8. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Kiến thức của nhân viên công tác xã hội
Kiến thức, trình độ chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kiểm huấn, nó có ảnh hưởng tới chất lượng và hiệu quả của hoạt động kiểm huấn, nó có tác động mật thiết tới thái độ, nhận thức và hành vi của người được kiểm huấn. Trong đó nhưng nhân tố cơ bản có ảnh hưởng tới hoạt động kiểm huấn như: trình độ học vấn, thâm niên công tác, quan điểm, nhận thức...
Biểu đồ 2.4. Trình độ học vấn của NVXH tham gia điều tra
Cán bộ tham gia điều tra hiện đang làm việc tại các cơ ở xã hội, họ hiện tại là cán bộ trẻ có độ tuổi từ 25-40. Tỷ lệ cán bộ tham gia điều tra có trình độ học vấn là Đại học chiếm tỷ lệ cao nhất với 79,3% (tương đướng với 119 người tham gia trả lời); cán bộ có trình độ Cao đẳng chiếm tỷ lệ trung bình với 18,0% (tương đương với 27 người tham ga trả lời); chiếm tỷ lệ thấp nhất ở số cán bộ tốt nghiệp trình độ Sau Đại học với 2,7% (tương đương với 4 người tham gia trả lời). Có thể thấy khá rõ rằng, về mặt bằng chung thì cán bộ xã hội có trình độ học vấn cao, đây chính là nguồn lực cơ bản, tạo nền tảng hạt nhân để phát triển mạng lưới CTXH nói chung và hoạt động kiểm huấn nói riêng.
Về chuyên ngành đào tạo của số cán bộ tham gia điều tra, phần lớn thuộc chuyên ngành công tác xã hội, xã hội học, tâm lý học và số ít thuộc các chuyên ngành khác. Đây chính là yếu tố thuận lợi để phát triển hệ thống mạng lưới CTXH ở các cơ sở xã hội, nền tảng từ số cán bộ hạt nhân này. Đồng thời, trong thời gian tới cần tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo, trang bị kiến thức, kỹ năng mới về CTXH và hoạt động kiểm huấn cho số cán bộ được đào tạo giai đoạn trước, nhằm đảm bảo chất lượng cán bộ làm CTXH và hoạt động kiểm huấn CTXH.
Bảng 2.11. Thâm niên công tác của NVXH tham gia điều tra
(Đơn vị: %; N=150)
Thâm niên công tác Số lượng Tỷ lệ
1-2 năm 31 20.7
2-3 năm 38 25.3
3-5 năm 60 40.0
5 năm trở lên 21 14.0
Tổng 150 100.0
Về thâm niên công tác của số cán bộ xã hội tham gia điều tra, chiếm tỷ lệ cao nhất ở nhóm cán bộ có thâm niên công tác từ 3-5 năm chiếm 40,0% số người tham gia trả lời; chiếm tỷ lệ cao thứ hai là số cán bộ có thâm niên công tác từ 2-3 năm chiếm 25,3%; số cán bộ có từ 1-2 năm thâm niên công tác chiếm 20,7% số người tham gia trả lời. Số cán bộ có thâm niên công tác từ 5 năm trở lên tham gia điều tra chiếm 14,0%. Thâm niên công tác của cán bộ tham gia điều tra còn cho thấy số năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực mà họ đang tham gia, từ kinh nghiệm thực tiễn mà học có được có tác động khá lớn tới chất lượng cũng như hoạt động kiểm huấn của họ đối với sinh viên ngành CTXH. Về định hướng thời gian hiện tại và tương lai, cần chú trọng tới công tác đào tạo, tập huấn, trang bị các kiến thức, kỹ năng mới cho các cán bộ được đào tạo trước đó. Xây dựng hệ thống mạng lưới CTXH và hoạt động kiểm huấn CTXH một cách chuyên nghiệp để cán bộ có kinh nghiệm công tác và số cán bộ trẻ được trao đổi, trau dồi kiến thức chuyên môn, đồng thời trợ giúp sinh viên ngành CTXH tham gia thực tập dưới cơ sở một cách thuân lợi hơn.
