Những định hướng phát triển mạng lưới kiểm huấn viên công tác xã

Một phần của tài liệu Hoạt động kiểm huấn của nhân viên xã hội đối với sinh viên ngành công tác xã hội, tại các cơ sở xã hội trên địa bàn hà nội (Trang 94 - 100)

8. Phương pháp nghiên cứu

2.3.3.Những định hướng phát triển mạng lưới kiểm huấn viên công tác xã

vụ cấp bách. Do đó, chúng ta cần xác định rõ ràng các điều kiện cơ bản cần tập trung và can thiệp kịp thời, 3 điều kiện trên đây không phải là những điều kiện duy nhất nhưng trước mắt, chúng ta cần tập trung vào cải thiện những điều kiện này. Nhờ đó, hiệu quả công tác đào tạo Công tác xã hội sẽ được nâng cao từng bước, những kết quả bước đầu đạt được chính là cơ sở ban đầu để định hướng cho công tác xã hội nói chung và hoạt động kiểm huấn phát triển sang một giai đoạn mới.

2.3.3. Những định hướng phát triển mạng lưới kiểm huấn viên côngtác xã hội tác xã hội

Nhân tố cơ bản, có tác động lớn tới hoạt động kiểm huấn đó là: Định hướng phát triển kiểm huấn công tác xã hội, thông qua các chính sách; Định hướng hướng phát triển kiểm huấn công tác xã hội, thông qua hoạt động đào tạo.

* Về định hướng phát triển kiểm huấn công tác xã hội, thông qua các chính sách, thông qua kết quả điều tra, thu thập ý kiến cán bộ xã hội cho thấy:

Biểu đồ 2.7. Giải pháp cần thực hiện để phát triển kiểm huấn CTXH ở Việt Nam hiện nay

Số người tham gia điều tra cho rằng giải pháp cần thực hiện nhằm phát triển kiểm huấn CTXH ở Việt Nam hiện nay đó là "Phát triển đội ngũ làm kiểm huấn viên CTXH chuyên nghiệp" chiếm số người tham gia trả lời cao nhất với 66,7%, việc thực hiện giải pháp này sẽ góp phần đưa hoạt động kiểm huấn đi vào chuyên nghiệp hơn; ở giải pháp "Xây dựng, ban hành hệ thống văn bản pháp luật về kiểm huấn CTXH" chiếm số người tham gia trả lời cao thứ hai với 40,7%, đây là giải pháp về chính sách góp phần tạo cơ sở hành lang pháp lý quan trong để phát triển CTXH nói chung và hoạt động kiểm huấn CTXH nói riêng ở Việt Nam.

Ở các nhóm giải pháp còn lại chiếm tỷ lệ người tham gia trả lời nhất định, đây là những giải pháp tuy không mang tính trực tiếp, nhưng nó chính là nhân tố quan trọng, tác động đến sự phát triển của hoạt động kiểm huấn CTXH ở Việt Nam. Cụ thể như các giải pháp: Phát triển hệ thống mạng lưới cơ sở cung cấp dịch vụ kiểm huấn CTXH chiếm 38,7%; Nâng cao nhận thức

huấn CTXH chiếm 34,0%; Lựa chọn, học tập các mô hình phát triển kiểm huấn CTXH phù hợp chiếm 28,0%; Xã hội hóa hoạt động kiểm huấn CTXH chiếm 26,0% và chiếm tỷ lệ thấp nhất là nhóm người lựa chọn giải pháp Tăng cường đầu tư tài chính chiếm 4,7%.

