Chỉ số tăng trưởng tiền gửi và TGKH/Tổng nợ phải trả (H5 )

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro thanh khoản trong các ngân hàng thương mại Việt Nam Luận văn thạc sĩ (Trang 54)

5. Nội dung nghiên cứu

2.2.2.5.Chỉ số tăng trưởng tiền gửi và TGKH/Tổng nợ phải trả (H5 )

Chỉ số H5được tính như sau:

H5 = Tiền gửi khách hàng x 100% Tổng nợ phải trả

Chỉ số này đánh giá trong tổng nợ phải trả thì có bao nhiêu phần trăm là tiền gửi khách hàng. Dựa vào chỉ số này, ngân hàng có thể dự trữ hoặc huy động từ các nguồn để có thể đáp ứng tức thời trong trường hợp khách hàng rút tiền đột xuất.

Bảng 2.8 Chỉ số tăng trưởng tiền gửi 2008/2007 và TGKH/Tổng nợ phải trả (H5)

Stt Ngân hàng Tăng trưởng TGKH (%) Hệ số H5(%) Stt Ngân hàng Tăng trưởng TGKH (%) Hệ số H5(%) 2007 2008 2007 2008 NHTM nhà nước 18 OCB 17,75 57,15 79,92 1 Agribank 30,94 75,17 79,93 19 Oceanbank 165,00 19,26 49,27 2 BIDV 20,73 70,29 70,12 20 PG Bank 67,62 31,70 42,63 3 MHB 20,94 38,19 35,33 21 Sacombank 4,29 77,30 76,02 NHTM cổ phần 22 Saigonbank 10,79 73,88 73,59 4 ABbank (1,51) 46,11 69,97 23 SCB 43,82 68,51 64,18 5 ACB 16,16 69,86 65,84 24 SeaBank (20,08) 46,97 46,93 6 DaiA bank 53,36 92,94 75,60 25 SHB 238,99 27,53 78,48 7 DongA bank 60,58 59,34 73,76 26 Southernbank (5,26) 63,80 49,21 8 Eximbank 34,80 83,55 87,22 27 Techcombank 63,14 68,05 74,30 9 Giadinh bank 48,58 32,57 27,02 28 Tienphongbank - - 83,83 10 Habubank 30,88 41,63 53,76 29 Tin Nghia bank 104,97 29,16 47,99 11 HDbank 22,51 27,06 55,00 30 Trustbank 547,70 55,10 83,70 12 KienLongbank 73,48 60,95 87,32 31 VIB 35,16 47,64 73,72 13 MB 52,73 68,21 68,47 32 VietAbank 62,72 56,23 84,30 14 MSB 91,59 46,98 45,91 33 Vietcombank 10,93 77,05 75,49 15 MyXuyen bank 294,75 32,20 88,62 34 Vietinbank 8,19 72,32 67,11 16 NamA bank 21,82 61,26 74,17 35 VPbank 11,48 79,99 87,88 17 NamViet bank (1,93) 65,85 61,27 36 Westernbank 50,12 53,89 55,09

Nguồn: Tổng hợp báo cáo thường niên, báo cáo tài chính hàng năm của các NHTM và kết quả tính toán của tác giả

Thông qua chỉ tiêu tăng trưởng tiền gửi khách hàng của năm 2008 so với năm 2007 tại các NHTM cho thấy hầu hết các NHTM đều có mức tăng trưởng tiền gửi mạnh mẽ, đặc biệt là các ngân hàng Đông Á, MSB, ngân hàng Mỹ Xuyên, Ocean, PGbank, SHB, ngân hàng Việt Nam Tín Nghĩa, Trustbank, Việt Á. Thể hiện tiềm năng thu hút tiền gửi của các NHTM rất lớn, tuy nhiên, triển vọng này bị cản trở do tâm lý của người dân trong thời kỳ khủng hoảng còn thiếu tin tưởng vào hệ thống ngân hàng, phần lớn người dân vẫn không giữ tiền tiết kiệm trong ngân hàng và nền kinh tế vẫn sử dụng khá nhiều tiền mặt. Thêm vào đó, sự lên giá gần đây của thị trường bất động sản và chứng khoán càng khiến các ngân hàng phải cạnh tranh nhiều hơn để thu hút tiền gửi trong dân. Mặc dù vậy, tiền gửi vẫn là nguồn tín dụng đầu vào chủ yếu cho các ngân hàng, chiếm 70- 75% tổng vốn tín dụng. Ngoài ra, theo số liệu tính toán cho thấy chỉ có 4/36 ngân hàng là giảm tỷ trọng tăng trưởng tiền gửi như ABbank, ngân hàng Nam Việt, Seabank và Southernbank, với tỷ trọng giảm không đáng kể.

