Tình hình huy động vốn

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro thanh khoản trong các ngân hàng thương mại Việt Nam Luận văn thạc sĩ (Trang 39)

5. Nội dung nghiên cứu

2.1.2.Tình hình huy động vốn

động vốn đa dạng. Việc huy động vốn là một trong những hoạt động hết sức đặc thù của NHTM, có vai trò hết sức quan trọng trong việc thiết lập khả năng cân đối vốn, là điều kiện tăng trưởng hoạt động kinh doanh, góp phần nâng cao năng lực tài chính của các NHTM.Năm 2008, tăng trưởng huy động vốn của toàn hệ thống ngân hàng đạt 22,87%, thấp hơn nhiều so với mức tăng trưởng 47,64% của năm 2007. Trước áp lực cạnh tranh với các kênh huy động vốn khác như thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản… các ngân hàng đã có nhiều giải pháp tăng cường huy động vốn như đa dạng hóa các hình thức huy động thông qua việc tăng lãi suất, mở tài khoản thanh toán, dịch vụ thẻ… Ngoài ra, việc mở rộng mạng lưới, chi nhánh, phòng giao dịch của hệ thống ngân hàng cũng đã góp phần thu hút được khá lớn lượng tiền nhàn rỗi của các tổ chức kinh tế và trong dân cư.

Bảng 2.2 Tình hình huy động vốn của các NHTM năm 2007-2008

Stt Ngân hàng

Năm 2008 so với năm 2007

Stt Ngân hàng

Năm 2008 so với năm 2007 Chênh lệch (triệu đồng) Tăng trưởng (%) Chênh lệch (triệu đồng) Tăng trưởng (%) NHTM nhà nước 18 OCB (1.614.863) (16,35) 1 Agribank 69.360.840 22,69 19 Oceanbank 98.613 0,80 2 BIDV 35.865.428 19,28 20 PG Bank 971.158 23,80 3 MHB 7.973.293 31,45 21 Sacombank 3.651.089 6,56 NHTM cổ phần 22 Saigonbank 849.597 9,90 4 ABbank 263.475 3,77 23 SCB 11.846.734 52,05 5 ACB 16.230.458 21,66 24 SeaBank (3.819.618) (18,59) 6 DaiA bank 733.948 59,67 25 SHB 1.820.146 18,30 7 DongA bank 8.140.607 37,59 26 Southernbank 3.468.618 23,72 8 Eximbank 9.416.362 41,09 27 Techcombank 16.745.344 47,64 9 Giadinh bank 1.007.674 80,15 28 Tienphongbank 1.368.102 - 10 Habubank (9.319) (0,05) 29 Tin Nghia bank 834.557 24,12 11 HDbank (4.683.402) (37,60) 30 Trustbank 1.828.360 334,30 12 KienLongbank 317.072 20,74 31 VIB 4.732.629 24,62

13 MB 13.461.211 58,35 32 VietAbank 662.409 8,41

14 MSB 14.398.894 93,03 33 Vietcombank 17.709.376 9,90 15 MyXuyen bank 441.456 44,23 34 Vietinbank 23.539.157 15,55

16 NamA bank 13.916 0,31 35 VPbank 159.622 1,03

17 NamViet bank 548.602 6,08 36 Westernbank 609.774 67,61

Do ảnh hưởng của biến động với biên độ lớn trên thị trường trong nước và quốc tế, sự thay đổi trong các chính sách điều hành của Nhà nước. Năm 2008, trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt giữa các NHTM về tiền gửi từ khách hàng để đảm bảo nguồn vốn và thanh khoản nên tốc độ tăng trưởng vốn huy động năm 2008 so với năm 2007 của hầu hết các NHTM đều tăng như ngân hàng Gia Định MSB, Trustbank… nhưng mức độ tăng trưởng không đáng kể so với những năm trước đây và chỉ có 4/36 ngân hàng là có tốc độ huy động vốn giảm đó là Habubank, HDbank, OCB và Seabank, trong đó HDbank là giảm mạnh nhất 37,60%, với 4.683.402 triệu đồng. Nguyên nhân của sự sụt giảm là do năm 2008 nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, biến động và tăng trưởng chậm, mặt dù lãi suất huy động biến động không ngừng để thu hút vốn.

Mặc khác, việc huy động vốn hiện nay gặp nhiều khó khăn, bởi lãi suất huy động thấp hơn tỷ suất lợi nhuận của một số kênh đầu tư khác. Trong khi lãi suất tiết kiệm tiền đồng trong thời gian qua chỉ đạt khoảng 8%/năm, thì giá cả nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 10,2%, giá vàng tăng 35,1%, VN–Index tăng 86,02%. Mặc dù lãi suất tiết kiệm trên không thấp, nhưng các ngân hàng vẫn khó thu hút lượng tiền tiết kiệm mới.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro thanh khoản trong các ngân hàng thương mại Việt Nam Luận văn thạc sĩ (Trang 39)