Nhìn chung, các nhóm giải pháp pháp về chính sách này đều được người tham gia trả lời lựa chọn, song các giải pháp này được lựa chọn trên sự ưu tiên, cụ thể: giải pháp trong giai đoạn trước mắt cần thực hiện đó là: Phát triển đội ngũ làm công tác kiểm huấn CTXH chuyên nghiệp; Xây dựng, ban hành hệ thống các văn bản pháp luật về kiểm huấn CTXH chính là 2 nhóm giải pháp cần thực hiện và có tác động trực tiếp tới hoạt động kiểm huấn CTXH; kết hợp với thực hiện các giải pháp lâu dài, nhằm tạo ra một hệ thống các giải pháp, từ đó đẩy mạnh hơn nữa sự phát triển của hoạt động kiểm huấn CTXH nói riêng và nghề CTXH tại Việt Nam nói chung.

Đề án 32 được ban hành năm 2010, với nhiều chính sách được ban hành, trong đó có nhiều chính sách như: ưu tiên phát triển hệ thống mạng lưới cung câp dịch vụ kiểm huân CTXH; Tăng cường sự phối hợp liên ngành về công tác đào tạo, nghiên cứu; Có chế độ thỏa đáng với cán bộ làm CTXH nói chung và cán bộ làm công tác kiểm huấn CTXH nói riêng... Đây chính là những giải pháp về chính sách nhằm phát triển CTXH và hoạt động kiểm huấn CTXH ở Việt Nam, nó chính là nền tảng, là tiền đề nhằm tạo hành lang pháp lý và cơ chế mở để hoạt động CTXH và hoạt động kiểm huấn ở Việt Nam thành hệ thống chuyên nghiệp hơn.

"Tôi thấy hiện nay, để thúc đẩy hoạt động kiểm huấn trở thành một hoạt động bài bản thì cần có chiến lực và giải pháp hỗ trợ lâu dài, từ công tác đào tạo đến khâu sử dụng nguồn nhân lực là các cán bộ kiểm huấn viên ra sao,

cần có chế độ đãi ngộ đối với các cán bộ làm công tác kiểm huấn một cách tốt hơn để hộ tâm huyết với nghề, yêu nghề hơn, từ đó chất lượng công tác kiểm huấn được nâng cao, hoạt động thực tập của sinh viên cũng vì thế mà được nâng lên hiệu quả hơn. Theo tôi, ngoài ra cần tổ chức các lớp đào tạo ngắn cho cán bộ xã hội cũ và tiếp nhận những cán bộ tốt nghiệp ngành công tác xã hội về làm công tác kiểm huấn tại các trung tâm để công tác kiểm huấn được thực hiện bài bản hơn. Trong bối cảnh ngành CTXH đang được chú trọng, thì cần có sự phối hợp hiệu quả hơn giữa cán bộ giảng viên tại các trường và các cơ sở xã hội nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức lý thuyết gắn với kiến thức thực tiễn, từ đó chất lượng sinh viên ra trường có thể đáp ứng được với vị trí việc làm tại các cơ sở sẽ rất cao" (Ý kiến PVS ông Nguyễn Văn B, giám đốc Trung tâm Bảo trợ xã hội 4).

* Về Định hướng hướng phát triển kiểm huấn công tác xã hội, thông qua hoạt động đào tạo, thông qua kết quả điều tra, thu thập ý kiến cán bộ xã hội cho thấy, những giải pháp cần phải thực hiện để phát triển hoạt động kiểm huấn CTXH tại Việt Nam:

Biểu đồ 2.8. Giải pháp cần thực hiện để phát triển kiểm huấn CTXH ở Việt Nam về mặt đào tạo

