1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu chính sách và giải pháp thúc đẩy hợp tác công tư trong phát triển làng nghề trên địa bàn hà nội

147 959 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 147
Dung lượng 3,3 MB

Nội dung

Hà Nội không chỉ là nơi sản xuất ra những sản phẩm thủ công nổi tiếng mà còn mang theo một lịch sử và văn hóa của những thế hệ đi trước. Những làng nghề như gốm sứ Bát Tràng, lụa Vạn Phúc, mây tre đan Phú Vinh, dệt Triều Khúc, thêu Đại Đồng, dát vàng bạc quỳ Kiêu Kỵ, tranh Đông Hồ... không chỉ nổi tiếng trong phạm vi của thủ đô mà còn nức tiếng cả nước. Theo thống kê của Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội, tính riêng năm 2012, các làng nghề Hà Nội thu hút hơn 739.630 lao động với 172.000 hộ sản xuất. Hoạt động trong lĩnh vực này có 2.063 công ty cổ phần, 4.562 công ty TNHH, 1.466 doanh nghiệp tư nhân, 164 hợp tác xã, thu nhập bình quân của 1 lao động sản xuất tại các làng nghề đạt 25 triệu đồngngười năm. Chính những công ty, các doanh nghiệp này đã góp phần không nhỏ trong việc vực dậy các làng nghề với những hướng đi chuyên nghiệp và đúng đắn theo định hướng của ngành văn hóa. Tính trong năm 2012, sản phẩm do thợ thủ công các làng nghề góp phần đưa kim ngạch xuất khẩu lên tới hơn 1 tỷ USDnăm. Một số làng nghề nổi tiếng như Bát Tràng, La Phù có doanh thu tới 800 tỷ và 350 tỷ đồng năm, những làng nghề như Vạn Phúc, La Phù, Phú Vinh cũng đạt 100200 tỷ đồngnăm... Trong quy hoạch phát triển nghề và làng nghề đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, Hà Nội phấn đấu tạo việc làm cho khoảng 800.000 đến 1 triệu lao động nông thôn với thu nhập bình quân đầu người đạt 20 đến 30 triệu đồngnăm vào năm 2015, đạt 35 đến 40 triệu đồngnăm vào năm 2020 và 5060 triệu đồngnăm vào năm 2030 . Như vậy, sự phát triển làng có nghề và làng nghề ở Hà Nội đã góp phần tích cực vào tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, tăng thêm thu nhập, nâng cao đời sống cho nhân dân, nhất là nông dân, góp phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Thủ đô Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung. Tuy nhiên, sự phát triển làng nghề ở Hà Nội cũng như cả nước đang đứng trước những khó khăn như thiếu vốn để duy trì và mở rộng sản xuất, thị trường tiêu thụ hạn chế, vấn đề đào tạo, nâng cao tay nghề, vấn đề ô nhiễm môi trường, cơ sở hạ tầng kém phát triển và các vấn đề xã hội khác... đang ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống dân cư các làng nghề và môi trường nông thôn nói chung, không bảo đảm sự phát triển bền vững. Những khó khăn trên có thể được giải quyết nếu có cơ chế, chính sách đúng đắn huy động được các nguồn lực trong xã hội, trong đó có vấn đề hợp tác công tư trong lĩnh vực phát triển làng nghề một vấn đề còn rất mới ở nước ta. Việc nghiên cứu, đề xuất những chính sách và giải pháp nhằm thúc đẩy hợp tác công tư trong phát triển làng nghề trên địa bàn Hà Nội là rất cần thiết, có ý nghĩa rất lớn về lý luận và thực tiễn trong quản lý kinh tế, văn hóa và xã hội trên địa bàn Thủ đô nói riêng và cả nước nói chung. Với những lý do nói trên, tôi chọn Nghiên cứu chính sách và giải pháp thúc đẩy hợp tác công tư trong phát triển làng nghề trên địa bàn Hà Nội làm đề tài luận văn thạc sỹ Quản lý kinh tế của mình.

Trang 1

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC I

NGÔ NGỌC CƯỜNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU CHÍNH SÁCH VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HỢP TÁC CÔNG TƯ TRONG PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ

TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI

LỚP CAO HỌC QUẢN LÝ KINH TẾ: 804

MÃ SỐ: 60340410

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS BÙI THỊ HỒNG VIỆT

Hà Nội - 2014

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực, có xuất xứ rõ ràng Những kết luận trong luận văn chưa từng công bố trong bất cứ công trình nào.

Tác giả luận văn

Ngô Ngọc Cường

Trang 3

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CHỮ VIẾT TẮT

Tiếng Việt

CGCN Chuyển giao công nghệ

CTMTQG Chương trình mục tiêu quốc gia

KHCN Khoa học & công nghệ

KCHTGT Kết cấu hạ tầng giao thông

KTXH Kinh tế xã hội

LĐ, TB, XH Lao động, Thương binh, Xã hội

NHTG Ngân hàng thế giới

NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn

NTMN Nông thôn miền núi

SXKD Sản xuất kinh doanh

TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh

TTTT Thông tin thị trường

VSATTP Vệ sinh an toàn thực phẩm

VSMTNT Vệ sinh môi trường nông thôn

XDTH/TKSP Xây dựng thương hiệu/thiết kế sản phẩm

XTTMQG Xúc tiến thương mại quốc gia

Tiếng nước ngoài

BOO Build, own, operate (Xây dựng, sở hữu, vận hành)

BOT Build, operate, transfer (Xây dựng, vận hành, chuyển giao)

BT Build, transfer (Xây dựng, chuyển giao)

BROT Build, rehabilitate, operate, transfer (Xây dựng, phục hồi, vận hành)CBO Community-based organization (Tổ chức dựa vào cộng đồng)

Trang 4

EIB European Investment Bank (Ngân hàng Đầu tư châu Âu)

EVN Vietnam Electricity (Tập đoàn Điện lực Việt Nam)

FHAN Federation of Handicraft Association of Nepal (Hiệp hội Thủ công

Nepal)

HACCP Phân tích mối nguy và kiểm soát tới hạn

HFIC Công ty Đầu tư Tài chính nhà nước Thành phố Hồ Chí Minh

IT/ICT Công nghệ thông tin

LPVR Least present value of revenue (Giá trị hiện tại thấp nhất của doanh thu)PFI Private Finance Initiative (sáng kiến tài chính tư)

PMC Phú Mỹ Corporation (Tập đoàn Phú Mỹ)

PPP Public Private Partnership (Đối tác công tư)

PSP Private Sector Participation (sự tham gia của khu vực tư)

SOE State own enterprise (Doanh nghiệp nhà nước)

TIFIA Transportation Infrastructure Finance and Innovation Act

UK United Kingdom (Vương quốc Anh)

VGF Viable Gap Fund (Quĩ bù đắp khoảng thiếu hụt tài chính)

VWS Vietnam Waste Solution (Công ty TNHH Xử lý chất thải rắn Việt Nam)

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN 140

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 141

CHỮ VIẾT TẮT 141

DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH 143

MỤC LỤC 145

MỞ ĐẦU 1

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ HỢP TÁC CÔNG TƯ TRONG PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ 12

1.1 LÀNG NGHỀ 12

1.1.1 Khái niệm làng nghề và phân loại làng nghề 12

1.1.1 Khái niệm làng nghề 12

1.1.1 Phân loại làng nghề 12

1.1.2 Vai trò của làng nghề 15

1.1.3 Các yếu tố quyết định sự phát triển của làng nghề 13

1.2 HỢP TÁC CÔNG TƯ (PPP) TRONG PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ 22

1.2.1 Tổng quan về hợp tác công tư 22

1.2.1.1 Khái niệm hợp tác công tư 30

1.2.1.2 Đặc điểm hợp tác công tư 38

1.2.1.3 Lợi ích kỳ vọng từ hợp tác công tư 38

1.3 Kinh nghiệm của một số nước về hợp tác công tư trong phát triển làng nghề 39

1.3.1 Kinh nghiệm của Nepal

1.3.2 Kinh nghiệm của Ấn Độ

1.3.3 Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam

Chương 2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HỢP TÁC CÔNG TƯ TRONG PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI 42

2.1 Khái quát về làng nghề trên địa bàn Hà Nội 42

2.1.1 Chính sách phát triển làng nghề 42

Trang 6

2.2 Thực trạng hợp tác công tư trong phát triển làng nghề trên địa bàn Hà Nội 59

2.3 Thực trạng các giải pháp thúc đẩy hợp tác công tư trong phát triển làng nghề trên địa bàn Hà Nội 75

2.3.1 Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đối với hợp tác công tư trong phát triển làng nghề76 2.3.2 Các chính sách, quy định đối với hợp tác công tư trong phát triển làng nghề 46

2.3.3 Khung pháp lý cho hợp tác công tư trong phát triển làng nghề 46

2.3.4 Giám sát và đánh giá hợp tác công tư trong phát triển làng nghề 46

2.4 Đánh giá về các giải pháp thúc đẩy hợp tác công tư trong phát triển làng nghề 46

2.4.1 Thành công 46

2.4.2 Hạn chế 46

2.3.2 Nguyên nhân của hạn chế 46

Chương 3 GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HỢP TÁC CÔNG TƯ TRONG PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI 87

3.1 Nhu cầu và cơ hội của hợp tác công tư trong phát triển làng nghề 88

3.1.1 Lĩnh vực có tiềm năng của hợp tác công tư trong làng nghề 93

3.1.2 Cơ hội hợp tác công tư trong phát triển làng nghề 99

3.2 Các giải pháp thúc đẩy hợp tác công tư trong phát triển làng nghề 105

3.2.1 Giải pháp về chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đối với hợp tác công tư trong phát triển làng nghề 110

3.2.2 Giải pháp hoàn thiện chính sách, quy định đối với hợp tác công tư trong phát triển làng nghề 113

3.2.2 Giải pháp xây dựng khung pháp lý đối với hợp tác công tư trong phát triển làng nghề 113

3.2.4 Giải pháp xây dựng hệ thống giám sát, đánh giá đối với hợp tác công tư trong phát triển làng nghề 113

3.3 Một số kiến nghị 115

KẾT LUẬN 124

TÀI LIỆU THAM KHẢO 127

PHỤ LỤC 131

Danh mục các văn bản pháp luật liên quan đến làng nghề 131

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Việt Nam vốn là một nước nông nghiệp, nông dân chiếm đa số Từ baođời nay ngành nghề truyền thống đã gắn bó với người dân nông thôn Nó vừatạo công ăn việc làm lúc nông nhàn, tăng thu nhập cho người dân, vừa tạo dấu

