1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoạt động kiểm huấn của nhân viên xã hội đối với sinh viên ngành công tác xã hội, tại các cơ sở xã hội trên địa bàn hà nội

128 3K 21

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 128
Dung lượng 1,54 MB

Nội dung

Sự đổi mới do Đảng ta lănh đạo và khởi xướng đă thu được những thành tựu bước đầu quan trọng trên các mặt kinh tế xã hội ngoại giao. Nhận thức về vai trò, vị trí, hiệu quả nhiều mặt của du lịch trong nền kinh tế và hoạt động xã hội, ngành kinh doanh du lịch đă cố gắng xây dựng lực lượng, phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật, nâng cao chất lượng dịch vụ, mở rộng qui mô hoạt động nhằm thoả măn nhu cầu của khách du lịch, với mục đích đem lại lợi nhuận cao, đồng thời hỗ trợ các ngành kinh tế khác cùng phát triển mạnh lên.Tuy nhiên trong kinh doanh du lịch còn có nhiều tồn tại cần được khắc phục như tình trạng thất thoát, lăng phí vật liệu chế biến, tiền vốn…Điều này đòi hỏi cần phải tăng cường quản lý chặt chẽ trong ngành du lịch mà đặc biệt là chi phí sản xuất và tính giá thành. Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành là khâu quan trọng trong toàn bộ công tác kế toán của các doanh nghiệp sản xuất nói chung, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch nói riêng. Chi phí sản xuất là những chi phí về sử dụng tài sản, vật liệu, lao động trong quá trình sản xuất, là cơ sở để cấu tạo nên giá thành sản phẩm. Vì vậy việc sử dụng hợp lý, tiết kiệm có hiệu quả những loại tài sản, nguyên vật liệu, lao động, tiền vốn đi đôi với việc phấn đấu hạ giá thành sản phẩm phải chăng là một nhiệm vụ chủ yếu của doanh nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý kinh tế của doanh nghiệp mà còn là một trong những điều kiện kiên quyết để tăng tích luỹ xă hội, tăng tốc độ quy mô phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cải thiện và nâng cao đời sống của người lao động.Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, tác giả đã mạnh dạn chọn đề tài “Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành dịch vụ du lịch tại Công ty cổ phần tập đoàn xây dựng và du lịch Bình Minh” làm đề tài nghiên cứu.

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-LÊ HÀ THU NGUYỆT

HOẠT ĐỘNG KIỂM HUẤN CỦA NHÂN VIÊN XÃ HỘI CHO SINH VIÊN NGÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI, TẠI CÁC CƠ SỞ XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI

Mã số: 60.90.01.01

Người hướng dẫn khoa học: TS MAI KIM THANH

Hà Nội, 2015

Trang 2

MỤC LỤC Tiêu đề Trang

DANH MỤC CÁC BẢNG

DANH MỤC CÁC BIỂU

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu 3

3 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn 10

4 Mục đích, mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 11

5 Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu 12

6 Câu hỏi nghiên cứu 12

7 Giả thuyết nghiên cứu 13

8 Phương pháp nghiên cứu 13

NỘI DUNG CHÍNH Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 17

1.1.1 Khái niệm công cụ 17

1.1.2 Hệ thống lý thuyết 21

1.1.3 Chính sách của Đảng và Nhà nước về hoạt động kiểm huấn 27

1.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN 29

1.2.1 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu 29

1.2.2 Thực trạng hoạt động của mạng lưới các cơ sở xã hội trên địa bàn Tp Hà Nội 34

Chương 2: BỨC TRANH CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG KIỂM HUẤN TRONG CÁC CƠ SỞ XÃ HỘI CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI

Trang 3

2.1 Nhận thức của nhân viên công tác xã hội về kiểm huấn 46

2.2 Thực trạng hoạt động kiểm huấn 64

2.2.1 Hình thức kiểm huấn 64

2.2.2 Nội dung kiểm huấn 68

2.2.3 Thời gian dành cho công việc kiểm huấn 71

2.3 Nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới hoạt động kiểm huấn 73

2.3.1 Kiến thức của nhân viên công tác xã hội 73

2.3.2 Nhãn quan lãnh đạo cơ sở xã hội 84

2.3.3 Những định hướng phát triển mạng lưới kiểm huấn viên công tác xã hội 89

Chương 3 NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG KIỂM HUẤN CỦA CÁC CƠ SỞ XÃ HỘI TRONG ĐIỀU KIỆN VIỆT NAM HIỆN NAY 3.1 Những vấn đề đặt ra từ hoạt động kiểm huấn 94

3.1.1 Những Thuận lợi 94

3.1.2 Những khó khăn 97

3.2 Giải pháp nâng cao hoạt động kiểm huấn 104

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN 107

KIẾN NGHỊ 109 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 4

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Đánh giá về nhu cầu xã hội đối với KHV CTXH ở Việt nam

Bảng 2.2 Đánh giá về sự đáp ứng KHV ở Việt Nam so với nhu cầu xã hộiBảng 2.3 Đánh giá về vai trò KVH đối với Việt Nam hiện nay theo nhómtuổi

Bảng 2.4 Đánh giá về mạng lưới KHV CTXH ở Việt Nam hiện nay

Bảng 2.5 Nhận xét về cán bộ làm KHV CTXH ở Việt Nam hiện nay theothâm niên công tác

Bảng 2.6 Mức độ cập nhật thông tin chuyên ngành đối với hoạt động KHVCTXH về hoạt động kiểm huấn CTXH

Bảng 2.7 Hình thức hoạt động KHV CTXH ở Việt Nam theo giới tính ngườitrả lời

Bảng 2.8 Hoạt động kiểm huấn tại cơ quan làm việc

Bảng 2.9 Lĩnh vực hoạt động CTXH của cơ quan làm việc

Bảng 2.10 Thời gian dành cho công việc kiểm huấn

Bảng 2.11 Thâm niên công tác của NVXH tham gia điều tra

Bảng 2.12 Đánh giá về năng lực chung của KHV CTXH tại cơ quan làm việctheo nhóm tuổi

Bảng 2.13 Thông tin về cán bộ được đào tạo kiểm huấn CTXH tại cơ quanBảng 2.14 Nhận xét về hệ thống tài liệu chuyên ngành kiểm huấn CTXH ởViệt Nam hiện nay

Trang 5

DANH MỤC CÁC BIỂU

Biểu đồ 2.1 Hoạt động kiểm huấn CTXH tại các cở sở

Biểu đồ 2.2 So sánh đặc điểm cán bộ KHV của Nhà nước và cán bộ KHVcủa các tổ chức ngoài nước

Biểu đồ 2.3 Kênh cập nhật thông tin chuyên ngành

Biểu đồ 2.4 Trình độ học vấn của NVXH tham gia điều tra

Biểu đồ 2.5 Nhận xét về đặc điểm cán bộ KHV CTXH ở Việt Nam hiện nayBiểu đồ 2.6 Yếu tố quyết định hiệu quả làm việc của cán bộ kiểm huấn

Biểu đồ 2.7 Giải pháp cần thực hiện để phát triển kiểm huấn CTXH ở ViệtNam hiện nay

Biểu đồ 2.8 Giải pháp cần thực hiện để phát triển kiểm huấn CTXH ở ViệtNam về mặt đào tạo

Trang 6

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 1

Trang 7

1 Lý do chọn đề tài

Từ khi giáo dục chính quy về công tác xã hội phát triển ở đầu thế kỉ XX,thì kiểm huấn đã là một bộ phận cơ bản của hai tiến trình: Giáo dục và thựchành CTXH, nó được nhìn nhận như một trong những đặc điểm của CTXH vàthường được nhìn nhận một cách tích cực Nó là một bộ phận cần thiết củahầu hết cơ sở CTXH, hoạt động kiểm huấn và vai trò của NVXH trong tiếntrình kiểm huấn, hướng dẫn thực hành nghề CTXH đang được phát triển và đivào chiều sâu

Thực tập có kiểm huấn là một phần quan trọng không thể thiếu trong đàotạo công tác xã hội nhằm giúp cho sinh viên có cơ hội nối kết lý thuyết vớithực hành, rèn luyện kỹ năng và tác phong chuyên nghiệp Thực tập trongngành công tác xã hội không giống những ngành khác, vì ở đây công cụchúng ta sử dụng để làm việc chính là con người Do đó, cần những cơ sở phùhợp và điều kiện thuận lợi để sinh viên có thể dễ dàng vận dụng tri thức kỹnăng đã được học vào môi trường thực tiễn Qua đó hiểu rõ hơn về công việc

và ngành học mình đang theo đuổi và trở thành những nhân viên xã hộichuyên nghiệp Chúng ta cần có những thầy, cô có chuyên môn, có kinhnghiệm làm việc, có đạo đức nghề nghiệp tại cơ sở xã hội hoặc tại nhà trường

có khả năng hỗ trợ, quản lý và hướng dẫn sinh viên được gọi là kiểm huấnviên

Do vậy, việc đào tạo và xây dựng đội ngũ kiểm huấn viên cũng nhưmạng lưới cơ sở xã hội hợp tác với nhà trường trong việc tổ chức và sắp xếpthực tập cho sinh viên là điều quan trọng và cần thiết không thể thiếu được.Không phải bất kỳ nhân viên xã hội nào cũng có thể làm kiểm huấn viênhay bất kỳ một cơ sở nào cũng có thể là cơ sở để sinh viên thực tập Do vậy,các trường đều có đưa ra những tiêu chí để chọn kiểm huấn viên và cơ sở thựctập trên những điều cơ bản như đạo đức nghề nghiệp, có trình độ chuyên môn,

Trang 8

sẵn lòng dành thời gian hợp tác và đóng góp vào sự nghiệp chung là phát triểnngành công tác xã hội và nâng cao chất lượng nhân viên xã hội.

