Những Thuận lợi

Một phần của tài liệu Hoạt động kiểm huấn của nhân viên xã hội đối với sinh viên ngành công tác xã hội, tại các cơ sở xã hội trên địa bàn hà nội (Trang 100 - 103)

8. Phương pháp nghiên cứu

3.1.1.Những Thuận lợi

Các chính sách liên quan đến CTXH cũng ngày càng toàn diện hơn, bao trùm các nhu cầu cơ bản của đối tượng như về nuôi dưỡng, giáo dục, chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng, hướng nghiệp, dạy nghề… Đến nay đã có 4 Nghị định, 4 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, 6 Thông tư Liên tịch; 4 Thông tư được ban hành nhằm thúc đẩy, phát triển nghề CTXH, đây cũng chính là nền tảng cơ sở để phát triển hoạt động kiểm huấn trong lĩnh vực CTXH. Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật này đã tạo tiền đề pháp lý quan trọng giúp các Bộ, ngành, địa phương từng bước phát triển nghề CTXH chuyên nghiệp tại Việt Nam.

Về củng cố, phát triển mạng lưới các cơ sở cung cấp dịch vụ CTXH, thì hiện nay Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội và Bộ Nội vụ cũng đã hướng dẫn các địa phương về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các mô hình Trung tâm CTXH; đồng thời, phối hợp với Bộ Tài chính hỗ trợ cho trên 30 tỉnh, thành phố xây dựng mô hình trung tâm CTXH, nâng tổng số cơ sở có liên quan đến cung cấp dịch vụ CTXH là 432 cơ sở, tổng số cán bộ, nhân viên CTXH hiện đang làm việc tại các cơ sở liên quan đến cung cấp dịch vụ CTXH và mạng lưới tại cấp xã gồm 35.000 người. Hiện nhiều mô hình trung tâm CTXH đã vận hành rất hiệu quả, như Trung tâm CTXH tỉnh Quảng Ninh, Đà Nẵng, Bến Tre, Long An, Thanh Hóa, Hồ Chí Minh…

Bên cạnh đó, hệ thống tổ chức bộ máy và đội ngũ nhân viên CTXH làm việc trong lĩnh vực an sinh xã hội ngày càng được mở rộng. Đó là những

người làm việc trong các lĩnh vực chăm sóc và bảo vệ trẻ em, trợ giúp người khuyết tật, trợ giúp các cá nhân, gia đình tan vỡ, phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm; chăm sóc bệnh nhân tâm thần, chăm sóc - trợ giúp người nhiễm và ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, giảm nghèo và trợ giúp người cao tuổi. Mạng lưới cộng tác viên CTXH cũng đã được thiết lập, đã có 21 tỉnh, thành phố phê duyệt kế hoạch thành lập mạng lưới cộng tác viên CTXH với tổng số 8.784 cộng tác viên, góp phần trợ giúp cho các nhóm đối tượng bảo trợ xã hội, người nghèo và các đối tượng xã hội khác tiếp cận, thụ hưởng các chính sách phúc lợi xã hội, y tế, giáo dục, học nghề, tìm việc làm để ổn định cuộc sống.

Trong đào tạo CTXH đã có khoảng 40 trường đại học, cao đẳng và 20 cơ sở dạy nghề tổ chức đào tạo, dạy nghề CTXH; một số trường đã đào tạo thạc sĩ CTXH. Các tổ chức quốc tế cũng đã quan tâm hỗ trợ phát triển nghề CTXH trên nhiều lĩnh vực. Công tác tuyên truyền đã đạt được những hiệu quả nhất định với hàng trăm tin, bài liên quan đến phát triển nghề CTXH tại Việt Nam; giúp nhân dân và cán bộ các cấp, các ngành hiểu biết về vai trò, nhiệm vụ và dịch vụ CTXH. Đấy là những tiền đề, nền tảng căn bản để hình thành mạng lưới kiểm huấn viên chuyên nghiệp ở nước ta.

