoản – Tổng cầu thanh khoản

Có các trường hợp xảy ra:

NPL > 0: thặng dư thanh khoản

Khi cung thanh khoản vượt cầu thanh khoản thì ngân hàng đang ở tình trạng thừathanh khoản Nhà quản trị phải đưa ra quyết định ở đâu và vào thời điểm nào cần phải

sử dụng nguồn thanh khoản thừa để đầu tư kiếm lời cho đến khi nguồn thanh khoảnnày được sử dụng để đáp ứng cho nhu cầu thanh khoản trong tương lai

Thừa khả năng thanh khoản được nhận biết khi trạng thái mất cân bằng của cácNHTM, xảy ra khi nền kinh tế hoạt động kém hiệu quả, ngân hàng không tiếp cậnđược với khách hàng hoặc không lựa chọn được nhiều khách hàng để cho vay

Thanh khoản thừa thường được ngân hàng sử dụng như sau:

o Mua các chứng khoán dự trữ thứ cấp đã bán ra trước đó

o Cho vay trên thị trường tiền tệ

o Gửi tiền lại các tổ chức tín dụng khác…

NPL < 0: thâm hụt thanh khoản

Khi cầu thanh khoản lớn hơn cung thanh khoản thì ngân hàng đang trong tình trạngthiếu vốn để hoạt động Nhà quản trị phải đưa ra quyết định ở đâu và vào thời điểmnào cần phải bổ sung thanh khoản để đáp ứng nhu cầu vốn với chi phí thấp nhất và kịpthời nhất

Trang 20

Thiếu khả năng thanh khoản được nhận biết khi tình trạng ngân hàng không đủ vốnđáp ứng nhu cầu chi trả cho khách hàng, nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp, củanền kinh tế…Ngân hàng có thể áp dụng các biện pháp sau để xử lý:

o Sử dụng dự trữ bắt buộc dư ra nếu có (do tiền gửi kỳ này giảm so với kỳ trước)

o Bán dự trữ thứ cấp (các chửng khoán ngắn hạn do Chính phủ phát hành)

o Vay qua đêm, vay tái chiết khấu tại ngân hang Nhà nước

o Huy động trên thị trường tiền tệ: phát hành chứng chỉ tiền gửi có mệnh giá lớn

để huy động vốn…

NPL = 0: cân bằng thanh khoản

Khi cung thanh khoản bằng cầu thanh khoản Tuy nhiên, trong thực tế tình trạng nàyrất khó xảy ra

Xét tại mọi thời điểm, cung và cầu thanh khoản là không cân bằng Ngân hàng luônphải đối mặt tình huống thâm hụt hay thặng dư thanh khoản

1.2 Quản trị rủi ro thanh khoản

Trong những năm gần đây, tình trạng mất thanh khoản dẫn đến phá sản tại một số ngânhàng như một hồi chuông cảnh tỉnh Do đó ngày nay, công tác quản trị rủi ro thanhkhoản đã trở nên quan trọng hơn so với trước rất nhiều, bởi vì một ngân hàng có thể bịđóng cửa nếu không có khả năng đáp ứng nhu cầu này

1.2.1 Mục tiêu, động cơ và lợi ích của quản trị rủi ro thanh khoản

1.2.1.1 Mục tiêu quản trị rủi ro thanh khoản

Mục tiêu quan trọng nhất trong quản trị rủi ro thanh khoản là phải kiểm soát được rủi

ro thanh khoản Trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng có nhiều loại rủi ro tiềmtàng cùng xảy ra, trong đó rủi ro thanh khoản là quan trọng nhất Rủi ro thanh khoản cóthể xảy ra, tác động của nó có thể dao động từ nhỏ đến rất lớn Chúng có thể làm chongân hàng bị tổn thất nặng, thậm chí dẫn đến phá sản Do vậy, vấn đề ở đây là làm thếnào kiểm soát được rủi ro thanh khoản, giới hạn tác động của nó trong phạm vi chophép Ngoài ra, mục tiêu quản trị rủi ro thanh khoản còn bao gồm:

Đảm bảo khả năng chi trả kịp thời của ngân hàng với chi phí hợp lý, vì thanh khoảnliên quan trực tiếp đến sự an toàn và khả năng sinh lợi của ngân hàng

Dự đoán các nguy cơ rủi ro thanh khoản và tổn thất có thể xảy ra

Trang 21

1.2.1.2 Động cơ quản trị rủi ro thanh khoản

Do những tác động trên thị trường khó lường trước, cộng thêm những bài học thất bạicủa các ngân hàng về rủi ro thanh khoản, đã góp phần rất lớn trong nhận thức của hệthống ngân hàng phải quan tâm đến vấn đề rủi ro thanh khoản

Nền kinh tế nước ta đang từng bước hội nhập với nền kinh tế thế giới, các quan hệ giaodịch kinh doanh ngày càng đa dạng và phức tạp hơn Cơ hội kiếm lợi nhuận cũng nhiềuhơn và rủi ro cũng cao hơn Những điều này một lần nữa đòi hỏi hệ thống ngân hàngViệt Nam phải chú trọng nhiều hơn nữa về công tác quản trị rủi ro thanh khoản

1.2.1.3 Lợi ích quản trị rủi ro thanh khoản

Nhận thức rõ thanh khoản và quản trị rủi ro thanh khoản có vai trò hết sức quan trọngtrong hoạt động kinh doanh của ngân hàng Quản trị rủi ro thanh khoản có thể mang lạimột số lợi ích sau:

Một NHTM có kế hoạch quản trị rủi ro có hiệu quả sẽ hoạt động ổn định, được cácngân hàng khác hay khách hàng tin cậy, giảm thiểu rủi ro tín dụng

Quản trị rủi ro bảo đảm cho ngân hàng có được trạng thái an toàn, tăng sự tự tin, tậptrung cho hoạt động kinh doanh, ra quyết định đầu tư đúng đắn, tránh đầu tư lệchlạc Trong một số trường hợp có thể biến rủi ro thành lợi thế để tìm kiếm lợi nhuận.Giúp ngân hàng tránh rơi vào tình trạng phá sản, tiết kiệm chi phí phá sản

1.2.2 Các chiến lược quản trị thanh khoản

Để xử lý vấn đề thanh khoản, các ngân hàng có thể tiếp cận theo ba hướng sau đây:(1) Tạo nguồn thanh khoản từ tài sản có (quản lý thanh khoản tài sản có)

(2) Tạo nguồn thanh khoản từ vay mượn (quản lý thanh khoản tài sản nợ)

(3) Quản lý thanh khoản kết hợp

Quản lý thanh khoản tài sản có

Nếu phân loại tài sản có theo khả năng chuyển đổi ra tiền mặt thì bao gồm:

Tài sản có có tính lỏng cao

Tài sản có tính lỏng cao được hiểu là loại tài sản có thể dễ dàng chuyển đổi thànhtiền mặt với chi phí thấp Những loại tài sản này có thể dễ dàng được mua bán trênthị trường thứ cấp hoặc được Chính phủ chiết khấu Hiểu rằng, tài sản có tính lỏngcao bao gồm: tiền mặt, tiền gửi tại các TCTD, tín phiếu ngân hàng Nhà nước, tráiphiếu Chính phủ hoặc tín phiếu kho bạc

Trang 22

Tài sản có có tính lỏng thấp

Tài sản có có tính lỏng thấp được hiểu là những loại tài sản có còn lại trên bảng tổngkết tài sản Chúng bao gồm: các khoản tài trợ tín dụng, các khoản đầu tư và muasắm tài sản cố định cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng

Rủi ro thanh khoản phát sinh từ loại tài sản này chủ yếu từ việc mất khả năng trả nợ,trả nợ không đúng hạn của khách hàng Ngân hàng cũng có thể gặp rủi ro thanhkhoản nếu không tổ chức và chuẩn bị tốt nguồn vốn khi khách hàng có nhu cầu rútvốn trong hạn mức Chính vì vậy, nâng cao chất lượng tín dụng và theo dõi chặt chẽcác hợp đồng tín dụng có hạn mức là biện pháp hữu hiệu giúp ngân hàng quản lý tốtrủi ro thanh khoản

Như vậy, trong chiến lược quản lý thanh khoản tài sản có, một ngân hàng được coi

là thanh khoản tốt nếu có thể tiếp cận nguồn cung thanh khoản với chi phí hợp lý, sốlượng vừa đủ theo yêu cầu và kịp thời

o Ngân hàng phải đầu tư nhiều vào các tài sản có tính thanh khoản cao, gọi là cáctài sản có khả năng sinh lợi thấp nên tất yếu ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụngvốn của ngân hàng

Quản lý thanh khoản tài sản nợ

Nội dung quan trọng thứ hai của quản lý thanh khoản đó là việc tạo ra một cấu trúc hợp

lý danh mục tài sản nợ Trong cách quản lý này, nhu cầu thanh khoản được đáp ứng

Trang 23

bằng cách vay mượn trên thị trường tiền tệ Việc vay chủ yếu là để đáp ứng nhu cầuthanh khoản tức thời và chỉ thực hiện khi có nhu cầu thanh khoản phát sinh.

Nguồn tài trợ cho chiến lược này thường bao gồm: vay qua đêm, vay ngân hàng Trungương, bán các hợp đồng mua lại, phát hành chứng chỉ tiền gửi có thể chuyển nhượngmệnh giá lớn…

và lãi suất trên thị trường tiền tệ

o Hơn nữa, một ngân hàng vay mượn quá nhiều thường bị đánh giá là có khó khăn

về tài chính, khi thông tin này lan rộng ra, những khách hàng gửi tiền sẽ rút vốnhàng loạt hoặc ngân hàng phải huy động vốn với chi phí cao gấp nhiều lần.Cùng lúc đó, các định chế tài chính khác, để tránh rủi ro có thể gặp phải, sẽ thậntrọng, dè dặt hơn trong việc tài trợ vốn cho ngân hàng này để giải quyết khókhăn về thanh khoản

Vấn đề quản lý thanh khoản và quản lý tài sản nợ trong mỗi ngân hàng có mối quan hệmật thiết với nhau Có nhiều yếu tố, cả các yếu tố quy chế, và yếu tố chi phí đều ảnhhưởng rất lớn tới sự lựa chọn tổng số tài sản có mà mỗi ngân hàng cần phải nắm giữ.Nếu một ngân hàng áp dụng mô hình quản lý tài sản nợ nhằm tác động đến toàn bộ rủi

ro rút vốn trong danh mục vốn, thì phải có đủ tài sản dự trữ để đáp ứng kịp thời mọinhu cầu tiền gửi của khách hàng Tuy nhiên, để khắc phục rủi ro rút vốn bao giờ cũnglàm tăng chi phí, do vậy việc lựa chọn chiến lược quản lý nào là phù hợp và hiệu quảcòn phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng NHTM

Quản trị thanh khoản kết hợp

Do tính rủi ro tiềm tàng khi áp dụng chiến lược quản lý thanh khoản tài sản nợ và chiphí do phải dự trữ một lượng tài sản có lỏng, hầu hết các ngân hàng lựa chọn chiếnlược quản trị thanh khoản bằng cách kết hợp cả hai chiến lược trên

Trang 24

Định hướng của chiến lược này là: các nhu cầu thanh khoản thường xuyên, hàng ngày

sẽ được đáp ứng bằng tài sản dự trữ tiền mặt, chứng khoán khả mại, tiền gửi tại cácngân hàng khác…các nhu cầu thanh khoản không thường xuyên nhưng có thể dự đoántrước như nhu cầu thanh khoản theo thời vụ, chu kỳ, xu hướng… sẽ được đáp ứng bằngcác thỏa thuận trước về hạn mức tín dụng từ các ngân hàng đại lý hoặc nhà cung ứngvốn khác, các nhu cầu thanh khoản đột xuất không thể dự báo được đáp ứng từ việcvay mượn trên thị trường tiền tệ, các nhu cầu thanh khoản dài hạn được hoạch định vànguồn tài trợ là các khoản vay ngắn và trung hạn, chứng khoán có thể chuyển hóathành tiền

Ngoài ra, các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn các nguồn dự trữ khác nhau khi sửdụng quản trị thanh khoản kết hợp như: tính cấp thiết của nhu cầu thanh toán, thời hạnnhu cầu thanh khoản, khả năng thâm nhập thị trường tài sản Nợ, chi phí và rủi ro, dựbáo tỷ lệ lãi suất, triển vọng chính sách của ngân hàng Trung ương và các khoản vaymượn của kho bạc và các quy định có liên quan đến nguồn vốn thanh khoản

về rút tiền gửi bất ngờ có thể phát sinh bởi nhiều nguyên nhân, bao gồm:

Người gửi tiền lo ngại về khả năng thanh toán của ngân hàng này so với các ngânhàng khác

Sự sụp đổ của một ngân hàng đã làm cho những người gửi tiền lo lắng đến khảnăng thanh toán của các ngân hàng khác

Sự chuyển hướng đột ngột ưu tiên đầu tư từ tiền gửi ngân hàng sang các tài sản tàichính phi ngân hàng (như trái phiếu kho bạc, trái phiếu công ty, cổ phiếu…)

Bất cứ một sự rút tiền gửi quá mức đột ngột nào đều làm phát sinh rủi ro thanh khoản,

và đều có thể trở thành áp lực khiến cho ngân hàng trở nên mất khả năng thanh toán.Nếu một ngân hàng không đảm bảo được tính thanh khoản, ngân hàng này có thể bị

Trang 25

đóng cửa Rủi ro thanh khoản của một NHTM sẽ dẫn đến tình trạng sụp đổ của chínhngân hàng đó và kéo theo sự sụp đổ của toàn bộ hệ thống NHTM.

1.2.4 Quy trình quản trị rủi ro thanh khoản

Nhận dạng rủi ro thanh khoản

Nhận dạng rủi ro thanh khoản là công việc đầu tiên trong quá trình quản trị rủi rothanh khoản Nhận dạng rủi ro thanh khoản là quá trình xác định liên tục và có hệthống các hoạt hoạt kinh doanh của ngân hàng Nhận dạng rủi ro thanh khoản bao gồmcác công việc theo dõi, xem xét, nghiên cứu môi trường hoạt động và toàn bộ mọi hoạtđộng của ngân hàng Để nhận diện rủi ro thanh khoản, nhà quản trị phải lập được bảngliệt kê tất cả các dạng rủi ro đã, đang và sẽ có thể xuất hiện đối với ngân hàng bằngcác phương pháp sau: lập bảng câu hỏi nghiên cứu về rủi ro thanh khoản và tiến hànhđiều tra, phân tích các báo cáo tài chính…

Phân tích rủi ro thanh khoản

Là phải xác định được những nguyên nhân gây ra rủi ro thanh khoản Đây là một côngviệc phức tạp, bởi mỗi rủi ro thanh khoản không chỉ do một nguyên nhân duy nhất gây

ra mà thường do nhiều nguyên nhân gây ra Phân tích rủi ro thanh khoản nhằm tìm rabiện pháp hữu hiệu để phòng ngừa rủi ro Trên cơ sở tìm ra các nguyên nhân, tác độngđến các nguyên nhân thay đổi chúng Từ đó sẽ phòng ngừa rủi ro thanh khoản một cáchhữu hiệu hơn