Năm 2010, Đề án 32 của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam về phát triểnnghề Công tác xã hội được chính thức phê duyệt và đi vào họat động đã khiếnngành công tác xã hội bước vào giai đoạn đổi mới và phát triển mạnh mẽ.Nhu cầu hoàn thiện và nâng cao các hoạt động của công tác xã hội ngày càngtrở nên cấp thiết, trong đó có hoạt động kiểm huấn của nhân viên công tác xãhội cho sinh viên tại các cơ sở Hoạt động kiểm huấn của nhân viên công tác

xã hội tốt sẽ giúp cho sinh viên biết cách và thành thạo hơn trong việc nối kếtgiữa lý thuyết học tại lớp và thực tế tại cơ sở, hơn thế nữa còn có điều kiệnhiểu rõ hơn về công việc và ngành nghề mình đang theo đuổi, cũng như đạođức của ngành…

Đặc biệt, kiểm huấn CTXH ở Việt Nam còn khá mới mẻ, chưa mangtính chuyên nghiệp; bởi vậy, việc nghiên cứu và đưa ra đề xuất nhằm nângcao hiệu quả của hoạt động kiểm huấn còn chưa nhiều Do vậy, việc nghiên

về hoạt động kiểm huấn trong lĩnh vực CTXH là một đòi hỏi vừa mang tínhcấp thiết, về cơ bản vừa có ý nghĩa lý luận, vừa có ý nghĩa thực tiễn Do đó tôi

chọn đề tài: “Hoạt động kiểm huấn của nhân viên xã hội đối với sinh viên

ngành công tác xã hội, tại các cơ sở xã hội trên địa bàn Hà Nội” để nghiên

cứu, từ việc nghiên cứu đề tài này sẽ cũng cấp những cơ sở, những luận cứkhoa học quan trọng về mặt lý luận và thực tiễn, mang đến cái nhìn cụ thể,sâu sắc về hoạt động kiểm huấn của nhân viên xã hội nói chung và hoạt độngkiểm huấn của nhân viên xã hội đối với sinh viên ngành CTXH nói riêng;nghiên cứu cũng chỉ ra những ảnh hưởng và tác động của hoạt động kiểmhuấn tới chất lượng thự tập, thực hành và làm việc thực tế dưới cơ sở của sinhviên ngành CTXH Từ đó, đưa ra các kết luận, đề xuất các kiến nghị - giảipháp, góp phần phát huy tốt hiệu quả của công tác kiểm huấn nhằm nâng cao

Trang 9

chất lượng thực tập CTXH của sinh viên, đồng thời cũng hạn chế những khókhăn, tiêu cực trong quá trình hỗ trợ của kiểm huấn viên CTXH đối với sinhviên dưới cơ sở.

2 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

Các tiến trình căn bản được sử dụng trong quản trị công tác xã hộichẳng hạn như là: Lập kế hoạch, tổ chức, công tác nhân sự, lãnh đạo, kiểmtra còn gọi là kiểm huấn

Từ rất xa xưa trong lịch sử, con người đã từng biết đến các hoạt độngquản trị và vai trò của nó trong tổ chức và quản lý xã hội Điều đó thể hiện ởcách thức phối hợp trong công việc chung của cộng đồng Ngày nay, với sựchuyên môn hóa trong sản xuất xã hội ngày càng sâu sắc và sự phát triển rực

rỡ của khoa học- kỹ thuật thì hoạt động quản trị càng khẳng định được ýnghĩa lớn lao của nó với cuộc sống của con người Mặc dù quản trị đã tồn tại

từ rất lâu nhưng khoa học quản trị thì còn rất mới mẻ Điều đó đòi hỏi chúng

ta cần tiếp tục nghiên cứu và ứng dụng khoa học quản trị để phục vụ cho cuộcsống của mình

Quản trị công tác xã hội là một trong các phương pháp của công tác xãhội Nó là một lĩnh vực thực hành công tác xã hội ở cấp độ vĩ mô vì hầu hếtviệc cung ứng dịch vụ xã hội đều nằm trong bối cảnh tổ chức Các cơ sở côngtác xã hội còn được hiểu là các cơ sở an sinh xã hội giàu có tài nguyên trợgiúp và tăng sức mạnh cho thân chủ Vai trò của quản trị xã hội là vận dụngkhả năng nhân sự tạo ra các kiểu tổ chức xã hội là các kiểu mẫu lãnh đạo, sựsáng tạo và lòng cảm thông [28]

Quản trị được Herman Stein định nghĩa là “một tiến trình xác định vàđạt các mục tiêu của một tổ chức thông qua một hệ thống phối hợp và hợptác” Nó được xem như là một tiến trình, một phương pháp hay một loạt cácmối quan hệ giữa và trong những người cùng làm việc để đạt các mục tiêu

Trang 10

chung trong một tổ chức Nó là một tiến trình liên tục hướng tới sự tăngtrưởng và phát triển của tổ chức.

Mary Parker Follett (1868-1933) – Một nhân viên công tác xã hội Mỹ,

nhà nghiên cứu về lý thuyết hành vi (Behaviourism) định nghĩa: “Quản trị làviệc hoàn thành công việc thông qua người khác” Định nghĩa này nói lên rằngnhững nhà quản trị đạt được mục tiêu của tổ chức bằng cách sắp xếp, giao việccho những người khác , chứ không phải hoàn thiện công việc bằng chính mình.Với quan điểm này Mary Parker Follett đã không coi quản trị là một công việcđòi hỏi nhà quản trị phải nỗ lực làm việc và tham gia vào quá trình làm việcchung với những người thuộc quyền quản lý của họ

Koontz và O' Donnell trong giáo trình “Những điều cốt yếu của quản lý” định nghĩa: “Có lẽ không có lĩnh vực hoạt động nào của con người quan

trọng hơn là công việc quản lý, bởi vì mọi nhà quản trị, ở mọi cấp độ vàtrong mọi cơ sở đều có một nhiệm vụ cơ bản là thiết kế và duy trì một môitrường mà trong đó các cá nhân làm việc với nhau trong các nhóm có thểhoàn thành các nhiệm vụ và các mục tiêu của mình” [27]

Quản trị công tác xã hội là một phương pháp của công tác xã hội có liênquan tới việc cung ứng và phân phối các nguồn tài nguyên xã hội giúp conngười đáp ứng nhu cầu của họ và phát huy tiềm năng bản thân Người ta chorằng khi chuyển đổi các chính sách xã hội thành các chương trình và dịch vụ,nhà quản trị công tác xã hội áp dụng một sự tổng hợp các phương pháp côngtác xã hội vào tiến trình quản trị Theo Walter Friedlander, quản trị công tác

xã hội là một phương pháp của công tác xã hội dựa vào các nguyên tắc và kỹthuật của khoa học quản trị nói chung nhưng đề cập đến những công việcđặc thù của công tác xã hội là nhận diện và giải quyết các vấn đề của conngười và thỏa mãn các nhu cầu con người Skidmore tóm tắt quản trị côngtác xã hội là “hành động của đội ngũ nhân sự sử dụng các tiến trình xã hội

Trang 11

để chuyển đổi các chính sách xã hội của cơ sở bằng việc cung ứng các dịch

vụ xã hội” Theo ông đó là một tiến trình phải thực hiện với việc điều hànhmột tổ chức và có liên quan đến các mục tiêu, các chính sách, đội ngũ cán

bộ, nhân viên, quản lý, các dịch vụ và lượng giá

Kidneigh có quan niệm khác Skidmore, cho rằng “Quản trị công tác

xã hội là một tiến trình chuyển đổi chính sách xã hội thành các dịch vụ xãhội…trong một tiến trình hai chiều: một là chuyển đổi chính sách thành cácdịch vụ cụ thể, và hai là sử dụng kinh nghiệm để sửa đổi chính sách”

Trong nghiên cứu của Robinson, vào năm 1936 đã có nhiều ngườiquan tâm đến việc hiểu và sử dụng hiểu quả tiến trình kiểm huấn Bà nhậnxét rằng, hoạt động kiểm huấn đã trở thành một hoạt động chủ đạo trong lĩnhvực CTXH Vai trò và nhiệm vụ của nhà kiểm huấn trong công tác hướngdẫn thực hành, thực tập chuyên nghiệp cho người nhân viên xã hội tại các cơ

sở và sinh viên hiện đang theo học tại các trường đào tạo chuyên ngànhCTXH [22]

Các chuyên gia giảng dạy về CTXH còn cho rằng, kiểm huấn là một quátrình bao gồm: Mối tương tác cá nhân, trong đó một người được cơ quanCTXH chỉ định giúp đỡ người khác (các nhân viên xã hội mới và nghề và cácsinh viên thực tập) phát triển năng lực chuyên môn của mình để nhằm đápứng những mục tiêu về mặt tổ chức và tiêu chuẩn thực hành nghề nghiệp;kiểm huấn kích thích sự phát triển chuyên môn của người nhân viên xã hộimang tính chuyên nghiệp cao, vì vậy trọng tâm của công tác kiểm huấn trongCTXH là nhằm bảo vệ lợi ích cao nhất cho thân chủ

Kiểm huấn có vai trò, vị trí quan trọng trong các cơ quan, tổ chức củaCTXH, là một quá trình liên tục trong mối quan hệ giữa người kiểm huấn,người được kiểm huấn và cơ quan, tổ chức của họ Kiểm huấn có liên quantrực tiếp đến trách nhiêm báo cáo, thực hành, giải trình công việc, nâng cao

Trang 12

năng lực, phát triển chuyên môn và việc hỗ trợ các bên để họ hỗ trợ lẫn nhauhiệu quả hơn Kiểm huấn không chỉ giới hạn trong cơ quan quản lý mà cònliên quan trực tiếp tới thân chủ Kết quả của công tác kiểm huấn được biểuhiện qua sự thay đổi theo chiều hướng tích cực của thân chủ mà người NVXHmới vào nghề hay các thực tập sinh đã hoàn thành thời gian thực hành, thựctập nghề nghiệp của họ

Trước đây, có nhiều nhóm nghiên cứu CTXH còn chỉ ra rằng, công táckiểm huấn hiện nay chưa đi vào chiều sâu, hoạt động kiểm huấn mang nặngtính giám sát, kiểm soát hơn là việc dõi theo các hoạt động Công tác kiểmhuấn trong các trường đào tạo CTXH và các cơ sở thực tế có các nhân viên xãhội với vai trò là kiểm huấn viên mới vào nghề là một tiêu chuẩn bắt buộc củanghề CTXH Một số ít nhà thực hành tự do cho là nhân viên xã hội đã trởthành những "người thọc gậy vào công việc của người khác", rằng ít cần đếnhoạt động kiểm huấn và cho rằng NVXH cần độc lập nhiều hơn nữa [19].Theo tài liệu của tác giả Trịnh Thị Trinh, năm 2010 Khoa CTXH, trườngĐại học Lao động – xã hội đã phân tích và chỉ khá rõ về công tác đào tạo vànghiệp vụ kiểm huấn CTXH ở Việt Nam thì, công tác kiểm huấn nhiên viêntại các cơ sở xã hội chưa được quan tâm, vì công tác xã hội chưa phải là mộtlĩnh vực nghề phổ biến, mang tính chuyên nghiệp Tuy nhiên, trong nhữngnăm gần đây, một số trường trọng điểm đào tạo và nghiên cứu về CTXH, nhưtrường: Đại học KHXH-NV Hà Nội; Đại học Lao động – Xã hội; Đại họcCông đoàn; Đại học Thăng Long; Học viện Phụ nữ Việt Nam đã triển khainhững mô hình đào tạo và nghiên cứu về CTXH, có đưa hoạt động kiểm huấnvào giảng dạy và nghiên cứu; nhằm hướng tới xây dựng một đội ngũ kiểmhuấn viên CTXH tại các cơ sở xã hội và cộng đồng Đội ngũ NVXH sẽ kiêmnhiệm vai trò kiểm huấn viên bán chuyên nghiệp, nhằm trợ giúp sinh viênngành CTXH xuống thực hành, thực tập tại các cơ sở thực tiễn được hướng

Trang 13

dẫn, giám sát và đánh giá về thực hành mang tính chuyên nghiệp Đội ngũkiểm huấn viên đã phối hợp với giảng viên các trường đào tạo CTXH đểhướng dẫn sinh viên thực hành CTXH mang tính thực tiễn cao Thông quacông tác kiểm huấn nhằm nhắc nhở sinh viên bám sát thực tế, đưa ra các hoạtđộng trợ giúp thân chủ khả thi hơn, sinh viên biết gắn lý thuyết với thực hànhthuận lợi hơn nhờ và hoạt động kiểm huấn của NVXH dưới các cơ sở.

