Chỉ số về trạng thái tiền mặt (H3)

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro thanh khoản trong các ngân hàng thương mại Việt Nam Luận văn thạc sĩ (Trang 50)

5. Nội dung nghiên cứu

2.2.2.3.Chỉ số về trạng thái tiền mặt (H3)

Do việc thu thập báo cáo tại một số ngân hàng không có thuyết minh báo cáo tài chính đầy đủ nên chỉ số này được tính như sau:

H3= Tiền mặt + Tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn tại các TCTD x 100% Tổng tài sản Có

Theo công thức nếu tỷ lệ tiền mặt, tiền gửi tại các TCTD cao thì hệ số H3 sẽ cao và đảm bảo khả năng nhu cầu thanh khoản tức thời của ngân hàng.

H2 = Vốn tự có = Vốn tự có

Tổng giá trị tài sản có Tổng giá trị tài sản Nợ

= Vốn tự có < Vốn tự có

Bảng 2.6 Chỉ số trạng thái tiền mặt (H3) Stt Ngân hàng Hệ số H3(%) Stt Ngân hàng Hệ số H3(%) 2007 2008 2007 2008 NHTM nhà nước 18 OCB 25,14 4,15 1 Agribank 5,59 5,55 19 Oceanbank 34,23 20,47 2 BIDV 13,65 12,95 20 PG Bank 23,82 33,72 3 MHB 17,65 21,15 21 Sacombank 12,38 22,66 NHTM cổ phần 22 Saigonbank 12,38 13,49 4 ABbank 33,73 19,38 23 SCB 13,31 12,44 5 ACB 39,92 33,71 24 SeaBank 33,17 41,40 6 DaiA bank 5,28 10,06 25 SHB 43,94 20,95

7 DongA bank 18,15 13,83 26 Southernbank 34,17 18,86 8 Eximbank 19,57 28,91 27 Techcombank 24,78 28,79 9 Giadinh bank 36,09 41,54 28 Tienphongbank - 56,40 10 Habubank 46,98 37,46 29 Tin Nghia bank 25,05 6,80 11 HDbank 46,98 21,71 30 Trustbank 10,29 12,76 12 KienLongbank 23,23 13,20 31 VIB 33,66 22,78

13 MB 48,50 37,03 32 VietAbank 30,49 24,30

14 MSB 47,31 49,05 33 Vietcombank 21,48 15,25

15 MyXuyen bank 13,91 26,40 34 Vietinbank 8,78 10,46

16 NamA bank 33,33 15,79 35 VPbank 5,39 11,05

17 NamViet bank 41,98 39,78 36 Westernbank 33,94 32,93

Nguồn: Tổng hợp báo cáo thường niên, báo cáo tài chính hàng năm của các NHTM và kết quả tính toán của tác giả

Theo bảng kết quả trên thì đa phần các ngân hàng có hệ số H3 là tương đối cao, chỉ có một vài các ngân hàng có chỉ số này thấp là ngân hàng Agribank, Vietinbank, VPbank, đối với các ngân hàng này, khi rủi ro thanh khoản đột xuất xảy ra, các ngân hàng này phải tìm nguồn vay từ thị trường liên ngân hàng để có thể bù đắp kịp thời các khoản thanh toán khẩn cấp. Việc vay mượn trên thị trường này đã làm lãi suất vay qua đêm lên mức đỉnh điểm có thời điểm đến 40%, điều này gây rủi ro mất khả năng thanh toán rất cao.

Năm 2008 nhìn chung một nhóm các ngân hàng đã gia tăng hệ số này như Eximbank từ 19,57% lên 28,91%; ngân hàng Mỹ Xuyên từ 13,91% lên 26,40%; PG bank từ 23,82% lên 33,72%. Tuy nhiên một số ngân hàng lại giảm chỉ tiêu này như ABbank, HDbank, MB, Nam Á, OCB…

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro thanh khoản trong các ngân hàng thương mại Việt Nam Luận văn thạc sĩ (Trang 50)