8. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Hình thức kiểm huấn
Hiện nay hoạt động kiểm huấn tại Việt Nam còn đang ở các hình sơ khai, chưa trở thành một hoạt động chủ đạo trong nhiều cơ quan, tổ chức do nhiều yếu tố tác động như: Thiếu tài liệu giảng dạy bộ môn này, cán bộ đang làm công tác kiểm huấn chưa có chuyên môn sâu do được điều động từ các chuyên ngành gần với CTXH và các chuyên ngành khác phụ trách hoạt động kiểm huấn cho sinh viên thực tập; hoạt động kiểm huấn CTXH còn chưa phải hoạt động chủ đạo tại nhiều cơ quan, tổ chức. Từ kết quả điều tra cho thấy:
Bảng 2.7. Hình thức hoạt động KHV CTXH ở Việt Nam theo giới tính người trả lời
(Đơn vị: %; N=150)
Ý kiến đánh giá Giới tính
Tổng Nam Nữ Chuyên ngiệp N 2 8 10 % 1.3 5.3 6.7 Bán chuyên nghiệp N 32 13 45 % 21.3 8.7 30.0
Giống các hoạt động kiểm tra, giám sát N 42 53 95
% 28.0 35.3 63.3
Tổng N 76 74 150
% 50.7 49.3 100.0
Qua kết quả điều tra cho thấy, hoạt đông động kiểm huấn trong lĩnh vực CTXH hiện nay còn bị đánh đồng với các hoạt động kiểm tra, giám sát; số người trả lời cho rằng tính sự chuyên nghiệp của hoạt động kiểm huấn CTXH ở Việt Nam còn chưa cao, vì vậy có gần 2/3 số người tham gia trả lời cho rằng kiểm huấn CTXH ở Việt Nam "Giống các hoạt động kiểm tra, giám sát", chiếm 63,3% số người trả lời (tương đương với 95 người trả lời), tỷ lệ này cũng có sự khác biệt ở nam giới và nữ giới tham gia trả lời, trong đó nữ giới chiếm tỷ lệ cao hơn so với nam giới, điều này có thể do việc nhận thức về hoạt động kiểm huấn CTXH còn chưa được phổ biến, số cán bộ thiếu kiến thức, chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ nhất định vì vậy họ chưa đánh giá hết được vai trò của hoạt động kiểm huấn, ngoài ra còn do nguyên nhân, chất lượng đội ngũ làm công tác kiểm huấn còn chưa cao, nhưng người làm công tác kiểm huấn hiện nay ở các cơ sở xã hội đa phần các kiến thức, kỹ năng kiểm huấn mà họ có được là thông qua làm việc thực tế, đôi khi thực hiện
nhiệm vụ kiểm huấn họ cũng nặng về kiểm tra, giám sát, vì vậy dễ khiến cho người khác đánh đồng và cho rằng giống hoạt động kiểm tra, giám sát.
Số người cho rằng hoạt động kiểm huấn CTXH ở Việt Nam hiện nay chỉ đang dừng lại ở mức "bán chuyên nghiệp" chiếm số lượng và tỷ lệ người tham gia trả lời cao thứ hai với 30,0% số người tham gia trả lời, tỷ lệ này ở nam giới cao gấp gần 2,5 lần so với nữ giới (nam giới 21,3%; nữ giới 8,7%), điều này cho thấy rằng hoạt động kiểm huấn CTXH ở nước ta còn chưa phổ biến, mạng lưới kiểm huấn viên còn khá mỏng, đội ngũ làm công tác kiểm huấn viên còn thiếu và yếu về chuyên môn, ở các cơ quan hiện nay kiểm huấn viên cho sinh viên ngành CTXH đến thực tập thường là những người công tác lâu năm, họ tốt nghiệp ở nhiều chuyên ngành khác nhau và làm ở các phòng ban, được thủ trưởng cơ quan chỉ định làm kiểm huấn viên cho sinh viên, họ sử dụng các kinh nghiệm làm việc thực tế để kiểm huấn, hỗ trợ, hướng dẫn sinh viên thự tập, thực hành tại cơ sở. Từ số liệu điều tra cũng có thể thấy, tỷ lệ người tham gia trả lời đưa ra đánh giá về tính chuyên nghiệp của hoạt động kiểm huấn ở Việt Nam ở mức "chuyên nghiệp" chiếm tỷ lệ khá thấp, chỉ với 6,7% tổng số người tham gia trả lời, trong đó nữ giới chiếm 5,3% cao hơn so với nam giới với 1,3%. Điều này phản ánh khá rõ nét thực trạng công tác kiểm huấn và mạng lưới kiểm huấn CTXH nước ta còn đang ở giai đoạn "sơ khai". Vì vậy, trong thời gian hiện tại và tương lai các cơ quan ban ngành các cấp, phối hợp cùng với các cơ sở đào tạo cần đưa ra định hướng đào tạo, phát triển đội ngũ làm công tác kiểm huấn mang tính chuyên nghiệp hơn.
