8. Phương pháp nghiên cứu
1.2.1. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu
1.2.1.1. Vài nét về điều kiện tự nhiên địa bàn Tp. Hà Nội
Trong những năm gần đây, tốc độ phát triển của Thành phố Hà Nội ngày càng tăng nhanh, sự gia tăng dân số tập trung vào khu vực đô thị trung tâm đã tạo ra nhiều khó khăn về kiểm soát phát triển dân cư, các điều kiện hạ tầng xã hội và kỹ thuật, kiểm soát đất đai và môi trường đô thị. Để góp phần quản lý có hiệu quả quá trình đô thị hóa, thực hiện Thành công quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa ở Hà Nội, đạt được những thành tựu như vậy là nhờ có những thuận lợi nhất định về điều kiện tự nhiên đối với sự phát triển và quy
hoạch Thủ đô, từ đó đề xuất các giải pháp hữu hiệu nhằm phát triển đô thị theo hướng bền vững.
Đặc điểm địa hình:
Nhìn chung, địa hình Hà Nội khá đa dạng với núi thấp, đồi và đồng bằng. Trong đó phần lớn diện tích của Thành phố là vùng đồng bằng, thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam theo hướng dòng chảy của sông Hồng. Điều này cũng ảnh hưởng nhiều đến quy hoạch xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố.
Khu vực nội Thành và phụ cận là vùng trũng thấp trên nền đất yếu, mực nước sông Hồng về mùa lũ cao hơn mặt bằng Thành phố trung bình 4 - 5m. Hà Nội có nhiều hồ, đầm thuận lợi cho phát triển Thủy sản và du lịch, nhưng do thấp trũng nên khó khăn trong việc tiêu thoát nước nhanh, gây úng ngập cục bộ thường xuyên vào mùa mưa. Vùng đồi núi thấp và trung bình ở phía Bắc Hà Nội thuận lợi cho xây dựng, phát triển công nghiệp, lâm nghiệp và tổ chức nhiều loại hình du lịch.
Tài nguyên khí hậu:
Tài nguyên khí hậu ở Hà Nội được hình Thành và tồn tại nhờ cơ chế nhiệt đới gió mùa, mùa đông lạnh ít mưa, mùa hè nóng nhiều mưa. Lượng bức xạ tổng cộng năm dưới 160 kcal/cm2 và cân bằng bức xạ năm dưới 75 kcal/cm2. Hàng năm chịu ảnh hưởng của khoảng 25 - 30 đợt front lạnh. Nhiệt độ trung bình năm tuy không dưới 230C, song nhiệt độ trung bình tháng 01dưới 180C và biên độ năm của nhiệt độ trên 120C).
Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10 và chiếm khoảng 80% lượng mưa toàn năm. Mùa ít mưa chủ yếu là mưa nhỏ và mưa phùn kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, trong đó tháng 12 hoặc tháng 01 có lượng mưa ít nhất.
Hà Nội có mùa đông lạnh rõ rệt so với các địa phương khác ở phía Nam: Tần số front lạnh cao hơn, số ngày nhiệt độ thấp đáng kể, nhất là số ngày rét đậm, rét hại nhiều hơn, mùa lạnh kéo dài hơn và mưa phùn cũng nhiều hơn. Nhờ mùa đông lạnh trong cơ cấu cây trồng của Hà Nội cũng như đồng bằng Bắc Bộ, có cả một vụ đông độc đáo ở miền nhiệt đới.
Tài nguyên nước mặt:
Hệ thống sông, hồ Hà Nội thuộc hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình, phân bố không đều giữa các vùng, có mật độ thay đổi trong phạm vi khá lớn 0,1 - 1,5 km/km2 (chỉ kể những sông tự nhiên có dòng chảy thường xuyên) và 0,67 - 1,6 km/km2 (kể cả kênh mương). Một trong những nét đặc trưng của địa hình Hà Nội là có nhiều hồ, đầm tự nhiên. Tuy nhiên, do yêu cầu đô thị hóa và cũng do thiếu quy hoạch, quản lý kém nên nhiều ao hồ đã bị san lấp để lấy đất xây dựng. Diện tích ao, hồ, đầm của Hà Nội hiện còn lại vào khoảng 3.600 ha. Có thể nói, hiếm có một Thành phố nào trên thế giới có nhiều hồ, đầm như ở Hà Nội. Hồ, đầm của Hà Nội đã tạo nên nhiều cảnh quan sinh thái đẹp cho Thành phố, điều hòa tiểu khí hậu khu vực, rất có giá trị đối với du lịch, giải trí và nghỉ dưỡng.