Biểu đồ 2.5. Nhận xét về đặc điểm cán bộ KHV CTXH ở Việt Nam hiện nay
Từ kinh nghiệm làm việc thực tế dưới cơ sở, khi được hỏi cán bộ xã hội về ý kiến nhận xét, về các đặc điểm của cán bộ kiểm huấn CTXH ở Việt Nam hiện nay, thông qua hoạt động điều tra thu được kết quả như sau: Ở mức nhận xét các đặc điểm của kiểm huấn viên CTXH ở mức "tốt" chiếm tỷ lệ cao nhất ở đặc điểm "khẳm năng học tập và làm việc" của KHV, chiếm 41,3%; cũng ở mức đánh giá này, chiếm tỷ lệ cao thứ hai với 39,3% ở đặc điểm "Kỹ năng giao tiếp tổng hợp"; "đạo đức nghề nghiệp" chiếm 38,0%; "Lòng yêu nghề" chiếm 36,0%; "Trình độ chuyên môn" chiếm 30,7% và "Khả năng phối hợp với các cơ quan chính quyền" chiếm 20,0%. Điều đáng quan tâm nhất, là đặc điểm về trình độ chuyên môn và khả năng phối hợp với các cơ quan chính quyền của KHV vẫn chưa được đánh giá cao trong khi ở những KHV này có những kỹ năng giao tiếp tổng hợp khá tốt, nếu biết phát huy tốt khả năng, thế mạnh này thì các kỹ năng này sẽ giúp ích cho công việc của họ rất nhiều.
Số cán bộ xã hội đưa ra nhận xét về các đặc điểm của KHV CTXH ở mức "bình thường" chiếm tỷ lệ cao nhất ở đặc điểm về "trìh độ chuyên môn" với 62,7%, điều này phản ánh khá rõ nét về chuyên môn, nghiệp vụ của KHV
CTXH hiện nay còn chưa đảm bảo, các kiến thức, kỹ năng về kiểm huấn của họ dựa trên kinh nghiệm làm việc có được, họ chưa được đào tạo một cách bài bản để có kiến thức chuyên môn và các kỹ năng nghiệp vụ một cách bài bản, chuyên nghiệp; ở các đặc điểm khác cũng được cán bộ xã hộ tam gia trả lời đánh giá ở mức "bình thường" chiếm tỷ lệ cũng rất cao như: chiếm tỷ lệ cao thứ hai là đặc điểm "Khả năng phối hợp với các cơ quan chính quyền" chiếm 57,3%; "Lòng yêu nghề" chiếm 56,0%; "Khả năng làm việ và học tập" chiếm 45,3%; "Đạo đức nghề nghiệp" chiếm 43,3% và "Kỹ năng giao tiếp tổng hợp" chiếm 36,0%. Như vậy, có thể thấy một điều khá rõ đó là từ kiến thức chuyên môn cho đến các kỹ năng, khả năng nghề nghiệp khác của KHV CTXH hiện nay còn chưa được đánh giá cao, những kinh nghiệm và kiến thức, kỹ năng mà họ có được là qua làm việc thực tế có được, họ chưa được đòa tạo một cách bài bản.
Tuy nhiên, điều đáng quan tâm là ó một tỷ lệ nhất định số người tham gia trả lời, đánh giá về các đực điểm của KHV CTXH ở mức "không tốt" chiếm tỷ lệ cao nhất ở đặc điểm "Khả năng phối hợp với các cơ quan chính quyền" chiếm 16,0%; chiếm tỷ lệ cao thứ hai là đặc điểm "Kỹ năng giao tiếp tổng hợp" chiếm 12,7%; các đặc điểm khác chiếm tỷ lệ số người tham gia trả lời không đáng kể như: Đạo đức nghề nghiệp chiếm 9,3%; Khả năng làm việc và học tập chiếm 7,3%; Trình độ chuyên môn chiếm 2,7% và Lòng yêu nghề chiếm thấp nhất là 2,0%. Đây là những đánh giá, nhận xét khá khách quan dựa trên những hiểu biết, kinh nghiệm, năng lực bản thân cua số cán bộ xã hội tham gia trả lời, đây là những yếu tố quan trọng nhằm đóng góp cho hoạt động kiểm huấn đàn khắc phục được những khó khăn hạn chế, phát huy các lợi thế có được để dần đưa hoạt động kiểm huấn CTXH hiện nay đi vào chuyên nghiệp.
về kiến thức và năng lực kiểm huấn, song họ lại thực hiện công việc kiểm huấn của bản thân khá nhiệt tình, họ luôn quan tâm tới tất cả những thắc mắc, băn khoăn, khó khăn, vướng mắc mà sinh viên gặp phải trong quá trình đi thực tập tạp cơ sở, họ luôn yêu nghề, đề cao các giá trị đao đức của nghề, chia sẻ với sinh viên nhiều kinh nghiệm quý báu về quá trình làm việc với đối tượng" (Ý kiến PVS anh Phan Văn S, sinh viên ngành công tác xã hội trường KHXH&NV).