ấn bản sắc văn hóa của mỗi vùng miền thông qua sản phẩm truyền thống.Hiện nay phát triển làng nghề đang là giải pháp hữu hiệu để tạo việc làm, tăngthu nhập cho người dân nông thôn, góp phần đáng kể trong chuyển dịch cơcấu kinh tế ở địa phương, đồng thời cũng góp phần giải quyết vấn đề kinh tế -văn hóa - xã hội của đất nước

Theo tổng hợp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện cảnước có 4.575 làng có nghề với khoảng 900.000 hộ dân tham gia hoạt động

và trên 22.000 doanh nghiệp, trong đó có 1.324 làng nghề và làng nghề truyềnthống được công nhận Làng nghề tập trung chủ yếu ở khu vực miền Bắc,trong đó 5 tỉnh có số lượng làng nghề nhiều nhất lần lượt là Hà Nội, ThanhHóa, Nghệ An, Hải Dương và Thái Bình, chiếm 60% tổng số làng có nghềcủa cả nước Hoạt động ngành nghề nông thôn đã tạo việc làm cho hơn 11triệu lao động, thu hút khoảng 30% lực lượng lao động nông thôn Trung bìnhmỗi cơ sở doanh nghiệp tư nhân chuyên làm nghề tạo việc làm ổn định chokhoảng 27 lao động thường xuyên và 8-10 lao động thời vụ; các hộ cá thểchuyên nghề tạo việc làm cho 4-6 lao động thường xuyên và 2-5 lao động thời

vụ Ở những làng nghề thêu ren, dệt, mây tre đan thì mỗi cơ sở có thể thu hút200-250 lao động1 Sự phát triển của làng nghề đang góp phần đáng kể trongchuyển dịch cơ cấu kinh tế ở địa phương Năm 2010, giá trị sản xuất ngànhnghề nông thôn ước đạt trên 80.000 tỉ đồng, tỷ trọng giá trị sản xuất ngànhnghề nông thôn trong giá trị sản xuất khu vực nông thôn chiếm khoảng 14 -

Trang 10

15%2 Tại nhiều làng nghề, tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ đạt từ 80% và ngành nông nghiệp chỉ đạt 20-40% Trong những năm gần đây, số hộ

60-và cơ sở ngành nghề ở nông thôn đang tăng lên với tốc độ bình quân từ 9,8%/năm, hàng hoá của các làng nghề nước ta đã có mặt ở trên 100 nướctrên thế giới với kim ngạch xuất khẩu không ngừng tăng Nếu như năm 2004,kim ngạch xuất khẩu mới đạt 450 triệu đô la Mỹ, thì năm 2008 đã tăng lênhơn 776 triệu và năm 2010 đạt khoảng gần 1 tỷ USD Nếu tính cả các sảnphẩm đồ gỗ xuất khẩu thì tổng kim ngạch đạt trên 2,4 tỷ đô la Mỹ3 Phát triểnlàng nghề là giải pháp hữu hiệu để tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dânnông thôn Thu nhập bình quân của những người dân trong làng nghề cao gấp1,7 lần so với bên ngoài4

8,8-Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, các làng nghề gặp rất nhiều khó khăn,phần vì do khủng hoảng kinh tế làm thu hẹp thị trường xuất khẩu, nhưng chủyếu là do những yếu kém trong nội tại của các làng nghề Đó là các vấn đềnhư: Quy hoạch phát triển; Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng; Quản lý môitrường; Đầu tư công nghệ; Tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; Đào tạo vàphát triển nguồn nhân lực; Khai thác tiềm năng du lịch và các dịch vụ hỗ trợkhác v.v Những hạn chế, yếu kém trên đang làm cho các làng nghề truyềnthống có nguy cơ khủng hoảng mất nghề, tan rã, đòi hỏi phải nghiên cứu tìmgiải pháp tháo gỡ kịp thời, hiệu quả Một trong những giải pháp quan trọng,

đó là nghiên cứu chính sách và giải pháp nhằm thúc đẩy hợp tác công tư trongphát triển làng nghề

Việc thúc đẩy hợp tác công - tư trong phát triển làng nghề là đúng đắn

và cần thiết, phù hợp với chủ trương của Đảng, Nhà nước ta về phát triển kinh

2 Khuyến khích đầu tư vào làng nghề

3 Làng nghề và giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề

Trang 11

tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, huy động các nguồn lực, thế mạnhcủa các thành phần kinh tế để phát triển đất nước.

Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước và các tổ chức quốc tế đã quantâm nhiều đến việc hỗ trợ, giúp đỡ các làng nghề vượt qua khó khăn, nhất làtrong việc giải quyết các vấn đề như: ô nhiễm môi trường, đào tạo nhân lực,xúc tiến thương mại, thúc đẩy du lịch và phát triển văn hóa thông qua việcthực hiện các dự án Chương trình đào tạo nghề, truyền nghề và phát triểnnghề cho lao động nông thôn đã đào tạo được trên 401.000 người với tỷ lệ laođộng có việc làm sau đào tạo đạt trên 80% Chương trình xúc tiến thương mạivới 200 đề án, tổng kinh phí 180 tỷ, tập trung vào hoạt động tổ chức các hộichợ làng nghề, thủ công mỹ nghệ trong và ngoài nước đã góp phần phát triểnthị trường cho sản phẩm của làng nghề5 Tuy nhiên, đa số các dự án này đềumang tính hỗ trợ một lần từ bên ngoài cho làng nghề, ít có sự tham gia củakhu vực tư nhân Trong khi đó, các nhà đầu tư tư nhân và cả các doanh nghiệphay hộ nghề trong các làng nghề hiện nay thường chỉ quan tâm đến các dự ánkinh doanh của riêng mình, không tham gia cung cấp HTCS và các dịch vụcông đang còn rất thiếu trong các làng nghề Lí do là vì: làng nghề là thực thểkinh tế xã hội (với phương thức tổ chức và các mối quan hệ kinh tế xã hội kháchặt chẽ), nhưng lại không có tư cách pháp nhân, nên khó có thể huy độngnhà đầu tư tư nhân, kể cả hộ nghề trong làng cùng xây dựng các dự án hỗ trợphát triển chung Đầu tư các dự án phát triển làng nghề nói riêng và phát triểnnông thôn nói chung khá tốn kém và lợi nhuận thấp Nếu không có sự hỗ trợcủa phía nhà nước cả về cơ chế và nguồn lực thì các dự án phát triển này sẽkhông hấp dẫn được các nhà đầu tư khu vực tư nhân Do hạn chế về quy mô

và nguồn lực nên các dự án rất khó triển khai nhân rộng trên phạm vi lớn

Trang 12

Cho tới nay, việc khuyến khích sự hợp tác công - tư trong việc cùng hỗtrợ làng nghề ở Việt Nam là vấn đề còn mới mẻ, chưa có tiền lệ Xét về bảnchất, việc hỗ trợ các làng nghề trong một số mặt (xây dựng cơ sở hạ tầng,quản lý môi trường, quy hoạch không gian làng nghề, chuyển giao khoa học

kỹ thuật hay hỗ trợ đào tạo ) đều có thể là các dịch vụ công, bán công, trong

đó nhà nước có thể trực tiếp hỗ trợ hoặc kêu gọi tư nhân tham gia, phù hợpvới chủ trương phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.Trong bối cảnh hiện nay, để hỗ trợ các làng nghề phát triển cần huy động sựtham gia của nhiều bên, bao gồm nhà nước, khu vực tư nhân và các tổ chức

xã hội nghề nghiệp, các nhà đầu tư tại chỗ và bên ngoài, theo nguyên tắc cùngchia sẻ lợi ích và rủi ro, theo định hướng và mục tiêu của nhà nước Trên thực

tế, nước ta đã chủ trương áp dụng những bài học kinh nghiệm trong và ngoàinước về hợp tác công - tư (PPP) trong phát triển làng nghề tại Việt Nam.Chẳng hạn, Quyết định 2656 của Bộ NN&PTNT phê duyệt Chương trình Bảotồn và Phát triển làng nghề, cùng với những quy định pháp lý liên quan đếnPPP trong Quyết định 71/2010/QĐ-TTg, chủ trương thu hút tư nhân tham giacung cấp dịch vụ công thể hiện trong Nghị định 69/2008/NĐ-CP về xã hộihóa hoạt động dạy nghề, môi trường, và chỉ thị 1792/2011/CT-TTg về tăngcường quản lý đầu tư từ vốn NSNN và trái phiếu chính phủ quy định về cắtgiảm đầu tư công, tái cơ cấu đầu tư công kéo theo rất nhiều dự án phải chuyểnđổi hình thức đầu tư từ vốn NSNN, trái phiếu chính phủ sang hình thức BOT,

BT, hay PPP , hoặc bán, chuyển nhượng dự án, đã mở ra cơ hội cho việc kêugọi đầu tư phát triển làng nghề theo hình thức PPP

Hà Nội là mảnh đất nghìn năm văn hiến, là thủ đô của cả nước, nơichứa đựng những tinh hoa văn hóa hàng nghìn năm của dân tộc Hà Nội cũng

là nơi có số lượng làng nghề nhiều nhất cả nước với 1.350 làng nghề trong đó

có 277 làng nghề được thành phố công nhận Những làng nghề truyền thống ở

Trang 13

Hà Nội không chỉ là nơi sản xuất ra những sản phẩm thủ công nổi tiếng màcòn mang theo một lịch sử và văn hóa của những thế hệ đi trước Những làngnghề như gốm sứ Bát Tràng, lụa Vạn Phúc, mây tre đan Phú Vinh, dệt TriềuKhúc, thêu Đại Đồng, dát vàng bạc quỳ Kiêu Kỵ, tranh Đông Hồ không chỉnổi tiếng trong phạm vi của thủ đô mà còn nức tiếng cả nước Theo thống kêcủa Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội, tính riêng năm 2012, các làng nghề

Hà Nội thu hút hơn 739.630 lao động với 172.000 hộ sản xuất Hoạt độngtrong lĩnh vực này có 2.063 công ty cổ phần, 4.562 công ty TNHH, 1.466doanh nghiệp tư nhân, 164 hợp tác xã, thu nhập bình quân của 1 lao động sảnxuất tại các làng nghề đạt 25 triệu đồng/người/ năm Chính những công ty,các doanh nghiệp này đã góp phần không nhỏ trong việc vực dậy các làngnghề với những hướng đi chuyên nghiệp và đúng đắn theo định hướng củangành văn hóa Tính trong năm 2012, sản phẩm do thợ thủ công các làngnghề góp phần đưa kim ngạch xuất khẩu lên tới hơn 1 tỷ USD/năm Một sốlàng nghề nổi tiếng như Bát Tràng, La Phù có doanh thu tới 800 tỷ và 350 tỷđồng/ năm, những làng nghề như Vạn Phúc, La Phù, Phú Vinh cũng đạt 100-

