Giải pháp nâng cao hoạt động kiểm huấn

Một phần của tài liệu Hoạt động kiểm huấn của nhân viên xã hội đối với sinh viên ngành công tác xã hội, tại các cơ sở xã hội trên địa bàn hà nội (Trang 110 - 128)

8. Phương pháp nghiên cứu

3.2.Giải pháp nâng cao hoạt động kiểm huấn

* Xây dựng mạng lưới kiểm huấn

Cần có kế hoạch xây dựng mạng lưới kiểm huấn viên theo hướng chuyên nghiệp từ cơ sở đào tạo đến cơ sở xã hội. Đối với các cơ sở đào tạo: Cần đưa vào chương trình đòa tạo các kiến thức, chuyên môn về kiểm huấn, những tài liệu trong và ngoài nước giúp người học được tiếp cận với kiến thức kiểm huấn từ khi đang học. Đối với các cơ sở xã hội: Cần sử dụng đội ngũ có kiến thức chuyên môn về xã hội, nhất là những cán bộ tốt nghiệp chuyên ngành CTXH làm kiểm huấn viên, bởi ở những cán bộ này kiến thức nền tảng của họ để thực hiện nghiệp vụ kiểm huấn khá tốt, thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, chia sẻ đài tạo kinh nghiệm làm kiểm huấn cho cán bộ tại cơ sở làm việc.

Các cơ sở đảo tạo và cơ sở xã hội cần có sự phối hợp trong việc đào tạo nguồn nhân lực làm công tác kiểm huấn, cần lồng ghép các hoạt động học tập

của sinh viên với các hoạt động thực tế dưới cơ sở, để giúp sinh viên ngành CTXH có thể áp dụng kiến thức vào thực hành thực tế. Tại những cơ sở xã hội chưa có cán bộ KHV thì cần có chính sách thu hút, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nguồn, cử cán bộ có chuyên ngành phù hợp đi đào tạo, đó là một yêu cầu bắt buộc nhằm nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ tới đối tượng và nâng cao chất lượng kiểm huấn cho sinh viên khi thực tập tại cơ sở

* Bổ sung chính sách

Các Bộ, Ban, Ngành, địa phương, các cơ sở xã hội và những cơ sở đào tạo cần có chính sách đào tào đội ngũ cán bộ KHV theo hướng chuyên nghiệp, nhằm xây dựng mạng lưới đội ngũ làm công tác kiểm huấn có chất lượng và đáp ứng với yêu cầu thực tiễn hiện nay.

Có chính sách đãi ngộ phù hợp, tương xứng với cán bộ kiểm huấn CTXH. Về các mặt như: Đào tạo chuyên môn nghiệp vụ thông qua các lớp tập huấn, các hội thảo chia sẻ kinh nghiệm; tăng cường các khoản kinh phí hỗ trợ cán bộ làm công tác kiểm huấn. Các cơ sở xã hội chưa có phòng CTXH, thì cần có kế hoạch xây dựng các phòng ban liên quan nhằm đưa hoạt động kiểm huấn trở thành một hoạt động chủ đạo tại cơ quan.

* Nâng cao kiến thức cho các nhân viên công tác xã hội qua đào tạo

Ưu tiên phát triển hệ thống mạng lưới cung câp dịch vụ kiểm huấn CTXH; Tăng cường sự phối hợp liên ngành về công tác đào tạo, nghiên cứu; Có chế độ thỏa đáng với cán bộ làm CTXH nói chung và cán bộ làm công tác kiểm huấn CTXH nói riêng... Đây chính là những giải pháp về chính sách nhằm phát triển CTXH và hoạt động kiểm huấn CTXH ở Việt Nam, nó chính là nền tảng, là tiền đề nhằm tạo hành lang pháp lý và cơ chế mở để hoạt động CTXH và hoạt động kiểm huấn ở Việt Nam thành hệ thống chuyên nghiệp hơn.

Các cơ sở đào tạo nên có khung đào tạo chung hướng đến nhu cầu thực tế của các cơ sở xã hội. Thường xuyên điều chỉnh chương trình đào tạo giúp

sinh viên cập nhật được xu hướng mới trong khoa học công nghệ đáp ứng nhu cầu của các xã hội. Để làm điều này cần có các cuộc hội thảo giữa các cơ sở xã hội và các cơ sở đào tạo. Một số trường Đại học đào tạo ngành công tác xã hội đã và đang thực hiện điều này nên cần có đánh giá để tiếp tục hiệu chỉnh. Tiếp tục hoàn thiện, điều chỉnh bộ tài liệu thực hành Công tác xã hội để không chỉ phục vụ cho sinh viên mà còn cho các kiểm huấn viên- những nhân viên công tác xã hội tại các cơ sở xã hội. Đây sẽ là bộ tài liệu hữu ích và tiện dụng đối với các kiểm huấn viên tại các trung tâm bảo trợ xã hội cũng như tại cộng đồng.