Bảng 2.12. Đánh giá về năng lực chung của KHV CTXH tại cơ quan làm việc theo nhóm tuổi
(Đơn vị: %; N=150) Nhóm tuổi Tổng Ý kiến đánh giá 25-29 30-34 35-40 Tốt N 6 0 4 10 % 4.0 0 2.7 6.7 Chưa tốt N 8 6 2 16 % 5.3 4.0 1.3 10.7 Bình thường N 32 32 50 114 % 21.3 21.3 33.3 76.0
Không biết/khó nói N 0 10 0 10
% 0 6.7 0 6.7
Tổng N 46 48 56 150
% 30.7 32.0 37.3 100.0
Kết quả điều tra cho thấy số người đánh giá năng lực chung của KHV CTXH ở mức "bình thường" chiếm tỷ lệ cao nhất với 76,0% (tương đương với 114 người tham gia trả lời), trong đó nhóm tuổi 35-40 chiếm số người tham gia trả lời cao nhất với 33,3%; hai nhóm tuổi còn lại là 25-29 và 30-34 cùng chiếm chung tỷ lệ là 21,3%. Tuy nhiên, điều đáng nói là vẫn còn một tỷ lệ nhất định số người tham gia trả lời cho biết, năng lực của KHV còn "chưa tốt" chiếm 10,7% số người tham gia trả lời, trong đó nhóm tuổi 25-29 có số
người trả lời cao nhất chiếm 5,3%; nhóm tuổi 30-34 chiếm 4,0% và chiếm thấp nhất ở nhóm tuổi 35-40 chiếm 1,3%. Ở mức đánh giá là "tốt" chiếm 6,7% số người tham gia trả lời, tập trung ở hai nhóm tuổi là 25-29 chiếm 4,0% và 35-40 chiếm 2,7%. Ở mức đánh giá là "Không biết/khó nói" chiếm tỷ lệ người tham gia trả lời không đáng kể, nằm ở nhóm tuổi 30-34 chiếm 6,7%, hai nhóm tuổi còn lại không có người tham gia trả lời.
Nhìn chung, năng lực chuyên môn về lĩnh vực kiểm huấn CTXH của cán bộ kiểm huấn còn ở mức trung bình, sở dĩ năng lực của đại đa số KHV CTXH đều ở mức trung bình là do nhiều nhân tố tác động, vừa do nguyên nhân khách quan từ cơ quan và bên ngoài cơ quan và nguyên nhân xuất phát từ phía cán bộ làm công tác kiểm huấn CTXH. Vì vậy, trong giai đoạn hiện tại và trước mắt, cần có những định hướng trong công tác đào tạo, cũng như cơ cấu nguồn nhân lực làm CTXH nói chung và làm công tác kiểm huấn nói riêng, nhằm đáp ứng tốt cho yêu cầu công việc và đòi hỏi thực tế.
"Hằng năm năm trung tâm vẫn đón sinh viên đến thực tập, cán bộ kiểm huấn như chúng tôi thường thì là những người làm việc lâu năm tại trung tâm, được cử ra để hướng dẫn sinh viên thực tập, giải quyết các khó khăn mà các em vướng mắc phải. Tuy nhiên, về mặt bằng chung thì tôi thấy đa phần kiểm huấn viên đều chưa được đào tạo một cách bài bản, chuyên nghiệp, chính vì vậy mà chất lượng hoạt động kiểm huấn cũng bị ảnh hưởng, chúng tôi chỉ làm công tác hướng dẫn các em sinh viên, chứ về bản chất thế nào là kiểm huấn, công tác kiểm huấn phải trải qua những quy trình nào thì chúng tôi vẫn chưa thực hiện được, vì vậy tôi cũng mong nếu còn thực hiện công việc kiểm huấn cho sinh viê thì cơ quan và các cơ sở đòa tạo cần cung cấp những tài liệu, tổ chức các lớp tập huấn chia sẻ kinh nghiệm, kỹ năng kiểm huấn để chúng tôi thực hiện công việc kiểm huấn của mình một cách bài bản"
Biểu đồ 2.6. Yếu tố quyết định hiệu quả làm việc của cán bộ kiểm huấn
(Đơn vị: %; N=150)
Qua kết quả điều tra cho thấy, yếu tố quyết định đến hiệu quả làm việc của kiểm huấn viên ở cơ quan, từ việc lựa chọn 3 yếu tố trong phần trả lời của mình, Yếu tố "kỹ năng chuyên môn" chiếm tỷ lệ cao nhất với 72,7% số người trả lời, đây là yếu tố được người tham gia trả lời đánh giá khá cao. Tỷ lệ cao thứ hai ở yếu tố "Đạo đức nghề nghiệp" chiếm 57,3% số người tham gia trả lời; ở các yếu tố khác chiếm tỷ lệ trung bình như: Lòng yêu nghề chiếm 45,3%; Sự hiểu biết của xã hội về CTXH chiếm 44,7%; Chế độ công tác, làm việc chiếm 36,0%; Chính sách của Nhà nước về kiểm huấn chiếm 33,3% và chiếm tỷ lệ thấp nhất ở yếu tố "Cơ hội thăng tiến" với 10,7%; ở yếu tố "Đối tượng cần được giúp đỡ và "Sự ủng hộ của gia đình, người thân" không có người trả lời.