200 tỷ đồng/năm Trong quy hoạch phát triển nghề và làng nghề đến năm

2020, định hướng đến năm 2030, Hà Nội phấn đấu tạo việc làm cho khoảng800.000 đến 1 triệu lao động nông thôn với thu nhập bình quân đầu người đạt

20 đến 30 triệu đồng/năm vào năm 2015, đạt 35 đến 40 triệu đồng/năm vàonăm 2020 và 50-60 triệu đồng/năm vào năm 2030 6 Như vậy, sự phát triểnlàng có nghề và làng nghề ở Hà Nội đã góp phần tích cực vào tăng trưởngkinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, giải quyết việc làm, xóa đóigiảm nghèo, tăng thêm thu nhập, nâng cao đời sống cho nhân dân, nhất lànông dân, góp phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Thủ

đô Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung Tuy nhiên, sự phát triển làng nghề

6

(Theo Nguyễn Hương: Phát triển nghề truyền thống trong xã hội hiện đại

Trang 14

ở Hà Nội cũng như cả nước đang đứng trước những khó khăn như thiếu vốn

để duy trì và mở rộng sản xuất, thị trường tiêu thụ hạn chế, vấn đề đào tạo,nâng cao tay nghề, vấn đề ô nhiễm môi trường, cơ sở hạ tầng kém phát triển

và các vấn đề xã hội khác đang ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sốngdân cư các làng nghề và môi trường nông thôn nói chung, không bảo đảm sựphát triển bền vững Những khó khăn trên có thể được giải quyết nếu có cơchế, chính sách đúng đắn huy động được các nguồn lực trong xã hội, trong đó

có vấn đề hợp tác công tư trong lĩnh vực phát triển làng nghề - một vấn đềcòn rất mới ở nước ta Việc nghiên cứu, đề xuất những chính sách và giảipháp nhằm thúc đẩy hợp tác công - tư trong phát triển làng nghề trên địa bàn

Hà Nội là rất cần thiết, có ý nghĩa rất lớn về lý luận và thực tiễn trong quản lýkinh tế, văn hóa và xã hội trên địa bàn Thủ đô nói riêng và cả nước nói chung

Với những lý do nói trên, tôi chọn "Nghiên cứu chính sách và giải pháp thúc đẩy hợp tác công tư trong phát triển làng nghề trên địa bàn Hà Nội" làm đề tài luận văn thạc sỹ Quản lý kinh tế của mình.

2 Các nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn.

Phương thức hợp tác công tư (PPP) đã có lịch sử hình thành và pháttriển lâu dài trên thế giới, và trở nên phổ biến từ những năm 1990 Cũng cónhiều nghiên cứu phong phú và đa dạng về PPP, có thể kể đến một số nghiêncứu gần đây và kết luận của các nghiên cứu này7:

- Hardcastle và các tác giả (2005), Jonh và Sussman (2006) khẳng địnhkhông tồn tại một hình thức PPP chuẩn và mỗi nước đều có những chiến lược

về PPP riêng tuỳ thuộc vào bối cảnh, thể chế, nguồn tài trợ và tính chất của dự án;

- Yscombe (2007), Khulumane (2008) trong nghiên cứu của mình đãnhấn mạnh: các quốc gia có thể chế nhà nước mạnh với khung pháp lý đầy đủ

và minh bạch thường thành công với PPP;

7 Xem: Phương thức đối tác công - tư (PPP): kinh nghiệm quốc tề và khuôn khổ thể chế tại Việt Nam Nxb

Trang 15

- Akintoye và các tác giả (2003), Zhang (2005), Young và các tác giả(2009), đã nghiên cứu các nhân tố tác động đến sự thành công của PPP và kếtluận rằng không có sự khác biệt về nhân tố này giữa các nước phát triển vàđang phát triển;

- Sau cuộc khủng khoảng tài chính 2008, nhiều nghiên cứu về mối quan

hệ giữa PPP và khủng hoảng đã được thực hiện, điển hình như nghiên cứu củaPlum và các tác giả (2009), Micheal (2010), Yelin và các tác giả (2010), Lyer

và Mohammed (2010) Các nghiên cứu đều đi đến kết luận: các điều kiện thịtrường hiện nay không loại trừ PPP mà còn tạo ra cơ hội để các nước pháttriển PPP ngày càng phù hợp hơn với những thay đổi của môi trường saukhủng hoảng

Ở Việt Nam, mặc dù là một trong những hình thức hợp tác và đầu tưhiệu quả để huy động vốn cho phát triển cơ sở hạ tầng, song PPP lại chưanhận được sự quan tâm và nghiên cứu đầy đủ, đúng mức Những nghiên cứu

về PPP mới chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn gần đây, trong đó tiêu biểu cóthể kể tới các công trình:

- Đề tài khoa học cấp Bộ của Nguyễn Thị Kim Dung (Bộ Kế hoạch vàĐầu tư), “Quan hệ đối tác giữa Nhà nước với khu vực tư nhân (PPP) trongcung cấp một số loại dịch vụ công cơ bản: Kinh nghiệm, thông lệ quốc tế tốt

và ý nghĩa ứng dụng cho Việt Nam” (2008) là một trong những nghiên cứuđầu tiên ở Việt Nam giới thiệu về thực tiễn PPP trên thế giới và gợi mở khảnăng ứng dụng trong điều kiện của Việt Nam

- Nghiên cứu của Hồ Công Hòa “Mô hình hợp tác công tư - giải pháptăng nguồn vốn, công nghệ và kỹ năng quản lý của tư nhân cho các dự án môitrường ở Việt Nam” (2011) cố gắng chỉ ra sự cần thiết triển khai các dự án hạtầng về môi trường ở Việt Nam theo hình thức PPP trên cơ sở phân tích nhu

Trang 16

cầu và thực trạng môi trường ở Việt Nam và những đặc trưng của mối quan

hệ hợp tác công tư

- Năm 2011, Vụ Pháp chế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã thực hiện đề tài

“Hoàn thiện khung pháp lý về hợp tác giữa nhà nước và tư nhân” Đề tàinghiên cứu tập trung chủ yếu vào việc phân tích, đánh giá thực trạng của việcthực hiện các quy định về đầu tư phát triển hạ tầng của Việt Nam, hệ thốngcác quy định về sự hợp tác giữa nhà nước - tư nhân trong đầu tư phát triển hạtầng, đồng thời nghiên cứu kinh nghiệm của các nước trên thế giới về vấn đềnày Qua việc nghiên cứu hoạt động PPP trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng, đề tàicũng đã nghiên cứu đánh giá thực trạng của pháp luật về hợp tác nhà nước, tưnhân Bên cạnh đó, đề tài cũng đi sâu nghiên cứu các nguyên lý và yếu tố tácđộng lên sự vận hành của mô hình PPP trên thế giới để tìm ra phương hướnghoàn thiện quy định về PPP cho Việt Nam

- Luân án Thạc sỹ kinh tế của Võ Quốc Trường (2011) về "Hợp táccông tư trong lĩnh vực y tế - nghiên cứu trường hợp thành phố Hồ Chí Minh"

đi sâu nghiên cứu mô hình hợp tác công tư như là một giải pháp nhằm huyđộng vốn tư nhân, thực hiện xã hội hóa y tế trên địa bàn TP Hồ Chí Minh

- Luận án Tiến sĩ kinh tế của Huỳnh Thị Thúy Giang (2012) về “Hìnhthức hợp tác công - tư (Public private partnership) để phát triển cơ sở hạ tầnggiao thông đường bộ Việt Nam” là một công trình nghiên cứu khá công phu

về PPP Trong nghiên cứu này, tác giả đã nghiên cứu cách thức PPP hoạtđộng tại những quốc gia chưa tồn tại thị trường PPP như Việt Nam để thu hútvốn đầu tư phát triển đường bộ thông qua việc nghiên cứu các mô hình thựcnghiệm về PPP trên thế giới (bao gồm các nước phát triển và đang phát triển)

để tìm hiểu cách thức PPP vận hành và các nhân tố thành công trong việcvượt qua các rào cản của hình thức này trong lĩnh vực đường bộ, lựa chọn môhình phù hợp áp dụng nghiên cứu trong điều kiện của Việt Nam Nghiên cứu

Trang 17

cũng đánh giá tình hình đầu tư tư nhân trong lĩnh vực đường bộ ở Việt Nam

và khám phá mức độ sẵn lòng khi đầu tư vào các dự án PPP đường bộ ViệtNam của khu vực tư nhân (đặc biệt là FDI và liên doanh) thông qua đo lườngmức độ thỏa mãn các kỳ vọng của đối tượng này Nghiên cứu cũng chỉ ra một

số cách thức để PPP khởi động và hoạt động thành công để thu hút vốn đầu tưphát triển ngành đường bộ Việt Nam

- Nghiên cứu của Phan Thị Bích Nguyệt “PPP - Lời giải cho bài toánvốn để phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đô thị tại TP Hồ Chí Minh”, Tạpchí Phát triển và Hội nhập (2013), cố gắng phân tích tính hiệu quả của việc

áp dụng mô hình PPP để giải quyết bài toán vốn cho phát triển cơ sở hạ tầnggiao thông đô thị tại Việt Nam, đồng thời cũng chỉ ra một số bất cập trongviệc triển khai thí điểm hình thức PPP theo QĐ 71 tại Việt Nam, đặc biệttrong sự thiếu hụt hành lang pháp lý và tính đồng bộ không cao, chưa hài hòa

về cả lợi ích và cơ chế chia sẻ rủi ro giữa các bên

Những nghiên cứu kể trên đã phần nào giải đáp và cung cấp những kiếnthức cần thiết về PPP và thực tiễn PPP trên thế giới, song thiếu sự gắn kết vớitiến trình thực hiện thí điểm hình thức PPP tại Việt Nam theo QĐ 71, hoặc đisâu vào những lĩnh vực quá chuyên biệt (như khung pháp lý, môi trường,đường bộ ) hoặc tại những địa phương cụ thể

Đến nay, hầu như chưa có đề tài nào nghiên cứu trực tiếp về hợptác công tư trong lĩnh vực phát triển làng nghề trên địa bàn Hà Nội

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài

- Mục tiêu nghiên cứu: Đề xuất chính sách và giải pháp thúc đẩy hợp

tác công tư trong phát triển làng nghề trên địa bàn Hà Nội

- Nhiệm vụ nghiên cứu:

+ Luận giải cơ sở lý luận và thực tiễn về hợp tác công - tư (PPP) trongphát triển làng nghề ở nước ta

Trang 18

+ Khảo sát, đánh giá thực trạng chính sách và giải pháp thúc đẩy PPPtrong phát triển làng nghề ở Hà Nội thời gian qua.