Nhận thức về hoạt động kiểm huấn ngày một được nâng cao: Đề án 32 với mục tiêu phát triển mạng lưới CTXH trên cả nước và ở tất cả các lĩnh vực, đây chính là tiền đề quan trong giúp cho CTXH nói chung và hoạt động kiểm huấn CTXH nói chung được phát triển một cách chuyên nghiệp, bài bản. Sau 4 năm thực hiện chính sách đầu tư, phát triển CTXH thì nhận thức của những người làm CTXH và của xã hội có sự chuyển biến rõ rệt, nhiều cơ sở xã hội đã có nhân viên xã hội tốt nghiệp chuyên ngành CTXH, đáng chú ý là những cơ sở này còn sử dụng những người được đào tạo về CTXH đảm nhiệm công việc kiểm huấn, đây cũng chính là những thuận lợi bước đầu giúp cho hoạt

hội, của cán bộ các cơ quan cũng được nâng cao, nhiều cơ quan hiện đã và đang có kế hoạch xây đựng đội ngũ cán bộ CTXH làm công tác kiểm huấn chuyên nghiệp tại cơ quan, khi chưa có một cơ sở đào tạo kiểm huấn viên chuyên nghiệp, thì việc sử dụng cán bộ tốt nghiệp chuyên ngành CTXH làm KHV là giải pháp tốt nhất, tuy nhiên cần đào tạo bổ sung các kiến thức chuyên liên quan đến nghiệp vụ kiểm huấn cho họ thông qua tài liệu, qua tập huấn, qua hội thảo chia sẻ kinh nghiệm...

Trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp của của đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm huấn, được đào tạo rất bài bản: Theo số liệu báo cáo của Bộ LĐ- TB&XH Đến nay, sau 4 năm thực hiện Đề án 32, cả nước có 32 trung tâm CTXH ở các tỉnh, thành. Dự kiến đến năm 2015 trung tâm CTXH sẽ có ở tất cả các tỉnh thành trong cả nước. Đây là một cố gắng lớn của Đảng và Nhà nước ta để tất cả các tỉnh, thành đều có một trung tâm dịch vụ công tác xã hội trong các lĩnh vực bảo trợ xã hội với người khuyết tật, người cao tuổi, người dễ bị tổn thương; phòng chống tệ nạn xã hội; chăm sóc trẻ em... nhằm đảm bảo sự công bằng vùng miền về chăm sóc, giúp đỡ, tạo điều kiện cho người yếu thế hoà nhập cộng đồng. Cả nước đã tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho 30.000 cán bộ, nhân viên công tác xã hội, tổ chức đào tạo hệ vừa làm vừa học trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp cho khoảng 13.000 người; phối hợp với các địa phương tổ chức đào tạo 135 giảng viên dạy nghề công tác xã hội cho các trường cao đẳng, trung cấp nghề trong cả nước; đào tạo 4 lớp với 160 cán bộ, quản lý CTXH cấp cao... Ngoài ra, còn nâng cao năng lực cho các cơ sở bảo trợ xã hội, phối hợp với 7 tỉnh kiểm tra giám sát việc triển khai thí điểm các trạm y tế cấp xã hỗ trợ, phục hồi chức năng cho nạn nhân bom mìn. Chỉ tính riêng trong năm 2013, ngân sách trung ương đã hỗ trợ các tỉnh, thành phố tổ chức tập huấn nâng cao năng lực, bồi dưỡng nghiệp vụ cho 5.000 cán bộ, nhân viên CTXH, đào tạo tại chức hệ vừa học vừa làm cho 2.625 người.

Nhà nước, các Bộ, Ban, Ngành đang có nhiều chương trình, chính sách đầu tư nhằm phát triển mạng lưới kiểm huấn CTXH: Nghề CTXH đã được chính thức công nhận. Nhà nước áp dụng ngạch, bậc lương đối với các ngạch viên chức công tác xã hội; quy định tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch viên chức công tác xã hội; tiêu chuẩn đạo đức cán bộ, viên chức, nhân viên công tác xã hội, tiêu chuẩn, quy trình cung cấp dịch vụ công tác xã hội... dần đưa nghề CTXH đi vào quy chuẩn, bài bản. Bản thân những người làm CTXH đã phấn khởi và yên tâm với nghề. Đây chính là động lực, là “chìa khoá” tạo điều kiện cho nghề CTXH phát triển. Mặt khác với sự quan tâm, chỉ đạo của Chính phủ, của các Bộ, ngành, địa phương, tin tưởng rằng nghề CTXH ngày càng được coi trọng, và những đối tượng xã hội ngày càng có nhiều cơ hội được quan tâm, chăm sóc, góp phần thực hiện chính sách an sinh xã hội tốt đẹp.

Một phần của tài liệu Hoạt động kiểm huấn của nhân viên xã hội đối với sinh viên ngành công tác xã hội, tại các cơ sở xã hội trên địa bàn hà nội (Trang 100 - 103)