Phân tích tính tự chủ về tài chính đã thể hiện mối quan hệ giữa vốn chủ sở hữu và vốn vay nợ. Tuy nhiên, trong công tác quản trị tài chính, mỗi nguồn vốn đều có liên quan đến thời hạn sử dụng và chi phí sử dụng vốn.
Từ số liệu bảng cân đối kế toán ta lập bảng chỉ tiết phân tích tính ổn định của nguồn vốn tại công ty Kinh Đô như sau:
Bảng 2.6: Bảng phân tích chi tiết tính ổn định của nguồn vốn.
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Tổng nguồn vốn 5,039,864 5,809,421 5,514,704
Nợ ngắn hạn 1,033,997 1,783,559 1,353,059
Nợ dài hạn 267,651 211,188 151,370
Nguồn VCSH 3,738,214 3,814,673 4,010,273
Nguồn vốn thường xuyên 4,005,865 4,025,861 4,161,643
Nguồn vốn tạm thời 1,033,997 1,783,559 1,353,059
Tỷ trọng NVTX 79.5% 69.3% 75.5%
Tỷ trọng NVTT 20.5% 30.7% 24.5%
Tỷ trọng VCSH/NVTX 93.3% 94.8% 96.4%
Tỷ trọng nguồn vốn thường xuyên (NVTX)
Nguồn vốn thường xuyên qua các năm tương đối ổn định: năm 2010 giá trị NVTX là 4,006 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 77.2% trong tổng nguồn vốn, đến năm 2011 là4,026 tỷ đồng chiếm 68.7% tổng nguồn vốn,như vậy giảm 8.5%, sang năm 2012 có giá trị 4,162 tỷ đồng với tỷ trọng là 74.8%, tăng 6.1% so với 2011. Qua phân tích trên ta thấy tỷ trọng nguồn vốn thường xuyên tăng giảm qua các năm nhưng biên độ dao động khá hẹp dưới 10.2%. Sở dĩ NVTX tăng qua các năm nhưng tỷ trọng NVTX giảm là do tốc độ tăng của nguồn vốn thường xuyên nhỏ hơn tốc độ tăng tổng nguồn vốn.
Tỷ trọng nguồn vốn thường xuyên tại Kinh Đô là tương đối cao (đều trên 68%) nên đảm bảo được sự ổn định trong thời gian dài đối với nguồn vốn đang sử dụng và công ty ít chịu áp lực thanh toán nguồn tài trợ trong ngắn hạn.
Tỷ trọng nguồn vốn tạm thời
Tỷ trọng nguồn vốn tạm thời chiếm khoảng 1/3 tổng nguồn vốn, cũng tăng giảm qua các năm với tốc độ khá thấp: năm 2010, tỷ trọng NVTT là 20.5%, sang năm 2011
tỷ trọng nguồn vốn này tăng lên 30.7%, tăng 10.2% so với 2010, đến năm 2012 lại giảm xuống 24.5%, như vậy đã giảm 6.2% so với năm 2011. Cũng theo sự tăng giảm về tỷ trọng thì về quy mô NVTT cũng tăng giảm trong 3 năm qua, cụ thể như sau: năm 2010 giá trị NVTT là 103.4 tỷ đồng, sang năm 2011 là 178.4 tỷ đồng tăng gần 75 tỷ đồng và đến năm 2012 lại giảm còn 135.3 tỷ đồng. Điều này cho thấy doanh nghiệp đã chú ý đến khoản nợ ngắn hạn phải trả, đây là động thái đáng mừng của công ty khi xem xét cắt giảm nguồn tài trợ này vì dù chi phí có thấp đi chăng nữa thì nguồn này vẫn không ổn định và công ty phải chịu áp kuwcj thanh toán trong ngắn hạn.
Tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu trên nguồn vốn thường xuyên
Chỉ tiêu này cho biết cứ một trăm đồng NVTX tì được tài trợ bởi bao nhiêu đồng vốn chủ sở hữu. Cụ thể của công ty Kinh Đô như sau: năm 2010, cứ 100 đồng NVTX có 93.3 đồng VCSH, tương tự năm 2011 là 94.8 đồng VCSH trong cơ cấu 100 đồng NVTX và năm 2012 là 96.4 đồng VCSH. Như vậy, tỷ trọng VCSH trong NVTX rất cao so với nợ dài hạn, điều này chứng tỏ tính ổn định của NVTX rất cao.
→ Như vậy, Qua phân tích tình hình biến động nguồn vốn của công ty Kinh Đô ta thấy nguồn vốn của công ty khá ổn định trong 3 năm 2010, 2011, 2012.