Bảng 2.8. Hoạt động kiểm huấn tại cơ quan làm việc
(Đơn vị: %; N=150)
Chức năng hoạt động của cơ quan, có liên
quan đến hoạt động kiểm huấn CTXH Số lượng Tỷ lệ
Kiểm huấn là hoạt động duy nhất 0 0
Kiểm huấn là hoạt động chính 20 13.3
Kiểm huấn là môt trong những hoạt động chính 88 58.7
Kiểm huấn chỉ là hoạt động phụ 42 28.0
Tổng 150 100.0
Sau khi đề án 32 được Thủ tướng chính phủ ban hành năm 2010, thì CTXH chính thức được công nhận là một nghề ở Việt Nam, cũng từ đây hoạt động đào tạo nhân lực cung ứng cho các cơ quan, tổ chức sử dụng nguồn nhân lực tốt nghiệp chuyên ngành CTXH bắt đầu đi vào giai đoạn chuyên nghiệp hóa và mở rộng về quy mô. Tuy nhiên trên thực tế, các cơ quan chuyên trách về CTXH vẫn chưa hình thành, việc sử dụng nhân lực ngành CTXH chủ yếu ở nhưng cơ sở xã hội, các tổ chức xã hội; cũng vì vậy mà hoạt động kiểm huấn CTXH ở hầu hết các cơ sở xã hội hầu như là dựa vào các hoạt động khác, nó chỉ là hoạt động phụ. Qua kết quả điều tra cán bộ xã hội hiện đang làm việc tại các cơ sở xã hội cho thấy, chức năng hoạt động chính về kiểm huấn CTXH chưa có; ở ý kiến "Kiểm huấn là hoạt động duy nhất" không có người trả lời; trong khi chiếm tỷ lệ cao nhất ở số người cho biết cơ quan họ chức năng "Kiểm huấn là một trong những hoạt động chính" chiếm 58,7% số người tham gia trả lời, tức hoạt động kiểm huấn được đặt ngang hàng với các hoạt động chủ đạo khác tại cơ quan;
Ở ý kiến cho rằng "Kiểm huấn chỉ là hoạt động phụ" với 28,0% số người trả lời, số người này cho biết hoạt động kiểm huấn ở những cơ quan của họ chỉ là hoạt động phụ, do nhiều nguyên nhân khác nhau liên quan về hoạt động đặc thù của cơ quan, chức năng, nhiệm vụ và mục đích hoạt động của cơ quan
cho biết, hoạt động kiểm huấn ở cơ quan họ được xem là hoạt động chính chiếm 13,3% số người tham gia trả lời. Sau 4 năm CTXH được chính thức công nhận là một nghề chuyên nghiệp tại Việt Nam song số lượng các cơ sở xã hội, các tổ chức, cơ quan hoạt động chuyên trách về lĩnh vực CTXH vẫn còn khá hạn chế, điều này cũng là một nguyên nhân khiến cho hoạt động kiểm huấn CTXH ở nước ta còn chưa đi vào chiều sâu để trở thành hoạt động chủ đạo ở nhiều cơ quan, tổ chức.
Hiện nay, do đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm huấn ở nhiều cơ quan, tổ chức vẫn chưa được đào tạo một cách bài bản, chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, tại nhiều cơ quan tổ chức, chưa có phòng chuyên môn về CTXH, vì vậy rất khó khăn cho việc hình thành đội ngũ KHV chuyên nghiệp; các hoạt động CTXH của các cơ quan, tổ chức hiện đang được lồng ghép với các hoạt động khác của cơ quan, hoạt động kiểm huấn mới được xem là một mảng trong số các hoạt động chủ đạo tại một số ít các cơ quan, tổ chức. Vì vậy, hoạt động kiểm huấn còn mang nặng tính hình thức, chưa đi vào chiều sâu, nhiều người còn nhìn nhận sai lệch khi đồng nhất hoạt động kiểm huấn với hoạt động kiểm tra, giám sát tại cơ quan. Bởi vậy, cần thực hiện đồng bộ các biện pháp nhằm nâng cao nhận thức, quan điểm của cán bộ xã hội trong các cơ quan, tổ chức về công tác kiểm huấn trong lĩnh vực CTXH.