Đo lường rủi ro thanh khoản

Để đo lường rủi ro thanh khoản cần thu thập số liệu và phân tích, đánh giá Trên cơ sởkết quả thu thập được, lập ma trận đo lường rủi ro thanh khoản

Kiểm soát, phòng ngừa rủi ro thanh khoản

Kiểm soát rủi ro thanh khoản là việc sử dụng các biện pháp, kỹ thuật, công cụ, chiếnlược, các chương trình hoạt động để ngăn ngừa, né tránh hoặc giảm thiểu những tổnthất, những ảnh hưởng không mong đợi có thể xảy ra với ngân hàng

1.2.5 Các phương pháp quản lý rủi ro thanh khoản

1.2.5.1 Duy trì một tỷ lệ hợp lý giữa vốn dùng cho dự trữ và vốn dùng cho kinh doanh

sao cho phù hợp với đặc điểm hoạt động của ngân hàng

1.2.5.2 Đảm bảo về tỷ lệ khả năng chi trả

Trang 26

Tỷ lệ về khả năng chi trả = Tài sản có có thể thanh toán ngay

Tài sản nợ phải thanh toán ngay

1.2.5.3 Sử dụng các biện pháp dự báo thanh khoản

Phương pháp tiếp cận nguồn vốn và sử dụng vốn

Một là, khả năng thanh khoản của ngân hàng tăng khi tiền gửi tăng và cho vay giảm Hai là, khả năng thanh khoản của ngân hàng giảm khi tiền gửi giảm và cho vay tăng.

Ngay từ đầu năm, ngân hàng ước lượng nhu cầu thanh khoản của các tháng, quý trongnăm Bất cứ khi nào cung thanh khoản và cầu thanh khoản không cân bằng nhau, ngânhàng có một độ lệnh thanh khoản được xác định như sau:

Độ lệnh thanh khoản = Tổng cung thanh khoản (1) – Tổng cầu thanh khoản (2)

(1) > (2): ngân hàng có độ lệnh thanh khoản dương Ngân hàng phải nhanh chóng đầu

tư phần thanh khoản thặng dư này để sinh lợi cho đến khi chúng được cần đến để trangtrải nhu cầu tiền sau này

(1) < (2): ngân hàng có độ lệnh thanh khoản âm Ngân hàng cần phải gia tăng thanh

khoản từ nhiều nguồn cung cấp sẵn có khác nhau một cách kịp thời và với chi phí rẽnhất

Phương pháp tiếp cận cấu trúc vốn

Phương pháp này được tiến hành theo trình tự các bước sau:

Bước 1: Chia các khoản tiền gửi và các nguồn khác thành nhiều loại trên cơ sở ước

lượng xác suất rút tiền của khách hàng Chẳng hạn, tiền gửi và các nguồn khác củangân hàng có thể chia thành ba loại:

o Loại 1: Ổn định thấp

o Loại 2: Ổn định vừa phải

o Loại 3: Ổn định cao

Trang 27

i=1

Bước 2: Xác định mức dự trữ thanh khoản cho từng loại tiền gửi trên cơ sở ấn định tỷ

lệ dự trữ thích hợp với trạng thái của chúng Ví dụ:

Tổng nhu cầu thanh khoản = Dự trữ thanh khoản tài sản nợ huy động + Nhu cầu tiền vay tiềm năng.

Phương pháp xác định xác suất mỗi tình huống

Phương pháp này được thực hiện theo trình tự:

Bước 1: Ngân hàng dự đoán khả năng xảy ra của mỗi trạng thái thanh khoản theo ba

cấp độ:

Khả năng xấu nhất khi:

o Tiền gửi xuống thấp dưới mức dự kiến

o Tiền vay lên cao trên mức dự kiến

Khả năng tốt nhất khi:

o Tiền gửi lên cao trên mức dự kiến

o Tiền vay xuống thấp dưới mức dự kiến

Khả năng thực tế: nằm ở cấp độ nào đó giữa hai cấp độ trên.

Bước 2: Xác định nhu cầu thanh khoản theo công thức:

Trạng thái thanh khoản dự kiến =∑Pix SDi

Trong đó: Pi: Xác suất tương ứng với một trong ba khả năng

SDi: Thặng dư hay thâm hụt thanh khoản theo mỗi khả năng

Trang 28

Phương pháp tiếp cận chỉ số thanh khoản

Phương pháp này dựa trên cơ sở kinh nghiệm riêng có của ngân hàng và các chỉ sốtrung bình trong ngành Các chỉ số thanh khoản sau đây thường được sử dụng:

Trạng thái tiền mặt = Tiền mặt + Tiền gửi tại các định chế tài chính

Tài sản có

Chỉ số này càng cao chứng tỏ khả năng thanh khoản của ngân hàng càng cao

Chứng khoán có tính thanh khoản = Chứng khoán Chính phủ

Tài sản có

Chỉ số này càng cao, trạng thái thanh khoản càng tốt

Trạng thái thanh khoản cho vay qua đêm = Tổng cho vay qua đêm - Tổng nợ qua đêm

Tài sản có

Khả năng thanh khoản tăng khi chỉ số này tăng

Tỷ số chứng khoán cầm cố = Giá trị chứng khoán đã cầm cố

Tổng giá trị chứng khoán

Khả năng thanh khoản tăng khi chỉ số này giảm

Tỷ số thành phần tiền biến động = Tiền gửi giao dịch

Tổng số tiền gửi

Tỷ số này giảm thể hiện yêu cầu thanh khoản giảm

Ngoài ra, để dự báo thanh khoản, các ngân hàng có thể áp dụng phương pháp dựa vàocác chỉ tiêu cơ bản đánh giá theo dấu hiệu của thị trường, bao gồm:

Sự tin tưởng của dân chúng thông qua lưu lượng vốn và chi phí trả lãi mà ngânhàng huy động được qua mỗi thời kỳ

Tác động giá cổ phiếu của ngân hàng

Rủi ro các khoản lãi của chứng chỉ tiền gửi và các khoản nợ vay khác

Tổn thất trong việc bán tài sản có

Khả năng đáp ứng yêu cầu tín dụng của khách hàng

Các khoản vay từ ngân hàng Trung ương

1.3 Bài học rủi ro thanh khoản từ tin đồn của ngân hàng ACB và sự sụp đỗ của ngân hàng Northern Rock

Việc không cảnh giác về khả năng thanh khoản có thể làm tổn hại nghiêm trọng niềmtin của công chúng vào ngân hàng Khi những người gửi tiền nhận thấy ngân hàng gặprắc rối về thanh khoản, thì đồng loạt hành động rút tiền ngay lập tức ra khỏi ngân hàng

Trang 29

Hơn nữa, hành động rút tiền của những người gửi tiền lại có tính lay lan và phản ứngdây chuyền nhanh chóng và rộng khắp.

