Những khó khăn

Một phần của tài liệu Hoạt động kiểm huấn của nhân viên xã hội đối với sinh viên ngành công tác xã hội, tại các cơ sở xã hội trên địa bàn hà nội (Trang 103 - 110)

8. Phương pháp nghiên cứu

3.1.2.Những khó khăn

Theo báo cáo của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, hiện cả nước có hơn 9 triệu người nghèo, 7,5 triệu người cao tuổi, 5,4 triệu người khuyết tật, 1,4 triệu trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, hơn 180.000 người nhiễm HIV, gần 170.000 người nghiện ma túy và hơn 15.000 người hoạt động mại dâm… Đây là những đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt, cần chăm sóc sức khỏe, được bảo vệ, che chở… Trái ngược với các con số trên, lực lượng làm CTXH của ta còn quá nhỏ bé với khoảng 35 nghìn người, hiện làm việc tại các trung tâm dịch vụ tư vấn, các cơ sở chăm sóc người già, người tàn tật, các trung tâm bảo trợ xã hội… trong đó có tới hơn 90% chưa qua đào tạo và chưa được xếp ngạch bậc lương, cũng như chưa có chế độ phụ cấp nghề nghiệp để lực lượng lao động này yên tâm gắn bó với công việc.

Chúng ta cũng biết, nghề CTXH mới xuất hiện trên thế giới được 16 năm, và ở nước ta, đây được coi là nghề mới xuất hiện khoảng 3 năm trở lại

CTXH ở nước ta phát triển hầu như tự phát, người làm công tác này chủ yếu với lòng nhiệt tình, tự nguyện tham gia. Đội ngũ chủ yếu là người của các tổ chức đoàn thể như Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Người cao tuổi, Hội Cựu chiến binh, cán bộ phường, xã, đôi khi là những người dân tự nguyện. Về thực chất, người làm CTXH đòi hỏi phải có rất nhiều kỹ năng bởi những đối tượng của lĩnh vực này rất phức tạp, thường là nhạy cảm, dễ bị tổn thương, có hành vi “lệch chuẩn” (trẻ em đường phố, người bệnh, các đối tượng nghiện hút, gái mại dâm…). Chính vì vậy, ngoài kiến thức, nhân viên CTXH cần phải được đào tạo nhiều về kỹ năng mềm bởi môi trường, giờ giấc làm việc, phong cách ăn mặc hay thậm chí là cách nói chuyện của mỗi đối tượng là khác nhau và cũng khá đặc biệt; do vậy, nhân viên CTXH cũng phải theo tùy từng vấn đề của từng đối tượng mà họ tiếp xúc. Khuôn khổ pháp lý phát triển nghề CTXH chưa được hoàn chỉnh; mạng lưới các cơ sở cung cấp dịch vụ CTXH còn thiếu về số lượng, yếu về chất lượng, tính xã hội hóa chưa cao, chưa phát huy được vai trò của các tổ chức ngoài công lập. Đội ngũ cán bộ, nhân viên, cộng tác viên CTXH còn mỏng và chưa chuyên nghiệp; đa số được đào tạo từ ngành nghề khác. Công tác đào tạo CTXH tại các trường đại học, cao đẳng mới chỉ chú trọng đến số lượng; chưa gắn giữa đào tạo lý thuyết và thực hành; chưa có sự phối hợp giữa cơ sở đào tạo với các cơ sở/ đơn vị sử dụng nguồn nhân lực CTXH được đào tạo; các chương trình, giáo trình giảng dạy về CTXH còn thiếu, nhiều bất cập.

Mặt khác, do đối tượng được chăm sóc, phục vụ là những người đặc biệt nên cũng rất cần các nhân viên làm CTXH có đạo đức nghề nghiệp, có sự cảm thông, chia sẻ, nếu không, họ sẽ rất khó có thể tiếp xúc, gần gũi được với những đối tượng này. Do đó, chúng ta rất cần những cán bộ CTXH có trình độ chuyên môn, bản thân những người làm nghề phải có sự hiểu biết sâu sắc về tâm lý, phải có kỹ năng ứng xử, hiểu biết xã hội và đặc biệt phải có chuyên