Trong tài liệu của tác giả Trịnh Thị Trinh còn chỉ rõ về mục đích, vai trò

và nhiệm vụ của một kiểm huấn viên CTXH và hoạt động của họ, tài liệu này

đã phân tích khá rõ các nội dung liên quan đến kiểm huấn ngành CTXH, cụthể tài liệu đã chỉ ra mục đích của kiểm huấn viên CTXH là: Giúp đỡ cácnhân viên mới và các thực tập sinh sử dụng hiệu quả kiến thức, kỹ năng, thái

độ nghề nghiệp vào công việc của người nhân viên xã hội chuyên nghiệp Mỗinhân viên xã hội để trở thành chuyên nghiệp, họ phải có 50% thời gian tập sựnghề tại các cơ sở thực tiễn Họ phải trải nghiệm các môn thực hành CTXH

cơ bản Vì vậy, những người làm công tác kiểm huấn CTXH cần có kiếnthức toàn diện về lĩnh vực CTXH để có thể kèm cặp, giúp đỡ người đượckiểm huấn một cách hiệu quả Kiểm huấn viên còn giúp, tăng năng lực chonhân viên và các thực tập sinh thông qua quá trình làm việc thự tế, bởi ngườikiểm huấn viên họ không phải là giảng viên trên bục giảng về mặt lý thuyết, mà

họ là những người giàu kinh nghiệm thực tiễn, hiểu biết về đặc điểm của cơ sở,các nguồn lực tại cơ sở, vấn đề của đối tượng tại cơ sở, vì thế mục đích của kiểmhuấn viên là tương tác qua lại giữa hai bên dựa trên các nguyên tắc tôn trọng,chia sẻ, hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau, trong đó người được kiểm huấn phải chủ độnghọc hỏi trong các hoạt động thực hành chuyên môn nghề nghiệp

Ngoài ra tài liệu này còn chỉ khá rõ về vai trò và nhiệm vụ của kiểmhuấn viên như sau: Kiểm huấn viên có vai trò là nhà quản lý: giám sát, kiểmtra, giao nhiệm vụ cho nhân viên Để đảm nhận vai trò này, nhà kiểm huấn

Trang 14

cần hiểu biết các chính sách, đường lối tổ chức, các nguồn lực và trở ngại của

cơ quan, tổ chức Kiểm huấn viên còn thực hiện vai trò giáo dục, truyền đạt,hướng dẫn các kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm cho nhân viên theo phươngpháp giáo dục chủ động; Kiểm huấn viên còn là người hỗ trợ tạo điều kiện,giới thiệu các mô hình, phương pháp làm vệc hiệu quả, giới thiệu các nguồnlực giúp nhân viên vận dụng tốt các cơ hội nghề nghiệp của họ Đặc biệt,kiểm huấn viên hòa còn trong vai trò là người hòa giải những bất đồng giữanhân viên xã hội với thân chủ, với nhà quản lý, với đồng nghiệp Sẽ đượcnhà kiểm huấn chia sẻ, hỗ trợ, giúp đỡ [22]

Trong tài liệu "Sổ tay hướng dẫn kiểm huấn và thực tập của sinh viên tại

cơ sở" của khoa Phụ nữ học, trường Đại học Mở Bán công TP.HCM, tài liệunày đã đề cập tới tầm quan trọng của công tác kiểm huấn tại các cơ sở xã hội,những hoạt động hỗ trợ cho sinh viên khi tiến hành thực tập, thực hành dưới

cơ sở; đưa ra các tiêu chí cụ thể để lựa chọn kiểm huấn viên, như: Nhân viên

xã hội phải ít nhất đã được đào tạo 2 năm về công tác xã hội, có trình độ đạihọc và đã có kinh nghiệm trong công tác kiểm huấn, có kỹ năng kiểm huấncho sinh viên thực tập, hiện đang làm việc tại các cơ sở xã hội hoặc các tổchức đào tạo, kiểm huấn viên giúp sinh viên hiểu rõ về quy trình thực tậpnhững nguồn lực trợ giúp khi đi thực tập, làm công tác giải thích, hỗ trợ sinhviên Ngoài ra, tài liệu này cồn đề cập tới vai trò và chức năng chính của mộtkiểm huấn viên khi trợ giúp sinh viên Có thể thấy rằng, tài liệu này đã cungcấp cho những người làm kiểm huấn viên chuyên nghiệp những kiến thức, kỹnăng chuyên môn phù hợp để hỗ trợ sinh viên Ngoài ra, vai trò của kiểmhuấn viên còn giúp sinh viên trang bị thêm những kiến thức thực hành cònthiếu, đó là những điểm mới mà tài liệu đã đề cập được Song tài liệu cònchưa nêu rõ được các hoạt động cụ thể của kiểm huấn viên khi trợ giúp sinh

Trang 15

viên dưới cơ sở thực tập, nêu lên những khó khăn, hạn chế và cách khắc phụccác khó khăn đó, góp phần nâng cao hiệu quả thực tập của sinh viên [6].

Trong tài liệu Quản trị ngành công tác tác hội của tác giả Trần VănKham, tại chương 8 tác giả có đề cập khá rõ về hoạt động kiểm huấn công tác

xã hội như: mục đích của hoạt động kiểm huấn, đặc điểm và các vai trò củangười kiểm huấn viên, các kỹ năng mà người kiểm huấn viên cần phải có, tàiliệu này đã cung cấp cho người học những kiến thức chung về quản trị ngànhcông tác xã hội nói chung và kiến thức về kiểm huấn công tác xã hội nóiriêng, đề cập sâu về vai trò của nhà kiểm huấn công tác xã hội khi thực thinhiệm vj của mình tại cơ quan Tài liệu đã cung cấp những kiến thức và kỹnăng cơ bản về kiểm huấn và những công việc mà người làm kiểm huấn viênyêu cầu cần phải có để trợ giúp sinh viên thực tập tại cơ sở Tuy nhiên, tài liệuvẫn chưa chỉ ra được những vai trò cụ thể và những hoạt động cụ thể cần thựchiện của một người làm công tác kiểm huấn tại cơ sở, việc cung cấp chongười học những kiến thức sâu về kiểm huấn còn khá hạn chế, ngoài ra cònchưa đề cập tới những phương pháp kiểm huấn hiện nay đang được ứng dụngphổ biến [24]

Như vậy, có thể thấy các tài liệu, nghiên cứu đã đề cập khá cụ thể tớilĩnh vực kiêm huấn trong CTXH, đây là một lĩnh vực còn khá mới mẻ củanghề CTXH vì vậy, các công trình nghiên cứu và những tài liệu đề cập tớihoạt động này còn khá hạn chế, song việc nghiên cứu về hoạt động kiểm huấnCTXH lại đóng vai trò khá quan trọng, là cơ sở nền tảng để định hướng cho

sự phát triển của lĩnh vực nghề nghiệp này và giúp lĩnh vực nghề CTXH nóichung đi vào chiều sâu và mang tính chuyên nghiệp hơn, những phân tíchluận giải về các tài liệu trên sẽ gióp phần cung cấp những cơ sở, những luận

cứ khoa học quan trọng cho đề tài "Hoạt động kiểm huấn của nhân viên xãhội đối với sinh viên ngành công tác xã hội, tại các cơ sở xã hội trên địa bàn

Hà Nội" mà tác giả đang thực hiện

Trang 16

3 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn

3.1 Ý nghĩa khoa học

Từ kết quả nghiên cứu sẽ góp phần luận giải và làm sáng tỏ một số kháiniệm, một số lý thuyết xã hội học và công tác xã hội như: Thuyết hệ thốngsinh thái; thuyết nhu cầu xã hội; thuyết vai trò

Đồng thời, với những kết quả mà nghiên cứu “Hoạt động kiểm huấn củanhân viên xã hội đối với sinh viên ngành công tác xã hội, tại các cơ sở xã hộitrên địa bàn Hà Nội”, nghiên cứu sẽ góp một nâng cao vai trò và hiệu quả hoạtđộng kiểm huấn trong lĩnh vực công tác xã hội, đặc biệt là hoạt động hỗ trợ sinhviên ngành công tác xã hội khi thực hành, làm việc dưới các cơ sở xã hội

3.2 Ý nghĩa thực tiễn

Kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở giúp cho việc phản biện chủ chương,chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước liên quan đến quá trình hoạchđịnh, điều chỉnh, bổ sung những chính sách, chiến lược nhằm xây dựng độingũ cán bộ công tác xã hội tương xứng với yêu cầu phát triển của đất nước,cũng như đáp ứng được yêu cầu trước mắt về công nghiệp hóa - hiện đại hóa

ở Việt Nam

Nghiên cứu đưa ra cái nhìn tổng thể về tình hình thực hiện vai trò củanhân viên xã hội, đối với sinh viên công tác xã hội thực tập ở Hà Nội nóiriêng và sinh viên ngành công tác xã hội ở Việt Nam nói chung, góp phầngiúp các cơ sở có những điều chỉnh, quy hoạch, có chính sách hỗ trợ phù hợpcho các đối tượng

Thông qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu thực tế nhà nghiên cứu có cơhội áp dụng những lý thuyết và phương pháp đã học vào thực tiễn cuộc sống,

có cái nhìn khách quan và vận dụng có hiệu quả kiến thức công tác xã hội đểxây dựng các mô hình phù hợp với từng đối tượng cụ thể Từ đó, giúp nhànghiên cứu nắm rõ kiến thức, rèn luyện kỹ năng có thêm nhiều kinh nghiệmtrong những nghiên cứu tiếp theo và trong quá trình công tác của bản thân

