Hệ thống lý thuyết

Một phần của tài liệu Hoạt động kiểm huấn của nhân viên xã hội đối với sinh viên ngành công tác xã hội, tại các cơ sở xã hội trên địa bàn hà nội (Trang 27 - 32)

8. Phương pháp nghiên cứu

1.1.2.Hệ thống lý thuyết

1.1.2.1. Thuyết hệ thống sinh thái

Thuyết hệ thống sinh thái nhấn mạnh vào sự tương tác giữa con người với môi trường sinh thái của mình. Vì vậy, nguyên tắc tiếp chủ đạo của lý thuyết này là cuộc sống bình thường của con người phụ thuộc vào môi trường xã hội hiện tại của họ, con người luôn tồn tại trong các hệ thống khác nhau, bao gồm các hệ thống lớn và các tiểu hệ thống nó có tác động trực tiếp tới con người sống trong hệ thống đó.

Lý thuyết hệ thống trong CTXH có hai nhóm là lý thuyết hệ thống chung và lý thuyết hệ thống sinh thái, Lý thuyết hệ thống trong CTXH ứng dụng các khái niệm về hệ thống nói chung coi mỗi hệ thống có một ranh giới

hệ thống lớn hơn, các hệ thống có thể trao đổi với nhau (hệ thống mở) hay khép kín (hệ thống đóng); một tác động đầu vào sẽ dẫn tới một sản phẩm đầu ra qua hệ thống; một hệ thống có thể ổn định hay biến động. Lý thuyết hệ thống trong CTXH nhấn mạnh yếu tố xã hội, lý thuyết này được sử dụng để làm việc với các cá nhân, nhóm và cộng đồng, quan tâm chính của nó là làm thế nào cho các cá nhân, nhóm và cộng đồng có hành vi phù hợp với xã hội.

Hệ thống tự nhiên hoặc không chính thức: gia đình, bạn bè, nhóm người lao động tự do…

Hệ thống chính thức: nhóm cộng đồng, tổ chức đoàn, đội, công đoàn… Hê thống xã hội: bệnh viện trường học…

Công tác xã hội theo lý thuyết hệ thống và hệ thống sinh thái nhằm giúp cho người ta phù hợp hơn với xã hội (môi trường) bằng cách giảm bớt tác nhân gây căng thẳng, tăng cường các nguồn lức cá nhân và xã hội và sử dụng các nguồn lực này tốt hơn để có những chiến lược đương đầu tốt hơn với môi trường đáp ứng tốt hơn nhu cầu của con người

Mô hình hệ thống sinh thái bao gồm: Cộng đồng, gia đình cha mẹ, gia đình, cá nhân, các hệ thống bên trong

Quan điểm cá nhân trong môi trường: Có một hệ thống trật tự cơ bản của đời sống; Trật tự xã hội là bền vững và tiến trình động; Mọi hành vi con người đều có tính mục đích; Mọi mô hình tổ chức xã hội đều biểu hiện sự tự duy trì và các đặc điểm phát triển; Mọi tổ chức xã hội đều mạnh, lớn hơn việc tổng hợp các bộ phận [18]

Quan điểm của cá nhân trong môi trường: Phúc lợi là bản chất của con người và các tổ chức xã hội (đây là nền tảng quan điểm sức mạnh); Mọi tổ chức xã hội đều được mô tả, nghiên cứu giống như các hệ thống xã hội; Quan hệ xã hội là nền tảng cho mọi hệ thống xã hội; Tiến trình trợ giúp được nhìn nhận trong hoạt động CTXH chuyên nghiệp là sự hình thành một tiến trình xã hội tự nhiên

Xã hội càng hiện đại thì càng nảy sinh những áp lực cuộc sống: Sự chuyển đổi cuộc sống ví dụ như các giai đoạn phát triển, sự biến đổi về vị thế và vai trò, tái cấu trúc không gian cuộc sống. Những áp lực về môi trường ví dụ như những cơ hội bất bình đẳng những điều khắt khe và những tổ chức không phản hồi. Các tiến trình cá nhân ví dụ việc khám phá, kỳ vọng trái ngược nhau

Mối quan hệ giữa NVXH và thân chủ: Mối quan hệ trao đổi, cụ thể các khía cạnh như: Quan niệm xã hội về vị thế và vai trò ( như nỗi sợ cảu thân chủ về giai cấp vị thế chính thức của cán sự); Các chức năng và cấu trúc của cơ sở xã hội (giống như các chính sách); Các luận điểm về mặt chuyên môn (ví dụ đạo đức); Tăng cường khả năng xây dựng và giải quyết vấn đề cho thân chủ.

