Thời gian dành cho công việc kiểm huấn

Một phần của tài liệu Hoạt động kiểm huấn của nhân viên xã hội đối với sinh viên ngành công tác xã hội, tại các cơ sở xã hội trên địa bàn hà nội (Trang 77 - 79)

8. Phương pháp nghiên cứu

2.2.3.Thời gian dành cho công việc kiểm huấn

Bảng 2.10. Thời gian dành cho công việc kiểm huấn

(Đơn vị: %; N=150)

Thời gian Số lượng Tỷ lệ

Toàn bộ thời gian 0 0

Một nửa thời gian 19 12.7

Thỉnh thoảng 125 83.3

Khi rảnh rỗi 6 4.0

Tổng 150 100.0

Hoạt động kiểm huấn CTXH ở nước ta còn chưa đi vào chiều sâu, do nghề CTXH còn chưa phát triển; những cơ quan, tổ chức có nhân viên xã hội làm công tác kiểm huấn còn chưa nhiều, đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm huấn còn thiếu về số lượng và yếu về chuyên môn nghiệp vụ, các hoạt động kiểm huấn chỉ mới được lồng ghép song song vào các hoạt động chuyên môn tại nơi làm việc, các hoạt động kiểm huấn diễn ra khi có

đến thực tập, vì vậy hoạt động kiểm huấn không mang tính thường xuyên liên tục, cũng chính vì vậy mà nó ảnh hưởng khá lớn tới tầm quan trọng cũng như vai trò, vị trí và chất lượng của hoạt động kiểm huấn. Từ kết quả điều tra cho thấy phần lớn số cán bộ xã hội tham gia trả lời đều cho biết họ chỉ dành rất ít thời gian dành cho công việc kiểm huấn, ở mức "thỉnh thoảng" chiếm 83,3% (tương đương với 125 người tham gia trả lời), điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như: hoạt động kiểm huấn còn chưa phát triển theo hướng chuyên nghiệp, đội ngũ KHV yếu kém về chuyên môn, nhận thức sai lệch về tầm quan trọng cũng như vị trí và vai trò của hoạt động kiểm huấn.

Chỉ có 12,7% (tương đương với 19 người tham gia trả lời) cho biết họ dành "một nửa thời gian" cho công việc kiểm huấn của mình, ở mức dành "toàn bộ thời gian" cho công việc kiểm huấn không có người tham gia trả lời, điều này cho thấy cần chấn chỉnh lại hoạt động kiểm huấn về mọi mặt ở các cơ quan, tổ chức có vai trò hoạt động của nhân viên xã hội, nhằm từng bước đưa hoạt động kiểm huấn đi vào chiều sâu và là hoạt động chủ đạo tại các cơ quan cung cấp dịch vụ CTXH. bên cạnh đó, có 4,0% số cán bộ tham gia trả lời cho biết họ chỉ dành thời gian "khi rảnh rỗi" cho công việc kiểm huấn, một số người chia sẻ cụ thể đó là nếu có sinh viên hẹn lịch gặp họ với vai trò kiểm huấn họ còn sắp xếp hẹn gặp tại nhà khi rảnh rỗi bởi họ bận việc cơ quan, đây là nguyên nhân khiến cho chất lượng kiểm huấn còn chưa được nâng cao, hoạt động kiểm huấn còn bị xem nhẹ tại một số cơ quan, tổ chức. Vì vậy, để nâng cao chất lượng hoạt động kiểm huấn thì cần thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ như: Đào tạo đỗi ngũ KHV đạt chuẩn về kiến thức và chuyên môn, có chính sách thù lao hỗ trợ đối với KHV tương xứng với thời gian họ dành cho công việc kiểm huấn...

"Hầu như chỉ khi nào có sinh viên đên thực tập thì anh chị em cán bộ trong cơ quan chúng tôi mới được phân công làm kiểm huấn viên cho các em, công việc kiểm huấn mà chúng tôi thực hiện đối với các em sinh viên chủ yếu là cung cấp cho các em các thông tin về cơ sở, chia sẻ với các em về các đặc điểm vấn đề của đối tượng tại cơ sở và giám sát các em thực hành. Tuy nhiên, tại cơ quan cũng khá nhiều việc, vì vậy chỉ khi nào các em sinh viên thực tập có các vấn đề khúc mắc, khó khăn trong quá trình thực tập thì chúng tôi mới bớt thời gian làm việc với các em, còn lại để các em tự thực hiện quá trình thực tập của mình. Hơn nữa, tại cơ quan tôi còn cán bộ chủ yếu là được điều động từ các ngành có liên quan đến làm việc, chứ cán bộ có chuyên môn về công tác xã hội, làm việc kiểm huấn thì không có, bản thân tôi cũng lấy những kinh nghiệm làm việc lâu năm với đối tượng để tư vấn cho các em, tôi chỉ dành thời gian khi đã xong việc cơ quan để hướng dẫn các em thực tập, còn khi ở cơ quan, do quá nhiều việc phải giải quyết nên khi nào các em có khó khăn đến hỏi tôi mối giải đáp" (Ý kiến phỏng vấn sâu ông Lê Thành T, cán bộ Làng trẻ em SOS).

Một phần của tài liệu Hoạt động kiểm huấn của nhân viên xã hội đối với sinh viên ngành công tác xã hội, tại các cơ sở xã hội trên địa bàn hà nội (Trang 77 - 79)