Thường xuyên tập huấn, thảo luận với các kiểm huấn viên để kịp thời cung cấp và điều chỉnh thông tin liên quan đến quá trình thực hành, thực tập của sinh viên. Chương trình tập huấn cũng cần phân chia thành các giai đoạn, cấp độ khác nhau để phù hợp với kiểm huấn viên.

Đơn vị đào tạo (Bộ môn, Khoa, Nhà trường) cần xây dựng hợp đồng với những điều khỏan cam kết rõ ràng khi làm việc với các kiểm huấn viên, bao gồm cả thù lao kiểm huấn để tăng tính ràng buộc và trách nhiệm của các kiểm huấn viên đối với họat động thực hành của sinh viên

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

KẾT LUẬN

Kiểm huấn được công nhận như một hoạt động cần thiết của ngành CTXH và nó phát triển liên tục, nhanh chóng như một dịch vụ ở nhiều nước trên thế giới. Hoạt động kiểm huấn ngày càng khẳng định được vị trí với những chức năng hoạt động của mình. Hoạt động kiểm huấn được khẳng định là một hoạt động chuyên nghiệp tạo ra sự phát triển bền vững cho xã hội. Tuy nhiên, ở nước ta kiểm huấn mới được phát triển trong những năm gần đây để đáp ứng nhu cầu của xã hội. Do vậy, trong xã hội thậm chí những người đang làm về hoạt động này cũng không phải ai cũng nhận thức và hiểu đầy đủ về kiểm huấn. Nhận thức đúng đắn về nghề này là một trong những yếu tố quan trọng giúp phát triển CTXH chuyên nghiệp.

Từ việc nghiên cứu “Hoạt động kiểm huấn của nhân viên xã hội đối với sinh viên ngành công tác xã hội, tại các cơ sở xã hội trên địa bàn Hà Nội”

nghiên cứu đã cung cấp những luận cứ và cơ sở khoa học quan trọng về lý luận và thực tiễn mang đến cái nhìn cụ thể, sâu sắc về ảnh hưởng của hoạt động kiểm huấn của nhân viên xã hội đến chất lượng hoạt động thực tập của sinh viên ngành CTXH; nghiên cứu đã đã chỉ ra được thực trạng nhận thức về hoạt động kiểm huấn CTXH; Thực trạng xây dựng mạng lưới kiểm huấn trong lĩnh vực CTXH; Thực trạng hệ thống kiểm huấn tại các cơ sở xã hội và định hướng phát triển mạng lưới kiểm huấn viên CTXH thông qua việc đưa ra các cơ sở dữ liệu phân tích, đánh giá qua số liệu điều tra định lượng và các thông tin định tính. Bên cạnh đó, nghiên cứu đã đưa ra những phân tích khá sắc về ảnh hưởng của các nhân tố như: Hoạt động kiểm huấn tại cơ sở xã hội; Đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm huấn tại cơ sở; Cơ sở vật chất phục vụ hoạt động kiểm huấn tại cơ sở... những ảnh hưởng của các nhân tố này đến chất

phát huy thế mạnh của đội ngũ làm công tác kiểm huấn, hướng tới đưa CTXH trở thành một nghề chuyên nghiệp, đưa hoạt động kiểm huấn đi vào chiều sâu theo hướng chuyên nghiệp hóa.

Nghiên cứu đã làm rõ được tính cấp thiết của đề tài này, đưa ra được tổng quan chung về tình hình nghiên cứu về hoạt động kiểm huấn trong lĩnh vực CTXH trên thế giới và tại Việt Nam. Từ đó, đưa ra các phân, bình luận những tài liệu, những nghiên cứu tiêu biểu về hoạt động kiểm huấn trong lĩnh vực CTXH, cung cấp những luận cứ khoa học, nhằm luận giải, phân tích phục vụ trực tiếp cho mục đích nghiên cứu này.

Nghiên cứu còn đưa ra được những ý nghĩa lý luận, ý nghĩa thực tiễn; những cơ sở lý luận và thực tiễn trong nghiên cứu về hoạt động kiểm huấn viên lĩnh vực CTXH tại Việt Nam nói chung và tại các cơ sở xã hội nói riêng.