Trang 17

4 Mục đích, mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

4.1 Mục đích nghiên cứu

Nêu lên được thực trạng hoạt động kiểm huấn của NVXH đối với sinhviên ngành công tác xã hội, tại các cơ sở xã hội trên địa bàn Hà Nội Từ đó,đưa ra các phân tích, đánh giá nhận định và đưa ra các kết luận, khuyến nghị,giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm huấn trong lĩnh vực CTXHnói chung và hoạt động kiểm huấn cho sinh viên ngành CTXH tại các cơ sở

xã hội trên địa bàn Tp Hà Nội nói riêng

4.2 Mục tiêu nghiên cứu

Làm rõ vai trò và hoạt động kiểm huấn của nhân viên xã hội, đối vớisinh viên ngành CTXH, từ đó đề xuất một số giải pháp giúp nhân viên xã hộithực hiện tốt hơn những vai trò của mình khi trợ giúp sinh viên ngành CTXHthực hành, làm việc dưới cơ sở

Làm rõ nhu cầu kiểm huấn của sinh viên ngành CTXH là gì, kiểm huấnnhững nội nào Từ những nhu cầu thực tiễn đó NVXH sẽ phát huy vai trò củamình nhằm đáp ứng nhu cầu trên

Đề xuất một số khuyến nghị, giải pháp để các cơ quan, ban ngành liênquan, những người đang thực hiện vai trò nhân viên xã hội, sẽ giúp nâng caohiệu quả hoạt động kiểm huấn và hỗ trợ sinh viên ngành CTXH thực tập tạicác cơ sở xã hội một cách tốt hơn

4.3 Nhiệm vụ nghiên cứu

Thu thập thông tin để xác định rõ hệ thống nhu cầu kiểm huấn của sinhviên ngành công tác xã hội khi thực tập và làm việc dưới cơ sở

Tìm hiểu hoạt động trợ giúp của NVXH đối với sinh viên thực tập đang

ở tại các cơ sở, các trung tâm và những phương pháp để trợ giúp, đã giúp đỡnhững đối tượng này

Trang 18

Đánh giá việc thực hiện vai trò kiểm huấn của NVXH, xác định được vaitrò tiềm năng của NVXH có thể hỗ trợ những gì cho sinh viên ngành CTXH.Tìm hiểu nhu cầu, mong muốn của NVXH, nhằm nâng cao vai trò củamình trong việc hỗ trợ cho sinh viên ngành CTXH khi thực tập và làm việcdưới cơ sở.

Những khó khăn NVXH gặp phải trong quá trình thực hiện hoạt độngkiểm huấn cho sinh viên dưới cơ sở

5 Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu

5.1 Đối tượng nghiên cứu

Hoạt động kiểm huấn của nhân viên công tác xã hội trong hỗ trợ sinhviên ngành công tác xã hội

5.2 Khách thể nghiên cứu

Sinh viên thực tập tại các cơ sở xã hội tại địa bàn Hà Nội

Nhân viên xã hội hiện đang công tác tại các cơ sở xã hội tại địa bàn HàNội

5.3 Phạm vi nghiên cứu

Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 4/2014 đến tháng 12/2014

Không gian nghiên cứu: Nghiên cứu tại các cơ sơ xã hội tại địa bàn Tp

Hà Nội

6 Câu hỏi nghiên cứu

Thực trạng hoạt động kiểm huấn của nhân viên xã hội đối với sinh viênngành CTXH tại các cơ sở xã hội trên địa bàn Hà Nội như thế nào?

Yếu tố nào tác động tới hoạt động kiểm huấn của NVXH đối với sinhviên ngành CTXH?

Làm gì để nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm huấn của NVXH đối vớisinh viên ngành CTXH khi thực hành và làm việc tại các cơ sở xã hội trên địabàn Tp Hà Nội?

Trang 19

7 Giả thuyết nghiên cứu

Hiện tại hoạt động kiểm huấn của NVXH đôi với sinh viên ngành CTXH tạicác cơ sở xã hội trên địa bàn Hà Nội còn gặp rất nhiều khó khăn, do lực lượng cán

bộ làm công tác kiểm huấn còn thiếu và yếu về chuyên môn nghiệp vụ

Hiệu quả hoạt động kiểm huấn của NVXH đối với sinh viên ngànhCTXH phụ thuộc vào nhiều yếu tố tác động như: Mục đích hoạt động của cơquan, tổ chức (lĩnh vực cung cấp dịch vụ xã hội); chuyên môn, nghiệp vụ;thâm niên công tác

Để nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm huấn của NVXH đối với sinh viênngành CTXH tại các cơ sở xã hội trên địa bàn Hà Nội, cần thực hiện một sốgiải pháp đồng bộ như: Đào tạo, tập huấn và trang bị các kiến thức về kiểmhuấn trong lĩnh vực CTXH cho cán bộ xã hội; Xây dựng mạng lưới kiểmhuấn viên CTXH chuyên nghiệp; Sinh viên ngành CTXH cần chủ động tíchcực, chủ động trong việc tiếp cận với kiểm huấn viên dưới địa bàn nhằm tăngcường sự tương tác và hỗ trợ từ phía kiểm huấn viên

8 Phương pháp nghiên cứu

8.1 Phương pháp luận

Nghiên cứu dựa trên quan điểm, phương pháp luận của chủ nghĩa duy vậtbiện chứng và duy vật lịch sử của Mác để tìm hiểu, nhận thức các vấn đềnghiên cứu Trên quan điểm phương pháp luận của Mác, mọi sự vật, hiệntượng phải được xem xét trong mối liên hệ, tác động qua lại, trong mâu thuẫn

và quá trình vận động, phát triển không ngừng của lịch sử Mặt khác, mọi sựvật, hiện tượng đều tồn tại trong không gian, thời gian nhất định Ngườinghiên cứu cần xem xét sự vật hiện tượng trên những cơ sở khoa học đó.Trên cơ sở phương pháp luận nhận thức duy vật biện chứng và duy vật lịch

sử của Mác, đề tài sử dụng phương pháp tiếp cận hệ thống; tiếp cận xã hội học

để tìm luận cứ chứng minh các giả thuyết nghiên cứu của đề tài luận văn

Trang 20

8.2 Phương pháp thu thập thông tin

8.2.1 Phương pháp phân tích tài liệu

Phân tích tài liệu chính là quá trình phân tích, phân chia, chia nhỏ những

số liệu, dữ liệu thành từng cụm, từng lĩnh vực, từng chi tiết cụ thể để tìm ranhững ý nghĩa của số liệu đó; sau đó lại tổng hợp lại, đưa ra nhận định vànhững bình luận, làm sáng tỏ các quan điểm cần chứng minh Phương phápnày hết sức quan trọng trong nghiên cứu, bởi việc thu thập số liệu chưa cótính quyết định, mà điều cốt lõi chính là những số liệu đó phản ánh điều gì.Chính việc phân tích tài liệu sẽ cung cấp những cơ sở và luận cứ khoa học chonghiên cứu đang tiến hành

Phân tích các tài liệu, các nghiên cứu về hoạt động kiểm huấn trong lĩnhvực CTXH Cụ thể là các tài liệu như: Sách, báo cáo khoa học, các bài viếttrên tạp chí khoa học xã hội, các khóa luận tốt nghiệp, luận văn thạc sỹ, tiếnsỹ; tài liệu các lớp đào tạo, tập huấn có liên quan đến đề tài nghiên cứu.Nguồn tư liệu phục vụ đề tài bao gồm các tư liệu, tài liệu của Sở Lao động -Thương binh và Xã hội, Sở Nội vụ tỉnh Tp Hà Nội và của các cơ quan, tổchức hành chính Nhà nước khác

8.2.2 Phương pháp phỏng vấn sâu

Phương pháp phỏng vấn sâu là dạng phỏng vấn với mục đích là tập trungthu thập những thông tin đa chiều và sâu hơn về vấn đề nghiên cứu ở kháchthể nghiên cứu, từ đó hiểu sâu hơn về bản chất của đối tượng được nghiên cứunhằm phục vụ cho đề tài nghiên cứu

Để thu thập thông tin định tính, trong nghiên cứu này tác giả tiến hành

30 phỏng vấn sâu, đối tượng là những người hiện đang là nhân viên xã hội vàsinh viên ngành CTXH đang thực tập tại các cơ sở xã hội, trên địa bàn Tp HàNội Cơ cấu như sau:

Cán bộ xã hội: 15 người

Trang 21

Sinh viên ngành CTXH: 15 người.

8.2.3 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

Bảng hỏi là một công cụ quan trọng trong nhận thức thực nghiệm Nó là

sự thể hiện bên ngoài của chương trình nghiên cứu Bảng hỏi là một hệ thốngcác câu hỏi được xếp đặt trên cơ sở logic đảm bảo theo nội dung của vấn đềnghiên cứu nhằm tạo điều kiện cho người được hỏi thể hiện quan điểm củamình với những vấn đề thuộc về đối tượng nghiên cứu và người nghiên cứuthu nhận được các thông tin cá biệt đầu tiên đáp ứng các yêu cầu của đề tài,mục tiêu và nội dung nghiên cứu

Cũng tuân theo những nguyên tắc cơ bản của việc xây dựng bảng hỏi, tuyphương pháp trưng cầu ý kiến bằng bảng hỏi có những yêu cầu tỷ mỉ và chi tiếthơn nhưng tất cả các câu hỏi cần phải được diễn đạt sao cho khi đưa ra ai cũnghiểu được ý nghĩ của nó và sẵn sàng cung cấp thông tin, việc trình bày cũng phải

rõ ràng, sạch đẹp, thể hiện sự tôn trọng đối với người được nghiên cứu

Đề tài xây dựng bộ công cụ bảng hỏi dành cho khách thể nghiên cứu lànhững cán bộ xã hội hiện đang làm công tác kiểm huấn cho sinh viên ngànhCTXH, tại các cơ sở xã hội, trên địa bàn Tp Hà Nội, với các câu hỏi nhằmthu thập thông tin phục vụ cho việc tổng hợp số liệu nghiên cứu

Công cụ xử lý số liệu: Phần mềm xử lý số liệu SPSS 16.0

* Bảng hỏi gồm các nội dung cơ bản sau:

Nhận thức về hoạt động kiểm huấn CTXH tại Việt Nam: Đánh giá vềnhu cầu xã hội đối với kiểm huấn viên CTXH; Sự đáp ứng về kiểm huấn viên

ở Việt Nam đối với nhu cầu xã hội; Đánh giá vai trò của kiểm huấn viênCTXH; Đánh giá về mạng lưới kiểm huấn viên CTXH; Các đơn vị/tổ chức cóhoạt động kiểm huấn CTXH; Đánh giá về tính chuyên nghiệp của kiểm huấnviên CTXH hiện nay; Nhận xét về cán bộ làm công tác kiểm huấn CTXH;Các đặc điểm cơ bản của cán bộ làm công tác kiểm huấn CTXH; Mức độ cập

Trang 22

nhật kiến thức – kỹ năng chuyên môn của kiểm huấn viên CTXH; Nguồn cậpnhật kiến thức – kỹ năng chuyên môn của kiểm huấn viên; Đánh giá về nănglực chung của đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm huấn CTXH; Các yếu tố tácđộng tới hiệu quả của công tác kiểm huấn