1.3.1 Rủi ro thanh khoản từ tin đồn của ngân hàng ACB

Rủi ro thanh khoản làm giảm uy tín, thu nhập và làm mất khả năng thanh toán củangân hàng Trong ngắn hạn, có lẽ các ngân hàng sợ nhất tình trạng này, đặc biệt khithông tin rủi ro bị lọt ra bên ngoài Rủi ro thanh khoản từ tin đồn của ngân hàng ACB

là một ví dụ

Thứ 3, ngày 13 tháng 10 năm 2003 có tin đồn là Tổng giám đốc của ngân hàng ACBthâm hụt ngân quỹ bỏ trốn Tin đồn này tạo ra tâm lý hoang mang lo sợ cho một sốkhách hàng có giao dịch tại ngân hàng ACB Trong hai ngày 13-14/10/2003 hàng loạtngười đã tập trung tại hội sở chính và các chi nhánh của ngân hàng ACB yêu cầu rúttiền Cho đến sáng ngày 15/10 dòng người vẫn rồng rắn xếp hàng tại hội sở ACB tiếptục tạo ra căng thẳng về việc rút tiền Mọi người vẫn quyết định rút được tiền mặc dù

đã được giải thích đó chỉ là tin đồn thất thiệt Tính đến 15 giờ ngày 15/10, lượng tiềnngân hàng ACB chi trả cho khách hàng là 520 tỷ đồng Như vậy, tổng cộng ngân hàngACB đã chi trả cho người gửi tiền trong hai ngày 14-15/10 khoảng 1.200 tỷ đồng, kể

cả bằng ngoại tệ và vàng

Để đảm bảo an toàn chi trả cho ngân hàng ACB, ngân hàng Nhà nước, sau khi hỗ trợcho ngân hàng ACB vay 500 tỷ đồng vào tối 14/10, sáng 15/10 ngân hàng Nhà nước

đã tiếp tục hỗ trợ cho ngân hàng ACB 1.400 tỷ đồng

Các ngân hàng khác cũng tích cực hỗ trợ ACB Ngay trong ngày 14/10 ngân hàngVietcombank TP.HCM đã cho ngân hàng ACB vay 7 triệu USD, ngân hàng Sài GònThương Tín cho vay 2 triệu USD Các ngân hàng Đông Á, Eximbank, chi nhánh ngânhàng Đầu tư và phát triển TP HCM đều ủng hộ ACB hết mình cả về vật chất và tinhthần

Từ tin đồn của ngân hàng ACB khiến người ta không khỏi liên tưởng đến sự kiện NickLesson– giám đốc chi nhánh ngân hàng Barings ở Singapore năm 1995 Trong thờigian đương nhiệm chức vụ giám đốc chi nhánh của ngân hàng Barings, Nick Lesson đãdùng tiền của chi nhánh đầu cơ vào một số cổ phiếu ở Kobe với hy vọng kiếm thêm thunhập Nhưng không may, một trận động đất đã xảy ra ở Kobe gây thiệt hại nghiêmtrọng vào năm đó Thị trường chứng khoán sụt giảm, những cổ phiếu mà Nick Lesson

Trang 30

mua phút chốc trở thành những tờ giấy trắng Trong tình thế đó, nếu Nick Lesson thànhthật báo cáo về số tiền mà mình đã chiếm dụng của ngân hàng Barings thì tình hình lạikhác, do số tiền bị chiếm dụng không quá lớn Ngược lại, sự việc xảy ra Nick Lessonlại bỏ trốn sang Đức Khi sự việc đổ bể, dư luận hoang mang, khách hàng đến rút tiềnhàng loạt khiến ngân hàng mất khả năng thanh toán Hiệu ứng dây chuyền, việc rút vốn

ồ ạt lan ra toàn cầu buộc ngân hàng này phải tuyên bố phá sản sau hơn 100 năm tồn tại.Linh cảm trước những phản ứng xấu kiểu này, sáng ngày 14/10 Ngân hàng Nhà nướcchi nhánh TP.HCM đã có một buổi họp về việc này Ngày 15/10, Thống đốc Ngânhàng Nhà Nước – Lê Đức Thuý đã ra văn bản nói rõ cam kết của mình Văn bản củaThống đốc ghi:

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cam kết đáp ứng đầy đủ mọi nhu cầu về VNĐ, ngoại

tệ và vàng để ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu thực hiện tốt các điều kiện sau đây:

1 Đảm bảo an toàn tiền gửi bằng VNĐ, ngoại tệ hay bằng vàng và mọi lợi ích khác của ngân hàng gửi tiền và giao dịch với ngân hàng như ngân hàng Á Châu đã cam kết.

2 Chi trả đầy đủ, đúng hẹn mọi nhu cầu rút tiền bằng VNĐ, ngoại tệ hay bằng vàng của người gửi tiền khi người gửi tiền yêu cầu.

Ngày 16/10 sóng gió đối với ngân hàng ACB đã qua, mọi giao dịch trở lại bìnhthường Nhưng không ai phủ nhận về sức mạnh của thông tin, đặc biệt là những thôngtin thất thiệt, có khi tác động mạnh hơn cả thông tin chính thức, những thông tin sailệch, xuyên tạc sự thật sẽ mang lại những hậu quả khôn lường Nhận thức được tầmquan trọng này, hơn ai hết, để tránh rủi ro thì những nhà quản trị của các ngân hàngtrước hết phải hành xử đúng mực, ý thức trách nhiệm của các cơ quan quản lý Nhànước và sự có mặt của các cơ quan truyền thông kịp thời, đảm bảo cho hệ thống ngânhàng nói riêng và các doanh nghiệp ở Việt Nam nói chung một môi trường hoạt độnglành mạnh

Kết luận:

Nguyên nhân: Do thông tin thất thiệt.

Kết quả: Có được sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng, ban lãnh đạo

trong ngân hàng và các cơ quan truyền thông đã đầy lùi những những kết quả xấu

Trang 31

Bài học kinh nghiệm: Khi rủi ro xảy ra thì sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa các

cơ quan chức năng và các bộ phận có liên quan kịp thời là điều hết sức cần thiết, gópphần quan trọng trong việc hạn chế và đẩy lùi những kết quả không mong muốn

1.3.2 Sự sụp đỗ của ngân hàng Northern Rock

Một ví dụ về rủi ro thanh khoản khác là vụ ngân hàng Northern Rock ở Anh NorthernRock được thành lập vào ngày 08/07/1965, là kết quả của việc sáp nhập hai Hiệp hộinhà ở, đó là Northern Countries Permanent Benefit và Investment Building Society.Vào thời điểm năm 1965, Northern Rock đứng thứ 16 trong bảng xếp hạng của cácHiệp hội nhà ở

Sau đó, Northern Rock dần dần phát triển, chủ yếu nhờ việc mua lại các Hiệp hội nhà ởkhác như Working Permanent Building Society vào năm 1966 và sau đó từ giữa năm

1971 và 1981, Northern Rock tiếp quản lần lược khoảng 22 Hiệp hội nhà ở nữa Giữanăm 1979 đến năm 1983, tài sản của Hiệp hội này đã tăng gấp đôi từ 500 triệu bảngAnh lên tới 1.000 triệu bảng Anh – một phần nhờ vào việc mua lại các Hiệp hội khác,một phần nhờ sự phát triển bên trong tổ chức của ngân hàng này Vào năm 1990 khiNorthern Rock bắt đầu đa dạng hóa hình thức cho vay thương mại thì cũng là lúc bộphận Tài chính thương mại của tổ chức này được hình thành Năm 1995, ý tưởngchuyển đổi thành một công ty cổ phần đã được bàn thảo và chính thức chuyển đổi vàongày 01/10/1997 Tháng 1/1999, Northern Rock chính thức niêm yết trên sàn chứngkhoán London

Việc chuyển giao của Northern Rock thành một công ty cổ phần đã mang lại thànhcông vang dội Cổ phiếu của ngân hàng tăng gấp 3 lần Tốc độ tăng trưởng củaNorthern Rock rất mạnh mẽ Cuối năm 2000, lợi nhuận trước thuế của Northern Rock

là 250 triệu bảng Anh và vào năm 2005, con số này tăng gần gấp đôi là 494 triệu bảng,cho thấy tỉ lệ tăng trưởng hàng năm thực sự ấn tượng ở mức 20%

Dù Northern Rock đã trở thành một ngân hàng song Northern Rock không cung cấp đủmọi dịch vụ, mà chỉ cung cấp các dịch vụ liên quan đến cho vay thế chấp nhà đất, muabán cho thuê, dịch vụ tiết kiệm, thế chấp thương mại và các khoản cho vay tín chấp cánhân không được đảm bảo Nhưng ngân hàng này đã hoạt động rất hiệu quả trong thịtrường mục tiêu của mình do có mức giá vô cùng cạnh tranh Kết quả kinh doanh năm

2006 được công bố Tài sản tăng 24%, lần đầu tiên vượt 100 tỷ bảng Anh và lợi nhuận

Trang 32

tăng 19% Northern Rock đã trở thành ngân hàng cho vay thế chấp lớn thứ 5 của Anh.