Thông qua những phương pháp nghiên cứu như: Phân tích tài liệu; Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, nghiên cứu đã nêu và phân tích được thực trạng hoạt động kiểm huấn tại các cơ sở xã hội hiện nay; Thực trạng hệ thống kiểm huấn viên tại các cơ sở xã hội; đề ra định hướng giải pháp về chính sách và định hướng giải pháp về đào tạo nhằm phát triển mạng lưới kiểm huấn viên CTXH. Từ các kết quả khảo sát và phân tích, nghiên cứu đã đánh giá được tác động của hoạt động kiểm huấn đến chất lượng thực tập, thực hành của sinh viên tại cơ sở, những tác động tích cực đạt đươc và những tác động tiêu cực cần khắc phục. Từ đó, đưa ra các kết luận và đề xuất các kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng hoạt động kiểm huấn CTXH; chuyên môn hóa đội ngũ làm công tác kiểm huấn, góp phần nâng cao chất lượng thực tập của sinh viên ngành CTXH khi thực tập dưới cơ sở.

KIẾN NGHỊ

* Đối với Nhà nước

Xây dựng, ban hành và sửa đổi bổ sung các Luật, chính sách phù hợp với tình hình đào tạo và sử dụng nhân lực ngành CTXH, nhất là ưu tiên các hoạt động đào tạo kiểm huấn viên chuyên nghiệp.

Đẩy mạnh việc thực hiện các Luật, chính sách liên quan đến việc đào tạo kiến thức, kỹ năng, chuyên môn cho đội ngũ cán bộ làm CTXH nói chung và đội ngũ làm công tác kiểm huấn CTXH nói riêng. Đặc biệt, có chính sách đầu tư xây dựng hệ thống các cơ sở cung cấp dịch vụ CTXH, từ đó vừa cung ứng việc làm, vừa là cơ sở đào tạo kiến thức thực tế cho đội ngũ cán bộ làm CTXH và đội ngũ cán bộ kiểm huấn viên.

Phối hợp liên ngành giữa các cơ quan như: Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nội vụ, Bộ Giáo dục và Đào tạo và các bộ ngành liên quan trong việc định hướng đào tạo và cung ứng việc làm để sau khi sinh viên ngành CTXH tích lũy các kiến thức, kỹ năng tại trường học, các cơ sở đào tạo ... họ có thể tiếp cận với việc làm thuận lợi hơn, đạt được hiệu quả cao trong quá trình làm việc

* Đối với các cơ quan, tổ chức

Các Sở, Ban, Ngành, chính quyền và các cơ sở xã hội hiện đang hoạt động trên địa bàn Tp. Hà Nội cần thực hiện tốt các chính sách, chủ trương về việc đào tạo, tạo điều kiện thuận lợi để sinh viên tiếp cận các cơ sở xã hội thực hiện hoạt động thực tập một cách thuận lợi, tạo cơ hội tiếp cận việc làm cho đội ngũ sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành CTXH.

Định hướng phát triển nghề CTXH nói chung và hoạt động kiểm huấn CTXH nói riêng tại các cơ sở xã hội trên địa bàn Tp. Hà Nội cần phải phù hợp với số lượng và chất lượng nguồn nhân lực CTXH được đòa tạo hằng

năm. Cần có chính sách ưu tiên và hỗ trợ đối với các cán bộ làm CTXH và công tác kiểm huấn ở những cơ sở khó khăn, địa bàn khó khăn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các cơ quan, tổ chức hiện đang đào tạo, sử dụng nhân lực ngành CTXH cần có chính sách quan tâm, trợ giúp nguồn nhân lực này; sử dụng nguồn nhân lực CTXH kết hợp với đào tạo để nâng cao kiến thức, chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp cho đội ngũ nguồn nhân lực này, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành CTXH nói chung và chất lượng đội ngũ nhân lực làm công tác kiểm huấn. Đặc biệt, có chính sách ưu tiên sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành CTXH là con em gia đình chính sách, người dân tộc thiểu số...

Có cơ chế để thực hiện xã hội hóa mạnh mẽ, trong công tác phát triển nguồn nhân lực làm CTXH và làm công tác kiểm huấn CTXH, khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia hoạt động đào tạo, phát triển và cung ứng việc làm cho đội ngũ nguồn nhân lực làm CTXH và công tác kiểm huấn CTXH.

* Đối với cán bộ xã hội làm công tác kiểm huấn tại các cơ ở xã hội

Cán bộ xã hội hiện đang làm công tác kiểm huấn trong lĩnh vực CTXH tại các cơ quan, tổ chức trên địa bàn Tp. Hà Nội cần chủ động học hỏi trau dồi kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm làm việc; chủ động trong việc học hỏi, tích lũy các kiến thức mới.

Xây dựng tác phong làm việc chuyên nghiệp của người cán bộ kiểm huấn, chủ động tiếp cận với các cơ hội đào tạo. Trang bị, cập nhật các kiến thức mới liên quan đến lĩnh vực CTXH và kiểm huấn CTXH, nhằm đạt được hiệu quả cao trong quá trình tác nghiệp hướng dẫn sinh viên thực tập.