Đặc điểm nhân khẩu: Giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, thâm niên côngtác

* Cỡ mẫu: Đề tài chọn 150 mẫu, là cán bộ xã hội đang làm công tác

kiểm huấn cho sinh viên ngành CTXH tại các cơ sở xã hội, trên địa bàn Tp

Hà Nội để thu thập thông tin nghiên cứu

* Cơ cấu mẫu định lượng: 150 người; Nguyên tắc chọn mẫu: Mẫu

nghiên cứu được xác định trên cơ sở phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên, đượcphân theo giới tính và nhóm tuổi, với cơ cấu mẫu như sau:

Cơ cấu mẫu theo giới tính:

Trang 23

NỘI DUNG CHÍNH Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1.1 Khái niệm công cụ

1.1.1.1 Khái niệm kiểm huấn CTXH

Robinson là nhà quản trị CTXH tiên phong, vào năm 1936 bà đã khơidậy nhiều quan tâm đến việc hiểu và sử dụng hiệu quả tiến trình kiểm huấntrong TCXH Bà cho rằng, kiểm huấn là một kỹ năng quan trọng của ngườinhân viên CTXH chuyên nghiệp “Kiểm huấn ở các cơ sở xã hội là nhiệm vụcủa nhà quản trị- chịu trách nhiệm quản lý, thực hành, giám sát công việcchuyên môn theo nghĩa tổng quát, ngoài ra họ có chức năng thứ hai là truyềnđạt kiến thức hay huấn luyện những nhân viên, sinh viên thực tập mà họhướng dẫn”

Công việc chuyên môn mà người nhân viên xã hội đảm nhận là: Quản lý

ca, làm việc nhóm, nghiên cứu, hành chính, đi thực địa, học tập nâng cao…Truyền đạt kiến thức là việc phổ biến những kiến thức thực tế, quy trình chămsóc đối tượng, kỹ năng tiếp cận đối với từng đối tượng cụ thể tại cơ sở…Đồngthời nhà kiểm huấn có nhiệm vụ giám sát, đánh giá việc thực hành nghềnghiệp cho các thực tập sinh và nhân viên mới vào nghề

Tại các trường đào tạo về CTXH, các giảng viên vừa giảng dạy lý thuyếttrên lớp, vừa phải hướng dẫn thực hành, thực tập cho các sinh viên tạ cơ sởthực tế Với nhiệm vụ hướng dẫn thực hành thực tập, giảng viên phải liên hệ

và tìm hiểu trước các hoạt động thực tiễn tại cơ sở thực tế, sau đó giới thiệusinh viên xuống cơ sở thực tế Trong suốt quá trình thực tập nghề nghiệp củasinh viên, giảng viên hướng dẫn đóng vai trò là nhà kiểm huấn

Sinh viên học nghề công tác xã hội tại các trường đào tạo về Công tác xãhội danh tiếng trên thế giới, họ phải trải nghiệm thực hành, thực tập nghề từ

Trang 24

900- 1000 giở, cũng đồng nghĩa với việc họ phải chịu sự hưỡng dẫn, giám sátcủa các kiểm huấn viên trong suốt quá trình này.

Từ những phân tích trên theo cách hiểu của tác giả: Kiểm huấn là mộtquá trình tương tác giữa người kiểm huấn và người được kiểm huấn, trong đóngười kiểm huấn được cơ quan công tác xã hội/trường đào tạo công tác xã hộichỉ định giúp đỡ, hướng dẫn người được kiểm huấn phát triển năng lựcchuyên môn của mình nhằm đáp ứng những mục tiêu của tổ chức và các tiêuchuẩn nghề nghiệp của người NVXH Mục tiêu cuối cùng của công tác kiểmhuấn là hướng đến việc giúp đỡ và bảo vệ lợi ích cao nhất cho thân chủ

1.1.1.2 Khái niệm sinh viên

Sinh viên là người học tập tại các trường đại học, cao đẳng hay trung cấpchuyên nghiệp Ở đó họ được truyền đạt kiến thức bài bản về một ngànhnghề, chuẩn bị cho công việc sau này của họ Họ được xã hội công nhận quanhững bằng cấp đạt được trong quá trình học Quá trình học của họ theophương pháp chính quy, tức là họ đã phải trải qua bậc tiểu học và trung học

1.1.1.3 Khái niệm nhân viên công tác xã hội

Công tác xã hội là một chuyên ngành để giúp đỡ cá nhân, nhóm hoặccộng đồng tăng cường hay khôi phục việc thực hiện các chức năng xã hội của

họ và tạo những điều kiện thích hợp nhằm đạt được các mục tiêu đó NghềCông tác xã hội thúc đẩy sự thay đổi xã hội, giải quyết vấn đề trong mối quan

hệ của con người, tăng năng lực và giải phóng cho người dân nhằm giúp chocuộc sống của họ ngày càng thoải mái, dễ chịu Vận dụng các lý thuyết vềhành vi con người và hệ thống xã hội, Công tác xã hội tương tác vào nhữngđiểm giữa con người với môi trường của họ Nhân quyền và Công bằng xã hội

là các nguyên tắc căn bản của nghề" [9]

Nhân viên CTXH là người được đào tạo công tác xã hội (có bằng đạihọc hay bằng thạc sỹ), sử dụng kiến thức hay kỹ năng để cung cấp các dịch vụ

Trang 25

xã hội cho các cá nhâ n, gia đình, nhóm, cộng đồng, tổ chức, hay xã hội, nhânviên xã hội giúp đỡ con người tăng cường năng lực đối phó và giả quyết vấn

đề và giúp đỡ họ tìm kiếm được các nguồn trợ giúp cần thiết, tạo điều kiệncho sự tương tác giữa các cá nhân và giữa con người với môi trường xungquanh họ, làm cho các tổ chức có trách nhiệm với con người và tác động đếncác chính sách xã hội [24]

Nhân viên CTXH là người làm việc để giúp đỡ mọi người Hầu hết họlàm việc với con người và giúp họ quản lý cuộc sống của mình, hiểu và thíchnghi với ốm đau, khuyết tật, cái chết và cung cấp các dịch vụ xã hội, nhưchăm sóc sức khỏe, giúp đỡ pháp luật Những nhân viên xã hội khác làm việcnhư những quản trị viên trong hệ thống dịch vụ xã hội, viết các chương trìnhcho các tổ chức phi lợi nhuận, biện hộ cho các chính sách xã hội thuộc nhiềucấp độ của chính phủ và tiến hành các nghiên cứu

Nhân viên CTXH cung cấp các trị liệu và dịch vụ cho các cá nhân và giađình thông thường có bằng thạc sỹ CTXH Những người làm việc trong lĩnhvực nghiên cứu và chính sách thường có bằng tiến sỹ CTXH [26]

Ở hầu hết các nước, CTXH chuyên nghiệp được đào tạo ở bậc Đại học.Đây là quan điểm được đề xuất trong bản báo cáo năm 2004 về các tiêu chuẩntoàn cầu về đào tạo CTXH của IFSW và IASW Tuy nhiên, những cơ quanquốc tế này đồng thời cũng chấp nhận rằng ở một số quốc gia việc đào tạoNVXH ở các cấp thấp hơn là một nguyện vọng để đạt được số lượng như yêucầu [11]

Trên thế giới để hành nghề CTXH chuyên nghiệp, một người phải trảiqua rất nhiều kỳ thi và kiểm tra ngặt nghèo Nhờ đó họ được cấp chứng chỉhành nghề và tiếp tục tham gia các khóa học, trải qua các kỳ thi Quá trìnhhành nghề của NVXH luôn đặt dưới sự giám sát của cơ quan nơi họ công tác

và Hiệp hội nghề nghiệp Khi một NVXH vi phạm các chuẩn mực đạo đức,

Trang 26

gây ra các tổn hại cho thân chủ hoặc nghề nghiệp, họ sẽ đứng trước nguy cơ

bị sa thải, tịch thu chứng chỉ hành nghề

Người ta có thể chia NVXH thành hai kiểu NVXH chính: Những NVXHcung ứng dịch vụ trực tiếp, người giúp thân chủ giải quyết và đương đầu với cácvấn đề trong cuộc sống thường ngày của họ và NVXH lâm sàng, người chuẩnđoán và điều trị các vấn đề về sức khỏe tâm thần, hành vi và cảm xúc

Ngoài ra còn có khái niệm NVXH bán chuyên nghiệp Có thể hiểuNVXH bán chuyên nghiệp là những người làm việc trong một số vai trò nhưmột NVXH Tuy nhiên, họ không được đào tạo một cách chính quy về

CTXH “Rất nhiều người ở cấp xã được gọi là “những nhân viên xã hội cơ

sở” Họ làm việc trực tiếp với các cá nhân, gia đình nhưng họ không được đào tạo hoặc chỉ được đào tạo rất ít thông qua các khóa tập huấn ngắn hạn Những NVXH này được coi như là bán chuyên nghiệp trong vai trò của mình, nền tảng kiến thức và kỹ năng của họ vẫn ở dưới mức cần thiết để thừa nhận vai trò chuyên nghiệp” [9].

Tại Việt Nam, theo thông tư số 34/2010/TT-BLĐTBXH Quy định vềtiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch viên chức CTXH (24, TR.22-26), có 3 ngạchviên chức CTXH gồm Công tác xã hội viên chính, Công tác xã hội viên vàNhân viên công tác xã hội, ở đây chúng tôi xin gọi chung là nhân viên xã hội.Thông tư quy định NVXH là người có bằng từ trung cấp trở lên chuyên ngànhCTXH hoặc các chuyên ngành khoa học xã hội có liên quan

Trong đề tài này, để thống nhất cách hiểu về NVXH tôi xin đưa ra cácđiểm chính sau để giới hạn khách thể nghiên cứu:

Nhân viên xã hội là những người trực tiếp hoặc gián tiếp thực hiện hoạtđộng trợ giúp cho các đối tượng yếu thế tại các cơ sở, tổ chức xã hội nhưTrung tâm bảo trợ xã hội, Trung tâm 5056, Hội chữ thập đỏ, Hội ngườikhuyết tật, Hội người mù, Các sở, Phòng Lao động Thương binh và xã hội,

Trang 27

Cục bảo trợ trẻ em; hoặc làm việc trong vai trò cán bộ cơ sở tại các địaphương ví dụ cán bộ dân số các cấp, cán bộ văn hóa xã hội phụ trách mảngchính sách cấp xã, phường, thị trấn; hoặc làm việc cho các tổ chức phi chínhphủ đang triển khai các dự án phát triển cộng đồng…

Nhân viên xã hội chuyên nghiệp là những người đã được đào tạo chínhquy từ Trung cấp trở lên chuyên ngành CTXH

Nhân viên xã hội bán chuyên nghiệp là người đang hoạt động trong lĩnhvực CTXH trong vai trò là người trợ giúp nhưng chưa qua đào tạo chính quy

về CTXH

Vì vậy, trong nghiên cứu này tác giả sử dụng khái niệm nhân viên xã hộicủa theo thông tư số 34/2010/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động – Thươngbinh và Xã hội để vận dụng vào đề tài nghiên cứu

1.1.1.4 Khái niệm cơ sở xã hội

Từ những khái niệm trên và các tài liệu liên quan về cơ sở xã hội, theo

cách hiểu của tác giả: Cơ sở xã hội chính là những cơ quan/tổ chức có chức

năng, nhiệm vụ trong lĩnh vực cung cấp các dịch vụ xã hội, triển khai những

mô hình và hoạt động trợ giúp các đối tượng tại cơ sở hoặc tại cộng đồng.