1.1.2.2. Thuyết nhu cầu xã hội

Tiếp cận thuyết nhu cầu là một hướng tiếp cận theo quan điểm nhân văn hiện sinh, đánh giá cao khả năng của con người và bản thân họ tự quyết định lấy cuộc sống của mình. Tiếp cận thuyết nhu cầu cho thấy con người cần phải đảm bảo được những nhu cầu cơ bản. Mọi vấn đề sai lệch xã hội đều do nhu cầu không được giải quyết. Trị liệu không phải là để giải quyết nhu cầu mà giúp thân chủ phân tích nguyên nhân vì sao nhu cầu không được đáp ứng và để đáp ứng nhu cần này thân chủ cần có những điều kiện gì. Nhu cầu chi phối mạnh mẽ đến đời sống tâm lý cũng như hành vi của con người. Nhân viên CTXH là những người gần gũi với đối tượng. Họ phải thức tỉnh để thân chủ đạt được những nhu cầu mà họ cần thiết trong cuộc sống. Nhu cầu là yếu tố tất yếu, cần thiết để đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của cá nhân. Nếu như nhu cầu được thỏa mãn thì sẽ tạo nên cảm giác thảo mái và an toàn cho sự phát triển và ngược lại, nếu không được đáp ứng thì sẽ gây nên sự căng thẳng và có thể dẫn tới những hậu quả nhất định gây mất “ thăng bằng” trong đời sống xã hội. Xã hội càng phát triển thì nhu cầu của con người ngày càng cao.

Vì thế nhu cầu là động lực bên trong kích thích cá nhân hoạt động, quyết định mọi hoạt động của con người.

Theo Maslow thì nhu cầu của con người được chia làm hai nhóm chính: nhu cầu cơ bản (basic needs) và nhu cầu bậc cao (meta needs) con người luôn có những nhu cầu nhất định từ nhu cầu sơ cấp đến các nhu cầu cao cấp. Chính vì vậy mà theo Maslow thì con người dù có khác nhau về nhiều khía cạnh nhưng đều có các nhu cầu trên, các nhu cầu đó được sắp xếp từ thấp đến cao, khi một nhu cầu được thỏa mãn thì các nhu cầu khác tạm thời lắng xuống và khi nhu cầu này được thỏa mãn thì nhu cầu khác lại xuất hiện.

Nhu cầu sinh lý: Đây là nhu cầu cơ bản để duy trì cuộc sống của con người như nhu cầu ăn uống, ngủ, nhà ở, sưởi ấm và thoả mãn về tình dục. Là nhu cầu cơ bản nhất, nguyên thủy nhất, lâu dài nhất, rộng rãi nhất của con người. Nếu thiếu những nhu cầu cơ bản này con người sẽ không tồn tại được. Đặc biệt là đối với những nhóm người dễ bị tổn thương, yếu thế trong xã hội vì họ bị hạn chế nhiều hoạt động và các chức năng xã hội bị thiếu hụt. Maslow quan niệm rằng, khi những nhu cầu này chưa được thoả mãn tới mức độ cần thiết để duy trì cuộc sống thì những nhu cầu khác của con người sẽ không thể tiến thêm nữa.

Nhu cầu về an toàn: An ninh và an toàn có nghĩa là một môi trường không nguy hiểm, có lợi cho sự phát triển liên tục và lành mạnh của con người. Nội dung của nhu cầu an ninh: An toàn sinh mạng là nhu cầu cơ bản nhất, là tiền đề cho các nội dung khác như an toàn lao động, an toàn môi trường, an toàn nghề nghiệp, an toàn kinh tế, an toàn ở và đi lại, an toàn tâm lý, an toàn nhân sự…Đây là những nhu cầu khá cơ bản và phổ biến của con người.

Những nhu cầu về quan hệ và được thừa nhận: Do con người là thành viên của xã hội nên họ cần nằm trong xã hội và được người khác thừa nhận. Nhu cầu này bắt nguồn từ những tình cảm của con người đối với sự lo sợ bị

cô độc, bị coi thường, bị buồn chán, mong muốn được hòa nhập, lòng tin, lòng trung thành giữa con người với nhau. Nội dung của nhu cầu này bao gồm các vấn đề tâm lý như: Được dư luận xã hội thừa nhận, sự gần gũi, thân cận, tán thưởng, ủng hộ, mong muốn được hòa nhập, lòng thương, tình yêu, tình bạn, tình thân ái là nội dung cao nhất của nhu cầu này.