Cổ phiếu tăng từ 7% trong năm 2005, lên 13% trong năm 2006 Tại thời điểm này, córất nhiều nhân tố khiến Northern Rock đạt được tăng trưởng cao như:

Northern Rock đã nỗ lực để đứng vững trong khi các Hiệp hội nhà ở khác bị các đạigia trong ngành ngân hàng mua lại Hơn nữa, Northern Rock còn mua lại các tổTCTD khác

Northern Rock đã tận dụng tối đa những ưu điểm của quá trình cổ phần hóa, do đóthu hút được một lượng vốn phục vụ cho việc phát triển mạnh mẽ của mình

Northern Rock chỉ tập trung vào thị trường có lợi thế, vì thế Northern Rock đãthành công trong thị trường mục tiêu của mình

Các dịch vụ của Northern Rock rất sáng tạo và cạnh tranh

Cuối cùng, Northern Rock sở hữu một Ban điều hành đầy tham vọng với kế hoạchđưa Northern Rock trở thành một trong những ngân hàng cho vay thế chấp lớn tạiAnh

Hiển nhiên, Northern Rock là một ngân hàng cực kỳ thành công vượt cả tiếng tăm vàquy mô Ngân hàng này đã từng được các nhà phân tích tài chính tại London kínhphục Không những thế, Northern Rock còn được các khách hàng rất yêu thích, các đốithủ kính trọng và được hầu như toàn bộ nhân viên tự hào vì có một ban điều hành tuyệtvời Mục tiêu của ngân hàng trong khoảng thời gian này sẽ đứng trong “top 3” cácngân hàng cho vay thế chấp ở Anh

Northern Rock mở rộng các dịch vụ tài chính thương mại Chiến lược của ngân hàng làlựa chọn các đối tượng cho vay ít rủi ro nhất có thể, như cho vay mua nhà để cho thuê,đầu tư bất động sản phục vụ mục đích thương mại, các cơ sở hành nghề kế toán, y tế…

và các khu chăm sóc sức khỏe cộng đồng như các dịch vụ chăm sóc y tế, chăm sóc tạicác khu điều dưỡng và chăm sóc sức khỏe tại nhà Đối tượng khách hàng mà NorthernRock nhắm tới chủ yếu là các nhà đầu tư bất động sản dân sinh và bất động sản thươngmại Tuy nhiên, tài chính thương mại không phải là mảng hoạt động kinh doanh chínhcủa Northern Rock, do đó mảng này chỉ chiếm khoảng 3% toàn bộ tài sản thế chấp vàlợi nhuận

Chẳng có lý do gì để nghĩ rằng câu chuyện thành công của Northern Rock lại khôngthể tiếp tục trong năm 2007 Ngày 25/7/2007, Northern Rock nộp các báo cáo kết quả

Trang 33

kinh doanh khả quan, tài sản thế chấp được gói lại và bán đạt kỷ lục 10,7 tỷ bảng Anhtrong nữa đầu năm 2007, tổng giá trị tài sản thế chấp nhà ở tăng 57% so với cùng kỳnăm ngoái Tuy nhiên, lợi nhuận cho dù lên đến 26,6%, đã bị ảnh hưởng do lãi suất đivay trên thị trường tiền tệ tăng cao Việc lãi suất tăng cao do Chính phủ đang cố gắngngăn chặn sự phát triển quá nóng của nền kinh tế để đối phó với nguy cơ lạm phát.Thêm vào đó, thị trường bất động sản dường như khó khăn hơn.

Điều thực sự khiến thị trường đi xuống chính là những lo ngại về ảnh hưởng của cuộckhủng hoảng cho vay nhà đất thứ cấp tại Mỹ lên ngân hàng Northern Rock Cuộckhủng hoảng đầu tiên chỉ là những tin tức vào những tháng đầu năm 2007, khi tin tứckhắp nơi cho biết nhiều ngân hàng tại Mỹ có tỷ lệ cho vay đối với tài sản thế chấp thứcấp cao – loại hình cho vay chất lượng thấp do đối tượng vay là những người nghèo vàhoặc không thể chứng minh khả năng chi trả

Một loạt các vụ mua bán lớn của những khoản vay trong những năm trước và nhiềungười đã mua bất động sản được nhờ vay tiền ngân hàng giờ đây không có khả năngchi trả Giá bất động sản tăng lên do sự bùng nổ của nhà đất giá rẻ, nhưng khi tỷ lệ lãisuất của Mỹ tăng cao thì người vay tiền cảm thấy họ khó có thể đáp ứng được cáckhoản chi trả nhà đất mà họ đang nắm giữ Điều này càng làm cho thị trường nhà đấtchìm lắng trong khi có rất nhiều lời chào bán Vì vậy các ngân hàng không thể lấy lạiđược số tiền mà họ đã cho vay Kết quả là rất nhiều ngân hàng Mỹ và nhiều ngân hàngkhắp nơi trên thế giới phải chịu những khoản nợ khó đòi

Hàng ngày, tin tức về cuộc khủng hoảng nhà đất thứ cấp tại Mỹ vẫn tiếp tục nhưngđiều này dường như không được Northern Rock quan tâm Tuy nhiên, những nhà phântích tài chính lo ngại những cú sốc mà cuộc khủng hoảng tài chính đã gây ra với hệthống tài chính toàn cầu Nếu có một vấn đề nào đó trên thị trường tài chính, NorthernRock sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi vì Northern Rock huy động đến 75% tiền vốn

từ các thị trường tiền tệ

Tuy nhiên, Northern Rock dường như không quan tâm đến những khoản cho vay thứcấp và nghĩ mình cũng sẽ không bị ảnh hưởng bởi những thông tin này Lý do khôngchỉ bởi vì thị trường nhà đất tại Anh khá ổn định, mà còn vì Northern Rock không cócác khoản vay thế chấp thứ cấp nào Đó là lý do tại sao Northern Rock khá lạc quan với

Trang 34

những tin tức trên thị trường và tin tưởng rằng cuộc khủng hoảng sẽ nhanh chóng tanbiến và họ sẽ hoạt động bình thường trở lại.

Northern Rock tiếp tục tung ra thị trường sản phẩm mới – đó là sản phẩm vay dựa trêntài sản thế chấp với mức lãi suất chỉ bằng 0,4% mức lãi suất cơ bản của ngân hàngAnh Đó thực sự là một sản phẩm cực kỳ cạnh tranh và Northern Rock đã nhận đượcđược những thông điệp tích cực về sản phẩm mới này, điều này đã khiến cho NorthernRock loại bỏ những bài báo nói về các nguy cơ khủng hoảng mà Northern Rock sắpphải đương đầu Một trong những bài báo đó có đoạn:

Rắc rối mà Northern Rock đang gặp phải nhiều đến đâu? Thoáng nhìn vào giá cổ phiếu của ngân hàng cho vay thế chấp này, hiện đã giảm 12% sau tuyên bố về lợi nhuận vào tháng 6 và gần đây giảm thêm 13% đã gợi ý câu trả lời cho câu hỏi hóc búa trên.