1.1.2 Hệ thống lý thuyết

1.1.2.1 Thuyết hệ thống sinh thái

Thuyết hệ thống sinh thái nhấn mạnh vào sự tương tác giữa con ngườivới môi trường sinh thái của mình Vì vậy, nguyên tắc tiếp chủ đạo của lýthuyết này là cuộc sống bình thường của con người phụ thuộc vào môi trường

xã hội hiện tại của họ, con người luôn tồn tại trong các hệ thống khác nhau,bao gồm các hệ thống lớn và các tiểu hệ thống nó có tác động trực tiếp tới conngười sống trong hệ thống đó

Lý thuyết hệ thống trong CTXH có hai nhóm là lý thuyết hệ thốngchung và lý thuyết hệ thống sinh thái, Lý thuyết hệ thống trong CTXH ứng

Trang 28

dụng các khái niệm về hệ thống nói chung coi mỗi hệ thống có một ranh giớinhất định; một hệ thống có thể bao gồm các hệ thống phụ và nằm trong một

hệ thống lớn hơn, các hệ thống có thể trao đổi với nhau (hệ thống mở) haykhép kín (hệ thống đóng); một tác động đầu vào sẽ dẫn tới một sản phẩm đầu

ra qua hệ thống; một hệ thống có thể ổn định hay biến động Lý thuyết hệthống trong CTXH nhấn mạnh yếu tố xã hội, lý thuyết này được sử dụng đểlàm việc với các cá nhân, nhóm và cộng đồng, quan tâm chính của nó là làmthế nào cho các cá nhân, nhóm và cộng đồng có hành vi phù hợp với xã hội

Hệ thống tự nhiên hoặc không chính thức: gia đình, bạn bè, nhómngười lao động tự do…

Hệ thống chính thức: nhóm cộng đồng, tổ chức đoàn, đội, công đoàn…

Hê thống xã hội: bệnh viện trường học…

Công tác xã hội theo lý thuyết hệ thống và hệ thống sinh thái nhằmgiúp cho người ta phù hợp hơn với xã hội (môi trường) bằng cách giảm bớttác nhân gây căng thẳng, tăng cường các nguồn lức cá nhân và xã hội và sửdụng các nguồn lực này tốt hơn để có những chiến lược đương đầu tốt hơnvới môi trường đáp ứng tốt hơn nhu cầu của con người

Mô hình hệ thống sinh thái bao gồm: Cộng đồng, gia đình cha mẹ, giađình, cá nhân, các hệ thống bên trong

Quan điểm cá nhân trong môi trường: Có một hệ thống trật tự cơ bản củađời sống; Trật tự xã hội là bền vững và tiến trình động; Mọi hành vi conngười đều có tính mục đích; Mọi mô hình tổ chức xã hội đều biểu hiện sự tựduy trì và các đặc điểm phát triển; Mọi tổ chức xã hội đều mạnh, lớn hơnviệc tổng hợp các bộ phận [18]

Quan điểm của cá nhân trong môi trường: Phúc lợi là bản chất của conngười và các tổ chức xã hội (đây là nền tảng quan điểm sức mạnh); Mọi tổchức xã hội đều được mô tả, nghiên cứu giống như các hệ thống xã hội; Quan

Trang 29

hệ xã hội là nền tảng cho mọi hệ thống xã hội; Tiến trình trợ giúp được nhìnnhận trong hoạt động CTXH chuyên nghiệp là sự hình thành một tiến trình

xã hội tự nhiên

Xã hội càng hiện đại thì càng nảy sinh những áp lực cuộc sống: Sựchuyển đổi cuộc sống ví dụ như các giai đoạn phát triển, sự biến đổi về vị thế

và vai trò, tái cấu trúc không gian cuộc sống Những áp lực về môi trường ví

dụ như những cơ hội bất bình đẳng những điều khắt khe và những tổ chứckhông phản hồi Các tiến trình cá nhân ví dụ việc khám phá, kỳ vọng tráingược nhau

Mối quan hệ giữa NVXH và thân chủ: Mối quan hệ trao đổi, cụ thể cáckhía cạnh như: Quan niệm xã hội về vị thế và vai trò ( như nỗi sợ cảu thânchủ về giai cấp vị thế chính thức của cán sự); Các chức năng và cấu trúc của cơ

sở xã hội (giống như các chính sách); Các luận điểm về mặt chuyên môn (ví dụđạo đức); Tăng cường khả năng xây dựng và giải quyết vấn đề cho thân chủ

1.1.2.2 Thuyết nhu cầu xã hội

Tiếp cận thuyết nhu cầu là một hướng tiếp cận theo quan điểm nhân vănhiện sinh, đánh giá cao khả năng của con người và bản thân họ tự quyết địnhlấy cuộc sống của mình Tiếp cận thuyết nhu cầu cho thấy con người cần phảiđảm bảo được những nhu cầu cơ bản Mọi vấn đề sai lệch xã hội đều do nhucầu không được giải quyết Trị liệu không phải là để giải quyết nhu cầu màgiúp thân chủ phân tích nguyên nhân vì sao nhu cầu không được đáp ứng và

để đáp ứng nhu cần này thân chủ cần có những điều kiện gì Nhu cầu chi phốimạnh mẽ đến đời sống tâm lý cũng như hành vi của con người Nhân viênCTXH là những người gần gũi với đối tượng Họ phải thức tỉnh để thân chủđạt được những nhu cầu mà họ cần thiết trong cuộc sống Nhu cầu là yếu tốtất yếu, cần thiết để đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của cá nhân Nếu nhưnhu cầu được thỏa mãn thì sẽ tạo nên cảm giác thảo mái và an toàn cho sự

Trang 30

phát triển và ngược lại, nếu không được đáp ứng thì sẽ gây nên sự căng thẳng

và có thể dẫn tới những hậu quả nhất định gây mất “ thăng bằng” trong đờisống xã hội Xã hội càng phát triển thì nhu cầu của con người ngày càng cao

Vì thế nhu cầu là động lực bên trong kích thích cá nhân hoạt động, quyết địnhmọi hoạt động của con người

Theo Maslow thì nhu cầu của con người được chia làm hai nhóm chính:

nhu cầu cơ bản (basic needs) và nhu cầu bậc cao (meta needs) con người luôn

có những nhu cầu nhất định từ nhu cầu sơ cấp đến các nhu cầu cao cấp Chính

vì vậy mà theo Maslow thì con người dù có khác nhau về nhiều khía cạnhnhưng đều có các nhu cầu trên, các nhu cầu đó được sắp xếp từ thấp đến cao,khi một nhu cầu được thỏa mãn thì các nhu cầu khác tạm thời lắng xuống vàkhi nhu cầu này được thỏa mãn thì nhu cầu khác lại xuất hiện

Nhu cầu sinh lý: Đây là nhu cầu cơ bản để duy trì cuộc sống của con

người như nhu cầu ăn uống, ngủ, nhà ở, sưởi ấm và thoả mãn về tình dục Lànhu cầu cơ bản nhất, nguyên thủy nhất, lâu dài nhất, rộng rãi nhất của conngười Nếu thiếu những nhu cầu cơ bản này con người sẽ không tồn tại được.Đặc biệt là đối với những nhóm người dễ bị tổn thương, yếu thế trong xã hội

vì họ bị hạn chế nhiều hoạt động và các chức năng xã hội bị thiếu hụt.Maslow quan niệm rằng, khi những nhu cầu này chưa được thoả mãn tới mức

độ cần thiết để duy trì cuộc sống thì những nhu cầu khác của con người sẽkhông thể tiến thêm nữa

Nhu cầu về an toàn: An ninh và an toàn có nghĩa là một môi trường

không nguy hiểm, có lợi cho sự phát triển liên tục và lành mạnh của con người.Nội dung của nhu cầu an ninh: An toàn sinh mạng là nhu cầu cơ bản nhất, là tiền

đề cho các nội dung khác như an toàn lao động, an toàn môi trường, an toànnghề nghiệp, an toàn kinh tế, an toàn ở và đi lại, an toàn tâm lý, an toàn nhânsự…Đây là những nhu cầu khá cơ bản và phổ biến của con người

Trang 31

Những nhu cầu về quan hệ và được thừa nhận: Do con người là thành

viên của xã hội nên họ cần nằm trong xã hội và được người khác thừa nhận.Nhu cầu này bắt nguồn từ những tình cảm của con người đối với sự lo sợ bị

cô độc, bị coi thường, bị buồn chán, mong muốn được hòa nhập, lòng tin,lòng trung thành giữa con người với nhau Nội dung của nhu cầu này bao gồmcác vấn đề tâm lý như: Được dư luận xã hội thừa nhận, sự gần gũi, thân cận,tán thưởng, ủng hộ, mong muốn được hòa nhập, lòng thương, tình yêu, tìnhbạn, tình thân ái là nội dung cao nhất của nhu cầu này

Nhu cầu được tôn trọng: Nội dung của nhu cầu này gồm hai loại: Lòng

tự trọng và được người khác tôn trọng

Lòng tự trọng: bao gồm nguyện vọng muồn giành được lòng tin, cónăng lực, có bản lĩnh, có thành tích, độc lập, tự tin, tự do, tự trưởng thành, tựbiểu hiện và tự hoàn thiện

Nhu cầu được người khác tôn trọng: gồm khả năng giành được uy tín,được thừa nhận, được tiếp nhận, có địa vị, có danh dự,… Tôn trọng là đượcngười khác coi trọng, ngưỡng mộ Khi được người khác tôn trọng cá nhân sẽtìm mọi cách để làm tốt công việc được giao Do đó nhu cầu được tôn trọng làđiều không thể thiếu đối với mỗi con người

Nhu cầu tự thể hiện: Maslow xem đây là nhu cầu cao nhất trong cách

phân cấp về nhu cầu của ông Đó là sự mong muốn để đạt tới, làm cho tiềmnăng của một cá nhân đạt tới mức độ tối đa và hoàn thành được mục tiêu nào