+ Đề xuất chính sách và giải pháp thúc đẩy PPP trong phát triển làngnghề ở Hà Nội thời gian tới

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài

- Đối tượng nghiên cứu:

Luận văn không nhằm vào các chính sách và giải pháp phát triển làng

nghề nói chung, mà là các chính sách và giải pháp thúc đẩy hợp tác công - tư trong phát triển làng nghề ở Hà Nội.

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Về nội dung: Nghiên cứu những vấn đề chủ yếu của làng nghề có thểthực hiện hợp tác công - tư, bao gồm: Quy hoạch làng nghề, cơ sở hạ tầnglàng nghề, chuyển giao công nghệ, tiêu thụ sản phẩm, xử lý môi trường ,

trong đó tập trung vào vấn đề đào tạo nghề và xử lý môi trường

+ Về không gian: Tiến hành nghiên cứu, khảo sát 2 làng nghề tiêu biểu

là làng nghề chế biến nông sản ở Dương Liễu (Hoài Đức) và làng nghề gốm,

sứ Bát Tràng (Gia Lâm) Hà Nội

Ngoài ra, Luận văn cũng đề cập ở một mức độ nhất định đến kết quảnghiên cứu việc thực hiện PPP trong phát triển làng nghề tại một số cơ sở củatỉnh Bắc Ninh và một số địa phương để đối chứng

+ Về thời gian: Đề tài đi sâu tìm hiểu về các chính sách, chương trình,

dự án phát triển làng nghề và thúc đẩy PPP ở Hà Nội từ năm 2010 (gắn vớiviệc triển khai thực hiện Nghị định số 61/2010/NĐ-CP ngày 4/6/2010 củaChính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp,nông thôn) đến nay

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu đề tài

Trang 19

Luận án dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật mác-xít, chủ trương,quan điểm của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước ta về phát triểnkinh tế - xã hội thời kỳ đổi mới, trong đó có vấn đề hợp tác công - tư tronglĩnh vực phát triển làng nghề.

Về phương pháp cụ thể: Luận án sử dụng các phương pháp như điều tra

xã hội học, khảo sát thực tiễn tại một số làng nghề ở Hà Nội, sử dụng phươngpháp thống kê, phân tích, tổng hợp hóa, khái quát hóa, phương pháp chuyêngia v.v

6 Ý nghĩa khoa học của luận văn

- Hệ thống hóa, làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về hợp tác công - tưtrong phát triển làng nghề ở nước ta - một vấn đề chưa được quan tâm nghiêncứu thỏa đáng

- Khảo sát thực trạng, đánh giá nhu cầu và cơ hội thực hiện PPP trongphát triển làng nghề ở Hà Nội, những thuận lợi, khó khăn của quá trình này

- Bước đầu đề xuất những chính sách và giải pháp nhằm thúc đẩy hợptác công - tư trong phát triển làng nghề ở Hà Nội như một mô hình hữu íchcho nhiều địa phương của nước ta tham khảo

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn được bốcục làm 3 chương như sau:

Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn về hợp tác công - tư trong pháttriển làng nghề

Chương II: Chính sách và giải pháp khuyến khích hợp tác công - tưtrong phát triển làng nghề

Chương III: Nhu cầu hợp tác công - tư và những khuyến nghị về chínhsách, giải pháp thúc đẩy hợp tác công - tư trong phát triển làng nghề ở Hà Nội

Trang 20

Ngày nay ‘’làng nghề’’ được hiểu theo nghĩa rộng, không chỉ bó hẹp

trong phạm vi chính của một làng mà gồm một hoặc một số làng trên cùngmột tiểu vùng địa lý kinh tế, cùng sản xuất một số chủng loại mặt hàng truyềnthống hoặc cùng kinh doanh một ngành nghề phi nông nghiệp và có quan hệmật thiết với nhau về kinh tế, xã hội Mặt khác, có những xã tất cả các làngtrong xã đều là làng nghề, trong trường hợp này, người ta gọi là xã nghề hoặcrộng hơn gọi là vùng nghề

Như vậy làng nghề là những làng ở nông thôn có những nghề phi nôngnghiệp chiếm ưu thế về số hộ, số lao động và thu nhập so với nghề nông

Làng nghề được hình thành chủ yếu từ các vùng nông thôn và được tồntại theo cả một chặng đường lịch sử cho đến ngày nay

- Ngành nghề nông thôn: " Là những hoạt động kinh tế phi nông nghiệp

bao gồm công nghiệp, thủ công nghiệp và các hoạt động dịch vụ phục vụ chosản xuất và đời sống; có trình độ và qui mô khác nhau; với mọi thành phầnkinh tế như hộ gia đình, hộ sản xuất, (gọi chung là hộ) và các tổ chức kinh

Trang 21

tế khác nhau như HTX, doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, xí nghiệp quốcdoanh chủ yếu của địa phương (gọi chung là cơ sở) Các tổ chức hộ và cơ sởnày với mức độ khác nhau đều có sử dụng các nguồn lực của địa phương (đấtđai, lao động, nguyên liệu, các nguồn lực khác) và có ảnh hưởng nhiều tới quátrình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương [25, tr 26].

- Cơ sở chuyên ngành nghề nông thôn: Là những cơ sở ở nông thônchuyên các hoạt động SXKD phi nông nghiệp (công nghiệp và thủ côngnghiệp, xây dựng và các loại dịch vụ) đã được cấp đăng ký doanh nghiệp theoluật định, không phân biệt qui mô hoặc thành phần kinh tế nào (trừ các doanhnghiệp nhà nước thuộc tổng công ty)

Phân loại theo thành phần kinh tế, cơ sở chuyên ngành nghề được chiathành 5 nhóm: Tổ hợp sản xuất, HTX, doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH

và xí nghiệp quốc doanh [ 26, tr 27]

Những làng được gọi là làng nghề khi những người chuyên làm nghềthủ công nghiệp sống bằng nguồn thu nhập từ nghề đó chiếm một tỷ lệ khôngnhỏ trong dân số (hoặc người lao động) ở làng

- Làng nghề: Là một cụm dân cư sinh sống trong một làng nghề cùng

với một nghề tiểu thủ công (có số hộ, lao động làm nghề phi nông nghiệp ởlàng đạt ít nhất 50% trở nên trong tổng số hộ và lao động của làng, thời gianlàm nghề phi nông nghiệp chiếm trên 50% tổng số thời gian lao động của sốlao động này) và các hộ có thể sinh sống bằng nghề đó (Giá trị sản lượng sảnxuất và thu nhập từ các ngành nghề phi nông nghiệp ở làng đạt trên 50% sovới tổng giá trị sản xuất và thu nhập của làng trong năm) [25, tr 18]

1.1.1.2 Phân loại làng nghề.

Làng nghề Việt Nam đã xuất hiện và phát triển hàng nghìn năm nay, rất

đa dạng về lịch sử hình thành, về ngành nghề và quy mô Do đó có thể phânloại làng nghề theo các tiêu chí sau:

Trang 22

Phân theo loại ngành nghề.

Từ những khái niệm về làng nghề nêu trên, kết hợp với việc phân loạilàng, thôn ở Việt Nam thì các làng nghề gắn bó với các ngành nghề phi nôngnghiệp, các ngành nghề thủ công ở trong các thôn làng và các nghề thủ côngthôn dã vùng đồng bằng Bắc Bộ thành 3 loại ngành nghề cơ bản, bao gồm:

Phân theo nguồn gốc và quá trình phát triển.

Xét từ nguồn gốc và quá trình phát triển cùng với thời gian lịch sử chothấy làng nghề có 4 loại chủ yếu sau:

-Làng một nghề: Là những làng ngoài nghề nông ra chỉ có thêm một

nghề thủ công nghiệp duy nhất chiếm ưu thế tuyệt đối

-Làng nhiều nghề: Là những làng ngoài nghề nông ra còn có thêm một

số nghề thủ công nghiệp

-Làng nghề truyền thống: Là những làng nghề xuất hiện từ lâu đời

trong lịch sử và còn tồn tại đến ngày nay, là những làng nghề đã tồn tại hàngtrăm năm, thậm chí hàng ngàn năm

-Làng nghề mới: Là những làng nghề xuất hiện do sự phát triển lan toả

của các làng nghề trong những năm gần đây, đặc biệt trong thời kỳ đổi mới,chuyển sang nền kinh tế thị trường

Trang 23

1.1.3.4 Phân theo tính chất hoạt động sản xuất kinh doanh của làng nghề.

- Các làng nghề vừa sản xuất nông nghiệp vừa kinh doanh các ngànhnghề phi nông nghiệp

- Các làng nghề thủ công chuyên nghiệp

- Các làng nghề sản xuất hàng xuất khẩu

1.1.2 Vai trò của làng nghề

Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn nói riêngcùng với sự phát triển nền kinh tế thị trường và phát triển nền kinh tế nhiềuthành phần, theo định hướng xã hội chủ nghĩa, trước đây đã có những nhậnthức coi nhẹ làng nghề như làng nghề là nơi tận dụng sức lao động nhàn rỗitrong sản xuất nông nghiệp một cách đơn thuần; sản phẩm sản xuất ra đápứng nhu cầu tiêu dùng là chủ yếu, sản phẩm hàng hóa của làng nghề chưađược chú trọng…nhưng hiện nay nhận thức đó đã được thay đổi

Trong nền kinh tế thị trường, phát triển làng nghề có ý nghĩa quantrọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội, nhất là đối với nước ta là một nước

có nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu thì việc phát triển làng nghề lại cực kỳquan trọng Vì nó góp phần vào việc giải quyết công ăn việc làm cho ngườilao động trong quá trình tiến hành CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn,chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, khai thác và sử dụng có hiệuquả nguồn tài nguyên thiên nhiên tại chỗ để tăng thêm thu nhập cho ngườinông dân và tăng tích lũy từ nội bộ nền kinh tế Đảng và Nhà nước ta đã cónhiều cơ chế chính sách khuyến khích huy động vốn từ các nguồn vốn nhànrỗi trong dân, vốn của các tổ chức trong nước và ngoài nước đầu tư vào sảnxuất thông qua phát triển kinh tế hợp tác

Do đó, từ những nhận thức nêu trên làng nghề có một số vai trò sau:

1.1.2.1 Giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn.

Xuất phát từ thực tế đất nước ta là một nước nông nghiệp, có bìnhquân diện tích đất canh tác trên đầu người thấp, tỷ lệ thất nghiệp và bán

Trang 24

thất nghiệp ở khu vực nông thôn còn chiếm tỷ lệ cao (Khoảng 30-35% laođộng nông thôn).