Từ kết quả trên cũng cho thấy tỷ lệ tiền gửi khách hàng trên tổng nợ phải trả (H5) của hầu hết các NHTM là rất cao >50%, nên trong cơ cấu nợ phải trả của ngân hàng, tiền gửi khách hàng chiếm một tỷ trọng rất lớn. Việc này đòi hỏi ngân hàng phải có một lượng dự trữ đủ lớn để có thể đáp ứng kịp thời khả năng rút tiền của khách hàng, đồng thời có thể mang lại hiệu quả một cách tốt nhất.

2.2.2.6. Chỉ số năng lực cho vay (H6) và chỉ số dư nợ/TGKH (H7)

Tín dụng là nghiệp vụ sinh lợi chủ yếu của NHTM, đồng thời cũng là nghiệp vụ có nguy cơ rủi ro cao trong ngân hàng. Vì vậy, ta cùng xét khả năng cho vay của ngân hàng trong mối quan hệ với tiền gửi khách hàng, hay nói cách khác, trong tổng số tiền gửi khách hàng thì dư nợ chiếm bao nhiêu phần trăm. Hệ số H6,H7được tính như sau:

H6= Dư nợ x 100%

Tổng tài sản có

H7= Dư nợ x 100%

Tiền gửi khách hàng

Hệ số H6chỉ rằng, phần tài sản có của ngân hàng được phân bổ cho những tài sản kém thanh khoản nhất, đó là các khoản cho vay. Nếu hệ số H6 càng lớn thì ngân hàng càng bộc lộ kém thanh khoản. Hệ số H7bổ sung thêm cho hệ số H6, đánh giá các ngân hàng đã sử dụng bao nhiêu phần trăm tiền gửi khách hàng để cho vay. Hệ số H7 càng cao, khả năng thanh khoản càng thấp.

Bảng 2.9 Chỉ số năng lực cho vay (H6) và chỉ số dư nợ/TGKH (H7) Stt Tên viết tắt Chỉ số H6 (%) Chỉ số H7(%) 2007 2008 2007 2008 NHTM nhà nước 1 Agribank 77,60 74,80 106,76 97,07 2 BIDV 64,54 65,31 97,52 98,52 3 MHB 51,36 45,82 140,01 133,95 NHTM cổ phần 4 ABbank 40,05 48,46 101,50 97,98 5 ACB 37,25 33,08 57,54 54,24 6 DaiA bank 83,53 58,78 144,25 102,22 7 DongA bank 65,23 73,66 124,62 111,13 8 Eximbank 54,74 44,01 80,56 68,76 9 Giadinh bank 51,62 38,71 251,98 209,11 10 Habubank 40,05 44,55 111,24 94,89 11 HDbank 64,48 64,61 251,77 142,39 12 KienLongbank 61,42 74,70 141,95 132,90 13 MB 39,20 35,49 65,29 57,95 14 MSB 37,16 34,36 88,59 79,40 15 MyXuyen bank 80,28 65,58 384,71 103,20 16 NamA bank 51,50 63,65 96,32 109,86 17 NamViet bank 44,06 50,20 71,06 90,91 18 OCB 64,29 85,17 130,94 126,50 19 Oceanbank 34,45 42,14 194,80 92,62 20 PG Bank 40,96 38,25 146,17 107,56 21 Sacombank 54,79 51,15 79,98 75,89 22 Saigonbank 72,30 70,65 113,87 110,49 23 SCB 75,08 60,31 121,96 101,35 24 SeaBank 42,04 33,47 102,67 87,60 25 SHB 33,83 43,48 149,15 65,76 26 Southernbank 34,29 45,95 61,53 105,47 27 Techcombank 50,18 43,83 81,06 65,16 28 Tienphongbank - 11,39 - 23,51