đó Nội dung nhu cầu bao gồm nhu cầu về nhận thức (học hỏi, hiểu biết,nghiên cứu,…) nhu cầu thẩm mỹ (cái đẹp, cái bi, cái hài…), nhu cầu thựchiện mục đích của mình bằng khả năng của cá nhân [8]

1.1.2.3 Thuyết vai trò

Thuyết vai trò cho rằng mỗi cá nhân đều chiếm giữ các vị trí nào đótrong xã hội và tương ứng với các vị trí đó là các vai trò Vai trò bao gồm một

Trang 32

chuỗi các luật lệ hoặc các chuẩn mực như là một bản kế hoạch, đề án chỉ đạohành vi Những vai trò chỉ ra cụ thể cách thức nhằm đạt được mục tiêu vàhoàn thành nhiệm vụ, đồng thời chỉ ra những nội dung hoạt động cần thiết đòihỏi phải có trong một bối cảnh hoặc tình huống cho sẵn Thuyết cũng chorằng, một phần các hành vi xã hội hàng ngày quan sát được chỉ đơn giản lànhững việc mà con người thực hiện trong vai trò của họ

Lý thuyết này còn khẳng định rằng, hành vi con người chịu sự chỉ đạocủa những mong muốn của cá nhân họ hoặc từ mong muốn của người khác.Những mong muốn cho mỗi vai trò thì khác nhau nhưng phù hợp với vai trò

mà cá nhân thực hiện hoặc trình diễn trong cuộc sống hàng ngày của họ Líthuyết này đề cập rằng, với cùng một hành vi, có thể chấp nhận ở vai trò nàynhưng lại không được chấp nhận ở vai trò kia Khi vai trò phù hợp với khảnăng của cá nhân thì người đó đảm trách tốt vai trò được phân công Thuyếtnày cũng cho rằng muốn thay đổi hành vi của một cá nhân, cần tạo cơ hội cho

họ thay đổi vai trò của mình [9]

Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng lý thuyết vai trò để đánh giávai trò của nhân viên công tac xã hội trong việc kết nối chính sách bảo hiểm y

tế cho người cao tuổi tại xã Hoằng Lưu, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóathông qua việc tìm hiểu về các vai trò kỳ vọng, vai trò chủ quan và vai tròkhách quan:

Vai trò kỳ vọng: Là những mong đợi về vai trò, về các hoạt động kiểm

huấn của nhân viên xã hội, nhằm giúp sinh viên ngành CTXH có thể thuận lợihơn khi thực tập dưới địa bàn

Vai trò chủ quan: Là sự đánh giá của chính nhân viên xã hội, những

người trực tiếp tham gia các hoạt động kiểm huấn trong lĩnh vực CTXH, chosinh viên ngành CTXH hiện đang thực tập tại cơ sở

Vai trò khách quan: Là sự đánh giá của sinh viên ngành CTXH về các

hoạt động kiểm huấn mà nhân viên xã hội đang triển khai thực hiện hỗ trợ cho

Trang 33

các bạn sinh viên trong quá thực hành Nhằm mục đích thông qua các hoạtđộng kiểm huấn giúp sinh viên có thể thuận lợi hơn trong quá trình thực tập,can thiệp với thân chủ và sử dụng các kiến thức chuyên môn để làm việc.

1.1.3 Chính sách của Đảng và Nhà nước về hoạt động kiểm huấn

Các điều kiện pháp lý là một trong những nhân tố ảnh hưởng không nhỏtới hoạt động của nhân viên công tác xã hội/kiểm huấn viên mặc dù trước đây,các trường Đại học, Cao đẳng,… đều thiết lập quan hệ cộng tác với các cơ sởthực hành, thực tập Công tác xã hội cho sinh viên nhưng các cam kết đượcđưa ra chưa chặt chẽ, đầy đủ, hệ thống Các thủ tục đôi khi không được thựchiện quy củ Do đó, mối quan hệ ràng buộc giữa các bên rất lỏng lẻo Nhânviên CTXH khó có thể tham gia kiểm huấn một cách bài bản, chuyên nghiệp

Để hoàn thiện, mối quan hệ hợp tác này cần được thể hiện thành các hợp đồngcam kết cộng tác với các yếu tố rõ ràng: quyền hạn, trách nhiệm của cơ sởcũng như của các kiểm huấn viên tại cơ sở, những quy điều đạo đức đối vớicác bên liên quan, nội dung cộng tác cụ thể,… Trong giai đoạn này, vấn đềnày càng trở nên cần thiết và dễ dàng hơn khi mà Đề án 32 của Thủ tướngChính phủ về phát triển nghề Công tác xã hội đi vào hoạt động Đây chính lànền tảng pháp lý để thực hiện điều kiện này Tất nhiên, bên cạnh những yếu tố

kể trên, hợp đồng cộng tác chỉ thực sự hòan thiện và có tính ràng buộc cao khiđáp ứng điều kiện vật chất cơ bản cho các bên

* Mục tiêu chung của Đề án: "Phát triển công tác xã hội trở thành một

nghề ở Việt Nam Nâng cao nhận thức của toàn xã hội về nghề công tác xã hội; xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức, nhân viên và cộng tác viên công tác

xã hội đủ về số lượng, đạt yêu cầu về chất lượng gắn với phát triển hệ thống

cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội tại các cấp, góp phần xây dựng hệ thống an sinh xã hội tiên tiến".

* Mục tiêu cụ thể của Đề án:

Trang 34

"1 Giai đoạn 2010 - 2015

Xây dựng và ban hành mã ngạch, chức danh, tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch viên chức công tác xã hội; tiêu chuẩn đạo đức cán bộ, viên chức, nhân viên công tác xã hội, tiêu chuẩn, quy trình cung cấp dịch vụ công tác xã hội:

áp dụng ngạch, bậc lương đối với các ngạch viên chức công tác xã hội;

Xây dựng, ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật có liên quan nhằm tạo môi trường pháp lý đồng bộ, thống nhất để phát triển nghề công tác xã hội;

Phát triển đội ngũ cán bộ, viên chức, nhân viên, cộng tác viên công tác

xã hội trong cả nước, phấn đấu đến năm 2015 tăng khoảng 10% Trong đó, mỗi xã, phường, thị trấn có ít nhất từ 01 đến 02 cán bộ, viên chức, nhân viên công tác xã hội thuộc chức danh không chuyên trách hoặc cộng tác viên công tác xã hội với mức phụ cấp hàng tháng bằng mức lương tối thiểu chung do Chính phủ quy định;

Xây dựng tối thiểu 10 mô hình điểm Trung tâm cung cấp dịch vụ công tác xã hội tại một số quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đại diện cho các khu vực, vùng, miền trong phạm vi toàn quốc;

Đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp

vụ và tập huấn kỹ năng cho 50% số cán bộ, viên chức, nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội đang làm việc tại các xã, phường, thị trấn; các cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội và cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội các cấp;

Xây dựng, hoàn chỉnh chương trình, nội dung nội dung đào tạo và dạy nghề trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, đại học và sau đại học công tác xã hội; nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên ngành công tác xã hội Nâng cao nhận thức của toàn xã hội về nghề công tác xã hội.

Trang 35

2 Giai đoạn 2016 - 2020

Xây dựng và ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ cho cán bộ, viên chức, nhân viên, cộng tác viên công tác xã hội theo các loại hình cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội và theo nhóm đối tượng; xây dựng, ban hành mới và tiếp tục hoàn chỉnh các văn bản pháp luật có liên quan để tạo môi trường pháp lý đồng bộ, thống nhất để phát triển nghề công tác xã hội;

Phát triển đội ngũ cán bộ, viên chức, nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội ở các cấp, phấn đấu tăng khoảng 50%; hỗ trợ nhân rộng mô hình cung cấp dịch vụ công tác xã hội ở các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;

Tiếp tục đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và tập huấn kỹ năng cho 50% số cán bộ, viên chức, nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội đang làm việc tại các xã, phường, thị trấn; các

cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội và cơ quan Lao động - Thương binh

và Xã hội các cấp;

Xã hội hóa các hoạt động công tác xã hội theo hướng khuyến khích các

tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia việc đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và tập huấn kỹ năng và cung cấp dịch vụ công tác xã hội; Tiếp tục nâng cao nhận thức của toàn xã hội về nghề công tác xã hội" [4].

1.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN

1.2.1 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu

1.2.1.1 Vài nét về điều kiện tự nhiên địa bàn Tp Hà Nội

Trong những năm gần đây, tốc độ phát triển của Thành phố Hà Nội ngàycàng tăng nhanh, sự gia tăng dân số tập trung vào khu vực đô thị trung tâm đãtạo ra nhiều khó khăn về kiểm soát phát triển dân cư, các điều kiện hạ tầng xãhội và kỹ thuật, kiểm soát đất đai và môi trường đô thị Để góp phần quản lý

Trang 36

có hiệu quả quá trình đô thị hóa, thực hiện Thành công quá trình công nghiệphóa và hiện đại hóa ở Hà Nội, đạt được những thành tựu như vậy là nhờ cónhững thuận lợi nhất định về điều kiện tự nhiên đối với sự phát triển và quyhoạch Thủ đô, từ đó đề xuất các giải pháp hữu hiệu nhằm phát triển đô thịtheo hướng bền vững.

Đặc điểm địa hình:

Nhìn chung, địa hình Hà Nội khá đa dạng với núi thấp, đồi và đồngbằng Trong đó phần lớn diện tích của Thành phố là vùng đồng bằng, thấpdần từ Tây Bắc xuống Đông Nam theo hướng dòng chảy của sông Hồng.Điều này cũng ảnh hưởng nhiều đến quy hoạch xây dựng và phát triển kinh tế

- xã hội của Thành phố

Khu vực nội Thành và phụ cận là vùng trũng thấp trên nền đất yếu, mựcnước sông Hồng về mùa lũ cao hơn mặt bằng Thành phố trung bình 4 - 5m

Hà Nội có nhiều hồ, đầm thuận lợi cho phát triển Thủy sản và du lịch, nhưng

do thấp trũng nên khó khăn trong việc tiêu thoát nước nhanh, gây úng ngậpcục bộ thường xuyên vào mùa mưa Vùng đồi núi thấp và trung bình ở phíaBắc Hà Nội thuận lợi cho xây dựng, phát triển công nghiệp, lâm nghiệp và tổchức nhiều loại hình du lịch

Tài nguyên khí hậu:

Tài nguyên khí hậu ở Hà Nội được hình Thành và tồn tại nhờ cơ chếnhiệt đới gió mùa, mùa đông lạnh ít mưa, mùa hè nóng nhiều mưa Lượngbức xạ tổng cộng năm dưới 160 kcal/cm2 và cân bằng bức xạ năm dưới 75kcal/cm2 Hàng năm chịu ảnh hưởng của khoảng 25 - 30 đợt front lạnh Nhiệt

độ trung bình năm tuy không dưới 230C, song nhiệt độ trung bình tháng01dưới 180C và biên độ năm của nhiệt độ trên 120C)

Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10 và chiếm khoảng 80% lượngmưa toàn năm Mùa ít mưa chủ yếu là mưa nhỏ và mưa phùn kéo dài từ tháng

Trang 37

11 đến tháng 4 năm sau, trong đó tháng 12 hoặc tháng 01 có lượng mưa ítnhất.