Hà Nội không phải là vùng dồi dào nước mặt, nhưng có lượng nước chảy qua khổng lồ của sông Hồng, sông Cầu, sông Cà Lồ có thể khai thác sử dụng. Tài nguyên đất
Hà Nội có tổng diện tích đất tự nhiên 92.097 ha trong đó diện tích đất nông nghiệp chiếm 47,4%, diện tích đất lâm nghiệp chiếm 8,6%, đất ở chiếm 19,26%.
Xuất phát từ yêu cầu sử dụng đất của Thủ đô Hà Nội, có 2 nhóm đất có ý nghĩa lớn nhất đối với phát triển kinh tế - xã hội, đó là đất nông lâm nghiệp và đất xây dựng. Phần lớn diện tích đất đai ở nội Thành Hà Nội được đánh giá là
không thuận lợi cho xây dựng do có hiện tượng tích nước ngầm, nước mặt, sụt lún, nứt đất, sạt lở, trôi trượt dọc sông, cấu tạo nền đất yếu.
Tài nguyên sinh vật:
Hà Nội có một số kiểu hệ sinh thái đặc trưng như hệ sinh thái vùng gò đồi ở Sóc Sơn và hệ sinh thái hồ, điển hình là hồ Tây, hệ sinh thái nông nghiệp, hệ sinh thái đô thị... Trong đó, các kiểu hệ sinh thái rừng vùng gò đồi và hồ có tính đa dạng sinh học cao hơn cả.
Khu hệ thực vật, động vật trong các hệ sinh thái đặc trưng của Hà Nội khá phong phú và đa dạng. Cho đến nay, đã thống kê và xác định có 655 loài thực vật bậc cao, 569 loài nấm lớn (thực vật bậc thấp), 595 loài côn trùng, 61 loài động vật đất, 33 loài bò sát-ếch nhái, 103 loài chim, 40 loài thú, 476 loài thực vật nổi, 125 loài động vật KXS Thủy sinh, 118 loài cá, 48 loài cá cảnh nhập nội. Trong số các loài sinh vật, nhiều loài có giá trị kinh tế, một số loài quý hiếm có tên trong Sách Đỏ Việt Nam.
Hà Nội hiện có 48 công viên, vườn hoa, vườn dạo ở 7 quận nội Thành với tổng diện tích là 138 ha và 377 ha thảm cỏ. Ngoài vườn hoa, công viên, Hà Nội còn có hàng vạn cây bóng mát thuộc 67 loại thực vật trồng trên các đường phố, trong đó có 25 loài được trồng tương đối phổ biến như bằng lăng, sữa, phượng vĩ, săng đào, lim xẹt, xà cừ, sấu, muồng đen, sao đen, long nhãn, me...
Các làng hoa và cây cảnh ở Hà Nội như Nghi Tàm, Ngọc Hà, Quảng Bá, Láng, Nhật Tân... đã có truyền thống từ lâu đời và khá nổi tiếng gần đây, nhiều làng hoa và cây cảnh được hình Thành thêm ở các vùng ven đô như Vĩnh Tuy, Tây Tựu, và một số xã ở Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn cùng với các loài được chuyển từ các tỉnh phía Nam hoặc hội nhập từ nước ngoài làm cho tài nguyên sinh vật của Hà Nội ngày càng đa dạng và phong phú.
Hà Nội là thành phố đứng đầu ở nước ta về diện tích với 3328,9 km2, đồng thời cũng là địa phương đứng thứ nhì về dân số với 6.69.600 người (2012). Với vị trí giữa của đồng bằng sông Hồng trù phú, Hà Nội đã sớm trở thành một trung tâm chính trị, văn hóa, kinh tế, xã hội ngay từ những buổi đầu của lịch sử Việt Nam.