Các làng nghề ở nước ta với nhiều ngành nghề phi nông nghiệp, khôngđòi hỏi nhiều vốn, yêu cầu kỹ thuật không cao chủ yếu là tận dụng lao động

và có khả năng làm việc phân tán trong từng hộ gia đình Hơn nữa lao độngsống trong giá thành sản phẩm chiếm tỷ lệ cao (Khoảng 40- 60%) do vậy nếucác làng nghề phát triển mạnh mẽ sẽ thu hút được nhiều lao động nông thôn

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều biện pháp đểgiải quyết việc làm cho người lao động như đẩy mạnh hợp tác lao động quốc

tế, mở rộng và khuyến khích đầu tư, liên doanh với nước ngoài, đưa dân đixây dựng vùng kinh tế mới và đẩy mạnh thâm canh tăng vụ, phát triển trồngtrọt và chăn nuôi Những biện pháp đó bước đầu đã giải quyết được một sốlao động có công ăn việc làm Nhưng do điều kiện đất chật người đông, sảnxuất nông nghiệp bản thân nó không giải quyết hết số lao động dư thừa hiệnnay ở nông thôn

Phát triển làng nghề là điều kiện thuận lợi giúp cho số lao động trongnông thôn không có khả năng sản xuất nông nghiệp mà lại có tay nghề, kỹthuật, các đối tượng là lao động thanh niên tạm thời nhàn rỗi chuyển sanghoạt động ở những nghề mà họ có ưu thế hơn Đây là một vấn đề hết sức quantrọng làm cho kinh tế nông thôn phát triển tổng hợp, phong phú và đa dạng (aigiỏi nghề gì, làm nghề đó) Điều đó giúp cho sản xuất nông nghiệp đẩy nhanhđược nhịp độ tập trung hóa, chuyên môn hóa và thâm canh hóa sản xuất, cónhư vậy mới giải quyết công ăn việc làm cho người lao động và tăng thu nhậpcho họ Theo một số kết quả điều tra, nghiên cứu mỗi cơ sở chuyên ngànhnghề ở các làng nghề tạo việc làm ổn định cho 27 lao động, mỗi hộ ngànhnghề cho 4-6 lao động Ngoài lao động thường xuyên các hộ, các cơ sở ngànhnghề ở các làng nghề còn thu hút lao động nhàn rỗi trong nông thôn (Bình

Trang 25

quân 2-5 người/hộ và 8-10 người/ cơ sở) nhiều làng nghề đã thu hút trên 60%

số lao động vào các hoạt động ngành nghề [1]

1.1.2.2 Tạo thu nhập cho người lao động.

Theo kết quả điều tra đánh giá của Cục chế biến và ngành nghề nôngthôn (Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn), thu nhập bình quân của laođộng của các cơ sở chuyên ngành nghề phi nông nghiệp là 430.000đ/tháng, ở

hộ chuyên là 236.000đ/tháng, ở hộ kiêm là 186.000đ/tháng, bằng 1.7 – 3.9 lần

so với thu nhập bình quân của lao động nông nghiệp Thu nhập từ các hoạtđộng ngành nghề phi nông nghiệp ngày càng đóng vai trò chủ yếu trong laođộng của các hộ kiêm ở các làng nghề số hộ đói hầu như không còn, số hộnghèo chiếm tỷ lệ nhỏ, số hộ giàu ngày càng tăng Trên cơ sở tạo việc làm,tăng thêm thu nhập, các làng nghề được coi là nhân tố chủ lực làm chuyểndịch cơ cấu xã hội nông thôn theo hướng tăng hộ giàu, giảm hộ nghèo, nângcao phúc lợi cho người dân

1.1.2.3 Tăng giá trị tổng sản phẩm hàng hoá cho nền kinh tế.

Hiện nay làng nghề được phân bố rộng khắp ở các vùng, miền do đólàng nghề có khả năng sử dụng tốt hơn các nguồn lực sẵn có ở nông thôn như:các nguồn tài nguyên thiên nhiên, các nguồn nguyên liệu, phế liệu, phụ phẩmcủa nông nghiệp sản xuất ra, cũng như khai thác có hiệu quả nguồn vốn trongdân cư, cơ sở vật chất kỹ thuật và những kỹ năng, kỹ năng của người lao động

để đẩy mạnh sản xuất nhằm tạo ra ngày càng nhiều hàng hóa có chất lượngcao, phục vụ tốt hơn cho nhu cầu tiêu dùng của nhân dân và nhu cầu xuất khẩu

1.1.2.4 Thực hiện các yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn.

Việc phát triển các làng nghề, các ngành nghề phi nông nghiệp đã gópphần sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của cơ sở, hộ, vùng nhất là sử dụnghợp lý, hiệu quả đất đai lao động vốn Ngày nay làng nghề đã được mở rộng

và phát triển, tạo ra những tiền đề vật chất để tiếp thu những tiến bộ khoa học

Trang 26

kỹ thuật và công nghệ, đặc biệt là hệ thống công cụ sản xuất, hệ thống thôngtin liên lạc, hệ thống giao thông, điện, nước phục vụ cho sản xuất và đờisống Nói cách khác, nhờ có sự phát triển mạnh mẽ của làng nghề, từ đó cóđiều kiện đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn và nó lại tác động trở lạithúc đẩy kinh tế làng nghề phát triển Khi cơ sở vật chất kỹ thuật được pháttriển, trình độ văn hóa của nhân dân được nâng cao, củng cố khối đoàn kếtcông nông, xoá bỏ dần sự chênh lệch giữa thành thị và nông thôn, giữa cácvùng với nhau, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôntheo hướng CNH, HĐH.

1.1.2.6 Bảo tồn các giá trị văn hoá dân tộc.

Các làng nghề luôn gắn liền với lịch sử phát triển nền văn hoá ViệtNam Do đặc điểm của sản phẩm làng nghề có tính chất lâu đời, mang tính kỹthuật và tính mỹ thuật cao mà những sản phẩm của những vùng miền khácnhau có đặc điểm khác nhau, đại diện cho cả vùng miền đó Cho nên, nhữngsản phẩm của làng nghề có những nét văn hoá riêng, mang bản sắc văn hoáriêng của từng địa phương Vì vậy, cần duy trì và phát triển làng nghề nhất làtrong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

1.1.3 Các yếu tố quyết định sự phát triển của làng nghề.

1.1.3.1 Vốn và tín dụng.

Sự phát triển của ngành nghề phi nông nghiệp ở các làng nghề thựcchất cũng là một bước, một hình thức của CNH nông thôn Quá trình đó đòi

Trang 27

hỏi một lượng vốn rất lớn trong khi đó phần lớn các hộ, các cơ sở kinh doanh

ở các làng nghề còn ít vốn, đây là yếu tố quan trọng tác động và cản trở đến

sự phát triển của các làng nghề theo cả chiều rộng và chiều sâu Vốn đảm bảocho các ngành nghề, làng nghề hoạt động được trong cơ chế thị trường Vốn

có tác động trực tiếp đến sự phát triển ngành nghề, làng nghề ở nông thôn củacác hộ gia đình và làng nghề Theo các kết quả điều tra, có tới 70% số hộ, cơ

sở mong muốn vay vốn để phát triển sản xuất, nhưng chỉ có12-15% số hộ;32,4% số cơ sở kinh doanh được vay từ ngân hàng Nguyên nhân chính từ sựkhông tiếp cận từ nguồn vốn của ngân hàng là chính sách và cơ chế cho vayvốn còn chưa thật sát với điều kiện hiện nay của các làng nghề, vì thế vốn vayngắn hạn, lượng vốn cho vay ít so với yêu cầu của các làng nghề, thủ tục chovay còn chưa thuận tiện và kịp thời, nhất là các điều kiện về thế chấp nênnhiều hộ, cơ sở phải đi vay tư nhân với lãi xuất cao hơn, làm hạn chế hiệu quảhoạt động sản xuất kinh doanh của các chủ cơ sở Do vậy Nhà nước cần bổsung chính sách nhằm hỗ trợ hơn nữa về vốn cho các hộ gia đình và các làngnghề có điều kiện tồn tại và phát triển [26, tr 108]

1.1.3.2 Trình độ kỹ thuật và công nghệ.

Đây là yếu tố quan trọng tác động đến sự phát triển và hiệu quả hoạtđộng của các hộ, cơ sở kinh doanh của các làng nghề Trên thực tế, phần lớncông nghệ và kỹ thuật áp dụng trong các cơ sở ở các làng nghề là lạc hậu,năng xuất thấp, cùng với sự hạn chế về nhà xưởng, công nghệ, máy móc thiết

bị như hiện nay, các ngành nghề, làng nghề ở nông thôn hiện nay gặp nhiềukhó khăn Đây là một trong những nguyên nhân làm cho chất lượng sản phẩmthấp, giá thành cao, làm giảm sức cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại củacông nghiệp thành thị và hàng ngoại nhập, nhất là trong điều kiện nền kinh tếthị trường

Trang 28

Từ những thực tế trên cho thấy phát triển làng nghề ở nông thôn theohướng CNH-HĐH trong đó việc áp dụng công nghệ cho các làng nghề phảitính đến yếu tố thích ứng của kỹ thuật nhằm sử dụng đầy đủ và thực hiện hiệuquả lao động nông thôn sẽ được chú trọng hơn là áp dụng kỹ thuật hiện đạitheo hướng vốn đầu tư lớn mà sử dụng ít lao động, có vậy mới mang lại hiệuquả kinh tế cao cho khu vực làng nghề

1.1.3.3 Thị trường tiêu thụ.

Mặc dù có một lợi thế về thị trường tiềm năng trong nước với khoảnghơn 80 triệu dân, thị trường du lịch và thị trường xuất khẩu cũng có tiềm nănglớn, nhất là hàng thủ công mỹ nghệ và hàng chế biến nông sản nhiệt đới,nhưng thị trường tiêu thụ sản phẩm của các làng nghề còn nhiều hạn chế.Hiện nay các sản phẩm của làng nghề sản xuất ra thì có 90% tiêu thụ ở trongnước Nhìn chung, sản phẩm của làng nghề ở nông thôn còn quá đơn điệu,chất lượng chưa cao, chưa theo kịp với tốc độ phát triển của đời sống xã hộitrong nước và chưa đáp ứng được thị hiếu của người nước ngoài Nếu trongthời gian tới tình trạng này không được khắc phục thì các làng nghề rất khóphát triển, một số làng nghề khi sản phẩm làm ra không đáp ứng được thịtrường sẽ bị mai một và có xu hướng mất dần đi Đây là một trong những vấn