Cán bộ xã hội làm công tác kiểm huấn cần tuân thủ các quy chuẩn đạo đức nghề nghiệp trong quá trình tác nghiệp, có trách nhiệm với các sinh viên và nhóm sinh viên mà mình đảm nhận vai trò kiểm huấn viên; có những hoạt

động tương tác, tư vấn, hỗ trợ nhiệt tình, giải quyết các khó khăn, khúc mắc cho sinh viên trong quá rình thực tập tại cơ sở.

* Đối với sinh viên ngành công tác xã hội

Tuân thủ và chấp hành sự phân công của kiểm huấn viên dưới cơ sở; hoàn thành các nhiệm vụ được giao phó dưới địa bàn. Đồng thời, tuân thủ các nội quy của cơ quan đang thực tập, thực hành.

Vận dụng các kiến thức, kỹ năng đã được học, được đào tạo tại trường học để làm việc thực tế; có những hoạt động tương tác qua lại nhằm huy động sự giúp đỡ, hộ trợ thường xuyên của kiểm huấn viên, nhằm nâng cao chất lượng hoạt động thực tập tại cơ sở.

Có trách nhiệm với công việc được giao tại co quan, bảo quản hồ sơ, giấy tờ, tài liệu về thân chủ, thông tin về cơ quan. Đặc biệt, cần tuân thủ các nguyên tắc về bảo mật thông tin tế nhị của thân chủ, những thông tin quan trong của cơ quan, khi không có sự cho phép của cán bộ tại cơ sở thực tập tì sinh viên không được tự y tiết lộ các thông tin đó.

Sinh viên cần nâng cao ý thức học hỏi, cập nhật các kiến thức, kỹ năng mới từ nhiều kênh và phương tiện khác nhau, xây dựng kế hoạch thực tập một cách chuyên nghiệp và hiệu quả. Phối hợp với các sinh viên và nhóm sinh viên khác trong quá trình thực tập tại cơ sở nhằm chai sẻ kiến thức kinh nghiệm và khắc phục các khó khăn, nâng cao chât lượng đợt thực tập.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bùi Thị Xuân Mai (2008) Tổ chức thực hành thực tập Công tác xã hội- Từ lý thuyết đến thực tiễn, Kỷ yếu hội thảo khoa học “Nghiên cứu và đào tạo công tác xã hội trong quá trình hội nhập và phát triển”- Đại học KHXH & NVHà Nội.

2. Bùi Xuân Mai, (2010), Nghề công tác xã hội và những bất cập ở Việt Nam, Kỷ yếu hội thảo khoa học “Đổi mới công tác xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế - những vấn đề lý luận và thực tiễn”.

3. Bộ LĐTBXH (2012), Báo cáo thống kê về các mô hình xã hội.

4. Đề án 32 (2010), Phê duyệt Đề án phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2010 – 2020, của thủ tướng Chính phủ, số 32/2010/QĐ-TTg, Hà Nội ngày 25 tháng 03 năm 2010.

5. Đặng Văn Minh, Sông Thu Bùi Văn Bảy (1997), Nhập môn quản trị học.

6. Đặng Văn Minh, Sông Thu Bùi Văn Bảy (1997), Nhập môn quản trị học.

7. Đại học Mở Bán công TPHCM (2011), Sổ tay hướng dẫn kiểm huấn và thực tập của sinh viên tại cơ sở.

8. Lê Chí An (dịch) (2007), Quản trị ngành công tác xã hội : Quản lý năng động và các mối tương quan nhân sự, Nxb Thanh Hoá.

9. Lê Văn Phú (2004), Công tác xã hội, Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội.

10.Mai Kim Thanh (2012), Giáo trình Nhập môn Công tác xã hội, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

11.Nguyễn Thị Kim Hoa, “Cơ hội và thách thức trong đào tạo đội ngũ giảng viên CTXH ở Việt Nam hiện nay”, Kỷ yếu Hội thảo đào tạo nghề CTXH, Hà Nội, 2009.

12.Nguyễn Văn Hồi, “Vai trò, nhiệm vụ của nhân viên CTXH, trung tâm dịch vụ CTXH trong việc triển khai CBR và định hướng phát triển mô hình CBR tại Việt Nam”.

13.Nguyễn Thị Oanh (1997), An sinh xã hội và các vấn đề xã hội, Đại học Mở bán công Thành phố Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh.

Một phần của tài liệu Hoạt động kiểm huấn của nhân viên xã hội đối với sinh viên ngành công tác xã hội, tại các cơ sở xã hội trên địa bàn hà nội (Trang 110 - 128)