Northern Rock đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng từ khủng hoảng thanh khoản xảy ra trên thị trường tín dụng bán buôn, chính thị trường tiền tệ này là nguồn vốn lớn cho hoạt động cho vay thương mại Các thị trường rõ ràng là đã đóng lại, và nếu không có nguồn vốn này, Northern Rock sẽ không thể hoạt động kinh doanh Dự đoán một viễn cảnh tồi tệ nhất, một nhà bình luận đã nói: “Northern Rock nên dừng ngay tất cả các khoản cho vay”

Việc đó chắc chắn là không xảy ra, nhưng những suy tính đang đè nặng lên các nhà đầu tư làm tăng sự thiếu tin tưởng vào ngân hàng Tính thanh khoản yếu của thị trường

là một vấn đề mang tính cấu trúc cho cả thị trường thế chấp, nhưng mô hình kinh doanh của riêng Northern Rock trở nên nhạy cảm với những biến động của thị trường.

Tháng 8 và đầu tháng 9 năm 2007, đa số thông tin bên ngoài thị trường vẫn cho rằngNorthern Rock đang hoạt động như bình thường, mà rất ít người biết được tình hìnhthực sự bên trong của ngân hàng Ngày 09/08/2007 thị trường tiền tệ liên ngân hànghoàn toàn bị đóng băng Nói cách khác, các ngân hàng ngừng việc cho các ngân hàngkhác vay vốn Lý do là ngân hàng lớn của Pháp – BNP Paribas – tạm dừng ba trong sốcác quỹ đầu tư của ngân hàng này do sự lung lay tại thị trường bất động sản thứ cấp tại

Mỹ, đã tạo cú sốc cho hệ thống tài chính toàn cầu và hiện tượng đóng băng trên thịtrường tiền tệ Đây cũng là ngày bắt đầu hàng loạt các vấn đề xảy ra đối với NorthernRock

Trang 35

Ảnh hưởng của thị trường tiền tệ đóng băng tới Northern Rock, Ban Quản Trị NorthernRock đã xác nhận rằng họ đang phải đối mặt với những khó khăn nếu thị trường tiền tệtiếp tục đóng băng Ngày 12/09/2007, phản ứng trước cuộc khủng hoảng tài chính,ngân hàng Trung ương Anh thông báo sẽ cung cấp khoản vay khẩn cấp tới bất kỳ ngânhàng nào đang gặp khó khăn do ảnh hưởng của tình hình thị trường tài chính Tin tức

rò rĩ cho biết Northern Rock đã phải tìm kiếm nguồn hỗ trợ khẩn cấp của ngân hàngTrung ương Anh và việc hỗ trợ này được coi là giải pháp cuối cùng Tin tức của việcbảo lãnh đã được đưa ra ở Anh vào ngày 13/09/2007, nhưng phản ứng của công chúngAnh chứng tỏ rằng, họ không thể ngồi yên sau khi nghe tin tức đó

Sáng sớm ngày 14/09/2007, từng đoàn người dài xếp hàng bên ngoài các chi nhánh củaNorthern Rock yêu cầu rút tiền và chỉ trong hai ngày cuối tuần đã có khoảng 4 tỷ bảngAnh tiền gửi đã bị rút khỏi Northern Rock Ngày 17/09/2007, một ngày đầu tuần bắtđầu, vẫn không có dấu hiệu các dòng người xếp hàng chấm dứt Chính phủ Anh không

có hành động nào, các nhà bình luận tỏ ra quan ngại sâu sắc về ảnh hưởng việc này lênthị trường cũng như khả năng rút tiền hàng loạt ở các ngân hàng khác Cổ phiếu củaNorthern Rock giảm 80% so với đỉnh điểm năm 2007 Cuối cùng, vào buổi tối Bộtrường Bộ Tài chính Anh đã thông báo rằng chính phủ sẽ đảm bảo tất cả những khoảntiền gửi tại ngân hàng Northern Rock được an toàn 100% Ngày 18/09/2007, dòngngười xếp hàng cuối cùng cũng chấm dứt ngay sau khi có được thông báo của Bộtrưởng Anh Tuy nhiên, thương hiệu của Northern Rock đã được mô tả là “bầm nát vàkhông thể phục hồi” Thế là trong 3 ngày 14,15 và 17/09/2007 người dân đã đổ xô đirút tiền, do được NHTW Anh (BOE) hỗ trợ nên Northern Rock không thiếu tiền mặt,nhưng số khách hàng đến rút tiền vẫn tăng mạnh và dù cố hết sức, nhưng BOE cũngkhông ngăn được sự phá sản của Northern Rock

Thị trường tiền tệ ngày càng phát triển với nhiều công cụ phong phú, đa dạng, tiện lợi

và hiệu quả, chính vì vậy nhiều ngân hàng cho rằng có thể đi vay được một lượng vốnlớn tại bất kỳ thời điểm nào để đáp ứng nhu cầu thanh khoản khi cần thiết, do đó đã coinhẹ việc duy trì một lượng tài sản có thanh khoản nhằm đáp ứng nhu cầu thanh khoảnthường xuyên của ngân hàng Nhà quản lý ngân hàng cần lưu ý rằng, ngân hàng có thể

bị đóng cửa nếu không tăng đủ và kịp thời nguồn thanh khoản, cho dù khả năng thanh

Trang 36

toán cuối cùng của ngân hàng là tốt, điều này hàm ý không thể thờ ơ với rủi ro thanhkhoản trong kinh doanh ngân hàng.

Kết luận:

Nguyên nhân:

o Sự thổi phòng thông tin của báo chí

o Công tác PR của Northern Rock còn yếu

o Thiếu kinh nghiệm trong việc xử lý khủng hoảng

Kết quả: Ngân hàng phải tuyên bố phá sản sau hơn 100 năm hoạt động.

Bài học kinh nghiệm: Đừng chủ quan với những tác động của rủi ro thị trường,

những thông tin mang tính chất nhạy cảm của báo chí, sự liên kết của các cơ quan chứcnăng, các bộ phận có liên quan và cần quan tâm đến vấn đề quản trị rủi ro thanh khoảnnhư một công việc thường nhật

Kết luận chương I

Vấn đề rủi ro thanh khoản và quản trị rủi ro thanh khoản có vai trò quan trọng tronghoạt động kinh doanh ngân hàng Nếu một ngân hàng không đảm bảo được tính thanhkhoản, ngân hàng này có thể bị đóng cửa Không những thế, rủi ro thanh khoản củamột ngân hàng không những làm ngân hàng đó phá sản, mà còn có tính dây chuyềnsang các ngân hàng khác, đến cả nền kinh tế

Qua bài học rủi ro thanh khoản từ tin đồn ACB và sự sụp đỗ của ngân hàng NorthernRock, mặc dù khó nhận ra một cách chính xác các nguyên nhân của những vụ phá sảnngân hàng, tuy nhiên, rõ ràng cho thấy các điều kiện mất khả năng thanh khoản củangân hàng cũng là một nguyên nhân góp phần rất quan trọng Do đó, một trong nhữngnhiệm vụ quan trọng hàng đầu đối với nhà quản trị ngân hàng là đảm bảo khả năngthanh khoản một cách thường xuyên, liên tục và đầy đủ

Tiếp theo chương 2 sẽ tìm hiểu thực tế việc quản trị rủi ro thanh khoản trong cácNHTM Việt Nam hiện nay

Trang 37

CHƯƠNG II:

THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TRONG CÁC

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

2.1 Thực trạng hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam

Cuối năm 2007, thị trường tín dụng bất động sản Mỹ khó khăn, kinh tế thế giới lập tứcghi nhận những dấu hiệu bất ổn Nguyên nhân sâu xa của thực trạng này bắt nguồn từ:(1) chính sách nới lỏng tiền tệ mà FED thực thi từ đầu những năm 2000, (2) giới chínhtrị gia ủng hộ mở rộng tín dụng dành cho tầng lớp có thu nhập từ trung bình thấp trởxuống và (3) lòng tin của các nhà đầu tư bị suy giảm đối với khả năng thanh toán củacác ngân hàng và sự suy giảm mạnh của nền kinh tế Mỹ