đề mà các ngành, các cấp quan tâm và tạo điều kiện cho các làng nghề tồn tại

và phát triển

1.1.3.4 Chính sách của nhà nước.

Một trong những yếu tố có ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển haymất đi đối với làng nghề đó là chính sách của Nhà nước Thời gian qua, Nhànước đã ban hành một số luật pháp, chính sách, cơ chế quản lý kinh tế, tạođiều kiện tương đối thuận lợi cho phát triển hoạt động kinh doanh của cáclàng nghề như chính sách về lãi suất, ưu tiên đầu tư vào làng nghề, ưu đãi vềthuế, thị trường tiêu thụ…, tuy nhiên chưa đầy đủ, đồng bộ và thủ tục hành

Trang 29

chính, thực hiện các chính sách còn phức tạp hoặc chưa có sự hướng dẫn cụthể của các địa phương Mặt khác, đa số các hộ, các cơ sở kinh doanh ở cáclàng nghề chưa được cung cấp đầy đủ các thông tin và chưa hiểu biết về cácthủ tục cần thiết để được hưởng các chính sách khuyến khích Vì thế, chưa tạođược môi trường kinh doanh đầy đủ và tạo động lực phát triển nhanh của cáclàng nghề, khai thác và phát huy hết tiềm năng phát triển của các làng nghề

1.1.3.5 Yếu tố nguyên vật liệu.

Các làng nghề sẽ không thể tiếp tục quá trình sản xuất sản phẩm nếuthiếu hoặc không có đủ nguyên vật liệu, từ đó ảnh hưởng rất lớn đối với sựphát triển của làng nghề Nguyên liệu chủ yếu được khai thác tại các địaphương trong nước và hầu hết là lấy trực tiếp từ thiên nhiên, nguyên liệu nhậpngoại chiếm tỷ trọng rất nhỏ Tuy nhiên, việc tổ chức khai thác, cung ứng củamột số nguyên liệu cho sản xuất chưa tốt Các hộ gia đình, các làng nghề phảimua lại từ nhiều nguồn, chủ yếu là nguồn cung ứng gián tiếp, thậm chí từnguồn cung ứng bất hợp pháp nên phải mua với giá cao làm tăng chi phí sảnxuất và giá thành sản phẩm

Hầu hết các nguyên liệu thường do các hộ gia đình, các làng nghề tựlàm với kỹ thuật thủ công hoặc các loại máy móc thiết bị tự chế rất lạc hậu, do

đó không thực hiện được việc tiêu chuẩn hoá chất lượng nguyên liệu, khôngchủ động được chất lượng sản phẩm Điều này ảnh hưởng nhiều đến việc sảnxuất và tiêu thụ sản phẩm của làng nghề và nó có tác động trực tiếp đến thunhập của người lao động và các làng nghề

1.1.3.6 Yếu tố hạ tầng cơ sở nông thôn và kết cấu hạ tầng các làng nghề.

Hạ tầng cơ sở nông thôn nhất là kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở cáclàng nghề, vùng nghề tác động không nhỏ đến sự phát triển của các làng nghề

Hạ tầng cơ sở nông thôn nói chung, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở các làngnghề nói riêng còn rất nghèo nàn là một cản trở lớn cho sự phát triển của các

Trang 30

làng nghề, đặc biệt là các làng nghề ở các vùng có địa hình phức tạp, vùngsâu, vùng xa Nhìn chung, hệ thống giao thông, cung cấp điện, nước sạch,thông tin liên lạc ở các làng nghề, các vùng nghề còn hạn chế, chất lượng thấp.

1.1.3.7 Yếu tố về tổ chức sản xuất và quy mô sản xuất.

Mặc dù đại đa số các cơ sở kinh doanh và các hàng hoá ở các làng nghề

có quy mô nhỏ, vốn đầu tư không đòi hỏi lớn mà giá trị làm ra không nhỏ,thời gian thu hồi vốn nhanh, nhưng trong số các hộ và các cơ sở ngành nghềphi nông nghiệp ở các làng nghề có tới trên 90% là hộ chuyên, chỉ có dưới10% là các cơ sở (Hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân…) nên rất hạn chế trongCNH nông thôn, do hạn chế về vốn, mặt bằng sản xuất, công nghệ thiết bị vàkhả năng tiếp cận thị trường, nhất là thị trường xuất khẩu

1.2 HỢP TÁC CÔNG TƯ (PPP) TRONG PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ 1.2.1 Tổng quan về hợp tác công tư

1.2.1.1 Khái niệm hợp tác công tư

Bộ Kinh tế và Tài chính Vương quốc Anh định nghĩa hợp tác công tư(PPP) là quan hệ cộng tác giữa khu vực công và khu vực tư và có thể thựchiện trên nhiều lĩnh vực để hiện thực hóa các chính sách cung cấp dịch vụ vàcông trình kết cấu hạ tầng Đây có thể coi là khái niệm PPP theo nghĩa rộng

Theo Ngân hàng thế giới, PPP là quan hệ đối tác giữa khu vực công vàkhu vực tư để thực hiện một dự án hoặc một dịch vụ mà nhà nước có tráchnhiệm cung cấp

Trong khuôn khổ nghiên cứu này, PPP được định nghĩa là hình thức nhà nước và khu vực tư nhân cùng hợp tác thực hiện dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, cung cấp dịch vụ công thông qua hợp đồng phân chia rõ trách nhiệm, lợi ích và rủi ro, theo đó, một phần hoặc toàn bộ dự

án sẽ do khu vực tư nhân thực hiện trên cơ sở đấu thầu cạnh tranh, đảm bảocác lợi ích công cộng, đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng công trình hoặcdịch vụ do nhà nước quy định

Trang 31

1.2.1.2 Đặc điểm của PPP

Dự án PPP có các đặc điểm cơ bản:

Thứ nhất, đảm bảo nghĩa vụ và quyền lợi hài hòa giữa các bên Đầu

tư theo hình thức PPP được thực hiện thông qua hợp đồng giữa một cơ quannhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư tư nhân Với tư cách là một bên tronghợp đồng, cơ quan nhà nước có thẩm quyền hướng tới mục tiêu đạt giá trịđồng tiền cho chính phủ thông qua thu hút nguồn vốn của khu vực tư nhân,cải thiện hiệu quả cung cấp dịch vụ và nâng cao chất lượng dịch vụ

Nhà đầu tư có khả năng cấp vốn, công nghệ và kỹ năng quản lý, thamgia hợp đồng PPP với mong muốn việc đầu tư của mình mang lại hiệu quả,thu nhập chính đáng Để khu vực tư nhân tham gia vào PPP, các lợi ích màkhu vực này mong đợi cần được đáp ứng, đó là tỷ suất lợi nhuận như mongđợi, một thị trường cạnh tranh minh bạch, các rủi ro được xác định và chia sẻ

Nghĩa vụ và quyền lợi của nhà nước và nhà đầu tư tư nhân cần đượcquy định cụ thể, rõ ràng trong hợp đồng PPP Thông thường, PPP là một thỏathuận dài hơi, có thể kéo dài đến 30 hay 40 năm Để đảm bảo duy trì mốiquan hệ đối tác một cách bền vững, nghĩa vụ và quyền lợi của các bên phảiđược giải quyết một cách hài hòa, tương ứng với phần tham gia của mỗi bên

và rủi ro mà mỗi bên phải gánh chịu, phát huy được thế mạnh của cả khu vực

tư và khu vực công

Một đối tượng khác nằm ngoài hợp đồng PPP nhưng được hưởng lợitrực tiếp từ các kết quả dự án, đó là người sử dụng dịch vụ Các mô hình PPPthành công đều giành sự chú ý thích đáng đến quyền lợi của người sử dụngdịch vụ, cụ thể là đảm bảo để người dân được hưởng dịch vụ với chất lượngngày càng cao với mức chi phí vừa phải

Thứ hai, có sự tham gia của nhà nước Dù khu vực tư nhân có rất

năng động, trong dự án PPP, phần tham gia của nhà nước là điều kiện khôngthể thiếu để đảm bảo thành công Vai trò của nhà nước lại càng quan trọng đốivới các dự án cần vốn lớn, chu kỳ dự án dài, khả năng sinh lời không cao như

dự án đầu tư xây dựng KCHTGT Sự tham gia của nhà nước chính là nghĩa vụ

Trang 32

mà khu vực công đóng góp trong thực hiện dự án dưới nhiều hình thức khácnhau như chi trả cho chuẩn bị dự án; chi trả cho công tác đấu thầu; chi trả giảiphóng mặt bằng; miễn giảm thuế sử dụng đất, thuế thu nhập doanh nghiệp;bảo đảm doanh thu cho doanh nghiệp dự án v.v.

Việc xác định chính xác phần đóng góp của nhà nước là rất khó: quá ítthì không thu hút được nhà đầu tư tư nhân, quá nhiều thì nhà nước bị thấtthoát, nguy cơ xảy ra tham nhũng cao Đấu thầu cạnh tranh là cách tốt nhất đểxác định phần tham gia của nhà nước

Hình 1 Cấu trúc hợp đồng PPP điển hình

Nguồn Shaun Johnson 2013

Trang 33

Thứ ba, nhà đầu tư tư nhân cần huy động được vốn từ các tổ chức tài trợ vốn Để hiện thực hóa nhu cầu thu hút vốn đầu tư từ khu vực tư nhân

cho phát triển kết cấu hạ tầng, điều kiện cần là phải có dự án được chấp nhậncấp vốn, nói cách khác phải thỏa mãn các yêu cầu, tiêu chuẩn của các tổ chứctài chính, ngân hàng - là chủ thể cấp vốn cho dự án về khía cạnh này, có thểhiểu trong dự án PPP, nhà nước chuyển nghĩa vụ thu xếp, thu hút vốn (phầnvốn cần thiết cho dự án sau khi đã trừ đi các khoản tham gia của nhà nước)sang cho khu vực tư nhân Các khoản vay để đầu tư thực hiện dự án khônglàm tăng nghĩa vụ trả nợ của nhà nước trong khi nhà nước vẫn đảm bảo thựchiện được chức năng cung cấp công trình, dịch vụ công Tuy nhiên, trong một

số trường hợp, khu vực tư nhân rất cần cơ chế hỗ trợ của nhà nước để có hểthu hút vốn (trường hợp Quỹ bảo lãnh tín dụng, Quỹ phát triển kết cấu hạ tầngcủa Hàn Quốc một ví dụ)

Bốn là, PPP không phải là tư nhân hóa Tư nhân hóa là việc nhà nước

thoát vốn hay từ bỏ quyền sở hữu, quản lý và chuyển giao các quyền này chonhà đầu tư tư nhân Với PPP, nhà nước với tư cách là một bên của hợp đồngPPP thu được lợi ích cuối cùng là có được công trình và dịch vụ cung cấp tớingười dân với chất lượng đảm bảo Nhà nước nhượng quyền khai thác, cungcấp dịch vụ cho khu vực tư trong một thời gian nhất định, nhưng vẫn giữnguyên quyền quản lý, kiểm soát chất lượng dịch vụ được cung cấp bởi tưnhân Hết thời hạn được quy định bởi hợp đồng, tài sản của dự án đượcchuyển giao về sở hữu nhà nước Khu vực công trong trường hợp này không

áp đặt mệnh lệnh hành chính đối với nhà đầu tư mà thực hiện các quyền củamình thông qua ràng buộc hợp đồng

1.2.1.3 Lợi ích, kỳ vọng từ PPP

a Lợi ích.

