8. Phương pháp nghiên cứu
2.2.2. Nội dung kiểm huấn
Do đội ngũ làm công tác kiểm huấn hiện nay ở các cơ quan, tổ chức còn thiếu về số lượng, chuyên môn còn chưa đảm bảo; vì vậy nội dung kiểm huấn tại các cơ quan còn sơ sài, các hoạt động kiểm huấn còn mang nặng tính giám sát, kiểm soát. Kết quả điều tra về lĩnh vực hoạt động CTXH của các cơ quan, tổ chức có cán bộ tham gia trả lời cho thấy:
Bảng 2.9. Lĩnh vực hoạt động CTXH của cơ quan làm việc
(Đơn vị: %; N=150)
Hoạt động cụ thể về lĩnh vực CTXH của cơ quan Số lượng Tỷ lệ Trực tiếp hoạt động kiểm huấn đối với sinh viên CTXH 74 49.3
Đào tạo cán bộ làm kiểm huấn viên 10 6.7
Nghiên cứu, tư vấn, xây dựng chính sách 23 15.3 Gián tiếp hoạt động kiểm huấn CTXH qua tổ chức, cá nhân khác 43 28.7
Tổng 150 100.0
Căn cứ vào chức năng hoạt động của cơ quan liên quan đến hoạt động kiểm huấn CTXH, số người tham gia trả lời cho biết các hoạt động cụ thể về lĩnh vực CTXH mà cơ quan họ đang thực hiện; số người tham gia trả lời cho biết, cơ quan họ đang "Trực tiếp hoạt động kiểm huấn đối với sinh viên ngành CTXH" chiếm tỷ lệ cao nhất với gần 1/2 số người tham gia trả lời, với 49,3%, đây là hoạt động khá thiết thực, góp phần gắn kết cơ sở xã hội với các cơ sở đào tạo từ đó nâng cao chất lượng thực tập dưới cơ sở của sinh viên ngành CTXH. Chiếm tỷ lệ cao thứ hai đó là "Gián tiếp hoạt động kiểm huấn CTXH qua các tổ chức, cá nhân khác" chiếm 28,7% số người tham gia trả lời, đây cũng là hình thức khá phổ biến ở các cơ sở xã hội hiện nay; Những cơ quan hiện đang hoạt động "Nghiên cứu, tư vấn, xây dựng chính sách" chiếm một tỷ lệ nhất định với 15,3% thường tập trung ở các Viện nghiên cứu hay trung tâm nghiên cứu... Cơ quan hoạt động chủ yếu về "Đào tạo cán bộ làm kiểm huấn viên" chiếm tỷ lệ rất thấp số người tham gia trả lời với 6,7%. Như vậy, để CTXH nói chung và hoạt động kiểm huấn nói riêng trở thành hoạt động chuyên nghiệp, chủ đạo tại các cơ quan thì việc trước tiên cần có sự phối hợp, kết hợp giữa các cơ sở đào tạo cán bộ làm CTXH, cán bộ làm công tác kiểm huấn CTXH một cách chuyên nghiệp.
Ngoài ra, các cơ quan, ban ngành có liên quan như Bộ LĐTB&XH cần chuyển đổi mục đích hoạt động của các cơ sở xã hội hoạt động kém hiệu quả,
vụ mới gắn với hoạt động CTXH, cung ứng dịch vụ CTXH tới các đối tượng yếu thế, thu hút đội ngũ cán bộ, nhân viên làm CTXH, thông qua hoạt động CTXH chuyên nghiệp sẽ đào tạo được đội ngũ làm kiểm huấn viên chuyên nghiệp tại các cơ sở này.
Các cơ sở xã hội có hoạt động CTXH, có các hoạt động "Trực tiếp kiểm huấn đối với sinh viên CTXH", những người làm công tác kiểm huấn tại cơ sở cần lưu ý về vai trò của mình đối sinh viên thực tập dưới cơ sở, đó là:
Tiếp nhận sinh viên thực tập, giai đoạn này KHV giới thiệu tổng quan về cơ sở, đối tượng tại cơ sở, những thuận lợi và khó khăn của cơ sở.
Ôn lại kiến thức, KHV yêu cầu sinh viên xem lại kiến thức về môn học để giúp sinh viên một lần nữa ôn lại kiến thức trước khi bắt tay vào công việc thực tế.
Hỗ trợ để sinh viên tiếp cận đối tượng tại cơ sở, giai đoạn này có thể phân công các cán bộ cơ sở hỗ trợ để sinh viên tiếp cận các đối tượng hoặc nhóm đối tượng để sinh viên có cái nhìn tổng quan về đối tượng, quan sát và tìm hiểu nhu cầu của đối tượng (trẻ em, người già, phụ nữ, thanh niên…).
Kế hoạch thực tập, sau khi sinh viên tiếp cận đối tượng, xác định nhu cầu, KHV yêu cầu sinh viên có được kế hoạch làm việc/thực tập bao gồm: lựa chọn đối tượng, lịch trình làm việc, thành lập nhóm, nội quy, mục tiêu nhóm, số lượng, nội dung hoạt động… đặt biệt là những điều sinh viên có thể làm được trong khoảng thời gian thực tập.
Tiến hành thực hiện kế hoạch thực tập, trong quá trình sinh viên làm việc với cá nhân, nhóm đối tượng tại cơ sở, KHV sẽ hỗ trợ sinh viên giải quyết một số vấn đề phát sinh liên quan đến kỹ năng giải quyết vấn đề của cá nhân, điều hành nhóm... Các nội dung này sẽ được nêu cụ thể trong những lần họp kiểm huấn.
Lưu ý việc viết nhật ký thực tập của sinh viên, cần tập trung vào những thay đổi của bản thân sinh viên, những thay đổi của cá nhân, của nhóm trong
suốt quá trình làm việc với cá nhân, với nhóm. Ngoài ra, kiểm huấn viên cũng giúp cho sinh viên phân biệt được rõ giữa công tác xã hội với nhóm và truyền thông nhóm nhỏ.
Có thể chưa thể hiện đầy đủ hết những công việc một kiểm huấn viên phải làm, nhưng trên đây là những điều cơ bản nhất khi tiến hành kiểm huấn sinh viên thực tập chuyên ngành CTXH tại cơ sở.
“Với vai trò là người quản lý, tổ chức, chúng tôi cùng với các em định hướng công việc giúp các em lựa chọn tốt nhất cách thực hành và phù hợp với bản thân, với cơ sở XH. Đôi khi chúng tôi cũng phải thực hiện biện pháp là tư vấn, khởi xướng thúc đẩy các em tích cực trong việc lựa chọn cách tiếp cận hoạt động CTXH của mình” (PVS số 1, Nam 38 tuổi – cán bộ).