Chỉ số về chứng khoán thanh khoản (H4)

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro thanh khoản trong các ngân hàng thương mại Việt Nam Luận văn thạc sĩ (Trang 52)

5. Nội dung nghiên cứu

2.2.2.4.Chỉ số về chứng khoán thanh khoản (H4)

Do chứng khoán là loại tài sản dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt, đáp ứng nhu cầu thanh khoản nên hệ số này càng cao thì khả năng thanh toán của ngân hàng càng cao. Hệ số H4được tính như sau:

H4 = Chứng khoán kinh doanh + Chứng khoán sẵn sàng để bán x 100% Tổng tài sản có

Bảng 2.7 Chỉ số chứng khoán thanh khoản (H4)

Stt Ngân hàng Hệ số H4(%) Stt Ngân hàng Hệ số H4(%) 2007 2008 2007 2008 NHTM nhà nước 18 OCB 2,52 1,17 1 Agribank 8,95 9,95 19 Oceanbank 17,22 27,39 2 BIDV 12,85 12,60 20 PG Bank 17,71 18,76 3 MHB 26,77 21,91 21 Sacombank 17,65 12,52 NHTM cổ phần 22 Saigonbank 0,10 0 4 ABbank 3,99 0,11 23 SCB 3,64 10,83 5 ACB 2,32 0,89 24 SeaBank 20,68 20,36 6 DaiA bank 0,91 10,20 25 SHB 0,07 9,98

7 DongA bank 1,53 1,06 26 Southernbank 6,77 5,98 8 Eximbank 16,88 2,63 27 Techcombank 18,93 19,24

9 Giadinh bank 5,10 1,95 28 Tienphongbank 0 0

10 Habubank 9,40 14,06 29 Tin Nghia bank 3,18 1,03

11 HDbank 0,22 0,32 30 Trustbank 0,59 0,12

12 KienLongbank 0 0 31 VIB 17,17 13,88

13 MB 2,24 13,99 32 VietAbank 1,30 2,21

14 MSB 12,35 12,02 33 Vietcombank 19,11 13,76

15 MyXuyen bank 1,32 0,43 34 Vietinbank 19,92 19,57

16 NamA bank 3,76 2,60 35 VPbank 9,98 9,96

17 NamViet bank 0 0,20 36 Westernbank 0 0

Nguồn: Tổng hợp báo cáo thường niên, báo cáo tài chính hàng năm của các NHTM và kết quả tính toán của tác giả

Nhìn vào kết quả cho thấy, hầu hết các ngân hàng đều nắm giữ chứng khoán với tỷ lệ thấp, đặc biệt có ngân hàng còn không nắm giữ loại tài sản này như ngân hàng Kiên Long, Tiền Phong, Western và ngân hàng Nam Việt, ngân hàng Sài Gòn thì nắm giữ một tỷ lệ rất nhỏ. Điều này cũng dễ hiểu vì năm 2008, chứng khoán Việt Nam đã có một năm tồi tệ nhất kể từ khi mở cửa thị trường tiền tệ tới nay. Xu hướng rớt điểm liên tục đã làm cho VN - Index cuối năm 2008 mất khoảng 67% và Hast - Index mất 67,5%

khoản của thị trường yếu dần và xuất hiện tình trạng giải thể, sáp nhập giữa các công ty chứng khoán do không chịu nỗi tình trạng xuống dốc của thị trường.

Để ngăn chặn đà suy giảm của thị trường, trong năm UBCKNN đã sử dụng gần như mọi biện pháp có thể. Đầu tiên là 5.000 tỷ đồng của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) được tung ra để mua cổ phiếu nhưng đà rớt điểm vẫn không vì vậy mà ngừng lại. Kế tiếp là 4 lần điều chỉnh biên độ dao động giá được sử dụng. Đồng thời, hoạt động cầm cố chứng khoán tại các công ty chứng khoán được kiểm soát một cách chặt chẽ. Ngoài ra, để vực dậy niềm tin của các nhà đầu tư, các công ty niêm yết liên tục mua vào cổ phiếu quỹ. Mặc dù vậy, những tác động đó dường như khá mờ nhạt so với thông tin suy thoái toàn cầu lan rộng. Thêm vào đó là Luật thuế thu nhập cá nhân thông báo chính thức áp dụng 1/1/2009 cho lĩnh vực đầu tư chứng khoán khiến thị trường càng mất sức hấp dẫn. Năm 2008 cũng là năm thể hiện nhiều kẻ hở trong quy định báo cáo tài chính đối với doanh nghiệp niêm yết. Điều này cũng đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp che dấu hiệu quả kinh doanh thực sự và gây mất niềm tin cho nhà đầu tư.

Sang đầu năm 2009, lo ngại về nền kinh tế thế giới tiếp tục lún sâu vào khủng hoảng và ảnh hưởng của thị trường chứng khoán Mỹ liên tục bắt đáy khiến VN–Index và HN– Index tụt dốc không phanh và thiết lập đáy 235,5 điểm và 78,06 điểm vào ngày 24/02/2009.

Bắt đầu từ tháng 3/2009, hòa nhịp cùng sự khởi sắc của thị trường chứng khoán thế giới cùng với những thông tin kinh tế vĩ mô tích cực, gói kích cầu của Chính phủ đã phát huy tác dụng, kéo theo sự phục hồi mạnh mẽ của 2 chỉ số VN–Index và HN–Index lần lượt thiết lập mức đỉnh 512,46 điểm và 186,24 điểm. Trong bối cảnh hiện tại, thị trường đã vượt qua thời điểm khó khăn nhất với khối lượng thanh khoản được cãi thiện. Tuy vậy, thị trường vẫn chưa thật sự thoát khỏi xu hướng giảm khi những khó khăn của tình hình kinh tế vẫn còn hiện hữu.

Trước những tình hình đó thì việc nắm giữ chứng khoán của các NHTM không những không cải thiện được trạng thái thanh khoản, mà còn gây ra thua lỗ vì kinh doanh chứng khoán của các ngân hàng. Đó là lý do tại sao đa số các NHTM giảm tỷ lệ nắm giữ chứng khoán trong năm 2008 như Eximbank từ 16,88% xuống còn 2,63%; VIB từ 17,16% xuống còn 13,87%; Vietcombank từ 19,11% xuống còn 13,76%. Tuy nhiên

vẫn có các ngân hàng tăng tỷ trọng như ngân hàng Đại Á từ 0,91 lên 10,20%; ngân hàng MB từ 2,24 lên 13,99%; ngân hàng SHB từ 0,07% lên 9,98%, việc gia tăng tỷ trọng nắm giữ chứng khoán tại các ngân hàng này có thể do các ngân hàng nhận định thị trường sẽ tăng trưởng trở lại trong tương lai.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro thanh khoản trong các ngân hàng thương mại Việt Nam Luận văn thạc sĩ (Trang 52)