Xét về lợi ích thì việc áp dụng mô hình PPP gắn với ba động lực là: (1)thu hút vốn đầu tư tư nhân (thường bổ sung cho nguồn vốn nhà nước hoặcgiải phóng nguồn vốn nhà nước để sử dụng vào những nhu cầu khác); (2) tăng

Trang 34

năng suất, hiệu quả sử dụng các nguồn lực và chất lượng dịch vụ cung ứng;(3) cải cách các lĩnh vực thông qua việc phân bổ lại vai trò, động cơ và tráchnhiệm giải trình8.

Thứ nhất, động lực huy động vốn từ khu vực tư nhân Các chính phủ,

đặc biệt là các nước đang phát triển, đối mặt với thách thức ngày càng tăngtrong việc tìm đủ nguồn tài chính để phát triển kết cấu hạ tầng đảm bảo tăngtrưởng kinh tế theo đà gia tăng của dân số, tốc độ đô thị hóa và hội nhập kinh

tế quốc tế, cũng như đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng dịch vụ của ngườidân Hơn nữa, các dịch vụ cơ sở hạ tầng công cộng thường có doanh thu thấphơn chi phí, phải bù đắp thông qua trợ cấp và do đó làm cho nguồn lực nhànước bị hao mòn thêm Áp lực kể trên dẫn tới mong muốn huy động vốn từkhu vực tư nhân vào đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng. Như vậy có thể nhậnthấy từ góc độ nhà nước, ưu điểm lớn nhất của PPP là giảm được gánh nặngcũng như rủi ro đối với NSNN Đổi lại, mục đích của khu vực tư nhân trongviệc tham gia vào mối quan hệ PPP là tạo ra lợi nhuận từ năng lực và kinhnghiệm quản lý kinh doanh của mình Khu vực tư nhân tìm kiếm sự đền bùcho các khoản đầu tư vào các dịch vụ bằng các khoản phí dịch vụ, mang lạimột khoản hoàn vốn đầu tư phù hợp

Thứ hai, PPP được mong đợi làm tăng năng suất, hiệu quả sử dụng các nguồn lực và chất lượng dịch vụ cung ứng Đặc thù của khu vực nhà nước

là có quá ít hoặc không có động lực thiết lập tính năng suất, hiệu quả và chấtlượng cho các hoạt động cũng như sản phẩm, dịch vụ tạo ra Trong khi đó,thuộc tính vốn có của khu vực tư nhân là hướng tới năng suất, chất lượng,hiệu quả để đạt tới lợi nhuận Đồng thời với việc tham gia của khu vực tưnhân, sự sáng tạo, trách nhiệm giải trình và sự minh bạch có khả năng sẽ đượccải thiện

8 Theo phân tích của Ngân hàng Phát triển châu Á trong quyển Public-Private Partnership Haidbook (Sổ tay

Trang 35

Thứ ba, kỳ vọng thông qua PPP tạo chất xúc tác thúc đẩy cải cách rộng lớn hơn Các chính phủ coi mối quan hệ PPP là một chất xúc tác kích

thích việc thảo luận và cam kết rộng rãi hơn về chương trình cải cách trong cảkhu vực nhà nước và tư nhân, vấn đề then chốt là phải tăng cường sự tham giabình đẳng của khu vực tư nhân trong quan hệ đối tác và làm rõ vai trò, tráchnhiệm của các bên Đặc biệt, cần đánh giá và phân bổ lại vai trò của các nhàhoạch định chính sách, nhà quản lý, nhà cung cấp dịch vụ Một chương trìnhcải cách thông qua phát triển PPP mang tới cơ hội xem xét lại việc phân bổvai trò của cả nhà nước và tư nhân nhằm xoá bỏ các xung đột có thể xảy ra vàcông nhận khu vực tư nhân như là một động lực mạnh mẽ cho sự phát triểnkinh tế - xã hội

b Cơ hội triển khai PPP

Các dự án PPP có nhiều cơ hội triển khai trong giai đoạn hiện nay

Thứ nhất, do yêu cầu tìm kiếm lợi ích của các quỹ đầu tư/nhà đầu tư

tìm kênh đầu tư mới sau khủng hoảng Hiện tại, cuộc khủng hoảng tài chínhtiền tệ trên thế giới từ 2008 vẫn chưa kết thúc làm cho đầu tư vào bất độngsản hay sản xuất - kinh doanh truyền thống chứa đựng nhiều rủi ro, độ an toàncủa đầu tư truyền thống trên thị trường tài chính quốc tế là không cao

Thứ hai, các nhà tài trợ ODA đề xuất nhiều giải pháp tạo cơ hội cho

triển khai PPP như trợ giúp về mặt kỹ thuật cho phát triển PPP, lập các quỹphát triển PPP, xem xét cấp vốn ODA nhiều ưu đãi hơn, tham gia các dự ánPPP đầu tiên khi thị trường chưa có tiếng vang v.v Các doanh nghiệp lớn củacác nước cấp ODA có xu hướng tham gia vào các dự án có vốn ODA để thúcđẩy tiến độ dự án ODA và hiện thực hóa các dự án này Về lâu dài, các dự ánODA sẽ thúc đẩy đầu tư của các doanh nghiệp, trong đó có các tổ chức thựchiện PPP

c Rủi ro của triển khai PPP

Thực hiện PPP, bên cạnh những lợi ích và cơ hội rõ nét, cũng tiềm tàng

nhiều rủi ro Trước hết là rủi ro tiền tệ Trong bối cảnh không có các công cụ

Trang 36

phòng ngừa rủi ro hối đoái dài hạn trên thị trường, các ngân hàng mong đợichính phủ và các cơ quan chức năng chia sẻ rủi ro này

Rủi ro về tài chính cũng tương tự Việc thay đổi chính sách tài chính cũng

là một vấn đề hiện hữu cho các nền kinh tế mới nổi Nguyên nhân cơ bản là donguồn tài chính đầu tư các công trình lớn hoặc là thiếu hụt (nếu là nguồn nội địa)hoặc là không rõ ràng (nếu là nguồn đi vay hoặc tài trợ của các nước)

Rủi ro chính sách và pháp luật cũng là vấn đề mà các nhà đầu tư tư

nhân và các ngân hàng (đặc biệt là các nhà đầu tư và ngân hàng quốc tế) quanngại Chẳng hạn, Việt Nam chưa có chính sách, hướng dẫn hoàn chỉnh, rõràng và minh bạch về đầu tư theo hình thức PPP được thể hiện thông quakhung pháp luật Cho đến hiện tại, các văn bản liên quan đến PPP tại ViệtNam hoặc là mới chỉ ở dạng thử nghiệm, hoặc còn đang được nghiên cứu Do

đó, tính dự báo được của chính sách là không đủ rõ

Tuy nhiên, một trong những rủi ro lớn của mô hình PPP là chi phí xây dựng có thể gia tăng lớn hơn do các nhà đầu tư tư nhân yêu cầu một suất sinh

lợi cao hơn Trong nhiều trường hợp việc thiết kế cơ chế tài chính và cơ chếphân chia trách nhiệm, xác định mức thu phí hay phần hỗ trợ của nhà nước là

vô cùng phức tạp Hơn thế, mâu thuẫn giữa lợi ích chung và lợi ích cả nhân

cũng là một vấn đề Vì một mục tiêu nào đó (ví dụ muốn có một khu đất hay

dự án khác), nhà đầu tư tư nhân vẽ ra những dự án mà sau khi xây dựng rất ít,thậm chí không có người sử dụng là điều hoàn toàn có thể xảy ra Đôi khi, do

kỳ vọng quá lớn của các bên hữu quan đối với PPP cũng làm cho rủi ro của

dự án gia tăng Chẳng hạn, vào lúc cao trào, các quyết định về chính sách vàđầu tư có thể được đưa ra một cách vội vàng dẫn đến những tác động khôngmong muốn

d Thách thức khi triển khai PPP

Thực tiễn đã chỉ ra rằng, có nhiều thách thức trong triển khai PPP

Trang 37

Thứ nhất, thiếu phối hợp giữa các cơ quan nhà nước: Điều này rất dễ

xảy ra do tính chất liên ngành của những dự án kết cấu hạ tàng Việc cơ quannào chịu trách nhiệm chính đối với sự thành công của dự án PPP, cơ quan nào

là đầu mối phối hợp và cơ quan nào đóng vai trò hỗ trợ rất khó xác định chohợp lý Không phải lúc nào các cơ quan hữu quan cũng đồng thuận, có tiếngnói chung về sự phân định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm

Thứ hai, ảnh hưởng của các nhóm lợi ích: Nó thách thức việc triển khai

PPP Việc lợi ích sẽ rơi vào đâu, ai là người thụ hưởng lợi ích, ai là ngườiphải chịu thiệt thòi trong việc triển khai PPP là vấn đề rất nan giải Hơn nữa,

ai là người sẽ điều hòa lợi ích giữa các bên liên quan là thách thức lớn trongtriển khai PPP

Thứ ba, phân cấp khi chưa đủ năng lực: Các cấp chính quyền được

phân cấp như thế nào là một thách thực thật sự đối với triển khai PPP Việctriển khai PPP là theo dự án nhiều khi không tương thích với phân cấp theoluật định và năng lực của các cấp chính quyền

Thứ tư, quyết tâm chính trị cho thực hiện PPP: Sự cam kết chính trị

đầy đủ và vững chắc cho thực hiện PPP là một trong những điều kiện tiênquyết đảm bảo thành công cho hợp tác công tư do các dự án PPP thường làcác dự án lớn về quy mô và kinh phí, triển khai trong thời gian rất dài Không

có niềm tin vào sự ủng hộ và ổn định về mặt chính trị, các nhà đầu tư tư nhâncũng như các tổ chức tài trợ vốn sẽ không thể an tâm để tham gia vào PPP

Thứ năm, giải phóng mặt bằng: Nhất là khi liên quan đến đền bù, di

dời, hỗ trợ, tái định cư Giải quyết mâu thuẫn giữa nhà nước, nhà đầu tư tưnhân và những người dân mất đất để đảm bảo tiến độ của dự án là một trongnhững thách thức lớn nhất của các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng theohình thức PPP

Thứ sáu, dự án có đủ hấp dẫn nhà đầu tư: Chính sách của nhà nước có

đủ ưu đãi và đảm bảo chắc chắn lợi ích của nhà đầu tư trong điều kiện rủi ro

Trang 38

cao? Để thực hiện dự án PPP cần có sự hợp tác của rất nhiều bên liên quan vàviệc kết hợp hài hòa lợi ích của các bên là rất cần thiết.