Hà Nội có mùa đông lạnh rõ rệt so với các địa phương khác ở phía Nam:Tần số front lạnh cao hơn, số ngày nhiệt độ thấp đáng kể, nhất là số ngày rétđậm, rét hại nhiều hơn, mùa lạnh kéo dài hơn và mưa phùn cũng nhiều hơn.Nhờ mùa đông lạnh trong cơ cấu cây trồng của Hà Nội cũng như đồng bằngBắc Bộ, có cả một vụ đông độc đáo ở miền nhiệt đới

Tài nguyên nước mặt:

Hệ thống sông, hồ Hà Nội thuộc hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình,phân bố không đều giữa các vùng, có mật độ thay đổi trong phạm vi khá lớn0,1 - 1,5 km/km2 (chỉ kể những sông tự nhiên có dòng chảy thường xuyên) và0,67 - 1,6 km/km2 (kể cả kênh mương) Một trong những nét đặc trưng củađịa hình Hà Nội là có nhiều hồ, đầm tự nhiên Tuy nhiên, do yêu cầu đô thịhóa và cũng do thiếu quy hoạch, quản lý kém nên nhiều ao hồ đã bị san lấp đểlấy đất xây dựng Diện tích ao, hồ, đầm của Hà Nội hiện còn lại vào khoảng3.600 ha Có thể nói, hiếm có một Thành phố nào trên thế giới có nhiều hồ,đầm như ở Hà Nội Hồ, đầm của Hà Nội đã tạo nên nhiều cảnh quan sinh tháiđẹp cho Thành phố, điều hòa tiểu khí hậu khu vực, rất có giá trị đối với dulịch, giải trí và nghỉ dưỡng

Hà Nội không phải là vùng dồi dào nước mặt, nhưng có lượng nước chảyqua khổng lồ của sông Hồng, sông Cầu, sông Cà Lồ có thể khai thác sử dụng.Tài nguyên đất

Hà Nội có tổng diện tích đất tự nhiên 92.097 ha trong đó diện tích đấtnông nghiệp chiếm 47,4%, diện tích đất lâm nghiệp chiếm 8,6%, đất ở chiếm19,26%

Xuất phát từ yêu cầu sử dụng đất của Thủ đô Hà Nội, có 2 nhóm đất có ýnghĩa lớn nhất đối với phát triển kinh tế - xã hội, đó là đất nông lâm nghiệp và

Trang 38

đất xây dựng Phần lớn diện tích đất đai ở nội Thành Hà Nội được đánh giá làkhông thuận lợi cho xây dựng do có hiện tượng tích nước ngầm, nước mặt,sụt lún, nứt đất, sạt lở, trôi trượt dọc sông, cấu tạo nền đất yếu.

Tài nguyên sinh vật:

Hà Nội có một số kiểu hệ sinh thái đặc trưng như hệ sinh thái vùng gòđồi ở Sóc Sơn và hệ sinh thái hồ, điển hình là hồ Tây, hệ sinh thái nôngnghiệp, hệ sinh thái đô thị Trong đó, các kiểu hệ sinh thái rừng vùng gò đồi

và hồ có tính đa dạng sinh học cao hơn cả

Khu hệ thực vật, động vật trong các hệ sinh thái đặc trưng của Hà Nộikhá phong phú và đa dạng Cho đến nay, đã thống kê và xác định có 655 loàithực vật bậc cao, 569 loài nấm lớn (thực vật bậc thấp), 595 loài côn trùng, 61loài động vật đất, 33 loài bò sát-ếch nhái, 103 loài chim, 40 loài thú, 476 loàithực vật nổi, 125 loài động vật KXS Thủy sinh, 118 loài cá, 48 loài cá cảnhnhập nội Trong số các loài sinh vật, nhiều loài có giá trị kinh tế, một số loàiquý hiếm có tên trong Sách Đỏ Việt Nam

Hà Nội hiện có 48 công viên, vườn hoa, vườn dạo ở 7 quận nội Thànhvới tổng diện tích là 138 ha và 377 ha thảm cỏ Ngoài vườn hoa, công viên,

Hà Nội còn có hàng vạn cây bóng mát thuộc 67 loại thực vật trồng trên cácđường phố, trong đó có 25 loài được trồng tương đối phổ biến như bằng lăng,sữa, phượng vĩ, săng đào, lim xẹt, xà cừ, sấu, muồng đen, sao đen, long nhãn,me

Các làng hoa và cây cảnh ở Hà Nội như Nghi Tàm, Ngọc Hà, Quảng Bá,Láng, Nhật Tân đã có truyền thống từ lâu đời và khá nổi tiếng gần đây,nhiều làng hoa và cây cảnh được hình Thành thêm ở các vùng ven đô nhưVĩnh Tuy, Tây Tựu, và một số xã ở Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn cùng vớicác loài được chuyển từ các tỉnh phía Nam hoặc hội nhập từ nước ngoài làmcho tài nguyên sinh vật của Hà Nội ngày càng đa dạng và phong phú

Trang 39

1.2.1.2 Vài nét về đặc điểm kinh tế - xã hội địa bàn Tp Hà Nội

Hà Nội là thành phố đứng đầu ở nước ta về diện tích với 3328,9 km2,đồng thời cũng là địa phương đứng thứ nhì về dân số với 6.69.600 người(2012) Với vị trí giữa của đồng bằng sông Hồng trù phú, Hà Nội đã sớm trởthành một trung tâm chính trị, văn hóa, kinh tế, xã hội ngay từ những buổiđầu của lịch sử Việt Nam

Về kinh tế, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) giai đoạn 2007 – 2011đạt bình quân 10,8%/ năm Riêng năm 2012, tổng sản phẩm trên địa bàn(GRDP) tăng 8,1 % thấp hơn chỉ tiêu kế hoạch và mức tăng cùng kỳ của cácnăm trước, nhưng xu hướng tăng trưởng quý sau cao hơn quý trước và caogấp 1,55 lần so với mức tăng của cả nước Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theohướng tích cực tăng tỷ trọng ngành dịch vụ, công nghiệp, giảm tỷ trọng nôngnghiệp

Tuy vậy, sức cạnh tranh của nền kinh tế thủ đô, của các doanh nghiệp vàcác sản phẩm nhìn chung chưa cao, tiềm năng thị trường trong nước còn chưađược khai thác hiệu quả do doanh nghiệp trên địa bàn chủ yếu là doanhnghiệp vừa và nhỏ, có quy mô vốn thấp, phụ thuộc nhiều vào vốn vay (vốnvay cao gấp 2 -5 lần vốn điều lệ ); tăng trưởng xuất khẩu chưa vững trắc, hànghóa xuất khẩu chủ yếu là hàng sơ chế và gia công, công nghiệp phụ trợ pháttriển còn chậm nên hiệu quả xuất khẩu chưa cao

Về mặt xã hội, ước tính dân số toàn thành phố đến tháng 12 năm 2011 là6763,1 nghìn người tăng 2,2 % so với năm 2010, trong đó dân số thành thị là2905,4 ngàn người chiếm 43,5% tổng dân số của Hà Nội và tăng 3,2 so vớinăm 2010, dân số nông thôn là 3857,7 nghìn người tăng 1,5% Số người từ 15tuổi trở lên tham gia hoạt động kinh tế là 3626,4 nghìn người chiếm 70% sovới tổng số người từ 15 tuổi trở lên, tăng không đáng kể so với năm 2010(năm 2010: 3626,1 nghìn người) ; trong đó lực lượng lai động nữ chiếm 51,3%

Trang 40

Tỷ lệ thất nghiệp năm 2011 là 4,3% So với năm 2010 tỷ lệ thất nghiệptăng 2,1% (năm 2010 tỷ lệ thất nghiệp là 2,2%) Tỷ lệ thất nghiệp khu vựcthành thị là 6,7% cao hơn nhiều so với năm 2010 (năm 2010 tỷ lệ này là3,1%) Năm 2011, toàn thành phố đã giải quyết việc làm cho 138.800 ngườiđạt 101,3% kế hoạch.

Tuy nhiên, hai chỉ tiêu về giảm tỷ lệ sinh và giảm tỷ lệ sinh con thứ 3không đạt kế hoạch Bên cạnh đó, an ninh trật tự - xã hội gia tăng các vấn đềphức tạp của xã hội như tội phạm hình sự , tội phạm sử dụng vũ khí nóng vàcông nghệ cao, các tệ nạn xã hội như ma túy, mại dâm, cờ bạc Điều kiệnchăm sóc y tế giữa nội đô và các huyện nội thành Hà Nội có sự chênh lệchlớn Sau đợt mở rộng địa giới hành chính năm 2008, mức chênh lệch này càngtăng cao thể hiện qua các chỉ số y tế cơ bản Nếu như tại địa phận Hà Nội cũ

tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng là 9,7 thì ở Hà Tây, con số lên tới 17% Tại không

ít khu vực các huyện ngoại thành , cư dân vẫn phải sống trong điều kiện vệ sinhyếu kém, thiếu nước sạch để sinh hoạt, phải sử dụng nước ao, nước giếng

Tóm lại, là thủ đô của cả nước, trung tâm chính trị, văn hóa, khoa học,giáo dục hàng đầu cả nước, Hà Nội có rất nhiều tiềm năng và thế mạnh đểphát triển kinh tế, xã hội Đặc biệt, sau khi Hà Tây cũ xác nhập, Hà Nội làngày càng có điều kiện phát triển nhiều thế mạnh liên quan đến các ngànhdịch vụ, di lịch, chăm sóc sức khỏe, công nghệ cao Nền kinh tế - xã hội pháttriển cho phép Hà Nội tập trung nhiều nguồn lực để thực hiện các mục tiêu trợgiúp các đối tượng yếu thế theo chiều sâu là bước đi cần thiết

1.2.2 Thực trạng hoạt động của mạng lưới các cơ sở xã hội trên địa bàn Tp Hà Nội

1.2.2.1 Chức năng, nhiệm vụ chính của các cơ sở xã hội

Hà Nội là một trong những địa bàn đi đầu trong cả nước về số lượng các

cơ sở xã hội có cả hình thức công lập và dân lập Các sơ sở xã hội tại Hà Nội

Ngày đăng: 24/04/2015, 23:41

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w