Số người tham gia điều tra cho rằng giải pháp cần thực hiện nhằm phát triển kiểm huấn CTXH ở Việt Nam về mặt đào tạo, đó là "Hoàn thiện hệ thống chương trình đào tạo về kiểm huấn CTXH" chiếm tỷ lệ cao nhất với hớn 1/2 số người tham gia trả lời, chiếm 55,3%, đây là giải pháp mang tính khả thi cao, là giải pháp được ưu tiên hàng đầu; Chiếm tỷ lệ số người tham gia trả lời cao thứ hai ở nhóm giải pháp "Đào tạo đội ngũ cán bộ kiểm huấn viên CTXH" cũng chiếm hơn 1/2 số người tham gia trả lời, với 51,3%, đây được xem là giải pháp cần được ưu tiên thực hiện nhằm tăng cường đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm huấn chuyên nghiệp. Ở nhóm giải pháp "Phối hợp đào tạo giữa nhà trường và cơ sở sử dụng nhân lực ngành CTXH" với 44,7%, đây là nhóm giải pháp khá hiệu quả nhằm gắn kết cơ sở đào tạo với cơ sở việc làm, từ đó sẽ tạo hệ thống mạng lưới kiểm huấn viên CTXH chuyên nghiệp hơn, sinh viên sau khi được đào tạo lý thuyết tại nhà trường, khi chưa tốt nghiệp vẫn có cơ hội xuống thực hành, thực tập tại các cơ sở này.

Nhìn vào thực trạng đào tạo CTXH ở nước ta vẫn còn khá nhiều bất cập, hạn chế; cũng vì vậy mà đến nay ở các cơ sở đào tạo ở nước ta chỉ đào tạo

kiến thức kiểm huấn CTXH đan xen vào chương trình của người theo học CTXH, chứ chưa hình thành một chuyên ngành kiểm huấn CTXH riêng biệt, bởi những người làm CTXH muốn tham gia hoạt động kiểm huấn thì họ phải học thêm, trang bị thêm kiến thức, kỹ năng về kiểm huấn viên CTXH, chính vì vậy số người trả lời cho rằng giải pháp "Mở rộng quy mô đào tạo kiểm huấn viên CTXH" chính là giải pháp cơ bản, cần ưu tiên thực hiện nhằm phát triển hoạt động kiểm huấn CTXH nói chung. Ở các nhóm giải pháp khác chiếm một tỷ lệ nhất định số người tham gia trả lời, cụ thể ở giải pháp: Nâng cao chất lượng tuyển sinh đầu vào về CTXH chiếm 32,7%; Nâng cao năng lực giảng viên CTXH chiếm 29,3%; Tăng cường đầu tưu tài chính cho đào tạo chiếm 22,7% và chiếm tỷ lệ thấp nhất với 20,7% ở số người lựa chọn giải pháp "Đẩy mạnh các nghiên cứu khoa học về kiểm huấn CTXH".

Nhìn chung, đa phần người tham gia trả lời đều lựa chọn các giải pháp ưu tiên hàng đầu, có tác động trực tiếp tới công tác đào tạo để phát triển lĩnh vực kiểm huấn CTXH, các giải pháp như: Hoàn thiện hệ thống chương trình đào tạo về kiểm huấn CTXH; Đào tạo đội ngũ cán bộ kiểm huấn viên CTXH; Phối hợp giữa nhà trường và cơ sở sử dụng nhân lực CTXH; Mở rộng quy mô đào tạo kiểm huấn viên CTXH là những nhóm giải pháp được người tham gia trả lời đánh giá khá cao và có tác động trực tiếp tới công tác đào tạo, phát triển lĩnh vực kiểm huấn viên CTXH ở Việt nam, các giải pháp khác thường mang tính lâu dài, kết hợp với các nhóm giải pháp chủ đạo này nhằm đưa hoạt động đào tạo CTXH nói chung và hoạt động đào tạo đội ngũ kiểm huấn viên CTXH đi vào chiều sâu, theo hướng chuyên môn hóa, chuyên nghiệp hóa.

Chương 3

NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG KIỂM HUẤN CỦA CÁC CƠ SỞ XÃ HỘI TRONG ĐIỀU KIỆN VIỆT NAM HIỆN NAY

3.1. Những vấn đề đặt ra từ hoạt động kiểm huấn

Một phần của tài liệu Hoạt động kiểm huấn của nhân viên xã hội đối với sinh viên ngành công tác xã hội, tại các cơ sở xã hội trên địa bàn hà nội (Trang 94 - 100)