29 Tin Nghia bank 66,11 78,25 266,82 185,15

30 Trustbank 72,75 54,32 267,11 80,59 31 VIB 42,60 56,96 94,67 82,72 32 VietAbank 60,88 64,29 125,94 89,06 33 Vietcombank 49,47 50,82 68,95 71,81 34 Vietinbank 61,52 62,38 90,90 99,27 35 VPbank 73,26 69,43 104,10 90,68 36 Westernbank 48,60 51,27 109,78 158,78

Nguồn: Tổng hợp báo cáo thường niên, báo cáo tài chính hàng năm của các NHTM và kết quả tính toán của tác giả

Chỉ số năng lực cho vay (H6) năm 2008 so với năm 2007 có 18/36 ngân hàng giảm tỷ trọng, còn lại là tăng tỷ trọng. Theo kết quả trên, năng lực cho vay của các NHTM khá cao, có đến 22/36 ngân hàng vượt mức 50%, điều này chứng tỏ rằng, các NHTM đã dùng một phần tài sản có khá lớn để cho vay, điều này tìm ẩn rủi ro thanh khoản cao. Hệ thống ngân hàng Việt Nam chịu tác động của cuộc khủng hoảng ít hơn các nước trên thế giới một phần là nhờ thanh khoản dồi dào. Tuy nhiên tỷ lệ dư nợ trên tiền gửi khách hàng (H7) năm 2008 tuy có giảm so với năm 2007 nhưng vẫn còn khá cao, rất nhiều ngân hàng vượt trên 100%. Như phân tích tăng trưởng tiền gửi ở mục 2.2.2.5 cho thấy khả năng thu hút tín dụng trong các NHTM ở Việt Nam khá cao. Tuy việc thu hút tín dụng cao như vậy nhưng hầu hết các NHTM đều dùng nguồn vốn tín dụng này để cho vay lại với tỷ lệ cũng khá cao, mặc dù bản chất của NHTM là thu hút tiền gửi là cho vay, nhưng các ngân hàng như MHB chiếm tỷ lệ cho vay với tỷ lệ rất cao 133,96%; Đông Á: 111,13%; Gia Định: 209,11%; HDbank: 142,39%; KienLongbank: 132,90%; OCB: 126,50%; Westernbank: 158,78%; chứng tỏ rằng, toàn bộ tiền gửi khách hàng được dùng cho vay, thậm chí vượt khá cao so với mức huy động. Trong trường hợp này, các ngân hàng buộc phải vay trên thị trường tiền tệ để đảm bảo khả năng thanh khoản. Như vậy, mặc dù nghiệp vụ cho vay sẽ mang lại lợi nhuận cho ngân hàng, nhưng với tỷ lệ quá cao thì khả năng thanh khoản của ngân hàng sẽ cực kỳ khó khăn nếu rủi ro xảy ra. Vì vậy, các NHTM nên thận trọng cân đối lại các khoản cho vay này.

Thông qua toàn bộ nội dung về đánh giá rủi ro thanh khoản trong 33 NHTM cổ phần và 3 NHTM Nhà nước cho thấy mức độ rủi ro thanh khoản trong các NHTM trong thời gian qua khá cao, đặc biệt là những tháng đầu năm 2008. Nguyên nhân chính là do việc tăng trưởng tín dụng nóng vào những tháng cuối năm 2007. Tác động của rủi ro thanh khoản làm hiệu quả hoạt động của các ngân hàng giảm sút, xuất hiện nhiều trường hợp liên kết, sáp nhập ở các ngân hàng có quy mô nhỏ… Điều này ít nhiều đã ảnh hưởng đến nền kinh tế của nước ta trong thời kỳ khủng hoảng.

2.3. Quản trị rủi ro thanh khoản tại Vietinbank và những hạn chế trong quản trị rủi ro thanh khoản của các NHTM Việt Nam

2.3.1. Ví dụ điển hình về quản trị rủi ro thanh khoản tại Vietinbank

Vietinbank đã xây dựng chiến lược quản trị rủi ro thanh khoản, trong đó Hội đồng quản trị có trách nhiệm xem xét và thông qua các chiến lược và chính sách quản trị rủi ro của ngân hàng, Ban điều hành có trách nhiệm thực hiện và phát triển các chiến lược và chính sách đã được thông qua.