Thứ bảy, tạo được lòng tin cho nhà đầu tư: Thông qua các chính sách

có thể dự báo được, đấu thầu cạnh tranh, công khai, minh bạch và đảm bảothực hiện các cam kết hợp đồng từ phía nhà nước là thách thức rất lớn tronggiai đoạn đầu của phát triển hợp tác công tư, trong điều kiện các nhà đầu tưquan tâm đến dự án PPP còn chưa nhiều, khi năng lực quản lý nhà nước cònchưa cao

Thứ tám, đảm bảo quyền lợi cho người sử dụng dịch vụ: Suy cho cùng,

người sử dụng dịch vụ là người trả tiền cho các khoản đầu tư tư nhân Vì vậy,

dự án PPP phải có mục đích và sự vận hành hướng đến người sử dụng dịch vụchứ không phải chỉ vì lợi ích của các bên hình thành dự án PPP

Thứ chín, nỗi lo mất quyền kiểm soát: PPP ngụ ý việc nhà nước có thể

mất quyền kiểm soát đối với các dịch vụ công và vì vậy khó có thể được chấpnhận về mặt chính trị Liệu khu vực công có đủ năng lực để quản lý mối quan

hệ PPP và thiết lập được môi trường chính sách, pháp luật khuyến khích thíchđáng? Liệu khu vực tư nhân có đủ năng lực tài chính và chuyên môn để đảmbảo thực hiện PPP?

1.2.2 Hợp tác công tư trong phát triển làng nghề

1.2.2.1 Đặc trưng của hợp tác công tư trong phát triển làng nghề

PPP trong phát triển làng nghề là mối quan hệ đối tác giữa khu vực công và tư trong việc cung cấp các hàng hóa và dịch vụ công thiết yếu cho làng nghề bao gồm hạ tầng cơ sở làng nghề, cấp thoát nước, môi trường làng

nghề, chuyển giao công nghệ, đào tạo lao động, xúc tiến thương mại sảnphẩm làng nghề, v.v

Do trong thực tế có rất ít nếu không nói là không có dự án PPP đượcthực hiện trong làng nghề, đa phần các dự án hỗ trợ phát triển làng nghề vẫn

Trang 39

được thực hiện theo cách truyền thống, trong đó Nhà nước trực tiếp thực hiệnhoặc hợp đồng ra ngoài (contracting out) với 100% ngân sách nhà nước hoặcnhà nước hỗ trợ thu hút đầu tư thông qua ưu đãi thuế, hỗ trợ chuyển giao côngnghệ, hỗ trợ lãi xuất… Vì thế, chưa có nhiều bài học cụ thể đóng góp cho việcxây dựng PPP trong phát triển làng nghề Tuy nhiên, trên phương diện líthuyết, cơ sở khoa học bảo đảm cho việc đầu tư theo cơ chế PPP trong pháttriển làng nghề có thể xuất phát từ các lí do sau đây:

Trước tiên, phát triển làng nghề là nhu cầu thiết thực góp phần đẩymạnh phát triển kinh tế xã hội hiện nay Hiện nay Chính phủ và các địaphương đã triển khai nhiều chính sách và giải pháp hỗ trợ phát triển làng nghềnhưng chưa đạt được hiệu quả như mong muốn

Trong phát triển làng nghề, có nhiều dịch vụ hỗ trợ phát triển có thể xemnhư các dịch vụ công mà nhà nước cần đóng vai trò trợ giúp quan trọng như:

Hỗ trợ phát triển hạ tầng cơ sở (đường sá; điện, nước, mặt bằng sảnxuất, chợ, phòng trưng bày và giới thiệu sản phẩm làng nghề, …);

Hỗ trợ chuyển giao công nghệ nhằm nâng cao năng suất, chất lượngsản phẩm của làng nghề

Hỗ trợ kiểm soát, khắc phục, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, một trongnhững cản trở lớn nhất trong phát triển làng nghề mà nếu nhà nước không hỗtrợ thì không một cá nhân nào có thể làm được

Đào tạo nghề cho lao động làng nghề

Thông tin thị trường, xúc tiến thương mại

Nhu cầu giải quyết các vấn đề khó khăn này rất lớn và ngày một tăngnhưng khả năng tài chính và năng lực quản lí của nhà nước không thể đápứng Nếu có sự tham gia chia sẻ của khu vực tư nhân, nhà nước sẽ bớt gánhnặng ngân sách và đặc biệt là có cơ hội khắc phục yếu kém trong quản lí

Trang 40

Hiện nay, tư nhân đầu tư vào làng nghề chủ yếu trong lĩnh vực kinhdoanh sản phẩm nghề Các dịch vụ công và bán công trên đây hầu như không

có tư nhân tham gia đầu tư do đây là lĩnh vực kinh doanh không mang lại lợinhuận và khả năng thu hồi vốn rất thấp Vì vậy, nếu xây dựng được cơ chếchính sách bảo đảm cho tư nhân có được mức doanh thu và lợi nhuận tối thiểuthông qua việc chia sẻ nguồn lực đầu tư, chia sẻ rủi ro, các nhà đầu tư sẽ cóđộng cơ tham gia đầu tư hỗ trợ phát triển làng nghề

Nếu thực hiện được PPP trong làng nghề sẽ mang lại nhiều hơn cơ hộikinh doanh cho các nhà đầu tư tư nhân bởi hiện đang có hàng ngàn làng nghề

có nhu cầu được hỗ trợ phát triển, trong khi ngân sách thì có hạn Hiện nhànước đang dành nhiều tỷ đồng cho các chương trình Nông thôn mới, cung cấpnước sạch nông thôn, đào tạo nhân lực trong nông thôn, giải quyết ô nhiễmmôi trường, v.v nếu số tiền này có thể được dùng kết hợp với đầu tư của tưnhân nó có thể tạo ra xung lực mới trong phát triển làng nghề

Lí do cuối cùng khiến PPP có thể được xem như là một trong nhữngcông cụ chính sách hay giải pháp để hỗ trợ phát triển làng nghề là trong làngnghề có sự tập trung đông đảo các CSSX trong một giới hạn về không gian,những người ít nhiều có khả năng để chi trả phí dịch vụ Điều này mang lại hyvọng về tính khả thi của những hợp đồng hợp tác công tư mặc dù còn nhiều ýkiến cho rằng các hộ nghề và CSSX trong làng nghề cơ bản vẫn sản xuấtmanh mún nên vẫn có nhiều khó khăn trong việc chi trả phí dịch vụ

1.2.2.2 Các nguyên tắc cơ bản trong áp dụng PPP trong phát triển làng nghề

Việc áp dụng PPP phải bảo đảm mục tiêu phát triển làng nghề thôngqua thu hút nguồn vốn tư nhân, cải thiện hiệu quả cung cấp dịch vụ và tăngchất lượng dịch vụ Theo đó việc áp dụng hình thức PPP trong phát triển làngnghề cần tuân thủ các nguyên tắc cơ bản sau:

Ngày đăng: 10/05/2015, 22:29

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
50.National council for PPP. “6 keys to successful PPPs” Sách, tạp chí
Tiêu đề: 6 keys to successful PPPs
58.Spackman, M. 2002. “Public Private Partnership: lesons from the British approach”, Economic systems, vol. 26, pp.283-301 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Public Private Partnership: lesons from the Britishapproach
1. Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống. Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 4/4/2012 Khác
2. Báo Đặc san Khoa học công nghệ, số 6, 6/2012, tr. 8-9 Khác
3. Bộ NN&PTNT, 2011. Báo cáo kết quả thực hiện Nghị định 66/NĐ-CP về phát triển ngành nghề nông thôn Khác
4. Đặng Đức Đạm, Một số vấn đề đổi mới quản lý dịch vụ công ở Việt Nam 5. Hiệp hội làng nghề 2008 Khác
6. Huỳnh Thế Du, 2011. Mô hình PPP: Kinh nghiệm Quốc tế. TBKTSG số ra ngày 13-1-2011 Khác
7. Khoa học và Công nghệ, số 39, ngày 30/9/2010, tr.10-11 8. Khuyến khích đầu tư vào làng nghề Khác
9. Làng nghề và giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề Khác
10. Phương thức đối tác công - tư (PPP): kinh nghiệm quốc tề và khuôn khổ thể chế tại Việt Nam. 2013. Nxb Trí thức Khác
11.Thu Trang, 2011. Hiện thực hóa các cơ hội PPP tại Việt Nam Khác
12.Thực trạng và một số giải pháp phát triển ngành nghề nông thôn. Sở Nông nghiệp TPHCM, 4/11/2011 Khác
14.Vũ Kim Quyến, Phạm Sỹ Liêm, 2009. Sự tham gia của khu vực tư trong ngành nước và vệ sinh của Việt Nam, Lào và Campuchia Khác
15.Việt Nam: một số điển hình phát triển bền vững. Báo cáo tại hội nghị liên hợp quốc về phát triển bền vững (Rio+20) Khác
32.ADB, 2008. Public-Private Partnership Handbook Khác
33.Allan T Marks, 2010. PPP: navigating the waters in Latin America Khác
34.Andrew Hill, 2012. Foreign infrastructure investment in Chile: the success of PPP through concession contracts.35.Accelerating PPP in India Khác
36.Bernardo Weaver, 2009. Latin America: From disappointment with privatization to innovation in PPP’s Khác
37.Department of economic affairs. Ministry of Finance. Government of India, 2011. National PPP policy Khác
39.ESCAP, 2011. A guidebook on PPP in infrastructure Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w