Hệ quả là đầu năm 2008, khủng hoảng tài chính bùng phát tại Mỹ và lan rộng toàn cầu,kéo theo sự sụp đỗ đồng loạt của nhiều định chế tài chính, thị trường chứng khoánkhuynh đảo Cho vay dưới chuẩn tăng mạnh là khởi điểm cho quả bong bóng tại thịtrường nhà đất Các ngân hàng cho vay cầm cố bất động sản mà không quan tâm tớikhả năng chi trả của khách Dư nợ trong mảng này từ 160 tỷ USD của năm 2001 lên

540 tỷ vào năm 2004 và bùng nổ thành 1.300 tỷ vào năm 2007 Theo ước tính vào cuốiquý III năm 2008, hơn một nữa giá trị thị trường nhà đất Mỹ là tiền đi vay với mộtphần ba các khoản này là nợ khó đòi Trước đó, để đối phó với lạm phát, FED đã liêntiếp tăng lãi suất từ 1% vào giữa năm 2004 lên 5,25% vào giữa năm 2006 khiến lãi vayphải trả trở thành áp lực quá lớn với người mua nhà, nhiều người vay tiền mua bấtđộng sản đã rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán Trước tình hình trên, các ngânhàng, công ty bảo hiểm, tổ chức tài chính… đã mua lại các hợp đồng thế chấp và biếnchúng thành tài sản đảm bảo để phát hành trái phiếu ra thị trường Chiến lược này đượcđưa ra với mục đích giảm rủi ro cho những khoản vay bất động sản Tuy nhiên, trái lại

nó lại tạo ra hiệu ứng sụp đổ dây chuyền Khủng hoảng tài chính toàn cầu đã dẫn đếnsuy thoái kinh tế ở một số quốc gia, nhiều ngân hàng hoạt động lâu năm như LehmanBrothers, Morgan Stanley, Citigroup, AIG…lần lược gặp khó khăn

Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đối với Việt Nam ngày càng rõ rệtsau khi nước ta chính thức gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) Trong năm

2008, tình trạng lạm phát chuyển sang giảm phát là hai tình huống trái ngược diễn ratrong thời gian ngắn làm cho nền kinh tế thực sự khó khăn, hoạt động sản xuất kinh

Trang 38

doanh thu hẹp đáng kể, hoạt động xuất nhập khẩu khó khăn, thị trường bất động sảntrầm lắng, thị trường chứng khoán ảm đạm, trong khi đó giá vàng, ngoại tệ và giá cảmột số mặt hàng biến động thất thường.

Khi cuộc khủng hoảng nóng dần lên cũng là lúc tính thanh khoản biến mất, không cóngân hàng nào ngay cả những ngân hàng có khả năng thanh toán và uy tín, huy độngđược vốn trên thị trường liên ngân hàng Những gì đang diễn ra trên thị trường đã tạotâm lý lo sợ và mất niềm tin từ phía các ngân hàng khiến họ muốn nắm giữ tiền trongtay hơn là chấp nhận cho vay với rủi ro cao trong thời kỳ khủng hoảng Vì vậy tìnhtrạng khát vốn xảy ra do mất tính thanh khoản trên thị trường liên ngân hàng, ngay cả ởmột số nước ít chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng

Trước tình hình đó, Chính phủ đã điều chỉnh từ mục tiêu tăng trưởng cao sang mục tiêukiềm chế lạm phát là ưu tiên hàng đầu và duy trì ở mức hợp lý với các nhóm giải phápnhằm kiềm chế lạm phát, bình ổn kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và tăng trưởngbền vững Những tháng cuối năm 2008, với diễn biến kinh tế giảm phát, Chính phủ đãđưa ra các nhóm giải pháp nhằm ngăn chặn đà suy giảm kinh tế, trong đó đặc biệt quantâm đến nhóm giải pháp về kích cầu và chính sách tiền tệ linh hoạt nhằm bình ổn nềnkinh tế, hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh và đẩy mạnh xuất khẩu Trong bối cảnhkinh tế khó khăn thì ngành tài chính – ngân hàng luôn là đối tượng nhạy cảm, cùng vớinhững thay đổi cơ chế chính sách của NHNN đã tác động rất lớn đến hoạt động kinhdoanh của hệ thống các NHTM, đặc biệt là nguy cơ tiềm ẩn về rủi ro thanh khoản, nợquá hạn và nợ xấu Mặt khác, với đặc thù nền kinh tế thanh toán chủ yếu bằng tiền mặtnên đã diễn ra tình trạng cạnh tranh lãi suất trên thị trường, làm cho hiệu quả kinhdoanh của các NHTM giảm sút đáng kể

Năm 2008 đã khép lại với biết bao sự kiện, diễn biến phức tạp và khó lường của nềnkinh tế thế giới, cũng là năm hệ thống Ngân hàng Việt Nam phải đối mặt với nhữngkhó khăn, thách thức Song hành với những khó khăn thì các NHTM cũng đạt đượcnhững kết quả nhất định

2.1.1 Số lượng ngân hàng gia tăng

Trong thời gian qua, hệ thống ngân hàng có sự tăng trưởng nhanh chóng Mạng lướingân hàng Việt Nam đến cuối năm 2008 đã có những bước phát triển mạnh phủ khắpcác quận, huyện, tỉnh thành Hệ thống ngân hàng Việt Nam đã có 5 NHTM nhà nước,

Trang 39

39 NHTM cổ phần, 5 ngân hàng liên doanh, 41 chi nhánh ngân hàng nước ngoài Sốlượng ngân hàng tăng từ 9 ngân hàng trong năm 1991 lên 90 ngân hàng vào năm 2009(xem bảng 2.1) Số lượng ngân hàng tăng thêm tập trung vào 2 khối NHTM cổ phần vàchi nhánh ngân hàng nước ngoài, cho thấy sức hấp dẫn của ngành ngân hàng Việt Namđối với các nhà đầu tư trong nước và quốc tế Đồng thời, theo cam kết của Việt Namkhi trở thành thành viên của WTO thì bắt đầu từ tháng 4/2007, cho phép thành lậpNHTM 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam Do vậy, tính đến nay đã có 5 NHTM100% vốn nước ngoài được thành lập ở Việt Nam là ngân hàng Standard Chartered,HSBC, ANZ, Shinhan Viet Nam và Ngân hàng trách nhiệm hữu hạn một thành viênHong Leong Việt Nam Việc cho phép thành lập NHTM 100% vốn nước ngoài tại ViệtNam đã mở đầu một thời kỳ mới cho hoạt động của các ngân hàng nước ngoài tại ViệtNam, được bình đẳng hơn và cạnh tranh hơn.