môn nghiệp vụ. Như vậy, tự thân xã hội hiện đại đang có nhu cầu rất lớn về nghề này, đòi hỏi nó phải phát triển một cách chuyên nghiệp, có bài bản. Để có thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng lớn của xã hội cũng như đảm bảo công tác an sinh xã hội. Trước năm 2010, CTXH chưa được coi là một nghề, vì vậy, công tác đào tạo, bồi dưỡng cũng chưa được quan tâm, chú trọng. Đa phần nhân viên làm CTXH chưa được đào tạo cơ bản và đào tạo kỹ năng khoa học xã hội, kỹ năng nghề cần thiết về CTXH. Họ làm việc chủ yếu theo chủ quan và kinh nghiệm của bản thân. Do vậy, hiệu quả giải quyết các vấn đề xã hội, vấn đề của cá nhân, gia đình, nhóm và cộng đồng dân cư chưa cao, thiếu tính bền vững. Nhưng từ năm 2010, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án phát triển nghề CTXH giai đoạn 2010 - 2020 (Đề án 32). Một trong những mục tiêu của Đề án là trong giai đoạn 2010 - 2015, xây dựng và ban hành mã ngạch, chức danh, tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch viên chức công tác xã hội; tiêu chuẩn đạo đức cán bộ, viên chức, nhân viên công tác xã hội, tiêu chuẩn, quy trình cung cấp dịch vụ công tác xã hội: áp dụng ngạch, bậc lương đối với các ngạch viên chức công tác xã hội; đồng thời xây dựng, ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật có liên quan nhằm tạo môi trường pháp lý đồng bộ, thống nhất để phát triển nghề công tác xã hội. Cũng theo Đề án 32, từ năm 2010 - 2020, mỗi năm nước ta cần phải đào tạo và đào tạo lại 3.500 cán bộ, viên chức, nhân viên và cộng tác viên CTXH trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng và đại học. Như vậy, nhu cầu nhân lực có trình độ chuyên môn về CTXH ở nước ta là rất lớn. Đội ngũ cán bộ làm công tác xã hội chuyên nghiệp sẽ hỗ trợ rất lớn cho những người yếu thế, góp phần đảm bảo an sinh xã hội.

Đề án cũng đề ra các giải pháp cơ bản: rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật để tạo hành lang pháp lý đồng bộ, thống nhất nhằm phát

cộng tác viên CTXH; các đối tượng và dịch vụ CTXH để lập kế hoạch đào tạo, đào tạo lại về CTXH; đẩy mạnh hợp tác với các tổ chức quốc tế về cả 3 lĩnh vực kỹ thuật, kinh nghiệm và tài chính để phát triển nghề CTXH.... Thực tế Việt Nam cho thấy tại các cơ sở dịch vụ xã hội hiện nay, chức danh kiểm huấn viên vẫn chưa được thừa nhận. Nhiều nhân viên làm việc tại các cơ sở xã hội tuy nhận, thậm chí ký hợp đồng kiểm huấn cho sinh viên nhưng phần lớn trong số họ đều là những người chưa qua đào tạo về Công tác xã hội (cho dù chỉ là những đào tạo cơ bản ngắn hạn thông qua các lớp tập huấn) cũng như chưa được đào tạo về công tác kiểm huấn. Họ lại là những người có trình độ học vấn đa dạng khác nhau, tuổi đời và kinh nghiệm khác nhau. Vì vậy công tác kiểm huấn vẫn chưa đạt kết quả như mong đợi. Trên thực tế, nhiều người được gọi là kiểm huấn viên chỉ đóng vai trò giám sát hoặc tượng trưng trong quá trình thực hành của sinh viên. Những khó khăn trong hoạt động kiểm huấn như: cơ sở vật chất thiếu thốn, thiếu đội ngũ KHV chuyên nghiệp, thiếu kinh phí thực hiện... Chính là những nguyên nhân căn bản dẫn tới những khó khăn nhất định cho việc hình thành và phát triển lĩnh vực kiểm huấn trong CTXH. Từ thực tế điều tra cán bộ xã hội hiện đang làm việc tại các cơ sở xã hội về những khó khăn của hoạt động kiểm huấn cho thấy, cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động kiểm huấn của nhân viên xã hội phần lớn còn thiếu trầm trọng, nhất là các tài liệu, các sách chuyên khảo phục vụ cho hoạt động kiểm huấn còn thiếu, các phòng ban chuyên môn về kiểm huấn tại các cơ sở xã hội hầu như còn thiếu, nhiều cơ sở xã hội vẫn chưa có phòng làm việc cho kiểm huấn viên, dưới đây là kết quả đánh giá của nhân viên xã hội tham gia điều tra, cho biết về tình trạng cơ sở vật chất của cơ sở xã hội mà họ đang làm việc, công tác:

Bảng 2.14. Nhận xét về hệ thống tài liệu chuyên ngành kiểm huấn CTXH ở Việt Nam hiện nay

(Đơn vị: %; N=150)

Nhận xét Tài liệu tiếng Việt

Tài liệu tiếng nước ngoài

Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ

Thiếu trầm trọng 38 25.3 59 39.3

Thiếu 70 46.7 46 30.7

Đầy đủ 27 18.0 29 19.3

Tương đối đầy đủ 15 10.0 9 6.0

Dư thừa 0 0 0 0

Không biết 0 0 7 4.7

Tổng 150 100.0 150 100.0

Số người tham gia trả lời cho biết hệ thống tài liệu chuyên ngành kiểm huấn CTXH ở Việt Nam còn thiếu, thậm chí là thiếu trầm trọng. Vì vậy, kết quả điều tra cho thấy, tỷ lệ người tham gia trả lời cho biết hệ thống tài liệu tiếng Việt và tài liệu tiếng nước ngoài ở nước ta còn rất ít, đánh giá về tài liệu tiếng Việt ở tình trạng "Thiếu" chiếm số người tham gia trả lời cao nhất với 46,7%. Trong khi ở tài liệu tiếng nước ngoài ở tình trạng "thiếu trầm trọng" chiếm tỷ lệ cao nhất vớ 39,3% số người tham gia trả lời. Chỉ có một tỷ lệ khá ít người tham gia trả lời cho biết hệ thống tài liệu chuyên ngành kiểm huấn CTXH là "đầy đủ" và "tương đối đầy đủ", ở tài liệu tiếng Việt là 18,0% và 10,0%; ở tài liệu tiếng nước ngoài là 19,3% và 6,0%; ở tình trạng dư thừa không có người trả lời và một tỷ lệ nhỏ số người tham gia trả lời cho biết "không biết" về tình trạng tài liệu kiểm huấn CTXH tiếng nước ngoài. Việc đánh giá của những người tham gia trả lời về tình trạng tài liệu chuyên ngành kiểm huấn CTXH (tiếng Việt và tiếng nước ngoài) chỉ mang tính chất tương đối, dựa trên cơ sở hiểu biết chủ quan của cá nhân họ; mà dựa trên hiện trạng

những cơ sở xã hội cho thấy ở nước ta cả tài liệu tiếng Việt và tiếng nước ngoài về chuyên ngành còn thiếu khá nhiều, chính vì thế công tác đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm huấn trong lĩnh vực CTXH còn gặp nhiều khó khăn, bất cập.

Do thiếu tài liệu về kiểm huấn lĩnh vực CTXH vì vậy cán bộ dưới cơ sở thiếu tài liệu để tham khảo, họ muốn cập nhật thêm các kiến thức về chuyên ngành kiểm huấn CTXH song không biết tìm từ nguồn nào, điều này ảnh hưởng ít nhiều tới năng lực chuyên môn của cán bộ xã hội làm công tác kiểm huấn dưới cơ sở, từ đó tác động tới chất lượng thực tập, thực hành của sinh viên dưới cơ sở. Vì vậy,, trong thời gian hiện tại và trước mắt, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và chất lượng đội ngũ làm CTXH nói chung và đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm huấn lĩnh vực CTXH nói riêng, thì cần tăng cường hơn nữa việc biên soạn, nghiên cứu ra các tài liệu về kiểm huấn CTXH trong nước. Đồng thời cập nhật các tài liệu ngoài nước từ nhiều ngôn ngữ khác nhau. Hoạt động kiểm huấn CTXH trên thế giới có sự phát triển nhanh và mạnh hơn ở Việt Nam, hệ thống tài liệu ngoài nước thuộc các ngôn ngữ khác nhau có rất nhiều, song đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm huấn và sinh viên ngành CTXH cần trau dồi khả năng ngoại ngữ để tiếp cận tốt hơn với nguồn tài liệu phong phú và đa dạng này.

Cơ sở thực hành có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giúp sinh viên áp dụng lý thuyết vào thực tiễn. Thông qua thực hành tại cơ sở, sinh viên bước đầu sử dụng kiến thức đã được học để giải quyết các công việc cụ thể, hình thành kỹ năng cần thiết sau khi ra trường.

