Rủi ro thanh khoản từ tin đồn của ngân hàng ACB

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro thanh khoản trong các ngân hàng thương mại Việt Nam Luận văn thạc sĩ (Trang 29)

5. Nội dung nghiên cứu

1.3.1. Rủi ro thanh khoản từ tin đồn của ngân hàng ACB

Rủi ro thanh khoản làm giảm uy tín, thu nhập và làm mất khả năng thanh toán của ngân hàng. Trong ngắn hạn, có lẽ các ngân hàng sợ nhất tình trạng này, đặc biệt khi thông tin rủi ro bị lọt ra bên ngoài. Rủi ro thanh khoản từ tin đồn của ngân hàng ACB là một ví dụ.

Thứ 3, ngày 13 tháng 10 năm 2003 có tin đồn là Tổng giám đốc của ngân hàng ACB thâm hụt ngân quỹ bỏ trốn. Tin đồn này tạo ra tâm lý hoang mang lo sợ cho một số khách hàng có giao dịch tại ngân hàng ACB. Trong hai ngày 13-14/10/2003 hàng loạt người đã tập trung tại hội sở chính và các chi nhánh của ngân hàng ACB yêu cầu rút tiền. Cho đến sáng ngày 15/10 dòng người vẫn rồng rắn xếp hàng tại hội sở ACB tiếp tục tạo ra căng thẳng về việc rút tiền. Mọi người vẫn quyết định rút được tiền mặc dù đã được giải thích đó chỉ là tin đồn thất thiệt. Tính đến 15 giờ ngày 15/10, lượng tiền ngân hàng ACB chi trả cho khách hàng là 520 tỷ đồng. Như vậy, tổng cộng ngân hàng ACB đã chi trả cho người gửi tiền trong hai ngày 14-15/10 khoảng 1.200 tỷ đồng, kể cả bằng ngoại tệ và vàng.

Để đảm bảo an toàn chi trả cho ngân hàng ACB, ngân hàng Nhà nước, sau khi hỗ trợ cho ngân hàng ACB vay 500 tỷ đồng vào tối 14/10, sáng 15/10 ngân hàng Nhà nước đã tiếp tục hỗ trợ cho ngân hàng ACB 1.400 tỷ đồng.

Các ngân hàng khác cũng tích cực hỗ trợ ACB. Ngay trong ngày 14/10 ngân hàng Vietcombank TP.HCM đã cho ngân hàng ACB vay 7 triệu USD, ngân hàng Sài Gòn Thương Tín cho vay 2 triệu USD. Các ngân hàng Đông Á, Eximbank, chi nhánh ngân hàng Đầu tư và phát triển TP. HCM đều ủng hộ ACB hết mình cả về vật chất và tinh thần.

Từ tin đồn của ngân hàng ACB khiến người ta không khỏi liên tưởng đến sự kiện Nick Lesson– giám đốc chi nhánh ngân hàng Barings ở Singapore năm 1995. Trong thời gian đương nhiệm chức vụ giám đốc chi nhánh của ngân hàng Barings, Nick Lesson đã dùng tiền của chi nhánh đầu cơ vào một số cổ phiếu ở Kobe với hy vọng kiếm thêm thu nhập. Nhưng không may, một trận động đất đã xảy ra ở Kobe gây thiệt hại nghiêm trọng vào năm đó. Thị trường chứng khoán sụt giảm, những cổ phiếu mà Nick Lesson

mua phút chốc trở thành những tờ giấy trắng. Trong tình thế đó, nếu Nick Lesson thành thật báo cáo về số tiền mà mình đã chiếm dụng của ngân hàng Barings thì tình hình lại khác, do số tiền bị chiếm dụng không quá lớn. Ngược lại, sự việc xảy ra Nick Lesson lại bỏ trốn sang Đức. Khi sự việc đổ bể, dư luận hoang mang, khách hàng đến rút tiền hàng loạt khiến ngân hàng mất khả năng thanh toán. Hiệu ứng dây chuyền, việc rút vốn ồ ạt lan ra toàn cầu buộc ngân hàng này phải tuyên bố phá sản sau hơn 100 năm tồn tại. Linh cảm trước những phản ứng xấu kiểu này, sáng ngày 14/10 Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM đã có một buổi họp về việc này. Ngày 15/10, Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước – Lê Đức Thuý đã ra văn bản nói rõ cam kết của mình. Văn bản của Thống đốc ghi:

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cam kết đáp ứng đầy đủ mọi nhu cầu về VNĐ, ngoại tệ và vàng để ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu thực hiện tốt các điều kiện sau đây:

1. Đảm bảo an toàn tiền gửi bằng VNĐ, ngoại tệ hay bằng vàng và mọi lợi ích khác của ngân hàng gửi tiền và giao dịch với ngân hàng như ngân hàng Á Châu đã cam kết. 2. Chi trả đầy đủ, đúng hẹn mọi nhu cầu rút tiền bằng VNĐ, ngoại tệ hay bằng vàng của người gửi tiền khi người gửi tiền yêu cầu.

Ngày 16/10 sóng gió đối với ngân hàng ACB đã qua, mọi giao dịch trở lại bình thường. Nhưng không ai phủ nhận về sức mạnh của thông tin, đặc biệt là những thông tin thất thiệt, có khi tác động mạnh hơn cả thông tin chính thức, những thông tin sai lệch, xuyên tạc sự thật sẽ mang lại những hậu quả khôn lường. Nhận thức được tầm quan trọng này, hơn ai hết, để tránh rủi ro thì những nhà quản trị của các ngân hàng trước hết phải hành xử đúng mực, ý thức trách nhiệm của các cơ quan quản lý Nhà nước và sự có mặt của các cơ quan truyền thông kịp thời, đảm bảo cho hệ thống ngân hàng nói riêng và các doanh nghiệp ở Việt Nam nói chung một môi trường hoạt động lành mạnh.

Kết luận:

Nguyên nhân:Do thông tin thất thiệt.

Kết quả: Có được sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng, ban lãnh đạo trong ngân hàng và các cơ quan truyền thông đã đầy lùi những những kết quả xấu.

Bài học kinh nghiệm: Khi rủi ro xảy ra thì sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng và các bộ phận có liên quan kịp thời là điều hết sức cần thiết, góp phần quan trọng trong việc hạn chế và đẩy lùi những kết quả không mong muốn.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro thanh khoản trong các ngân hàng thương mại Việt Nam Luận văn thạc sĩ (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)