Bảng 2.1 Số lượng ngân hàng giai đoạn 1991-2009 Năm 1991 1993 1995 1997 1999 2001 2005 2006 2007 2008 2009

NHTM nhà nước 4 4 4 5 5 5 5 5 5 5 5 NHTM cổ phần 4 41 48 51 48 39 37 34 35 39 39

số nguyên nhân như tâm lý đón đầu cơ hội khi Việt Nam gia nhập WTO, hay do sự cởi

mở của Nhà nước sau một thời gian dài quản lý chặt chẽ Tốc độ phát triển của con sốcác ngân hàng mới cũng đồng nghĩa với việc đem lại những xáo trộn trong ngành ngânhàng và sự nảy sinh những lo ngại về năng lực quản lý và cạnh tranh của các ngânhàng mới Với số lượng ngân hàng gia tăng qua các năm nhưng quy mô vốn, nguồnnhân lực, trình độ công nghệ, cũng như năng lực quản lý vẫn còn những hạn chế nhấtđịnh, nên tháng 8/2008, NHNN đã ban hành công văn số 7171/NHNN–CNH thông báotạm dừng cấp phép để sửa đổi quy chế thành lập ngân hàng

2.1.2 Tình hình huy động vốn

Hệ thống NHTM Việt Nam đã có những đóng góp quan trọng cho sự ổn định và

Trang 40

động vốn đa dạng Việc huy động vốn là một trong những hoạt động hết sức đặc thùcủa NHTM, có vai trò hết sức quan trọng trong việc thiết lập khả năng cân đối vốn,

là điều kiện tăng trưởng hoạt động kinh doanh, góp phần nâng cao năng lực tàichính của các NHTM.Năm 2008, tăng trưởng huy động vốn của toàn hệ thống ngânhàng đạt 22,87%, thấp hơn nhiều so với mức tăng trưởng 47,64% của năm 2007 Trước

áp lực cạnh tranh với các kênh huy động vốn khác như thị trường chứng khoán, thịtrường bất động sản… các ngân hàng đã có nhiều giải pháp tăng cường huy động vốnnhư đa dạng hóa các hình thức huy động thông qua việc tăng lãi suất, mở tài khoảnthanh toán, dịch vụ thẻ… Ngoài ra, việc mở rộng mạng lưới, chi nhánh, phòng giaodịch của hệ thống ngân hàng cũng đã góp phần thu hút được khá lớn lượng tiền nhànrỗi của các tổ chức kinh tế và trong dân cư

Bảng 2.2 Tình hình huy động vốn của các NHTM năm 2007-2008

(triệu đồng)

Tăng trưởng (%)

Chênh lệch (triệu đồng)

Tăng trưởng (%)

9 Giadinh bank 1.007.674 80,15 28 Tienphongbank 1.368.102

-10 Habubank (9.319) (0,05) 29 Tin Nghia bank 834.557 24,12

11 HDbank (4.683.402) (37,60) 30 Trustbank 1.828.360 334,30

12 KienLongbank 317.072 20,74 31 VIB 4.732.629 24,62

13 MB 13.461.211 58,35 32 VietAbank 662.409 8,41

14 MSB 14.398.894 93,03 33 Vietcombank 17.709.376 9,90

15 MyXuyen bank 441.456 44,23 34 Vietinbank 23.539.157 15,55

16 NamA bank 13.916 0,31 35 VPbank 159.622 1,03

17 NamViet bank 548.602 6,08 36 Westernbank 609.774 67,61

Nguồn: Tổng hợp báo cáo thường niên, báo cáo tài chính hàng năm của các NHTM và

kết quả tính toán của tác giả

Ngày đăng: 18/05/2015, 03:46

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. PGS.TS Mai Văn Bạn (2008), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, NXB thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiệp vụ ngân hàng thương mại
Tác giả: PGS.TS Mai Văn Bạn
Nhà XB: NXB thống kê
Năm: 2008
2. PGS.TS Nguyễn Văn Dờn (2007), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, NXB thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiệp vụ ngân hàng thương mại
Tác giả: PGS.TS Nguyễn Văn Dờn
Nhà XB: NXBthống kê
Năm: 2007
3. PGS.TS Nguyễn Văn Dờn (2009), Nghiệp vụ ngân hàng Trung ương, NXB đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiệp vụ ngân hàng Trung ương
Tác giả: PGS.TS Nguyễn Văn Dờn
Nhà XB: NXB đạihọc quốc gia TP Hồ Chí Minh
Năm: 2009
4. Nguyễn Thị Mùi (2008), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB tài chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị ngân hàng thương mại
Tác giả: Nguyễn Thị Mùi
Nhà XB: NXB tài chính
Năm: 2008
5. PGS.TS Trần Huy Hoàng (2007), Quản trị ngân hàng, NXB lao động xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị ngân hàng
Tác giả: PGS.TS Trần Huy Hoàng
Nhà XB: NXB lao động xã hội
Năm: 2007
6. PGS.TS Ngô Hướng, TS Phan Đình Kế (2002), Quản trị và kinh doanh ngân hàng, NXB thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị và kinh doanh ngânhàng
Tác giả: PGS.TS Ngô Hướng, TS Phan Đình Kế
Nhà XB: NXB thống kê
Năm: 2002
7. Peter S.Rose (2001), Quản trị ngân hàng hàng thương mại, NXB tài chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị ngân hàng hàng thương mại
Tác giả: Peter S.Rose
Nhà XB: NXB tài chính
Năm: 2001
8. Nguyễn Văn Tiến (2005), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, NXB thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng
Tác giả: Nguyễn Văn Tiến
Nhà XB: NXBthống kê
Năm: 2005
9. GS.TS Lê Văn Tư (2005), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB tài chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị ngân hàng thương mại
Tác giả: GS.TS Lê Văn Tư
Nhà XB: NXB tài chính
Năm: 2005
10. Brian Walters (2008), Sự sụp đỗ của Northern Rock, NXB lao động xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sự sụp đỗ của Northern Rock
Tác giả: Brian Walters
Nhà XB: NXB lao động xã hội
Năm: 2008
13. Viện khoa học xã hội Việt Nam, Viện kinh tế Việt Nam (2009), Kinh tế Việt Nam năm 2008- Động thái nguyên nhân và phản ứng chính sách, NXB chính trị quốc gia.II. Tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế ViệtNam năm 2008- Động thái nguyên nhân và phản ứng chính sách
Tác giả: Viện khoa học xã hội Việt Nam, Viện kinh tế Việt Nam
Nhà XB: NXB chính trịquốc gia.II. Tiếng Anh
Năm: 2009
14. Cho Hoi Hui, Hans Genberg and T.Kin Chung (2009), Liquidity, Risk appetile and exchange rate movements during the financial crisis of 2007-2009, Hong Kong Monetary Authorit Sách, tạp chí
Tiêu đề: Liquidity, Risk appetileand exchange rate movements during the financial crisis of 2007-2009
Tác giả: Cho Hoi Hui, Hans Genberg and T.Kin Chung
Năm: 2009
15. Diksha Arora, Ravi Agarwal (2009), Banking Risk Management in India and RBI Supervision, Birla Institute of Management Technology, Greater Noida, India Sách, tạp chí
Tiêu đề: Banking Risk Management in India andRBI Supervision
Tác giả: Diksha Arora, Ravi Agarwal
Năm: 2009
16. Fiji (1995), Liquidity risk management requirements for banks, Reserve Bank Sách, tạp chí
Tiêu đề: Liquidity risk management requirements for banks
Tác giả: Fiji
Năm: 1995
17. Gianfranco A. Vento (2009), Bank Liquidity Risk Management and Supervision:Which Lessons from Recent Market Turmoil, EuroJournals Publishing, Inc.III. Website Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bank Liquidity Risk Management and Supervision:"Which Lessons from Recent Market Turmoil
Tác giả: Gianfranco A. Vento
Năm: 2009
11. Ngân hàng Nhà nước (2007, 2008), Báo cáo thường niên Khác
12. Ngân hàng thương mại (2007, 2008), Báo cáo thường niên Khác
18. www.atpvietnam.com – Công ty cổ phần truyền thông ATP 19. www.infotv.vn – Trang thông tin Việt Nam Khác
20. www.mof.gov.vn – Bộ tài chính Việt Nam Khác
21. www.sbv.gov.vn – Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 22. www.taichinh24h.com – Trang thông tin tài chính Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w