Về kinh tế, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) giai đoạn 2007 – 2011 đạt bình quân 10,8%/ năm. Riêng năm 2012, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tăng 8,1 % thấp hơn chỉ tiêu kế hoạch và mức tăng cùng kỳ của các năm trước, nhưng xu hướng tăng trưởng quý sau cao hơn quý trước và cao gấp 1,55 lần so với mức tăng của cả nước. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực tăng tỷ trọng ngành dịch vụ, công nghiệp, giảm tỷ trọng nông nghiệp
Tuy vậy, sức cạnh tranh của nền kinh tế thủ đô, của các doanh nghiệp và các sản phẩm nhìn chung chưa cao, tiềm năng thị trường trong nước còn chưa được khai thác hiệu quả do doanh nghiệp trên địa bàn chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, có quy mô vốn thấp, phụ thuộc nhiều vào vốn vay (vốn vay cao gấp 2 -5 lần vốn điều lệ ); tăng trưởng xuất khẩu chưa vững trắc, hàng hóa xuất khẩu chủ yếu là hàng sơ chế và gia công, công nghiệp phụ trợ phát triển còn chậm nên hiệu quả xuất khẩu chưa cao.
Về mặt xã hội, ước tính dân số toàn thành phố đến tháng 12 năm 2011 là 6763,1 nghìn người tăng 2,2 % so với năm 2010, trong đó dân số thành thị là 2905,4 ngàn người chiếm 43,5% tổng dân số của Hà Nội và tăng 3,2 so với năm 2010, dân số nông thôn là 3857,7 nghìn người tăng 1,5%. Số người từ 15 tuổi trở lên tham gia hoạt động kinh tế là 3626,4 nghìn người chiếm 70% so với tổng số người từ 15 tuổi trở lên, tăng không đáng kể so với năm 2010 (năm 2010: 3626,1 nghìn người) ; trong đó lực lượng lai động nữ chiếm 51,3%.
Tỷ lệ thất nghiệp năm 2011 là 4,3%. So với năm 2010 tỷ lệ thất nghiệp tăng 2,1% (năm 2010 tỷ lệ thất nghiệp là 2,2%). Tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị là 6,7% cao hơn nhiều so với năm 2010 (năm 2010 tỷ lệ này là 3,1%). Năm 2011, toàn thành phố đã giải quyết việc làm cho 138.800 người đạt 101,3% kế hoạch.
Tuy nhiên, hai chỉ tiêu về giảm tỷ lệ sinh và giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 không đạt kế hoạch. Bên cạnh đó, an ninh trật tự - xã hội gia tăng các vấn đề phức tạp của xã hội như tội phạm hình sự , tội phạm sử dụng vũ khí nóng và công nghệ cao, các tệ nạn xã hội như ma túy, mại dâm, cờ bạc. Điều kiện chăm sóc y tế giữa nội đô và các huyện nội thành Hà Nội có sự chênh lệch lớn. Sau đợt mở rộng địa giới hành chính năm 2008, mức chênh lệch này càng tăng cao thể hiện qua các chỉ số y tế cơ bản. Nếu như tại địa phận Hà Nội cũ tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng là 9,7 thì ở Hà Tây, con số lên tới 17%. Tại không ít khu vực các huyện ngoại thành , cư dân vẫn phải sống trong điều kiện vệ sinh yếu kém, thiếu nước sạch để sinh hoạt, phải sử dụng nước ao, nước giếng.
Tóm lại, là thủ đô của cả nước, trung tâm chính trị, văn hóa, khoa học, giáo dục hàng đầu cả nước, Hà Nội có rất nhiều tiềm năng và thế mạnh để phát triển kinh tế, xã hội. Đặc biệt, sau khi Hà Tây cũ xác nhập, Hà Nội là ngày càng có điều kiện phát triển nhiều thế mạnh liên quan đến các ngành dịch vụ, di lịch, chăm sóc sức khỏe, công nghệ cao... Nền kinh tế - xã hội phát triển cho phép Hà Nội tập trung nhiều nguồn lực để thực hiện các mục tiêu trợ giúp các đối tượng yếu thế theo chiều sâu là bước đi cần thiết.