Có thể thấy một điều khá rõ, đó là kỹ năng chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp là 2 yếu tố quan trọng được đông đảo người tham gia trả lời đánh giá rất cao, đây là hai yếu tố tiên quyết cần phải có ở một người cán
bộ làm công tác kiểm huấn CTXH. Nhìn chung, các yếu tố khác đều chiếm một vai trò nhất định và có tác động nhất định đến hiệu quả hoạt động kiểm huấn, song quyết định trực tiếp đến hoạt động kiểm huấn liên quan trực tiếp tới "Kỹ năng chuyên môn" và "Đạo đức nghề nghiệp". Vì vậy, để đẩy mạnh phát triển nghề CTXH nói chung và hoạt động kiểm huấn CTXH nói riêng thì cần có chính sách đòa tạo nâng cao kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ và năng lực kiểm huấn cho cán bộ xã hội, kết hợp với giáo dục đạo đức nghề nghiệp nhằm đưa hoạt động kiểm huấn dần đi vào chuyên nghiệp với đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm huấn đảm bảo số lượng và chất lượng.
Bảng 2.13. Thông tin về cán bộ được đào tạo kiểm huấn CTXH tại cơ quan
(Đơn vị: %; N=150)
Cán bộ được đào tạo kiểm huấn CTXH tại cơ quan Số lượng Tỷ lệ
Tất cả đều được đào tạo chuyên ngành CTXH 9 6.0
Đa số được đào tạo đúng chuyên ngành CTXH 18 12.0
Khoảng 1/2 cán bộ được đào tạo đúng chuyên ngành CTXH 30 20.0
Chỉ có 1 số được đào tạo đúng chuyên ngành CTXH 82 54.7
Không có ai được đào tạo đúng chuyên ngành CTXH 11 7.3
Tổng 150 100.0
Từ kết quả điều tra cho thấy, số cán bộ tham gia trả lời cho biết tại cơ quan họ số cán bộ hiện đang làm công tác kiểm huấn tại cơ quan "Chỉ có 1 số được đào tạo đúng chuyên ngành CTXH" chiếm tỷ hơn 1/2 số người tham gia trả lời, với 54,7%, đây là một hạn chế lớn khiến cho nghề CTXH còn chưa đi vào chiều sâu và mang tính chuyên nghiệp cao; Số người tham gia trả lời cho biết ở cơ quan họ có "Khoảng 1/2 cán bộ được đào tạo đúng chuyên ngành CTXH" chiếm 20,0% số người tham gia trả lời; có một tỷ lệ nhất định số cán bộ tham gia điều tra cho biết tại cơ quan họ có "Đa số cán bộ được đào tạo
đúng chuyên ngành CTXH" chiếm 12,0% và "Tất cả đều được đào tạo chuyên ngành CXTH" chiếm 6,0%. Bên cạnh đó, vẫn có một số lượng nhất định người tham gia trả lời cho biết ở cơ quan họ "Không có ai được đào tạo đúng chuyên ngành CTXH" chiếm 7,3%. Qua kết quả điều tra cho thấy thực trạng đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm huấn ở nước ta còn nhiều hạn chế, đây chính là nguyên nhân căn bản khiến cho nghề CTXH nói chung và hoạt động kiểm huấn lĩnh vực CTXH còn chưa đi vào chiều sâu và mang tính chuyên nghiệp, trên thực tế là tại nhiều cơ sở xã hội vẫn còn thiếu khá nhiều cán bộ làm tốt nghiệp ngành CTXH. Bên cạnh đó, số cán bộ cũ thì yếu về kiến thức thức chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp, chính vì vậy hoạt động kiểm huấn của họ ảnh hưởng lớn tới chất lượng kiểm huấn đối với sinh viên ngành CTXH hiện đang thực tập tại đó. Ngoài ra, nhiều cơ sở xã hội, khi sinh viên đến thực tập họ được chính thủ trưởng cơ quan cắt cử làm kiểm huấn viên hỗ trợ sinh viên trong quá trình thực tập, song chuyên ngành mọ họ tốt nghiệp không có liên quan đến hoạt động CTXH hay hoạt động kiểm huấn, vì vậy họ hoạt động và tiến hành vai trò kiểm huấn cho sinh viên bằng các kiến thức thực tế mà họ có được, chính những hạn chế bất cập này sẽ ảnh hưởng phần nào tới chất lượng kiểm huấn và chất lượng kết quả thực tập của sinh viên ngành CTXH.
Điều này dẫn đến một thực trạng: đội ngũ kiểm huấn viên chuyên nghiệp của Việt Nam không những yếu về chất lượng mà còn thiếu cả về số lượng và để hiện thực hóa mong đợi này trong thực tế không phải là một nhiệm vụ đơn