Nhu cầu được tôn trọng: Nội dung của nhu cầu này gồm hai loại: Lòng tự trọng và được người khác tôn trọng.

Lòng tự trọng: bao gồm nguyện vọng muồn giành được lòng tin, có năng lực, có bản lĩnh, có thành tích, độc lập, tự tin, tự do, tự trưởng thành, tự biểu hiện và tự hoàn thiện.

Nhu cầu được người khác tôn trọng: gồm khả năng giành được uy tín, được thừa nhận, được tiếp nhận, có địa vị, có danh dự,… Tôn trọng là được người khác coi trọng, ngưỡng mộ. Khi được người khác tôn trọng cá nhân sẽ tìm mọi cách để làm tốt công việc được giao. Do đó nhu cầu được tôn trọng là điều không thể thiếu đối với mỗi con người.

Nhu cầu tự thể hiện: Maslow xem đây là nhu cầu cao nhất trong cách phân cấp về nhu cầu của ông. Đó là sự mong muốn để đạt tới, làm cho tiềm năng của một cá nhân đạt tới mức độ tối đa và hoàn thành được mục tiêu nào đó. Nội dung nhu cầu bao gồm nhu cầu về nhận thức (học hỏi, hiểu biết, nghiên cứu,…) nhu cầu thẩm mỹ (cái đẹp, cái bi, cái hài…), nhu cầu thực hiện mục đích của mình bằng khả năng của cá nhân. [8]

1.1.2.3. Thuyết vai trò

Thuyết vai trò cho rằng mỗi cá nhân đều chiếm giữ các vị trí nào đó trong xã hội và tương ứng với các vị trí đó là các vai trò. Vai trò bao gồm một chuỗi các luật lệ hoặc các chuẩn mực như là một bản kế hoạch, đề án chỉ đạo hành vi. Những vai trò chỉ ra cụ thể cách thức nhằm đạt được mục tiêu và hoàn thành nhiệm vụ, đồng thời chỉ ra những nội dung hoạt động cần thiết đòi

rằng, một phần các hành vi xã hội hàng ngày quan sát được chỉ đơn giản là những việc mà con người thực hiện trong vai trò của họ

Lý thuyết này còn khẳng định rằng, hành vi con người chịu sự chỉ đạo của những mong muốn của cá nhân họ hoặc từ mong muốn của người khác. Những mong muốn cho mỗi vai trò thì khác nhau nhưng phù hợp với vai trò mà cá nhân thực hiện hoặc trình diễn trong cuộc sống hàng ngày của họ. Lí thuyết này đề cập rằng, với cùng một hành vi, có thể chấp nhận ở vai trò này nhưng lại không được chấp nhận ở vai trò kia. Khi vai trò phù hợp với khả năng của cá nhân thì người đó đảm trách tốt vai trò được phân công. Thuyết này cũng cho rằng muốn thay đổi hành vi của một cá nhân, cần tạo cơ hội cho họ thay đổi vai trò của mình [9].

Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng lý thuyết vai trò để đánh giá vai trò của nhân viên công tac xã hội trong việc kết nối chính sách bảo hiểm y tế cho người cao tuổi tại xã Hoằng Lưu, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa thông qua việc tìm hiểu về các vai trò kỳ vọng, vai trò chủ quan và vai trò khách quan:

Vai trò kỳ vọng: Là những mong đợi về vai trò, về các hoạt động kiểm huấn của nhân viên xã hội, nhằm giúp sinh viên ngành CTXH có thể thuận lợi hơn khi thực tập dưới địa bàn.

Vai trò chủ quan: Là sự đánh giá của chính nhân viên xã hội, những người trực tiếp tham gia các hoạt động kiểm huấn trong lĩnh vực CTXH, cho sinh viên ngành CTXH hiện đang thực tập tại cơ sở.

Vai trò khách quan: Là sự đánh giá của sinh viên ngành CTXH về các hoạt động kiểm huấn mà nhân viên xã hội đang triển khai thực hiện hỗ trợ cho các bạn sinh viên trong quá thực hành. Nhằm mục đích thông qua các hoạt động kiểm huấn giúp sinh viên có thể thuận lợi hơn trong quá trình thực tập, can thiệp với thân chủ và sử dụng các kiến thức chuyên môn để làm việc.

Một phần của tài liệu Hoạt động kiểm huấn của nhân viên xã hội đối với sinh viên ngành công tác xã hội, tại các cơ sở xã hội trên địa bàn hà nội (Trang 27 - 32)