Hiện nay, hệ thống các cơ sở thực hành, thực tập cho sinh viên còn thiếu đặc biệt những cơ sở cung cấp các dịch vụ có tính chuyên nghiệp. Mặc khác số lượng không phải cơ sở nào cũng chấp nhận cho sinh viên thực hành. Không chỉ thế, thông tin về các cơ sở thực hành cho sinh viên chưa được.

Điều này xảy ra một phần là bởi công tác phát triển mạng lưới công tác xã hội ở Việt Nam vẫn chưa chính thức hóa. Mạng lưới các dịch vụ công tác xã hội sinh viên có thể thực hành vẫn đang trong quá trình xây dựng, do đó, mỗi khi tổ chức thực hành công tác xã hội cho sinh viên, các giảng viên thường mất nhiều thời gian tìm các cơ sở sẵn sàng tiếp nhận sinh viên. Một thực tế thường thấy là một số lượng sinh viên khá đông đều thực tập tại một số cơ sở quen thuộc, dẫn đến hiệu quả không cao. Còn nếu xét tới thực hành trong phát triển cộng đồng, khó khăn này còn rõ nét hơn. Việc liên hệ địa bàn thường mang tính chất tự phát và thông qua sự tự liên hệ của cá nhân sinh viên. Sinh viên thường thực hành tại một số cơ sở quen thuộc trong thành phố mình theo học. Số lượng sinh viên thực tập tại một cơ sở cũng khá đông. Các lượt sinh viên thực tập hàng năm cũng khá nhiều. Chính vì vậy, sinh viên khó tìm được thân chủ cũng như làm việc hiệu quả với thân chủ khi mà thân chủ đã được nhiều sinh viên trước đó khai thác. Sinh viên cũng sẽ không dễ dàng được học hỏi hay tham gia trực tiếp những hoạt động liên quan đến chuyên môn khi đến cơ sở thực tập. Tại một số cơ sở thực hành, sinh viên không được giao những công việc liên quan đến ngành nghề đang học, thậm chí phải làm nhiều công việc như lau dọn, nấu ăn…

Nhận thức của các cơ sở thực hành, thực tập dành cho sinh viên đa phần còn hạn chế nên khi sinh viên đến thực hành, họ khó có thể tham gia trực tiếp vào các hoạt động của cơ sở. Mặc dù hoạt động trong lĩnh vực công tác xã hội nhưng nhiều trung tâm bảo trợ xã hội, nhiều tổ chức hỗ trợ người yếu thế chưa nhận thức đúng đắn, khoa học về công tác xã hội. Do đó, khi tiếp nhận sinh viên thực tập, họ gặp khó khăn, bỡ ngỡ trong hướng dẫn, kiểm huấn cho sinh viên. Sự tương tác này thể hiện trong các hoạt động trao đổi chuyên môn công tác xã hội cũng như đánh giá sinh viên.

Mối quan hệ cộng tác giữa trường đại học và các cơ sở thực hành thiếu chuyên nghiệp, thiếu cơ sở pháp lý cụ thể là rào cản để các cơ sở xã hội từ chối tiếp nhận sinh viên thực hành, hoặc có tiếp nhận cũng không hỗ trợ cho sinh viên như mong muốn của nhà trường. Sự có mặt của sinh viên đã gây cản trở và gia tăng khối lượng công việc cho nhân viên các cơ sở xã hội.

Thiếu kinh phí chi trả cho đội ngũ kiểm huấn viên, điều này khiến cho công việc của các giảng viên thực hành khó khăn hơn vì quá trình triển khai thực hành cho sinh viên, các giảng viên cần cộng tác, tương tác thường xuyên với các cán bộ của các cơ sở này, tuy nhiên sự hỗ trợ của các kiểm huấn viên tại cơ sở hiện nay mang tính chất ban ơn, nếu thích thì họ giúp đỡ sinh viên. Hoặc các kiểm huấn viên quá bận với nhiệm vụ của mình và không có thời gian hướng dẫn sinh viên. Trong điều kiện đó, sinh viên rất khó khăn để học hỏi hay thực hành công tác xã hội đúng nghĩa.

Một phần của tài liệu Hoạt động kiểm huấn của nhân viên xã hội đối với sinh viên ngành công tác xã hội, tại các cơ sở xã hội trên địa bàn hà nội (Trang 103 - 110)