Tính đến thời điểm 31 tháng 12 năm 2008, Vietinbank chưa có Ủy ban quản lý tài sản nợ–có (Hội đồng ALCO). Vì vậy, việc theo dõi và quản trị rủi ro thanh khoản hiện nay do Phòng Kế hoạch và Hỗ trợ ALCO phụ trách, với trách nhiệm chính là lập kế hoạch sử dụng và cân đối vốn, duy trì khả năng thanh khoản, và lập các quỹ. Đồng thời căn cứ vào biến động nguồn vốn và sử dụng vốn thực tế trong tháng, quý, năm để đưa ra các quyết định về quản lý và điều hành vốn khả dụng cho phù hợp. Phòng Kế hoạch và Hỗ trợ ALCO báo cáo trực tiếp hàng tháng lên Ban điều hành và Hội đồng quản trị để cập nhật tình hình thanh khoản hiện tại của ngân hàng và dự báo tình trạng thanh khoản cho tháng tiếp theo.

Căn cứ vào dự báo biến động nguồn vốn khả dụng đó, phòng Đầu tư dự trữ thứ cấp thông qua việc mua giấy tờ có giá có tính thanh khoản cao. Các giấy tờ có giá này được giao dịch trên thị trường thứ cấp để chuyển hóa thành tiền. Phòng Đầu tư có thể quyết định bán lại các giấy tờ có giá cho NHNN qua thị trường mở, hoặc vay tái cấp vốn khi nguồn vốn khả dụng thiếu hụt để đảm bảo thanh khoản của toàn hệ thống.

Vietinbank tuân thủ các quy định hiện hành của NHNN trong việc quản trị khả năng thanh khoản. Hiện nay, ngân hàng duy trì khả năng thanh khoản thông qua việc:

Tính toán và duy trì số dư bình quân thực tế trên tài khoản tiền gửi VNĐ và ngoại tệ NHNN không thấp hơn số dư dự trữ bắt buộc theo quy định.

Tính toán và duy trì các tỷ lệ thanh khoản đảm bảo tuân thủ quy định của NHNN. Bên cạnh việc tuân thủ các yêu cầu về thanh khoản của NHNN, ngân hàng tính toán và duy trì một tỷ lệ tài sản thanh khoản hợp lý, an toàn, cụ thể tài sản dưới dạng tiền mặt, tài sản lỏng và các khoản tương đương tiền, các công cụ thị trường tiền tệ và các quỹ dự trữ đặc biệt tại NHNN (chiếm khoảng 25% tổng tài sản) để chủ động trong trường hợp có sự cố thanh khoản xảy ra. Ngoài ra, phòng Đầu tư còn thiết lập quan hệ hạn mức giao dịch với các ngân hàng khác để hỗ trợ nhau khi cần thiết.

Tính đến thời điểm cuối năm 2008 thì tỷ lệ dư nợ cho vay/tiền gửi khách hàng của Vietinbank là 99,27%, phản ánh việc Vietinbank thực hiện cho vay nền kinh tế chủ yếu bằng nguồn vốn huy động từ khách hàng. Tỷ lệ dư nợ cho vay nền kinh tế trên nguồn vốn huy động ổn định, đạt 69,04%. Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng trong mức cho phép đạt 2,75%. Tình hình huy động vốn của Vietinbank khá cao, đứng thứ 3 trong tổng số 36 NHTM được nghiên cứu - sau ngân hàng Agribank, BIDV, đạt mức 23.539.157 triệu đồng, tăng 15,55% so với năm 2007.

Chỉ số tài sản có lỏng trên tổng tài sản đạt chiếm 23%. Tài sản có lỏng chủ yếu là các loại chứng khoán có tính thanh khoản cao, dễ dàng chuyển hóa thành tiền hoặc trở thành vật đảm bảo để vay vốn khi cần thiết. Bao gồm các giấy tờ có giá sẵn sàng để bán như tín phiếu kho bạc, tín phiếu NHNN, trái phiếu Chính phủ, tiền gửi ngắn hạn trên thị trường liên ngân hàng, tiền mặt và tiền gửi thanh toán tại NHNN… Năm 2007, dự án quản lý dữ liệu tập trung đã được hoàn tất, Vietinbank sẽ triển khai ứng dụng phần mềm để lập báo cáo về khả năng chi trả. Theo đó, Vietinbank sẽ nâng cao chất lượng quản lý khả năng thanh khoản, phòng ngừa rủi ro thanh khoản trong hệ thống của mình. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thông qua kết quả quản trị rủi ro thanh khoản của Vietinbank, có thể nói rằng Vietinbank đã duy trì được khả năng thanh khoản ổn định. Vietinbank đã ý thức và nâng cao chất lượng quản lý khả năng thanh khoản và phòng ngừa rủi ro thanh khoản trong hệ thống. Điều này cũng dễ hiểu vì đối với những ngân hàng lớn như Vietinbank, là một trong những ngân hàng có tài sản lớn của Việt Nam, nắm trong tay nhiều trái phiếu Chính phủ và giấy tờ có khả năng thanh toán khác dễ dàng chuyển hoá thành tiền thông qua mua bán trên thị trường. Tuy nhiên, theo đánh giá của tác giả vẫn còn một số hạn chế sau:

Các bộ phận nghiệp vụ quản trị rủi ro của Vietinbank chưa xác định hạn mức rủi ro cho từng bộ phận, là mức rủi ro nhất định mà Vietinbank có thể chấp nhận được trong nỗ lực để có được lợi nhuận, trên cơ sở sự sẵn sàng chịu đựng rủi ro và sức mạnh tài chính của mình.

Chưa có một bộ phận độc lập giám sát việc thực thi quản trị rủi ro, như bộ phận kiểm soát nội bộ để kiềm chế rủi ro trong các hạn mức đã được đề ra.

Mặc dù việc quản trị rủi ro tại trụ sở chính đã được triển khai, nhưng việc áp dụng tại các chi nhánh thì chưa được nhắc đến.

2.3.2. Những hạn chế trong quản trị rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam

Trong các NHTM Việt Nam, không phải ngân hàng nào cũng xây dựng được cho mình một kế hoạch quản trị rủi ro thanh khoản như Vietinbank. Có thể nói, cho đến thời điểm này, hệ thống pháp luật về phòng ngừa rủi ro và nghiệp vụ quản trị rủi ro trong ngành tài chính vẫn còn lỏng lẻo và yếu.

Các chiến lược quản lý thanh khoản của hầu hết các ngân hàng đều rất bao quát. Các ngân hàng chưa có công cụ phù hợp để lượng hóa rủi ro, báo cáo phục vụ quản lý thanh khoản chủ yếu là ngắn hạn (thường dưới 2 tuần), thiếu các báo cáo phân tích dài hạn để phục vụ mục tiêu huy động và sử dụng nguồn vốn hiệu quả. Mặc dù cơ cấu tổ chức quản lý rủi ro thanh khoản đã được xây dựng, nhưng việc vận hành nó chưa hiệu quả, vai trò của ALCO còn mờ nhạt. Các công cụ như phân tích và quản trị độ lệch thời gian, tình huống, rủi ro tập trung, ảnh hưởng của các cam kết cho vay chưa giải ngân… chưa được áp dụng phổ biến và linh hoạt. Rất ít ngân hàng xây dựng kế hoạch đối phó tình trạng khủng hoảng thanh khoản, nếu có xây dựng thì cũng chưa được luyện tập và cập nhật thường xuyên, liên tục.

Ở khía cạnh khác, xét tại mọi thời điểm, cung thanh khoản và cầu thanh khoản là không cân bằng. Điều này có nghĩa là ngân hàng phải thường xuyên xử lý các trạng thái thâm hụt thanh khoản hay thặng dư thanh khoản. Khi bị thâm hụt thanh khoản xảy ra, lúc đó ngân hàng mất những cơ hội đầu tư tốt có thể mang lại lợi nhuận cho ngân hàng, thậm chí có khả năng mất khách hàng khi họ phải đến ngân hàng khác để đáp ứng kịp thời các khoản vay. Từ việc mất khách hàng vay vốn sẽ dẫn đến mất khách hàng tiền gửi, khi ngân hàng thiếu vốn sẽ làm giảm lòng tin của người gửi tiền và khả năng huy động vốn của ngân hàng kém đi. Lúc đó, ngân hàng phải quyết định ở đâu và vào thời điểm nào cần bổ sung thanh khoản để đáp ứng nhu cầu vốn với chi phí thấp nhất và kịp thời nhất. Ngược lại, nếu tình trạng thặng dư thanh khoản xuất hiện thì

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro thanh khoản trong các ngân hàng thương mại Việt Nam Luận văn thạc sĩ (Trang 54)