Cân đối thanh khoản giữa tài sản nợ và tài sản có

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro thanh khoản trong các ngân hàng thương mại Việt Nam Luận văn thạc sĩ (Trang 72)

5. Nội dung nghiên cứu

3.3.2.4.Cân đối thanh khoản giữa tài sản nợ và tài sản có

Để quản lý rủi ro thanh khoản tốt thì ngân hàng cần quản lý danh mục tài sản sao cho hợp lý, cụ thể là cân đối tài sản nợ và tài sản có hay nói cách khác đây là chiến lược quản trị thanh khoản cân bằng. Đây là công việc hết sức quan trọng để quản lý rủi ro thanh khoản của các NHTM. Các NHTM cần xem lại danh mục tài sản Nợ, tài sản có cho phù hợp nhằm hạn chế thấp nhất rủi ro có thể xảy ra, đó là cơ cấu lại nguồn vốn

huy động và cho vay trên thị trường, cơ cấu lại dư nợ cho vay ngắn hạn với cho vay trung hạn, giữa nguồn huy động ngắn hạn dùng cho vay trung, dài hạn. Cụ thể hơn, các ngân hàng cần định hướng các nhu cầu thanh khoản thường xuyên, hàng ngày sẽ được đáp ứng bằng dự trữ có sẵn như tiền mặt, tiền gửi tại các ngân hàng, chứng khoán khả mại; các nhu cầu thanh khoản không thường xuyên nhưng có thể dự đoán trước sẽ được hỗ trợ bằng cách thoả thuận trước về hạn mức tín dụng từ những nhà cấp vốn; các nhu cầu thanh khoản đột xuất không lường trước được thì có thể vay mượn trên thị trường tiền tệ; hay các nhu cầu thanh khoản dài hạn thì nguồn vốn đáp ứng là khoản tiền vay ngắn và trung hạn, chứng khoán chuyển hóa nhanh thành tiền khi nhu cầu thanh khoản xuất hiện.

Thực tế trong thời gian qua, do thị trường tiền tệ chịu ảnh hưởng của chính sách tiền tệ thắt chặt của NHNN, đã tác động mạnh đến một số NHTM do không đủ khả năng thanh khoản, đã dẫn đến việc vay mượn với lãi suất khá cao, có thời điểm lên đến 40%/năm trên thị trường liên ngân hàng, trong khi quy định lãi suất cho vay tối đa chỉ là 21%/năm, điều này dẫn đến không những ảnh hưởng đến lợi nhuận mà khả năng thanh khoản của ngân hàng cũng bị đe dọa nghiêm trọng.

Quản lý tài sản có hiệu quả, tạo tính ổn định cao để không tạo ra những cú sốc rút tiền ồ ạt. Đồng thời phải dự báo tốt nhu cầu rút tiền của khách hàng trong từng thời kỳ để có thể chủ động chuẩn bị nguồn vốn chi trả kịp thời.

Vì thế, cân đối tài sản nợ và tài sản có hợp lý không những mang lại cho ngân hàng một cơ cấu tài sản cân đối, tính thanh khoản lành mạnh, tạo lợi nhuận cho ngân hàng, mà đặc biệt tạo được uy tín đối với khách hàng, đạt được một vị thế trên thị trường tài chính.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro thanh khoản trong các ngân hàng thương mại Việt Nam Luận văn thạc sĩ (Trang 72)